Giáo án giảng dạy môn học lớp 1, kì I - Tuần 13

Giáo án giảng dạy môn học lớp 1, kì I - Tuần 13

Tiết 1 HỌC VẦN

 ÔN TẬP

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần đã học có kết thúc bằng n

- Đọc viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng mới

- Rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng chính tả, độ cao, khoảng cách

- Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp

3. Thái độ:

- Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt

II/ CHUẨN BỊ :

4. Giáo viên:

- Bảng ôn trong sách giáo khoa, sách giáo khoa

5. Học sinh:

- Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 29 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn học lớp 1, kì I - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai, ngày 9 tháng 11 năm 2009
Tiết 1 HỌC VẦN 
 ÔN TẬP 
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức:
Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần đã học có kết thúc bằng n
Đọc viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng
Kỹ năng:
Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng mới 
Rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng chính tả, độ cao, khoảng cách
Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt 
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Bảng ôn trong sách giáo khoa, sách giáo khoa 
Học sinh: 
Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: vần eng – iêng
Cho học sinh đọc bài ở sách giáo khoa 
 + Trang trái
 + Trang phải
Cho học sinh viết bảng con: cuộn dây, con lươn,
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Trong tuần qua chúng ta đã học những vần gì ?
à Giáo viên đưa vào bảng ôn
Hoạt động1: Ôn các vần vừa học
Giáo viên cho học sinh lên chỉ vào bảng và đọc 
à Giáo viên sửa sai cho học sinh
Hoạt động 2: Ghép âm thành vần
Giáo viên cho học sinh lấy bộ đồ dùng và ghép các chữ ở cột ngang với âm ở cột dọc
à Giáo viên đưa vào bảng ôn
Giáo viên chỉ cho học sinh đọc 
Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để rút ra các từ cần luyện đọc: 
cuồn cuộn
con vượn
thôn bản
Giáo viên sửa lỗi phát âm
Hoạt động 4: Luyện viết
Nêu tư thế ngồi viết
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết
Cuồn cuộn, con vượn, thôn bản
Lưu ý: khoảng cách 2 con chữ o giữa 2 từ; đặt dấu thanh đúng vị trí 
Nhận xét 
Hát múa chuyển tiết 2
Hát
Học sinh đọc bài cá nhân
Học sinh viết bảng con
Học sinh nêu 
Học sinh chỉ chữ và đọc âm
Học sinh ghép và nêu
Học sinh đánh vần, đọc trơn vần: cá nhân, lớp
Học sinh nêu 
Học sinh luyện đọc
Học sinh nêu
Học sinh viết bảng con
Tiết 2 HỌC VẦN 
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức:
Học sinh đọc đúng từ ngữ và câu ứng dụng: Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun
Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện: Chia phần
Kỹ năng:
Đọc trơn, nhanh tiếng từ, câu
Viết đúng độ cao, và viêt liền mạch
Kể lại lưu loát câu chuyện
Thái độ:
Rèn chữ để rèn nết người
Tự tin trong giao tiếp
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Tranh vẽ minh họa các âu ứng dụng, phần kể chuyện
Học sinh: 
Vở viết in , sách giáo khoa
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu: Chúng ta sang tiết 2
Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Nhắc lại bài ôn ở tiết trước bảng ôn vần, từ ứng dụng
Cho học sinh luyện đọc 
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
Tranh vẽ gì?
à Giáo viên ghi câu ứng dụng: 
Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun
Giáo viên đọc mẫu 
Giáo viên sửa sai cho học sinh 
Hoạt động 2: Luyện viết
Nêu lại tư thế ngồi viết
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết:
Cuồn cuộn
Con vượn
Giáo viên thu vở chấm
Nhận xét 
Hoạt động 3: Kể chuyện 
Giáo viên treo từng tranh và kể
Tranh 1: Có 2 người đi săn từ sớm đến gần tối, họ chỉ săn được có 3 chú sóc nhỏ
Tranh 2: Họ chia đi chia lại, chia mãi nhưng phần của 2 người vẫn không đều nhau. Lúc đầu còn vui vẻ, sau họ đâm ra bực mình, nói nhau chẳng ra gì
Tranh 3: Anh kiếm củi lấy số vừa săn được ra và chia
Tranh 4: Thế là số sóc đã được chia đều. Thật công bằng! Cả ba người vui vẽ chia tay ai về nhà nấy
à Ý nghĩ: Trong cuộc sống biết nhường nhịn nhau thì vẫn hơn
Củng cố:
Thi viết từ có mang vần vừa ôn lên bảng
Nhận xét
Dặn dò:
Đọc lại bài đã học, luyện viết các từ có vần vừa ôn
Chuẩn bị bài ong - ông
Học sinh lần lượt đọc trong bảng ôn các từ ngữ ứng dụng, nhóm, bàn, cá nhân
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu 
Học sinh luyện đọc 
Học sinh nêu 
Học sinh viết vở
Học sinh nghe và quan sát tranh
Học sinh thảo luận và nêu nội dung tranh
Học sinh nhìn tranh và kể lại bất kỳ tranh nào
Học sinh cử đại diện của tổ mình lên thi
Học sinh thi tiếp sức giữa 3 tổ, tổ nhiều từ sẽ thắng
Học sinh nhận xét , tuyên dương
*******************************************
Tiết 3 Toán 
 PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7.
I/ MỤC TIÊU :
 Học sinh được:
	-Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm về phép cộng.
-Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7
-Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 7.
-Tập biểu thị tranh bằng phép trừ thích hợp.
II/ CHUẨN BỊ :
-Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng  .
-Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép cộng trong phạm vi 7.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
- Làm bảng con : 5 -  = 3 
  - 2 = 4 
- Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
- GT bài , ghi bảng.
a. Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7
Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đính trên bảng và trả lời câu hỏi:
- Giáo viên đính lên bảng 6 tam giác và hỏi:
Có mấy tam giác trên bảng?
Có 6 tam giác thêm 1 tam giác nữa là mấy tam giác?
- Làm thế nào để biết là 7 tam giác?
- Cho cài phép tính 6 +1 = 7
- GV viết công thức : 6 + 1 = 7 trên bảng và cho hs đọc.
Giúp học sinh quan sát hình để rút ra nhận xét: 6 hình tam giác và 1 hình tam giác cũng như 1 hình tam giác và 6 hình tam giác. Do đó 6 + 1 = 1 + 6
- GV viết công thức lên bảng: 1 + 6 = 7 rồi gọi hs đọc.
- Sau đó cho học sinh đọc lại 2 công thức:
 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các công thức còn lại: 5 + 2 = 2 + 5 = 7; 4 + 3 = 3 + 4 = 7 tương tự như trên.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7 và cho học sinh đọc lại bảng cộng.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu YC bài tập.
- GV hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 7 để tìm ra kết qủa của phép tính. 
- Cần lưu ý học sinh viết các số phải thật thẳng cột.
Bài 2: Học sinh nêu YC bài tập.
- Cho học sinh tìm kết qủa của phép tính (tính nhẩm), rồi đọc kết qủa bài làm của mình theo từng cột (cặp phép tính).
- GV lưu ý củng cố cho học sinh về TC giao hoán của phép cộng thông qua ví dụ cụ thể. Ví dụ: Khi đã biết
5 + 2 = 7 thì viết được ngay 2 + 5 = 7.
Bài 3: Học sinh nêu YC bài tập.
- GV cho Học sinh nhắc lại cách tính gía trị của biểu thức số có dạng như trong bài tập như: 5 + 1 + 1 thì phải lấy 5 + 1 trước, được bao nhiêu cộng tiếp với 1.
- Cho học sinh làm bài và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4:
- Hướng dẫn học sinh xem tranh rồi nêu bài toán.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
4.Củng cố – dặn dò:
- Hỏi tên bài.
- Trò chơi : Tiếp sức.
Chuẩn bị 2 bảng giấy ghi các phép tính và kết qủa, 2 bút màu.
Cách chơi: Phân 2 dãy bàn trong lớp học, một dãy bàn là 1 đội. GV treo sẵn 2 băng giấy lên bảng. Sau khi nghe hiệu lệnh của người quản trò chơi, các thành viên của mỗi đội sẽ dùng bút nối kết qủa với phép tính. Từng người nối xong sẽ chuyền bút cho người khác nối tiếp.
Luật chơi: Mỗi người chỉ nối được 1 lần. Trong 5 phút đội nào nối nhanh và đúng sẽ thắng.
- Gọi học sinh xung phong đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 7.
- Nhận xét, tuyên dương
5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
 4 +  = 6 , 4 +  = 5
  + 2 = 4 , 5 -  = 3
  + 6 = 6 ,  - 2 = 4
- HS nhắc lại.
- Học sinh QS trả lời câu hỏi.
- 6 tam giác.
- Học sinh nêu: 6 hình tam giác thêm 1 hình tam giác là 7 hình tam giác.
- Làm tính cộng, lấy 6 cộng 1 bằng bảy.
- Cài 6 + 1 = 7.
- Vài học sinh đọc lại 6 + 1 = 7.
- Học sinh quan sát và nêu:
 6 + 1 = 1 + 6 = 7
- Vài em đọc lại công thức.
 - Gọi vài em đọc lại, nhóm đồng thanh.
- Học sinh nêu: 5 + 2 = 7 2 + 5 = 7 
 3 + 4 = 7 4 + 3 = 7
Học sinh đọc lại bảng cộng vài em, nhóm.
- Học sinh thực hiện theo cột dọc ở bảng con và nêu kết qủa.
- Học sinh làm miệng và nêu kết qủa:
7 + 0 = 7 , 6 + 1 = 7 , 3 + 4 = 7
0 + 7 = 7 , 1 + 6 = 7 , 4 + 3 = 7
- Học sinh nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
- Học sinh làm phiếu học tập.
- Học sinh khác nhận xét bạn làm.
- Học sinh chữa bài trên bảng lớp.
a) Có 6 con bướm, thêm 1 con bướm nữa. Hỏi có mấy con bướm?
- Có 4 con chim, thêm 3 con chim nữa. Hỏi có mấy con chim?
- Học sinh làm bảng con:
 6 + 1 = 7 
 4 + 3 = 7 
- Học sinh nêu tên bài
- Đại diện 2 nhóm chơi trò chơi.
- Học sinh xung phong đọc.
- Học sinh lắng nghe.
**************************************************************
Tiết 4 Đạo Đức
 NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức:
Học sinh hiểu :
Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh
Quốc kì tượng trưng cho 1 đất nước, cần phải trân trọng giữ gìn
Kỹ năng:
Nhận biết lá cờ tổ quốc. Tư thế chào cờ đúng. Nghiêm trang khi chào cờ
Thái độ:
Học sinh biết tự hào mình là người Việt Nam, biết tôn kính quốc kì và yêu qúi tổ quốc Việt Nam
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viê ... sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết vào vở.
HS nêu: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.
Tiết 2 Tập viết
CON ONG – CÂY THÔNG 
 VẦNG TRĂNG – CỦ GỪNG – CỦ RIỀNG
I/ MỤC TIÊU :
-Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ : con ong, cây thông,vầng trăng, củ gừng, củ riềng.
	-Viết đúng độ cao các con chữ.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II/ CHUẨN BỊ :
-Mẫu viết bài 12, vở viết, bảng  .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 4 HS lên bảng viết.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài.
GV hướng dẫn HS quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi HS đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : 
Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước,
4 HS lên bảng viết:
 thợ hàn, dặn dò, khôn lớn, cơn mưa
Lớp viết bảng con.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp
con ong, cây thông, vầng trăng, củ gừng, củ riềng.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h (thông). Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t (thông, trăng), các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, y (cây, ong), còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cácch giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu : con ong, cây thông,vầng trăng, củ gừng, củ riềng.
********************************************************
Tiết 3 Toán
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8.
I/ MỤC TIÊU : Học sinh được:
	-Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm về phép cộng.
-Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8
-Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 8.
-Tập biểu thị tranh bằng phép trừ thích hợp.
II/ CHUẨN BỊ :
-Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng  .
-Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép cộng trong phạm vi 7.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Hỏi tên bài.
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
Lớp làm bảng con : 7 - 3 = 
 5 + 2 = 
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
GT bài ghi đầu bài bài học.
a. Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 7 + 1 = 8 và 1 + 7 = 8
Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đính trên bảng và trả lời câu hỏi:
Giáo viên đính lên bảng 7 tam giác và hỏi:
Có mấy tam giác trên bảng?
Có 7 tam giác thêm 1 tam giác nữa là mấy tam giác?
Làm thế nào để biết là 8 tam giác?
Cho cài phép tính 7 +1 = 8
Giáo viên nhận xét toàn lớp.
GV viết công thức : 7 + 1 = 8 trên bảng và cho học sinh đọc.
Giúp học sinh quan sát hình để rút ra nhận xét: 7 hình tam giác và 1 hình tam giác cũng như 1 hình tam giác và 7 hình tam giác. Do đó 7 + 1 = 1 + 7
GV viết công thức lên bảng: 1 + 7 = 8 rồi gọi học sinh đọc.
Sau đó cho học sinh đọc lại 2 công thức:
 7 + 1 = 8 và 1 + 7 = 8.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thành lập các công thức còn lại: 6 + 2 = 2 + 6 = 8; 5 + 3 = 3 + 5 = 8, 4 + 4 = 8 tương tự như trên.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8 và cho học sinh đọc lại bảng cộng.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu YC bài tập.
GV hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 8 để tìm ra kết qủa của phép tính. 
Cần lưu ý học sinh viết các số phải thật thẳng cột.
Bài 2: Học sinh nêu YC bài tập.
Cho học sinh tìm kết qủa của phép tính (tính nhẩm), rồi đọc kết qủa bài làm của mình theo từng cột (cặp phép tính).
GV lưu ý củng cố cho học sinh về TC giao hoán của phép cộng thông qua ví dụ cụ thể. Ví dụ: Khi đã biết 1 + 7 = 8 thì viết được ngay 7 + 1 = 8.
Bài 3: Học sinh nêu YC bài tập.
GV cho Học sinh nhắc lại cách làm 1 + 2 + 5 thì phải lấy 1 + 2 trước, được bao nhiêu cộng tiếp với 5.
Cho học sinh làm bài và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4:
Hướng dẫn học sinh xem tranh rồi nêu bài toán.
Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
4.Củng cố – dặn dò:
Hỏi tên bài.
Đọc thuộc công thức cộng trong phạm vi 8
Nêu trò chơi : Tiếp sức.
Chuẩn bị 2 bảng giấy ghi các phép tính và kết qủa, 2 bút màu.
Cách chơi: Phân 2 dãy bàn trong lớp học, một dãy bàn là 1 đội. GV treo sẵn 2 băng giấy lên bảng. Sau khi nghe hiệu lệnh của người quản trò chơi, các thành viên của mỗi đội sẽ dùng bút nối kết qủa với phép tính. Từng người nối xong sẽ chuyền bút cho người khác nối tiếp.
Luật chơi: Mỗi người chỉ nối được 1 lần. Trong 5 phút đội nào nối nhanh và đúng sẽ thắng.
Gọi học sinh xung phong đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.
Nhận xét, tuyên dương
5.Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
Học sinh nêu: Luyện tập.
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
 4 + 3 = 7 - 2 = 
 5 + 2 = 7 - 4 = 
HS nhắc lại.
Học sinh QS trả lời câu hỏi.
7 tam giác.
7 hình tam giác thêm 1 hình tam giác là 8 hình tam giác.
Làm tính cộng, lấy 7 cộng 1 bằng 8.
 7 + 1 = 8.
Vài học sinh đọc lại 7 + 1 = 8.
Học sinh quan sát và nêu:
 7 + 1 = 1 + 7 = 8
Vài em đọc lại công thức.
7 + 1 = 8
1 + 7 = 8
 gọi vài em đọc lại, nhóm đồng thanh.
Học sinh nêu: 
 6 + 2 = 8
 2 + 6 = 8 
 3 + 5 = 8
 5 + 3 = 8
 4 + 4 = 8
Học sinh đọc lại bảng cộng vài em, nhóm.
Học sinh thực hiện theo cột dọc ở bảng con và nêu kết qủa.
Học sinh làm miệng và nêu kết qủa:
Học sinh nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
Học sinh làm phiếu học tập.
Học sinh chữa bài trên bảng lớp.
Học sinh khác nhận xét bạn làm.
Qsát tranh, nêu btoán.
Viết phép tính vào bảng con.
a, 6 + 2 = 8
b, 4 + 4 = 8
Học sinh nêu tên bài
Hsinh thi đọc.
Đại diện 2 nhóm chơi trò chơi.
Học sinh xung phong đọc.
Học sinh lắng nghe.
************************************************************
Tiết 4 ÂM NHẠC
Sắp đến tết rồi 
I/. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Học sinh thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài : “Sắp đến tết rồi” vỗ tay theo phách .
2. Kỹ năng : Học sinh biểu diễn và thực hiện các động tác múa phụ hoạ .
3. Thái độ : Giáo dục Học sinh yêu thích âm nhạc qua các hoạt động học . 
II/. CHUẨN BỊ :
- Thanh phách
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
Hát cả bài hát và vỗ tay đệm theo phách .
Hát và gõ đệm theo tiết tấu bài hát 
è Nhận xét:Tuyên dương 
3/. Bài mới : 
Một năm cũ sắp trôi qua . Một mùa xuân mới lại về , xuân về thì tết đến. Tết đi ở đâu cũng vui đặc biệt trẻ em ccòn được mặc áo mới , được đi thăm ông bà . Với niềm vui đó mà nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác bài “ Sắp đến tết rồi” để tặng cho các em thiếu nhi. Tiết học hôm nay, cô và các em sẽ được học bài hát này .
Giáo viên ghi bảng : “Sắp đến tết rồi” (T1)
a.Dạy lời bài hát
Gviên hát mẫu
 “Sắp đến tết rồi, đến trường rất vui
Sắp đến tết rồi, về nhà tất vui
Mẹ mua cho áo mới nhé. Ai cũng vui mừng ghê.
Mùa xuân nay em đã lớn, biết đi thăm ông bà“
Giáo viên đọc từng lời. Dạy hát từng câu .
Chú ý: Ngắt nghỉ và lấy hơi giọng .
Khi hát . Tiếng cuối mỗi câu không ngân mà nghỉ bằng dấu lặng đen ( 1 Phách)
è Nhận xét :
b.Hướng dẫn vận động phụ hoạ
Giáo viên làm mẫu các động tác .
Học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo phách .
Giáo viên hướng dẫn Học sinh.
è Nhận xét: Chỉnh sửa cho Học sinh 
4. Củng cố
Giáo viên hát múa các động tác phụ hoạ .
à Giáo viên nhận xét: ghi điểm 
5. Dặn dò
Về nhà hát và múa cho cho thành thạo 
Chuẩn bị: Xem trước bài tiếp theo 
Nhận xét tiết học
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
2 Hs hát và thực hiện vỗ tay
2 Hs hát và gõ theo tiết tấu múa phụ hoạ .
Hs chú ý nghe
Học sinh lắng nghe và đọc nhẩm lời bài hát 
Học thuộc lời hát
Học sinh hát theo sự hướng dẫn của Giáo viên 
Hs hát lại cho thuộc lời bài hát 
Học sinh quan sát 
Học sinh thực hiện 
Gõ nhạc cụ 
 Vỗ tay theo tiết tấu 
Học sinh hát và thực hiện 
Học sinh qua sát Giáo viên làm mẫu 
Học sinh tự nghĩ ra các động tác múa phụ hoạ khác và thực hiện trước lớp
******************************************************************
SINH HOẠT LỚP
 I/ Giáo viên nêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1; Tổ 2; Tổ 3:
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp: 
Về học tập: 
Về vệ sinh:
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
Thực hiện tốt các nề nếp.
Thi đua học tốt chào mừng ngày 20/11.
*******************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc