Giáo án giảng dạy môn học lớp 1, kì II - Tuần 24

Giáo án giảng dạy môn học lớp 1, kì II - Tuần 24

 Tiết 1 + 2 Học vần

 UÂN– UYÊN

I/ MỤC TIÊU :

 - HS hiểu được cấu tạo các vần uân, uyên, các tiếng: xuân, chuyền.

 - Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uân, uyên.

 - Đọc và viết đúng các vần uân, uyên, các từ: mùa xuân, bóng chuyền.

- Đọc được từ và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện.

II/ CHUẨN BỊ :

- Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu và đoạn ứng dụng.

- Tranh minh hoạ luyện nói: Em thích đọc truyện.

- Bộ ghép vần của GV và học sinh.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 28 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn học lớp 1, kì II - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai, ngày 01 tháng 2 năm 2010
 Tiết 1 + 2 Học vần
 UÂN– UYÊN
I/ MỤC TIÊU : 
	- HS hiểu được cấu tạo các vần uân, uyên, các tiếng: xuân, chuyền.
	- Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uân, uyên.
 	- Đọc và viết đúng các vần uân, uyên, các từ: mùa xuân, bóng chuyền.
- Đọc được từ và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
II/ CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu và đoạn ứng dụng.
- Tranh minh hoạ luyện nói: Em thích đọc truyện.
- Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV cho học sinh ghép vần
Giới thiệu : Viết - đọc
b. Nhận diện vần:
Nêu vị trí của các âm trong vần uân
Lớp cài vần uân
So sánh vần uân với uya.
c. HD đánh vần
Cho hs phát âm – đánh vần
Có uân, muốn có tiếng xuân ta làm ntn?
Cài tiếng xuân. 
Nêu vị trí của âm và vần trong tiếng xuân
Cho hs đánh vần, đọc trơn tiếng xuân
Dùng tranh giới thiệu từ “mùa xuân”.
* Vần uyên (dạy tương tự)
d. HD viết bảng con: uân, mùa xuân, uyên, bóng chuyền.
GV viết mẫu, nêu quy trình viết
GV nhận xét và sửa sai.
e. Đọc từ ứng dụng:
GV đặt câu hỏi, treo tranh gợi ý để rút ra từ cần luyện đọc
GV ghi bảng : huân chương chim khuyên
 tuần lễ kể chuyện
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Gọi đọc toàn bảng.
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
Cho hs luyện đọc bài tiết 1
 Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Chim én bận đi đâu
Hôm nay về mở hội
Lượn bay như dẫn lối
Rủ mùa xuân cùng về.
 - GV nhận xét và sửa sai.
b. Luyện viết:
Nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết
Uốn nắn học sinh viết
Chấm bài, nhận xét 
c. Luyện nói: Chủ đề: Em thích đọc chuyện.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV treo tranh, yêu cầu học sinh QS và trả lời câu hỏi:
Bức tranh vẽ gì?
Bạn nhỏ đang làm gì trong tranh?
Các em có thích đọc truyện không?
Hãy kể tên một số câu chuyện mà em biết?
Hãy kể cho cả lớp nghe câu chuyện mà em thích nhất?
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài. Hướng dẫn đọc bài sgk. Gọi đọc bài.
Trò chơi: Tìm từ chứa vần uân và vần uyên.
 Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm viết vào giấy các từ có chứa vần uân và uyên mà nhóm tìm được (không lấy những từ có trong bài), thời gian giành cho việc này khoảng 3 phút. Sau đó các nhóm cử người dán tờ giấy ghi đó lên bảng. Cho đọc để kiểm tra sự chính xác kết quả làm việc của các nhóm. Nhóm nào ghi được nhiều từ đúng nhóm đó sẽ thắng cuộc.
 Lưu ý: Đối với từ: “quân bài” tiếng “quân” giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc từ này và giải thích vần uân trong tiếng này. Đây là trường hợp đặc biệt. Tiếng “quân” có phụ âm qu đứng trước, vần uân đứng sau.
Đánh vần: quờ – uân – quân, song khi viết thì lược bỏ bớt 1 chữ u.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: 
Học bài, xem bài ở nhà
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
Viết: huơ tay, đêm khuya.
Ghép : uân
Đọc : ĐT
u trước, â giữa, n sau
Cài bảng cài.
Giống nhau: bắt đầu bằng âm u.
 Khác nhau: uân kết thúc bằng âm â và n 
Đọc cn, nhóm, lớp
Thêm âm x đứng trước vần uân.
HS ghép: xuân
x trước, uân sau.
Đọc cn, nhóm, lớp
Đọc cn, lớp
Đọc bài khoá xuôi, ngược.
Quan sát
Viết bảng con
Học sinh quan sát
Học sinh nêu
Tìm tiếng có vấn mới. Đọc tiếng
Học sinh luyện đọc cn, nhóm, lớp
Đọc cn, lớp
Đọc bài trên bảng: cn, nhóm, lớp
HS tìm tiếng mang vần mới học trong câu.
 Đánh vần các tiếng có gạch chân.
 Đọc trơn tiếng có vần mới. 
Đọc trơn toàn câu: cn, đồng thanh.
Học sinh nêu
Học sinh viết vở
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
Qsát và nêu.
Đang đọc truyện.
Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của gv.
Đọc bài sgk
Các nhóm thi nhau tìm và ghi các tiếng vào giấy. Hết thời gian giáo viên cho các nhóm nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Học sinh đọc và viết vào bảng con tiếng “quân”, phân tích cấu tạo tiếng và ghi nhớ cách đọc và viết.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
*************************************************************
Tiết 3 Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU : 
Kiến thức: Giúp học sinh:
Củng cố về đọc, viết, so sánh các số tròn chục.
Nhận ra cấu tạo của các số tròn chục từ 10 đến 90.
Kỹ năng:	Rèn kỹ năng tính toán nhanh.
Thái độ:	Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên:	Đồ dùng chơi trò chơi.
Học sinh:	Đồ dùng học toán.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi 1 học sinh đọc số tròn chục.
Nhận xét.
 3. Bài mới: Luyện tập.
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
 Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Vậy cụ thể phải nối như thế nào?
Đây là nối cách đọc số với cách viết số.
Bài 2: Yêu cầu gì?
Đọc cho cô phần a.
Vậy các số 70, 50,80 gồm mấy chục và mấy đơn vị tương tự như câu a.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Bài 4: Yêu cầu gì?
Người ta cho số ở các quả bóng con chọn số để ghi theo thứ tực từ bé đến lớn và ngược lại.
4. Củng cố:
Trò chơi: Tìm nhà.
Mỗi đội cử 5 em, đội A đeo cách đọc số, đội B đeo cách ghi số tròn chục ở phía sau.
Quan sát nhìn nhau trong 2 phút.
Nói “Về nhà”, các em đeo số phải tìm được về đúng nhà có ghi cách đọc số của mình.
3 bạn về đầu tiên sẽ thắng.
Các số: 90, 70, 10, 60, 40.
5. Dặn dò:
Tập đọc số và viết lại các số tròn chục cho thật nhiều.
Chuẩn bị: Cộng các số tròn chục.
Hát.
1 học sinh đọc.
1 học sinh viết ở bảng lớp.
Cả lớp viết ra nháp.
Nối theo mẫu.
Nối chữ với số.
Học sinh làm bài.
1 học sinh lên bảng sửa.
Viết theo mẫu.
40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
Học sinh làm bài.
2 học sinh sửa bài miệng.
Khoanh vào số bé, lớn nhất.
Học sinh làm bài.
+ bé nhất: 20
+ lớn nhất: 90
Đổi vở để kiểm tra.
Viết theo thứ tự.
Học sinh chọn và ghi.
+ 20, 50, 70, 80, 90
+ 80, 60, 40, 20, 10
Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử ra 5 bạn lên tham gia trò chơi.
Nhận xét.
*****************************************************************
 Tiết 4 Đạo đức 
 ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU : 
- Học sinh hiểu được đi bộ đúng quy định là đi trên vĩa hè,theo đèn tín hiệu giao thông (đèn xanh), đi theo vạch sơn quy định; ở những đường giao thông khác thì đi sát lề đường phía tay phải.
	- Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, không gây cản trở việc đi lại của mọi người.
	- Có thái độ tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
	- Học sinh thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày.
II/ CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
	- Bìa các tông vẽ đèn tín hiệu màu xanh, màu đỏ.
	- Mô hình đèn tín hiệu giao thông (đỏ, vàng, xanh) vạch dành cho người đi bộ 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.KTBC: 
Học sinh tự liên hệ về việc mình đã đi bộ từ nhà đến trường như thế nào?
Gọi 3 học sinh nêu.
GV nhận xét KTBC.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi đầu bài.
a) Hoạt động 1 : Làm bài tập 4.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích từng bức tranh bài tập 4 để nối đúng các tranh và đánh dấu + đúng vào các ô trống.
Gọi học sinh trình bày trước lớp.
Giáo viên tổng kết: Khuôn mặt tươi cười nối với các tranh 1, 2, 3, 4 ,6 vì những người trong tranh này đã đi bộ đúng quy định.
 Các bạn ở những tranh 5, 7, 8 thực hiện sai quy định về ATGT, có thể gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng của bản thân 
 Khen các em thực hiện đi lại đúng các tranh 1, 2, 3, 4, 6 , nhắc nhở các em thực hiện sai.
b) Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi bài tập 3:
Nội dung thảo luận:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ở bài tập 3 và cho biết:
Các bạn nào đi đúng quy định? Những bại nào đi sai quy định? Vì sao?
Những bạn đi dưới lòng đường có thể gặp điều nguy hiểm gì?
Nếu thấ bạn mình đi như thế, các em sẽ nói gì với các bạn?
Gọi học sinh trình bày ý kiến trước lớp.
GV kết luận: Hai bạn đi trên vĩa hè là đúng quy định, ba bạn đi dưới lòng đường là sai quy định. Đi dư
 Ơù lòng đường như vậy là gây cản trở giao thông, có thể gây tai nạn nguy hiểm. Nếu thấy bạn mình đi như thế, các em khuyên bảo bạn đi trên vĩa hè vì đi dưới lòng đường là sai quy định, nguy hiểm.
c) Hoạt động 3: Tham gia trò chơi theo BT 5:
Giáo viên yêu cầu học sinh xếp thành 2 hàng vuông góc với nhau, một em đứng giữa phần giao nhau của “ 2 đường phố ” cầm hai đèn hiệu xanh và đỏ. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách chơi:
Khi bạn giơ tín hiệu gì em phải thực hiện việc đi lại cho đúng quy định theo tín hiệu đó. Nhóm nào sang  ... ïc sinh vẽ cây theo ý thích.
Học sinh tham gia cùng giáo viên nhận xét các bài của các bạn, theo hướng dẫn của giáo viên.
Nhắc lại cách vẽ cây .
Vỗ tay tuyên dương các bạn vẽ đẹp.
********************************************************************************
Thứ sáu, ngày 05 tháng 2 năm 2010
 Tiết 1 Tập viết
 TÀU THUỶ – GIẤY PƠ – LUYA – TUẦN LỄ
CHIM KHUYÊN– NGHỆ THUẬT– TUYỆT ĐẸP
I/ MỤC TIÊU : 
-Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ trong bài viết.
	-Viết đúng độ cao các con chữ.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II/ CHUẨN BỊ :
-Mẫu viết bài 20, vở viết, bảng  .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 3 HS lên bảng viết.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi đầu bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước.
3 học sinh lên bảng viết: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn. 
Lớp viết bảng con: áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
HS nêu đầu bài.
HS theo dõi ở bảng lớp
Tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
Học sinh nêu : Các con chữ được viết cao 5 dòng kẻ là: h, l, k. Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẻ là: g, y. Các con chữ cao 4 dòng kẻ là: đ, p (kể cả nét kéo xuống); 3 dòng kẻ là: t. Còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẻ. 
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu: Tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
***************************************************************
 Tiết 2 Tập viết
 UỶ BAN – HOÀ THUẬN
LUYỆN TẬP – LUÝNH QUÝNH
I/ MỤC TIÊU : 
-Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ trong bài viết.
	-Viết đúng độ cao các con chữ.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II/ CHUẨN BỊ :
-Mẫu viết bài, vở viết, bảng  .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi2 HS lên bảng viết.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi đầu bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước.
2 học sinh lên bảng viết:tàu thuỷ, nghệ thuật. 
Lớp viết bảng con: lời khuyên, tuyệt đẹp.
HS nêu đầu bài.
HS theo dõi ở bảng lớp
Uỷ ban, hoà thuận, luyện tập, luýnh quýnh.
Học sinh nêu : Các con chữ được viết cao 5 dòng kẻ là: h, l, b. Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẻ là: y. 3 dòng kẻ là: t. Còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẻ. 
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu: uỷ ban, hoà thuận, luyện tập, luýnh quýnh.
***************************************************************
Tiết 3 Toán
TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I/ MỤC TIÊU : 
Kiến thức:
Học sinh biết tính trừ hai số tròn chục trong phạm vi 100. Đặt tính thực hiện phép tính.
Bước đầu biết nhẩm nhanh kết quả các phép trừ các số tròn chục trong phạm vi 100.
Củng cố về giải toán có lời văn.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tính toán nhanh.
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Bảng gài, que tính.
Học sinh:
Que tính.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi 2 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con.
40 + 30 50 + 10
20 + 70 60 + 30
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Trừ các số tròn chục.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ các số tròn chục.
Giới thiệu: 50 – 20 = 30.
Lấy 5 chục que tính.
Giáo viên gài 5 chục que lên bảng.
Con đã lấy bao nhiêu que?
Viết 50.
Lấy ra 20 que tính.
Viết 20 cùng hàng với 50.
Giáo viên lấy 20 que tính gắn xuống dưới.
Tách 20 que còn lại bao nhiêu que?
Làm sao biết được?
Đặt tính:
Bạn nào lên đặt tính cho cô?
Nêu cách thực hiện.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý học sinh viết số thẳng cột.
Bài 2: Yêu cầu gì?
50 còn gọi là mấy chục?
30 còn gọi là mấy chục?
5 chục trừ 3 chục còn mấy chục?
Vậy 50 – 30 = ?
Bài 3: Đọc đề bài.
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết An có tất cả bao nhiêu cái kẹo ta làm sao?
Bài 4: Nêu yêu cầu bài 4.
Muốn điền đúng em phải làm sao?
Củng cố:
Trò chơi: Xì điện.
Chia lớp thành 2 đội để thi đua.
Cô có phép tính 90 – 30, gọi 1 em đội A đọc nhanh kết quả, nếu đúng em sẽ có quyền đặt phép tính cho đội B và ngược lại. Cứ thế cho hết 3’.
Nhận xét.
Dặn dò:
Tập trừ nhẩm các số tròn chục.
Chuẩn bị; Luyện tập.
Hát.
Học sinh thực hiện.
Học sinh lấy 5 chục.
 50 que.
Học sinh lấy.
 30 que tính.
 trừ: 50 – 20 = 30
Học sinh lên đặt.
_ 50
 20
 30
Viết 50 rồi viết 20 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột đơn vị.
 tính.
Học sinh làm bài.
Sửa bảng lớp.
 tính nhẩm.
 5 chục.
 3 chục.
 2 chục.
50 – 30 = 20.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Học sinh đọc.
Học sinh nêu.
Học sinh ghi tóm tắt, giải vào vở.
2 học sinh sửa bài.
Điền dấu : >, <, =.
 thực hiện phép tính trước rồi mới điền.
Học sinh làm bài.
Sửa bảng lớp.
Học sinh chia 2 đội tham gia chơi.
Học sinh tham gia nếu có nhiều bạn đúng thì đội đó sẽ thắng.
****************************************************************
Tiết 4 ÂM NHẠC 
BÀI : QUẢ.
I/ MỤC TIÊU : 
	- Học sinh hát đúng giai điệu lời ca.
 - Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca, biết vừa hát vừa kết hợp vận động phụ hoạ.
II/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên thuộc và hát chuẩn xác bài : Quả
- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc.
- Giáo viên cần biết : Bài hát có 6 lời ca. Lớp 1 học 4 lời ca là lời 1, 2, 3, 4.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ 
Gọi HS hát trước lớp.
GV nhận xét phần KTBC.
2.Bài mới : GT bài, ghi đầu bài.
a) Hoạt động 1 : Dạy hát bài : Quả
Giới thiệu bài hát.
Hát mẫu.
Đọc lời ca: Giáo viên đọc cho học sinh đọc theo. Dạy lời nào tập đọc lời ấy.
Dạy hát từng câu: Giáo viên chia mỗi lời thành 2 câu hát và chú ý các câu lấy hơi.
b) Hoạt động 2 :Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Giáo viên cho học sinh vừa hát vừa vỗ tay, gõ đệm theo phách.
Cho học sinh hát kết hợp với gõ theo tiết tấu lời ca.
Cho học sinh tập đứng nhún hát nhịp nhàng.
Cho học sinh hát đối đáp theo nhóm.
 Lời 1: một em hát : Quả gì mà ngon ngon thế.
 Cả nhóm hát : Xin thưa rằng quả khế.
 Một em hát : Ăn vào thì chắc là chua ?
Cả nhóm hát : Vâng vâng! Chua thì để nấu canh cua.
 Lời 2: Hát đối đáp tương tự như lời 1.
4.Củng cố :
Cho học sinh hát lại kết hợp vận động phụ hoạ “Đối đáp”.
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà: 
Tập hát thêm ở nhà để tiết sau học hát tốt hơn.
HS nêu.
4 em lần lượt hát trước lớp bài: Tập tầm vông và Bầu trời xanh.
HS khác nhận xét bạn hát.
Lớp hát tập thể 1 lần có phụ hoạ trò chơi.
Vài HS nhắc lại
Học sinh lắng nghe và nhẩm theo.
Đọc theo giáo viên.
Hát theo giáo viên từng câu hát, mỗi câu hát 2 đến 3 lần.
Hát và vỗ tay đệm theo phách tiết tấu lời ca và vận động phụ hoạ.
Hát kết hợp nhún chân và đối đáp theo hướng dẫn của giáo viên.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách và đối đáp.
Thực hiện ở nhà.
******************************************************************
SINH HOẠT LỚP
I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp : 
Về học tập : 
II/ Phương hướng tuần tới:
Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Thực hiện tốt các nề nếp và hoạt động.
Tham gia phong trào thi đua học tốt, chào mừng ngày 8/3 và 26/3.
********************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc