THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HK2
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Nắm chắc kiến thức, kỹ năng từ bài 19-24 – Hiểu trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được kết giao bạn bè, đoàn kết thân ái với bạn bè
- GDHS biết yêu thiên nhiên và vận động mọi người bảo vệ môi trường
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Tranh minh họa về môi trường
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Bài cũ (5) -Nếu không thực hiện an toàn GT khi đi trên đường thì điều gì sẽ xảy ra?(xảy ra tai nạn GT làm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người .)
-Em sẽ làm gì khi thấy bạn chạy nhảy, chơi đùa dưới lòng đường? ( khuyên bạn không nên chơi đùa để tránh tại nạn đáng tiếc xảy ra .)
TUẦN 25 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010 ĐẠO ĐỨC Tiết 25 - THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HK2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: - Nắm chắc kiến thức, kỹ năng từ bài 19-24 – Hiểu trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được kết giao bạn bè, đoàn kết thân ái với bạn bè - GDHS biết yêu thiên nhiên và vận động mọi người bảo vệ môi trường II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Tranh minh họa về môi trường III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Bài cũ (5’) -Nếu không thực hiện an toàn GT khi đi trên đường thì điều gì sẽ xảy ra?(xảy ra tai nạn GT làm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người.) -Em sẽ làm gì khi thấy bạn chạy nhảy, chơi đùa dưới lòng đường? ( khuyên bạn không nên chơi đùa để tránh tại nạn đáng tiếc xảy ra .) B. Bài mới : (28’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Hoạt động 1: GDBVMT + GV hệ thống lại bài học từ tuần 19-24 - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? - Môi trường có tầm quan trọng đối với sự sống của con người và động vật như thế nào ? Kết luận Môi trường rất quan trọng đối với sự sống của con người và động vật vì thế chúng ta phải biết bảo vệ môi trường Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành Chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong sân trường, công viên và nơi địa phương mình sinh sống * tưới nước, bón phân * không bẻ cành, không đu lên cây * biết giữ vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường Hoạt động 3 : Tổng kết - Chúng ta cần phải giữ gìn, bảo vệ môi trường không khí trong lành và sạch đẹp cho cả cộng đồng trong đó có chúng ta HS lắng nghe Thảo luận cả lớp -Trồng thêm nhiều cây xanh, không vứt rác bừa bãi - HS tự trả lời HS nhắc lại - Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên C. Củng cố dặn dò : (2’) Các em cần phải tập thói quen giữ gìn sạch đẹp môi trường. Thực hiện nếp sống văn minh không khạc nhổ bừa bãi, bỏ rác, tiêu tiểu đúng nơi qui định. Chuẩn bị bài Cám ơn, xin lỗi Thứ ba , ngày 2 tháng 3 năm 2010 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 25: CON CÁ I - MỤC TIÊU Giúp HS biết: - Kể tên và nêu ích lợi của cá. - Chỉ được các bộ phận bên ngồi của cá trên hình vẽ hay vật thật. - GDTC yêu thiên nhiên II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC_Các hình ảnh trong bài 25 SGK _GV và HS đem đến lớp lọ (bình) đựng cá (mỗi nhóm một lọ) và cá III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A.Bài cũ :(5’) Cây gỗ – Kể tên một số cây gỗ mà em biết ở nơi em ở ? B. Bài mới: (25’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu bài: GV và HS giới thiệu con cá _GV nói tên cá và nơi sống của con cá. +Các em mang đến loại cá gì? +Nó sống ở đâu? Hoạt động 1: (10’)Quan sát con cá được mang đến lớp _Mục tiêu: + HS nhận ra các bộ phận của con cá +Mô tả được con cá bơi và thở như thế nào? _Cách tiến hành: *Bước 1:_GV hướng dẫn các nhóm làm việc +Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá? +Cá sử dụng bộ phận nào của cơ thể để bơi? +Cá thở như thế nào? *Bước 2:_+Các em biết những bộ phận nào của con cá? +Bộ phận nào của con cá đang chuyển động? +Tại sao con cá lại đang mở miệng? +Tại sao nắp mang của con cá luôn luôn mở ra rồi khép lại? *Bước 3: Kết luận:-Con cá có đầu, mình, đuôi, các vây -Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Cá sử dụng các vây để giữ thăng bằng.-Cá thở bằng mang Hoạt động 2:(10’) Làm việc với SGK _Mục tiêu: +HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dưạ trên các hình ảnh trong SGK. +Biết một số cách bắt cá.+Biết ăn cá có lợi cho sức khoẻ. *Bước 1:_GV hướng dẫn HS tìm bài 25 SGK. _GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. +Xem ảnh chụp người đàn ông đang bắt cá trang 53 SGK và nói với bạn người đó đang sử dụng cái gì để bắt cá? +Người ta dùng cái gì khi đi câu cá? *Bước 2:+Nói về một số cách bắt cá.+Kể tên các loại cá mà em biết.+Em thích ăn loại cá nào?+Tại sao chúng ta ăn cá? Kết luận: -Có nhiều cách bắt cá: bắt cá bằng lưới trên các tàu, thuyền; kéo vó , dùng cần câu để câu cá, -Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khoẻ. Ăn cá giúp xương phát triển chóng lớn Hoạt động 3: (10’) _Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu biểu tượng về con cá. +GV theo dõi và hướng dẫn. Trình bày sản phẩm _HS nói tên cá và nơi sống của cá _Quan sát và trả lời câu hỏi _HS làm việc theo nhóm. _Đại diện một số nhóm lên trình bày _HS (theo cặp) quan sát tranh, đọc và trả lời các câu hỏiû trong SGK. +HS làm việc cá nhân với phiếu bài tập. Làm việc cá nhân với phiếu bài tập HS khá giỏi : Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn C. Củng cố, dặn dò:(5’)_ Nhận xét tiết học_ Dặn dò: Chuẩn bị bài “Con mèo” THỦ CÔNG Tiết 25 CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (tiết 2) I.MỤC TIÊU: - Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật - Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Cĩ thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: _Chuẩn bị hình chữ nhật mẫu bằng giấy màu dán trên nền tờ giấy trắng kẻ ô _Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn 2.Học sinh: _Giấy màu có kẻ ô_Bút chì, thước kẻ, kéo_1 tờ giấy vở HS có kẻ ô III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Bài cũ :(5’) Cắt dán hình chữ nhật – HS nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật Bài mới ( 25’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú 1.Nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật: (5’) _Cho HS nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật (theo hai cách) * Cách 1: Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D +Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B, C +Nối lần lượt các điểm A à B; Bà C; CàD; Dà A, ta được hình chữ nhật ABCD *Cách 2: Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 5 ô, ta được cạnh AB, AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. Hai đường thẳng kẻ gặp nhau tại đâu ta được điểm C và được hình chữ nhật ABCD 2.Học sinh thực hành:(25’) _GV nhắc HS phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết hình phẳng _ HS thực hành kẻ, cắt, dán theo trình tự sau: +Kẻ hình chữ nhật theo 2 cách +Cắt rời hình +Dán sản phẩm vào vở thủ công Với HS khéo tay: - Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. - Cĩ thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật cĩ kích thước khác nhau. C. Nhận xét- dặn dò:(5’)_ Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ, cắt của HS_ Dặn dò: Chuẩn bị bài “Cắt, dán hình vuông_ giấy màu, bút chì, thước kẻ, giấy vở có kẻ ô ************************************ Thứ năm ,ngày 4 tháng 03 năm 2010 THỂ DỤC Bài 25: BÀI THỂ DỤC : TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện các động tác của bài thể dục phát triển chung ( cĩ thể cịn quên tên động tác ). - Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ và tham gia chơi được . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường _ GV chuẩn bị 1 còi và một số quả cầu trinh cho đủ mỗi HS một quả III. NỘI DUNG: NỘI DUNG Đ. LƯỢNG TỔ CHỨC LUYỆN TẬP 1/ Phần mở đầu: -GV nhận lớp.-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát -Khởi động: + Xoay khớp cổ tay và các ngón tay (đan các ngón tay của hai bàn tay lại với nhau rồi xoay theo vòng tròn). + Xoay khớp cẳng tay và cổ tay (co hai tay cao ngang ngực sau đó xoay cẳng tay đồng thời xoay cổ tay). + Xoay cánh tay. + Xoay đầu gối (đứng hai chân rộng bằng vai và khuỵu gối, hai bàn tay chống lên hai đầu gối đó xoay theo vòng tròn) - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1-2, 1-2, . - Trò chơi (GV chọn) 2/ Phần cơ bản: a) Ôn bài thể dục: _ Lần 1: GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập theo. _ Lần 2: Chỉ hô nhịp. _ Lần 3: Cho HS tập theo hình thức từng tổ lên trình diễn dưới sự điều khiển của GV hoặc để cán sự hô nhịp tập bình thường. * Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số (theo từng tổ hoặc lần lượt các tổ trong lớp); đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng: Điểm số theo tổ hoặc thứ tự từ 1 đến hết các thành viên trong lớp. - Lần 1: GV điều khiển. - Lần 2: Giúp cán sự điều khiển. b) Trò chơi: “Tâng cầu” _ Chuẩn bị: Mỗi em 1 quả cầu _ Cách chơi: + GV giới thiệu quả cầu. + Làm mẫu và giải thích cách chơi. Trước khi kết thúc, GV cho cả lớp thi xem ai tâng cầu được nhiều nhất (ai rơi phải dừng lại) theo lệnh thống nhất bắt đầu chơi của GV (bằng còi) 3/ Phần kết thúc: Thả lỏng._ Ôn 2 động tác vươn thở và điều hòa của bài thể dục. _ Củng cố. 1-2 phút 1 phút 5-10 vòng mỗi chiều 5-10 vòng mỗi chiều 5 vòng mỗi chiều 1 phút 1 phút 2-3 lần 2-3 phút 10-12 phút 1 phút 1 phút 1-2 phút - Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số. -Ôn bài thể dục và làm quen trò chơi “Tâng cầu”. - Tập hợp hàng dọc. HSKG:Bước đầu biết cách xoay trịn các khớp cổ tay , cẳng tay , cách tay , hơng , đầu gối để khởi động - Thực hiện 2 x 8 nhịp mỗi động tác - Tập hợp thành một vòng tròn hoặc những hàng ngang. Giãn cách cự li 1-2 m - Tư ... nhau? Khác nhau như thế nào? +Em cảm thấy như thế nào khi: -Được người khác chào hỏi? -Em chào họ và được đáp lại? -Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại? GV kết luận: _Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. _Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. *Nhận xét- dặn dò: (5’)_Nhận xét tiết học +Em cảm thấy như thế nào khi: -Được người khác chào hỏi? -Em chào họ và được đáp lại? _Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài 13: “Chào hỏi và tạm biệt” _HS đứng thành hai vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một. _Học sinh đọc câu tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Thứ ba , ngày 23 tháng 3 năm 2010 THỦ CÔNG Tiết 28 CẮT, DÁN HÌNH TAM GIÁC ( tiết 1) I.MUC TIÊU: - Biết cách kẻ, cắt, dán tam giác - Kẻ, cắt, dán được tam giác. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng - GDHS yêu thích môn học,tính cẩn thận và chính xác II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên:_Chuẩn bị 1 hình tam giác mẫu bằng giấy màu trên nền tờ giấy trắng kẻ ô _1 tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn để HS quan sát _Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán 2.Học sinh:_Giấy màu có kẻ ô_1 tờ giấy vở có kẻ ô_Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A/ Bài cũ: (3’) Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. B/Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: (5’) _GV ghim hình mẫu lên bảng và hướng dẫn HS quan sát _GV định hướng cho HS quan sát về: Hình dạng, kích thước của hình mẫu. GV gợi ý để HS hiểu hình tam giác có 3 cạnh (H1), trong đó 1 cạnh của hình tam giác là 1 cạnh hình chữ nhật có độ dài là 8 ô, còn 2 cạnh kia được nối với 1 điểm của cạnh đối diện (H1). Chú ý: Trong hình 1 có 3 tam giác nhưng chỉ chọn một tam giác có 1 cạnh là 8 ô theo yêu cầu. 2.Giáo viên hướng dẫn mẫu (10’) a) GV hướng dẫn cách kẻ hình tam giác _GV ghim tờ giấy kẻ mẫu lên bảng và gợi ý cách kẻ: _Từ nhận xét trên, hình tam giác (H1) là một phần của hình chữ nhật có độ dài 1 cạnh 8 ô. Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 đỉnh, trong đó có 2 đỉnh là 2 điểm đầu của canh hình chữ nhật có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. Nối 3 đỉnh với nhau ta được hình tam giác (H1). _Để tiết kiệm thời gian và nguyên vật liệu, chúng ta có thể dựa vào cách kẻ hình chữ nhật đơn giản để kẻ hình tam giác (H2), (H3). b) GV hướng dẫn cắt rời hình tam giác và dán thành sản phẩm _Cắt rời hình chữ nhật, sau đó cắt theo đường kẻ AB, AC, ta sẽ được hình tam giác ABC _Dán hình tam giác thành sản phẩm. _Khi HS đã hiểu 2 cách kẻ, cắt hình tam giác, GV cho HS tập kẻ, cắt hình tam giác(15’) 4.Nhận xét - dặn dò: (2’)Cho HS nhắc lại quy trình cắt dán hình tam giác_GV nhân xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị cho bài học và kĩ năng, kẻ, cắt, dán của HS._Chuẩn bị bài: Thực hành _Quan sát Thứ tư ,ngày 24 tháng 3 năm 2010 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 28 CON MUỖI I.MỤC TIÊU - Nêu một số tác hại của muỗi. - Chỉ được các bộ phận bên ngồi của con muỗi trên hình vẽ. _GDHS có ý thức tham gia diệt trừ muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:_Các hình trong bài 28 SGK _HS có thể đập chết một vài con muỗi, ép vào giấy và mang đến lớp _Mỗi nhóm chuẩn bị một vài con cá thả trong lọ hoặc bình làm bằng thủy tinh hoặc nhựa trong: một lọ hoặc túi ni-lon đựng bọ gậy (cung quăng). III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A/ Bài cũ: (5’)+Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo. +Con mèo di chuyển như thế nào?+Nêu một số đặc điểm giúp méo săn mồi tốt? B/ Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Giới thiệu bài: (2’) Hoạt động 1: (10’)Quan sát con muỗi _Mục tiêu: +HS biết đặt câu hỏi và trả lời dựa trên việc quan sát con muỗi. +Biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi. *Bước 1: _Chia nhóm. _Từng nhóm quan sát con muỗi thật hoặc hình ảnh của con muỗi và trả lời các câu hỏi sau: +Con muỗi to hay nhỏ (có thể so sánh với con ruồi)? +Khi đập muỗi em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm? +Con muỗi dùng vòi để làm gì? +Con muỗi di chuyển như thế nào? *Bước 2: _GV yêu cầu một vài cặp lên hỏi và trả lời dựa theo các câu hỏi gợi ý trên (mỗi cặp chỉ hỏi và trả lời một câu ) Kết luận: Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi để hút máu người và động vật để sống. Hoạt động 2: (15’)Thảo luận theo nhóm _Mục tiêu: +HS biết nơi sống của muỗi và tập tính của con muỗi. +Nêu một số tác hại của con muỗi, cách diệt trừ muỗi và cách phòng chống muỗi đốt. *Bước 1: _Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: +Nhóm 1 và nhóm 2: +Muỗi thường sống ở đâu? +Vào lúc nào em thường nghe thấy tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất? +Nhóm 3 và nhóm 4: +Bị muỗi đốt có hại gì? +Nhóm 5 và nhóm 6: +Trong SGK trang 59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách nào khác phịng trừ muỗi? +Em cần làm gì để không bị muỗi đốt?(Dành cho HS khá giỏi) Bước 2:GV kết luận: “Muỗi thường sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp. Muỗi cái hút máu người và động vật để sống GV giảng thêm: “Muỗi cái đẻ trứng ở nơi nước đọng như chum, bể nước, cống, rãnh Trứng muỗi nở thành bọ gậy (cung quăng). Bọ gậy sống dưới nước một thời gian rồi trở thành muỗi” _GV yêu cầu HS quan sát con bọ gậy do các em mang đến lớp. GV kết luận: Muỗi đốt không những hút máu của chúng ta mà nó còn là vật trung gian để truyền nhiều bệnh nguy hiểm từ người này sang người khác. Ví dụ: bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết GV kết luận: Muốn không bị muỗi đốt ta phải mắc màn khi đi ngủ. Có nhiều cách diệt muỗi như dùng thuốc trừ muỗi, dùng hương diệt muỗi, giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào, khơi thông cống rãnh, đậy kín bể, chum đựng nước không cho muỗi đẽ trứng. 2.Nhận xét- dặn dò: (3’) +Con muỗi dùng vòi để làm gì?+Con muỗi di chuyển như thế nào?+Nêu một số tác hại của con muỗi, cách diệt trừ muỗi và cách phòng chống muỗi đốt._Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị bài 29 “Nhận biết cây cối và con vật” _HS thực hiện theo lời GV_Mỗi nhóm 2 em Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận Đại diện các nhóm lên trình bày HS khá giỏi trả lời HS thả bọ gậy vào lọ cá và quan sát xem điều gì xảy ra. HS trả lời Thứ năm , ngày 25tháng 3 năm 2010 THỂ DỤC TIẾT 28: BÀI THỂ DỤC I. MỤC TIÊU:ø Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung theo nhịp hô. Biết cách chơi và tham gia chơi tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc bằng vợt gỗ. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường _ GV chuẩn bị 1 còi và một số quả cầu trinh cho đủ mỗi HS một quả . _ 5 dấu chấm hoặc 5 dấu nhân, dấu nọ cách dấu kia 1-1.5m III. NỘI DUNG: NỘI DUNG Đ. LƯỢNG TỔ CHỨC LUYỆN TẬP 1/ Phần mở đầu: -GV nhận lớp. -Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học -Khởi động: +Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. +Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường. +Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu - Xoay khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối và hông. - Ôn bài thể dục. - Chơi trò chơi: “Diệt các con vật có hại”. 2/ Phần cơ bản: a) Nội dung kiểm tra: Bài thể dục phát triển chung. b) Tổ chức và phương pháp kiểm tra: _Kiểm tra thành nhiều đợt, mỗi đợt từ 3-5 HS. + GV gọi tên những HS đến lượt kiểm tra lên đứng vào vị trí đã chuẩn bị. + GV nêu tên động tác và hô: “ Chuẩn bị bắt đầu!” + GV hô nhịp để HS thực hiện. c) Cách đánh giá: Theo mức thực hiện động tác của HS. Có 2 mức đánh giá: _ Đạt yêu cầu: Những HS thực hiện ở mức cơ bản đúng 4 / 7 động tác. d) Trò chơi: “Tâng cầu” 3/ Phần kết thúc: _ Thả lỏng. + Đi thường theo nhịp và hát. _ Tập động tác điều hòa của bài thể dục. _ Nhận xét giờ học. 1-2 phút 1 phút 1-2 phút 50-60m 1 phút 2 phút 1 lần 1-2 phút 2-3 lần 10-12 phút 4-5 phút 1-2 phút 1-2 phut - Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số. -Kiểm tra bài thể dục. - Tập hợp hàng dọc. - Từ 1 hàng dọc chạy thành hình vòng tròn. - Mỗi động tác 2 x 8 nhịp Mỗi động tác tập 2 x 8 nhịp - Đội hình (2-4) hàng dọc 2 x 8 nhịp - Công bố kết quả kiểm tra. Thứ sáu ngày 26 tháng 03 năm 2010 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ T 28 KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN I/ MỤC TIÊU: Đánh giá ưu, khuyết điển trong tuần, để có phương hướng tuần sau. II/ LÊN LỚP: A. Nhận xét tuần 28: - Lớp thực hiện nội quy nề nếp của trường tương đối tốt. Bên cạnh đó các em cần chấn chỉnh việc xếp hàng ra về.- Việc học tập có tiến bộ. Còn có một số em chưa cố gắng trong học tập : Vũ , Mỹ Linh - Vệ sinh sạch sẽ.- Thể dục xếp hàng ngay ngắn. B. Phương hướng tuần 29:Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.Đi học đều. - Ôn tập tốt chuẩn bị thi KTCL GHK 2 - Thực hiện “ mùa thi nghiêm túc” -Thi đua lập nhiều thành tích chào mừng các ngày lễ lớn 16/4, 30/4, 1/5 *SINH HOẠT SAO : Hát múa tập thể bài “ Đường và Chân”
Tài liệu đính kèm: