Đạo Đức: ÔN TẬP - “GIỮ GÌN VỆ SINH TRƯỜNG LỚP”
I – Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết giữ gìn vệ sinh Trường lớp; có ý thức bảo vệ của công.
II – Tài liệu, phương tiện:
- Học sinh chuẩn bị Vở bài tập Đạo đức.
III – Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Ôn tập
- Muốn cho trường lớp sạch sẽ ta phải làm gì?.
- Trong giờ ra chơi, em thấy một bạn ăn kẹo rồi vứt giấy kẹo ra sân trường, lúc đó em nói gì với bạn đó?
Hoạt động 2: Thực hành ở lớp học
- Giáo viên cho các em dọn vệ sinh lớp học, kê bàn ghế gọn gàng, ngay ngắn, thẳng hàng.
IV – Dặn dò:
Thực hành theo bài học.
Tuần 34: Thứ 2 ngày tháng năm Đạo Đức: ôn tập - “giữ gìn vệ sinh trường lớp” I – Mục tiêu: - Giúp học sinh biết giữ gìn vệ sinh Trường lớp; có ý thức bảo vệ của công. II – Tài liệu, phương tiện: Học sinh chuẩn bị Vở bài tập Đạo đức. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Ôn tập Muốn cho trường lớp sạch sẽ ta phải làm gì?. Trong giờ ra chơi, em thấy một bạn ăn kẹo rồi vứt giấy kẹo ra sân trường, lúc đó em nói gì với bạn đó? Hoạt động 2: Thực hành ở lớp học Giáo viên cho các em dọn vệ sinh lớp học, kê bàn ghế gọn gàng, ngay ngắn, thẳng hàng. IV – Dặn dò: Thực hành theo bài học. Tập đọc : “bác đưa thư” I – Mục tiêu: - Học sinh đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ: “mừng”, “quýnh”, “nhễ nhại”, “mát lạnh”, “lễ phép”. - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm ,dấu phẩy. - Ôn các vần “uynh”, “inh”. - Hiểu nội dung của bài. II - Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc, SGK, Vở bài tập. III – Các hoạt động dạy và học: Bài cũ: 5 Học sinh đọc bài “Nói dối hại thân” . Bài mới: Giới thiệu bài Tiết 1: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc a, GV đọc mẫu toàn bài một lần. b, Học sinh đọc cá nhân, luyện phát âm: “mừng”, “quýnh”, “nhễ nhại”, “mát lạnh”, “lễ phép”. - Luyện đọc câu (Đọc nối tiếp), đoạn và bài. Hoạt động 2: Ôn các vần “inh”, “uynh”. Tìm tiếng trong bài có vần “inh” (Minh). Nói câu chứa tiếng có vần “inh”, “uynh” Tiết 2: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc . + Nhận được thư bố, Minh muốn làm gì? + Thấy bac đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh làm gì? Hoạt động 2: Luyện nói Đề tài: Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư Dựa theo tranh, từng học sinh đóng vai Minh, nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư. IV – Dặn dò: Về nhà đọc thuộc bài. Chiều Tiếng Việt: Ôn tập I – Mục tiêu: - Học sinh viết tiếng trong bài, ngoài bài có vần “inh”, “uynh”. Biết ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng. Trình bày bài sạch đẹp II - Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập, bút mực. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập Học sinh nêu yêu cầu của bài tập + Viết tiếng trong bài có vần “inh”. + Viết tiếng ngoài bài có vần “inh”, “uynh”. + Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng. Hoạt động 2: Học sinh thực hành tại lớp. Lưu ý: Đọc yêu cầu của từng bài rồi hãy làm IV – Củng cố: Học sinh tự chữa bài cho nhau. V – Dặn dò: Về nhà đọc thuộc bài. Hoạt động ngoại khoá: “Vệ sinh cá nhân” + Học sinh tự kiểm tra vệ sinh cá nhân. + Các tổ trưởng kiểm tra. + Lớp trưởng quán xuyến sau đó báo cáo lại cho GV chủ nhiệm. + GV khen những em biết giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Thứ 3 ngày tháng năm Tập viết: “tô chữ hoa – x, y” I – Mục tiêu: - Học sinh biết tô các chữ hoa x, y. - Viết đúng mẫu các vần “inh”, “uynh” các từ ngữ ứng dụng. Trình bày bài sạch sạch đẹp. II - Đồ dùng dạy học: GV các chữ mẫu x, y. Học sinh bảng con, bút, vở tập viết. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Giới thiệu chữ mẫu Giáo viên giơ chữ mẫu và hỏi: - Chữ này là chữ gì? (x, y). - Chữ x, y gồm mấy nét, cao mấy dòng. Hướng dẫn cách tô: Giáo viên dùng que chỉ để tô theo quy trình. - Giáo viên viết mẫu ra ngoài khung hình ở bảng lớp và giảng luôn cách viết. - Học sinh viết vào bảng con chữ x, y hoa. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vần, từ ứng dụng. - GV viết mẫu vần “inh”, “uynh”lên bảng lớp, giảng quy trình viết. - Học sinh đọc lại bài trên bảng lớp 1 lần. - Học sinh viết “inh”, “uynh”. Hoạt động 3: Học sinh thực hành vào vở. - GV kiểm tra cách cầm bút, tư thế ngồi của học sinh. - Học sinh tập tô chữ hoa x, y. - Học sinh viết “inh”, “uynh”. IV – Củng cố: Học sinh soát lỗi, giáo viên chấm bài 10 em có nhận xét. V – Dặn dò: Về nhà viết mỗi chữa 5 dòng. Chính tả : “bác đưa thư” I – Mục tiêu: - Học sinh chép lại đoạn từ “Bác đưa thư ..” đến “mồ hôi nhễ nhại” trong bài “Bác đưa thư”. - Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần “inh” hay “uynh”, điền chữ “c” hay “k”. II - Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị SGK. Học sinh chuẩn bị bút, vở chính tả, vở bài tập. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chính tả. - Học sinh nhìn lên bảng đọc lại đoạn viết. - Học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên kết hợp chép lên bảng cho học sinh viết chậm nhìn viết. - Giáo viên đọc vài cho học sinh soát lỗi. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả a, Điền vần: “inh”, “uynh”: “Bình hoa”, “Khuỳnh tay” b, Điền chữ “c” hay “k”: cú mèo, dòng kênh IV – Củng cố: Chấm bài cho 10 học sinh V – Dặn dò: Về nhà viết hết bài “Bác đưa thư”. Mĩ thuật: “vẽ tự do ” I – Mục tiêu: - Giúp học sinh tự chọn được đề tài vẽ tranh, vẽ được tranh theo ý thích. II - Đồ dùng dạy học: Một số tranh của hoạ sĩ vẽ về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt Học sinh: vở tập vẽ, bút chì, sáp màu III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Giới thiệu tranh mẫu GV cho học sinh quan sát một số tranh đã chuẩn bị để các em biết các loại tranh, phong cảnh Nêu lên yêu cầu của bài vẽ để học sinh chọn đề tài theo ý thích của mình Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chọn đề tài để vẽ. Ví dụ: + Gia đình: Chân dung: Ông, bà, cha mẹ, anh chị em Cảnh sinh hoạt gai đình: Bữa cơm gai đình, đi chơi công viên, cho gà ăn + Trường học: Phong cảnh, các con vật Hoạt động 3: Học sinh thực hành tại lớp. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những em còn chưa hoàn thành. IV – Nhận xét, đánh giá: - GV hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về V – Dặn dò: Về nhà vẽ một tranh tự do mà em thích Toán: “ôn tập các số đến 100” I – Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Thực hiện phép cộng và phép trừ (Tính nhẩm và tính viết) các số trong phạm vi 100 (Không nhớ) - Thực hành xem giờ đúng (Trên mặt đồng hồ). - Giải toán có lời văn. II - Đồ dùng dạy học: Mặt đồng hồ bằng bìa cứng. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Giáo viên lần lượt đọc các phép tính của bài 1 cho học sinh làm. Giáo viên đọc, học sinh viết và thực hiện phép tính trên bảng con. Hoạt động 2: Trò chơi “Thi đua nêu nhanh: Đồng hồ chỉ mấy giờ” Giáo viên treo bìa có vẽ 3 chiếc đồng hồ (Với số giờ khác nhau), 3 bạn địa diện cho 3 nhóm lên viết đồng hồ chỉ mấy giờ. Nhóm nào nhanh, đúng thì được khen. IV - Dặn dò: Về nhà làm bài ở Vở bài tập Toán. Chiều Mĩ thuật: Ôn tập I – Mục tiêu: - Học sinh vẽ được đường diềm trên áo váy và vẽ màu theo ý thích. II - Đồ dùng dạy học: Vở Tập vẽ. Học sinh có giấy A4 bút chì, sáp màu III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn lại cách vẽ tranh tự do Vẽ màu tuỳ thích. Hoạt động 2: Học sinh thực hành tại lớp. Học sinh vẽ GV quan sát, giúp đỡ các em còn lúng túng khi vẽ. IV – Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét bài vẽ của học sinh đã hoàn thành. - Chọn bài được yêu thích nhất. V – Dặn dò: Về tập vẽ tranh tự do theo ý thích Thể dục: Ôn tập I – Mục tiêu: - Củng cố về trò chơi vận động, yêu cầu tính tập thể cao. II - Điạ điểm, phương tiện: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung buổi tập Khởi động: Chạy nhẹ nhàng thành hàng dọc sau đó đi thường thành 1 vòng tròn và hít thở sâu. Ôn bài thể dục, mỗi động tác tập 2 lần xã hội 8 nhịp Hoạt động 2: Trò chơi IV – Củng cố: - Tập động tác điều hoà 2 x 8 nhịp . V – Dặn dò: Về nhà tập trò chơi tâng cầu. Thứ 4 ngày tháng năm Tập đọc : “làm anh” I – Mục tiêu: - Học sinh đọc trơn cả bài “Làm anh”. Phát âm đúng: “người lớn”, “dỗ dành”, “dịu dàng”. - Ôn vần “ia”, “uya”. - Hiểu nội dung bài. II - Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ, SGK. III – Các hoạt động dạy và học: Bài cũ: 5 học sinh đọc bài “Bác đưa thư” Bài mới: Giới thiệu bài Tiết 1: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc a, GV đọc mẫu bài thơ. b, Học sinh luyện đọc: - Luyện đọc tiếng từ: “làm anh”, “người lớn”, “dỗ dành”, “dịu dàng”. - Luyện đọc câu, đoạn, cả bài. Học sinh thi đua đọc (Cá nhân, nhóm, dãy bàn) Đồng thanh lớp 1 lần. Hoạt động 2: Ôn vần “ia”, “uya” - Tìm tiếng trong bài có vần “ia”: Chia. - Thi tìm nhanh tiếng ngoài bài có vần “ia”, “uya”: “tia chớp”, “đêm khuya” Tiết 2: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc kết hợp luyện đọc Làm anh phải làm gì? + Khi em bé khóc? + Khi em bé ngã? + Khi mẹ cho quà bánh? + Khi có đồ chơi đẹp? - Muốn làm anh, phải có tình cảm thế nào với em bé? Hoạt động 2: Luyện nói Đề tài: “Kể về anh (Chị, em) của em” Học sinh nhìn tranh mẫu để kể. IV – Củng cố: Học sinh đọc bài thơ 1 lần. V – Dặn dò: Về nhà đọc thuộc lòng bài “Làm anh”. Thủ công: “ôn tập chương III – Kĩ thuật cắt, dán giấy” I – Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào bài ôn tập. - Học sinh cắt, dán được các hình cơ bản theo ý thích. II - Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Một số bài mẫu cắt, dán các hình đơn giản. HS chuẩn bị giấy màu có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán và vở thủ công. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. Giáo viên cho học sinh quan sát bài mẫu đã chuẩn bị và nhận xét. - Đây là bài cắt dán hình gì? - Phân tích hình: bao gồm những chi tiết nào? Hoạt động 2: Học sinh thực hành cắt, dán tại lớp IV - Đánh giá - Nhận xét: Tuyên dương những bài hoàn thành nhanh, đẹp. V – Dặn dò: Về nhà cắt, dán các hình đơn giản đã học. Toán: “ôn tập các số đến 100” I – Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về: Nhận biết thức tự của mỗi số từ 0 đến 100: đọc, viết số trong phạm vi 100. - Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 (không có nhớ) - Giải toán có lời văn. - Đo độ dài đoạn thẳng. II - Đồ dùng dạy học: Bút mực, SGK, Vở bài tập Toán, thước chia vạch xăng ti mét. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Học sinh nêu yêu cầu lần lượt các bài tập rồi tự làm bài Hoạt động 2: Chữa bài Giáo viên cho 5 học sinh đọc bài 1, cả lớp theo dõi và nhận xét. Riêng bài số 5, cho học sinh đổi chéo bài để đo kiểm tra lại bài làm của bạn mình rồi báo cáo cho giáo viên. ... c tiêu: - Giúp học sinh củng cố về đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100. Đo độ dài các đoạn thẳng. II - Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Toán, bút mực, bảng con, phấn. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. Học sinh nêu yêu cầu của từng bài tập rồi làm. Bài 1: Viết theo mẫu Bài 2: a, Tính nhẩm b, Tính theo cột dọc Bài 3: Chọn dấu >, <, = viết vào dấu chấm Bài 4: Đọc rồi giải bài toán Bài 5: Đo rồi ghi số đo độ dài mỗi đoạn thẳng Hoạt động 2: Chữa bài tập. - Cho một số học sinh đọc bài của mình, học sinh khác nhận xét. IV – Củng cố: Chấm, chữa bài V – Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Tự nhiên và xã hội: “thời tiết” I – Mục tiêu: - Học sinh biết thời tiết luôn luôn thay đổi. Sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết. - Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ. II - Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh và SGK. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Làm việc với tranh, ảnh sưu tầm được. Mục tiêu: Học sinh biết sắp xếp các tranh ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi. Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm: sắp xếp các tranh ảnh sưu tầm sao cho mô tả các hiện tượng của thời tiết luôn thay đổi. Đại diện từng nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm Hoạt động 2: Thảo luận lớp. Mục tiêu: Học sinh biết ích lợi của việc báo thời tiết Sự cần thiết phải ăn mặc phù hợp với thời tiết Cách tiến hành: - Giáo viên hỏi: “Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng, hoặc mưa, nóng, rét?” - Em mặc như thế nào khi trời nóng, trời rét? IV – Dặn dò: Thực hiện theo bài học. Chiều Âm nhạc: “ôn tập và biểu diễn” I – Mục tiêu: - Học sinh thuộc giai điệu và lời ca của các bài hát đã học. - Củng cố cách gõ đệm theo phách. II - Đồ dùng dạy học: GV: trống nhỏ, song loan, thanh phách. Học sinh chuẩn bị sách hát nhạc. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Ôn các bài hát đã học a, Giới thiệu lại bài hát. b, Cho học sinh hát lại lần lượt các bài hát đã học. Hoạt động 2: Vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách GV hướng dẫn vỗ tay đệm theo phách. Học sinh dùng tay có thể gõ nhẹ xuống bàn theo phách. IV – Củng cố: Cả lớp hát lại một lần. V – Dặn dò: Về nhà tập hát nhiều lần cho nhớ. Sinh hoạt tập thể: Nhận xét tuần Tuần 35: Thứ 2 ngày tháng năm Đạo Đức: thực hành cuối kỳ II và cuối năm Tập đọc : “anh hùng biển cả” I – Mục tiêu: - Học sinh đọc trơn cả bài. Luyện phát âm: “thật nhanh”, “săn lùng”, “bờ biển”, “nhảy dù”. - Luyện ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm ,dấu phẩy. - Ôn các vần “uân”, “ân”. - Hiểu nội dung của bài. II - Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc, SGK, Vở bài tập. III – Các hoạt động dạy và học: Bài cũ: 5 Học sinh đọc bài “Người trồng na” . Bài mới: Giới thiệu bài Tiết 1: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc a, GV đọc mẫu toàn bài một lần. b, Học sinh đọc cá nhân, luyện phát âm: “thật nhanh”, “săn lùng”, “bờ biển”, “nhảy dù”. - Luyện đọc câu (Đọc nối tiếp), đoạn và bài. Hoạt động 2: Ôn các vần “ân”, “uân”. Tìm tiếng trong bài có vần “uân” (huân chương). Nói câu chứa tiếng có vần “ân”, “uân” Tiết 2: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói Hoạt động 1: Luyện đọc kết hợp với tìm hiểu bài đọc . + Cá heo bơi giỏi như thế nào? + Người ta có thể dạy cá heo làm những việc gì? Cho 3, 4 học sinh đọc cả bài. Hoạt động 2: Luyện nói Đề tài: Hỏi nhau về nội dung bài Từng nhóm trao đổi với nhau theo câu hỏi SGK. IV – Dặn dò: Về nhà đọc thuộc bài. Thứ 3 ngày tháng năm Tập viết: “viết chữ số 0 9” I – Mục tiêu: - Học sinh tập viết các chữa số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. - Viết đúng cỡ, nét chữ vần “ân”, “uân”, “thân thiết”, “huân chương”. II - Đồ dùng dạy học: GV các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 mẫu. Học sinh bảng con, bút, vở tập viết. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết các chữ số 0 à 9 - Giáo viên cho học sinh xem chữ mẫu và giảng luôn cấu tạo của từng chữ số. - Giáo viên viết mẫu giảng luôn quy trình viết. - Học sinh viết bảng con. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vần, từ ứng dụng. - GV viết mẫu, giảng quy trình viết. - Học sinh viết vào bảng con. Hoạt động 3: Học sinh thực hành vào vở. - GV kiểm tra cách cầm bút, tư thế ngồi của học sinh. - Học sinh viết lần lượt hết dòng, hết bài. IV – Củng cố: Giáo viên chấm bài 10 em có nhận xét. V – Dặn dò: Về nhà viết tiếp phần B còn lại. Chính tả : “loài các thông minh” I – Mục tiêu: - Học sinh chép lại chính xác bài “Loài cá thông minh” - Biết cách trình bày các câu hỏi và lời giải. - Điền đúng vần “ân” hoặc “uân”, chữ “g” hoặc “gh”. II - Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị SGK. Học sinh chuẩn bị bút, vở chính tả, vở bài tập. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tập chép. - Học sinh nhìn lên bảng đọc lại đoạn viết. - Tìm ra các tiếng khó viết, viết vào bảng con. - Học sinh chép bài vào vở. - Học sinh soát lỗi bài viết của mình. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả a, Điền vần: “ân”, “uân”: “Khuân vác”, “phấn trắng” b, Điền chữ “g” hay “gh”: ghép cây, gói bánh c, Trong bài có mấy câu hỏi Đọc các câu hỏi và câu trả lời IV – Củng cố: Chấm bài cho 10 học sinh V – Dặn dò: Về nhà đọc lại bài. Mĩ thuật: “trưng bày kết quả học tập ” Toán: “Luyện tập chung” I – Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học. II - Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Toán, bút mực, bảng con, phấn. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. Học sinh nêu yêu cầu của từng bài tập rồi làm. Bài 1: Viết số Bài 2: Đặt tính Bài 3: Khoanh tròn số lớn, số bé Bài 4: Giải toán theo sơ đồ tóm tắt Bài 5: Viết số thích hợp vào ô trống Hoạt động 2: Chữa bài tập. - Cho một số học sinh đọc bài của mình, học sinh khác nhận xét. IV – Củng cố: Chấm, chữa bài V – Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Thứ 4 ngày tháng năm Tập đọc : “ò ó o” I – Mục tiêu: - Học sinh đọc thuộc bài “ò ó o”. Phát âm đúng: “quả na”, “trứng quốc”, “uốn câu”, “con trâu”, “tròn xoe”. - Ôn vần “oăt”, “oăc”. - Hiểu nội dung bài. II - Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ, SGK. III – Các hoạt động dạy và học: Bài cũ: 5 học sinh đọc bài “Anh hùng biển cả” Bài mới: Giới thiệu bài Tiết 1: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc a, GV đọc mẫu bài thơ. b, Học sinh luyện đọc: - Luyện đọc tiếng từ: “quả na”, “trứng quốc”, “uốn câu”, “con trâu”, “tròn xoe”. - Luyện đọc câu (đọc tiếp nối), đoạn, cả bài. Học sinh đọc đồng thanh 1 lần Hoạt động 2: Ôn vần “oăt”, “oăc” - Tìm tiếng trong bài có vần “oăt”: hoắt. - Thi tìm nhanh tiếng ngoài bài có vần “oăt”, “oăc” Tiết 2: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc kết hợp luyện đọc Gà gáy vào lúc nào trong ngày? Tiếng gà gáy làm muôn vật đổi thay thế nào? Hoạt động 2: Luyện nói Đề tài: “Nói về các con vật em biết” Học sinh nhìn tranh trao đổi với nhau rồi xung phong kể tên các con vật có ở trong SGK và ở ngoài SGK. IV – Củng cố: Học sinh đọc bài thơ 1 lần. V – Dặn dò: Về nhà đọc thuộc bài. Thủ công: “trưng bày sản phẩm thực hành của học sinh” Toán: “luyện tập chung” I – Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học. II - Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Toán, bút mực, bảng con, phấn. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. Học sinh nêu yêu cầu của từng bài tập rồi làm. Bài 1: Viết số Bài 2: Tính nhẩm Bài 3: Đặt tính rồi tính Bài 4: Giải toán Bài 5: Vẽ đoạn thẳng Hoạt động 2: Chữa bài tập. - Cho một số học sinh đọc bài của mình, học sinh khác nhận xét. IV – Củng cố: Chấm, chữa bài V – Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Thứ 5 ngày tháng năm Thể dục: “tổng kết môn học” Chính tả : “ò ó o” I – Mục tiêu: - Học sinh nghe viết chính xác đoạn văn “ò ó o” (13 dòng thơ đầu). Viết đúng mẫu, cỡ, chữ. - Điền đúng “oăt” hay “oăc”. II - Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị SGK. Học sinh chuẩn bị bút, vở chính tả. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tập chép. - Học sinh đọc đoạn viết. - Tìm ra các tiếng dễ viết sai, viết vào bảng con. - Học sinh chép vài vào vở - Học sinh soạt lại lỗi chính tả của bài viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập a, Điền vần “oăt” hay “oăc” b, Điền chữ “ng” hay “ngh” IV – Củng cố: Giáo viên chấm bài cho 10 học sinh có nhận xét. V – Dặn dò: Về nhà chép lại bài này. Tiếng : “bài luyện tập 1- 2” Toán: “luyện tập chung” I – Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức đã học các số trong phạm vi 100. II - Đề kiểm tra: - Vở bài tập Toán. III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Hoạt động 2: Chữa bài. IV – Củng cố: Về nhà làm bài tập trong SGK. Thứ 6 ngày tháng năm Tiếng : “bài luyện tập 3 - 4” Tiếng : “kiểm tra học kỳ ” Toán: “kiểm tra định kỳ (cuối kỳ II)” (Sở ra đề) Tự nhiên và xã hội: “ôn tập tự nhiên” I – Mục tiêu: - Giúp học sinh biếhọc sinh: Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên. - Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh quan tự nhiên ở khu vực xung quanh trường. - Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II - Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh sưu tầm về chủ đề tự nhiên . III – Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Quan sát thời tiết Giáo viên cho học sinh ra ngoài sân Trường đứng thành vòng tròn và nêu yêu cầu 2 học sinh quay mặt vào nhau để hỏi và trả lời câu hỏi về thời tiết tại thời điểm khoảng 9h30 + Hôm nay, bầu trời màu gì? + Trời có mây không, mây màu gì? + Bạn có thấy có gió không? Gió thổi mạnh hay gió thổi nhẹ? + Thời tiết hôm nay nóng hay rét? Hoạt động 2: Quan sát cây cối ở xung quanh sân trường. Cho học sinh đứng thành vòng tròn xung quanh các cây ở sân trường, hướng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi cho bạn mình trả lời: + Cây này là cây gì? + Đặc điểm của nó ra sao? (To, nhỏ hay nhẵn hay xù xì) IV – Dặn dò: Hãy tập quan sát thiên nhiên, động thực vật. Âm nhạc: “ tập biểu diễn” Sinh hoạt tập thể: Nhận xét tuần
Tài liệu đính kèm: