Giáo án giảng dạy môn học Tuần 5 - Lớp 1

Giáo án giảng dạy môn học Tuần 5 - Lớp 1

Tiếng Việt

Bài :17: u-

I.Mục tiêu:

 - HS nắm đơợc cấu tạo của âm, chữ “u, ”, cách đọc và viết các âm, chữ đó.

- HS đọc, viết thành thạo các âm, chữ đó, đọc đúng các tiếng,từ, câu có chứa âm mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: thủ đô.

 - HS yêu thủ đô, đất nớc.

II. Đồ dùng:

-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, phần luyện nói.

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

Tiết1

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc bài: Ôn tập.

- Viết: tổ cò, lá mạ.

2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.

3. Hoạt động 3: Dạy âm mới ( 10’)

- Ghi âm: “u”và nêu tên âm.

- Nhận diện âm mới học,âm u đợc ghi bởi chữ cái nào? Gồm nét nào?.

- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.

- Muốn có tiếng “nụ” ta làm thế nào?

- Ghép tiếng “nụ” trong bảng cài.

 

doc 23 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn học Tuần 5 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
Chào cờ
Tuần 5
Tiếng Việt
Bài :17: u-ư
I.Mục tiêu:
 - HS nắm được cấu tạo của âm, chữ “u, ư”, cách đọc và viết các âm, chữ đó.
- HS đọc, viết thành thạo các âm, chữ đó, đọc đúng các tiếng,từ, câu có chứa âm mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: thủ đô.
 - HS yêu thủ đô, đất nước.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Tiết1
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Ôn tập.
- đọc SGK.
- Viết: tổ cò, lá mạ.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy âm mới ( 10’)
- Ghi âm: “u”và nêu tên âm.
- theo dõi.
- Nhận diện âm mới học,âm u được ghi bởi chữ cái nào? Gồm nét nào?.
- cài bảng cài.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “nụ” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “nụ” trong bảng cài.
- thêm âm n ở trước âm u, thanh nặng ở dưới âm u.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng(vì sao thanh nặng ở dưới âm u) và đánh vần tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- nụ.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thể.
- Âm “ư”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới(có đánh vần và phân tích).
- cá nhân, tập thể. HSTB có thể đánh vần- đọc trơn. HSKG đọc trơn, đọc nhanh.
- Giải thích từ: cá thu, thứ tự,cử tạ.( dùng tranh: cá thu, cử tạ)
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu u,ư, nụ, thư, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết: u, ư, nụ, thư.
- tập viết bảng: HSTB viết được các chữ, HSKG viết đúng, viết đẹp.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- âm “u,ư”, tiếng, từ “nụ, thư”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ gì?
- Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- bé đang vẽ.
-HSKG đọc câu.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: thứ tư.
- Luyện đọc câu: thứ tư, bé hà thi vẽ, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể: HSTB đọc được câu, HSKG đọc đúng, đọc nhanh.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- cô dẫn bạn đi thăm chùa một cột.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- thủ đô.
- Nêu câu hỏi về chủ đề:
- Cô giáo đưa HS đi thăm những cảnh gì?
-Em có biết chùa một cột ở đâu không?
-Hà Nội còn gọi là gì?
- Mỗi nước có mấy thủ đô?
- Em biết gì về thủ đô Hà Nội?
- Cho 2-3 hs nói toàn bộ chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
- HSKG nói.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở: HSTB viết 1 số chữ trong bài, HSKG viết cả bài.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Đọc toàn bài: Lớp đọc ĐT.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: x. ch.
Thứ ba ngày 7 tháng10 năm 2008
Toán
Tiết 17: Số 7.
I. Mục tiêu:
- Cung cấp cho hs khái niệm ban đầu về số 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
- HS biết đọc, viết số 7, đếm và so sánh các số trong phạm vi 7, nhận biết số lượng trong phạm vi 7.
- Tích cực học đếm số 7.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Các nhóm đồ vật có số lượng bằng 7.
- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc và viết số 6.
- Điền dấu ,= 5 ....6 4 ... 2 6 ...6
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Lập số 7 (9’).
- hoạt động cá nhân.
- YC HS quan sát tranh yêu cầu HS đếm có mấy bạn đang chơi? Mấy bạn đến thêm ? Tất cả là mấy bạn?
- Yêu cầu HS lấy 6 hình tròn, thêm 1 hình tròn, tất cả là mấy hình tròn?
- Tiến hành tương tự với 7 que tính, 7 chấm tròn.
- 6 bạn đang chơi, 1 bạn đến thêm, tất cả là 7 bạn.
- là 7 hình tròn
- tự lấy các nhóm có 7 đồ vật.
Chốt: Gọi HS nhắc lại.
- 7 bạn, 7 hình vuông, 7 chấm tròn
4. Hoạt động 4: Giới thiệu chữ số 7 (4’).
- hoạt động theo 
- Số bảy được biểu diễn bằng chữ số 7.
- Giới thiệu chữ số 7 in và viết, cho HS đọc số 7.
- theo dõi và đọc số 7.
5. Hoạt động 5: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1;2;3;4;5;6;7. (4’)
- Cho HS đếm từ 1 đến 7 và ngược lại.
- Số 7 là số liền sau của số nào?
- đếm xuôi và ngược.
- số 6.
5. Hoạt động 5: Làm bài tập (15’).
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài viết số 7.
- Yêu cầu HS viết chữ số 7 ra bảng con, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Chốt về cách viết số 7
- HS viết ra bảng con.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- Có mấy bàn là trắng? Mấy bàn là đen? Tất cả có mấy bàn là?
- Vậy 7 gồm mấy và mấy?
- Tiến hành tương tự với các hình còn lại.
- có 6 bàn là trắng, 1 bàn là đen, tất cả có 7 bàn là .
- 7 gồm 6 và 1.
- 7 gồm 3 và 4, 5 và 2.
- Gọi HS chữa bài.
- chốt lại bài đúng
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- Giúp HS nắm yêu cầu.
- đếm số ô ở cột rồi điền số vào ô trống.
- Yêu cầu HS làm vào SGK, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Chốt: Gọi HS đọc lại các số xuôi và ngược. Số lớn nhất trong các số em đã học là số nào?
- đọc cá nhân.
- HSKG trả lời: số 7.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- Giúp HS nắm yêu cầu.
- điền dấu thích hợp vào ô trống.
- Yêu cầu HS làm vào SGK, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài: HSTB làm 1-2 cột, HSKG làm 3-4 cột.
- Gọi HS chữa bài.
- cho hs đọc bài đúng
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đếm đồ vật có số lượng bằng 7.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Số 8.
Tiếng Việt
Bài18: x, ch
I.Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo của âm, chữ “x, ch”, cách đọc và viết các âm, chữ đó.
- HS đọc, viết thành thạo các âm, chữ đó, đọc đúng các tiếng,từ, câu có chứa âm mới. 
-Phát triển lời nói theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ca.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
Tiết 1:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: u, ư,cá thu, thứ tự và câu ứng dụng.
- đọc SGK.
- Viết: u, ư, nụ, thư.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy âm mới ( 12’)
- Ghi âm: x và nêu tên âm.
- theo dõi.
- Nhận diện âm mới học:Âm x được viết bởi nét gì? Được ghép bởi nét nào?.
- cài bảng cài.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “xe” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “xe” trong bảng cài.
- thêm âm e đằng sau âm x.
- ghép bảng cài.
- Đánh vần tiếng,đọc tiếng, phân tích tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- xe.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thể.
- Âm “ch”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (5’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: thợ xẻ, xa xa.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu: x, ch, xe, chó., gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết: x, ch, xe, chó.
- tập viết bảng: HSTB viết được các chữ, HSKG viết đúng, đẹp.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- âm “x, ch”, tiếng, từ “xe, chó”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể:HSTB có thể đánh vần, HSKG đọc trơn, đọc nhanh.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Yêu cầu HS quan sát tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- xe ô tô chở cá.
- HSKG đọc.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: xe, chở.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể: HSTB đọc được câu ứng dụng, HSKG đọc đúng, đọc nhanh.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- xe bò, xe ô tô, xe lu.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- các loại xe.
- Nêu câu hỏi về chủ đề:
- Trong tranh vẽ những loại xe gì?
- Xe bò thường dùng gì để kéo?
-Xe lu dùng để làm gì?
-Xe ô tô dùng để làm gì?
- Cho hs nói toàn bộ chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV: lên bảng chỉ tranh và nêu
- HSKG nói toàn bộ chủ đề.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở: HSTB viết được 1 số chữ trong vở TV, HSKG viết cả bài.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có âm x, ch.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: s, r.
Đạo đức
Bài 3 : Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập (Tiết 1)
 I. Mục tiêu:
- HS hiểu: trẻ em có quyền được học hành, biết giữ gìn sách vở giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
- HS biết yêu quý và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập của mình. .
- Có ý thức giữ gìn sách vở .
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 1.
- Học sinh: Bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Trong lớp ta hôm nay ai đáng khen vì gọn gàng sạch sẽ?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập 1 (8’).
- hoạt động theo cặp.
Mục tiêu: Nhận biết đồ dùng học tập
Cách tiến hành:
- GV yê ... theo câu hỏi gợi ý của GV.
- HS thi đua bắt chước tiếng kêu của các vật trong tranh.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở: HSTB viết 1 số chữ, HSKG viết cả bài.
7.Hoạt động7: Củng cố – dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có âm k, kh mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập
Toán
Tiết 19:Số 9
I. Mục tiêu 
- HS có khái niệm ban đầuvề số 9.
- Biết đọc, viết số 9, đếm so sánh các số trong phạm vi 9, nhận biết các nhómcó không quá 9 đồ vật.
- Biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1- 9
- Hs ham học toán, yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy - học: - bộ đồ dùng Toán.
- 9 ô tô, 9 con thỏ, 9 chấm tròn( bằng bìa)
- Mẫu chữ số 9 in và chữ số 9 viết
III. Các hoạt động dạy- học
1. KTBC
- HS nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 8
- Đếm từ 1-8, 8-1; cấu tạo số 8
2. Bài mới
a. GTB
b. Lập số 9
- GV gắn bảng các đồ vật yêu cầu Hs nêu nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng là 9
- có 8 con thỏ thêm 1 con thỏ là 9 con thỏ
- Yêu cầu HS mở SGKvà nêu hoàn chỉnh bài toán về số HS, chấm tròn, que tính
- 8 thêm 1 là 9
+ Giới thiệu số 9 in và số 9 viết
- Yêu cầu viết và đọc 9(chín)
- Yêu cầu HS lấy que tính và đếm từ 1- 9
- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
- Gọi HS lên bảng viết từ1- 9, 9- 1
- 1, 2, 3, .9, 8, 7
- Số 9 đứng liền sau số nào?
- số 8
- Số nào đứng liền sau số 9?
- số 8
- Những số nào đứng trước số 9?
- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
c. Luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu HS viết số 9 theo đúng mẫu
- HS viết
Bài 2
- Nêu cách làm
- đếm số con tính rồi nêu kết quả bằng số vào ô trống
- Yêu cầu làm bài rồi đọc kết quả
- Nêu cấu tạo số 9
Bài 3
- Nêu yêu cầu
- điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
- Muốn điền dấu đúng ta phải làm gì?
- so sánh 2 số
- Cho HS làm bài- 3 HS lên bảng làm
- HS làm bài
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4
-Nêu yêu cầu
- điền số
- Yêu cầu HS làm bài rồi chữa bài
- HS làm bài
Bài 5
- GV nêu thành trò chơi, cách chơi, luật chơi rồi cho 2 đội chơi
- 2 đội mỗi đội 3 HS lên chơi
3 Củng cố, dặn dò
- Đếm từ 1- 9; 9- 1
- Nêu cấu tạo số 9
Toán (BD)
Tiết 10:Luyện tập về số 9
	I. Mục tiêu
-. Củng cố cấu tạo số 9
- Đọc, viết số 9, so sánh các số trong phạm vi 9
- Biết vị trí của số 9 trong dãy số từ 1- 9
- Nhận biết nhanh số lượng đồ vật.
-HS tích cực trong giờ học.
	II. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: cả lớp 
- GV đưa ra các nhóm đồ vật có số lượng là 9. Yêu cầu Hs nhận biết số lượng và nêu được số 9
- HS đếm số lượng nhóm đồ vật và nêu số
- Nêu vị trí của số 9
- HS nêu
2. Hoạt động 2: cặp đôi
- Từng cặp nêu cho nhau nghe về cấu tạo số 9
- 2 HS cùng bàn kiểm tra nhau
- Gọi HS báo cáo kết quả
- HS báo cáo kết quả
3. Hoạt động 3: Trò chơi: " Ai nhanh, ai đúng"
- GV nêu tên và phổ biến cách chơi
- 3 nhóm đại diện 3 dãy
- 3 nhóm lên chơi
- mỗi nhóm 2 HS: 1 HS gắn đồ vật, 1 HS gắn chữ số tương ứng
- Nhận xét tuyên dương
4. Hoật động 4: cá nhân
-Yêu cầu Hs làm bài tập vào bảng con theo 3 dãy
78 97 89
- HSTB làm 2 phép tính
98 79 99
- HSK,G làm tất cả bài
5. Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động làm sạch trường lớp
I. Mục tiêu:
-HS tham gia làm sạch trường lớp,hiểu được bổn phận phải giữ trường lớp sạch đẹp
- Hsbiết tham gia làm sạch trường lớp.
- HS yêu trường lớp.
II. Chuẩn bị:
Gv: chổi,hót rác,giẻ lau.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động:
 Cho HS hát bài: Em yêu trường em
2. Phân công:
Nhóm 1:lau bàn
Nhóm 2:lau bảng
Nhóm3:quét rác
Nhóm4: kê lại bàn ghế
3. Thực hiện:
- Tổ chức cho HS thực hiện
- GV quan sát nhắc nhở HS.
4. Nhận xét giờ học:
- GV đánh giá giờ học.
Tự học
Tiết 10: Ôn tập
I. Mục tiêu.
- Hoàn thiện kiến thức các môn học trong ngày.
- Củng số khắc sâu kiến thức về môn toán.
- HS tự giác trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy - học.
1. Hoạt động 1: Hoàn thiện kiến thức đã học trong ngày.
- GV tổ chức các hoạt động cho HS hoàn thiện kiến thức các môn học trong ngày.
- GV giải đáp những ý kiến thắc mắc của HS.
2. Hoạt động 2: Củng cố khắc sâu kiến thức về môn toán.
- Yêu cầu HS ôn và nêu ra vấn đề còn khúc mắc.
- HS nêu vấn đề còn khúc mắc.
- GV cùng học sinh giải quyết vấn đề còn khúc mắc.
- Yêu cầu HS tự làm các bài tập trong vở bài tập VBT toán (tiết: số 0).
- HSTB làm 2 bài tập.
- HSKG làm hết tất cả các bài tập.
- GV theo dõi giúp đỡ HS chậm hoàn thành bài tập.
- GV nhận xét chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008
Toán
 	 Tiết 20: Số 0
I. Mục tiêu
- Có khái niệm ban đầu về số 0, biết vị trí số 0 trong dãy số từ 1 đến 9.
- Đọc, viết số 0, so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9.
- HS có hứng thú học tập môn Toán.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Bộ đồ dùng học toán bảng phụ ghi bài tập 3.
- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc, viết các số từ 1 đến 9.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Hình thành số 0 (15’).
- hoạt động cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát số cá, trong bình, số cá vớt ra cho đến hết..
- Yêu cầu HS lấy 4 que tính, sau đó bớt dần một và hỏi còn mấy cho đến hết.
- 4 con, còn 3 con, còn 2 con, còn 1 con, hết.
- có 4 que tính, còn 3, còn 2 còn 1 que , hết.
- Để chỉ không có que tính nào, không có con cá nào ta dùng số 0, giới thiệu chữ số 0 in, chữ số 0 viết, cách viết.
- đọc số 0.
- Hướng dẫn HS đếm số chấm tròn để hình thành nên dãy số từ 0 đến 9 (đồ dùng).
- Trong các số đó số nào bé nhất? Vì sao em biết?
- 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9.( thao tác trên đồ dùng)
- số 0 bé nhất vì 0 < 1.
4. Hoạt động 4: Làm bài tập (15’).
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài viết số 0.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
Chốt:cho hs đọc dãy số xuôi ngược
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu vừa đếm số vừa viết.
- làm bài.
- Gọi HS chữa bài
- Củng cố về cặp số.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- 2 em điền số mấy vào ô 
trống? Vì sao?
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- số 2 vì 2 xong đến 3. 
- làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Chốt bài: chốt về số liền nhau.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Chốt: Số lớn nhất trong các số đã học là? bé nhất?
- số 9, số 0.
5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đếm nhanh đến 9.
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị giờ sau: Số 10.
Tiếng Việt
Bài 21: Ôn tập 
I.Mục tiêu:
 - HS củng cố cấu tạo của các âm, chữ : x, k, r, s, ch, kh.
- HS đọc, viết thành thạo các âm, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “ thỏ và sư tử” theo tranh.
- Yêu quý nhân vật thỏ bé nhỏ nhưng nhanh trí.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện: thỏ và sư tử.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: k, kh, kẽ hở, khe đá và câu ứng dụng.
- đọc SGK.
- Viết: k, kh, kẻ, khế.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Ôn tập ( 13’)
- Trong tuần các con đã học những âm nào?
- âm: x, k, r, s, ch, kh.
- Ghi bảng.
- theo dõi.
- So sánh các âm đó.
- đều là phụ âm, có âm cao có âm thấp
- Ghi bảng ôn tập gọi HS ghép tiếng.
- ghép tiếng và đọc.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (5’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm đang ôn, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: xe chỉ, kẻ ô,củ sả.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Đọc bảng (5’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
2. Hoạt động 2: Đọc câu (5’)
- Treo tranh,tranh vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- xe chở thú.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm đang ôn, đọc tiếng, từ khó.
- tiếng: xe, chở, khỉ, sư, thú.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc SGK(7’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Kể chuyện (10’)
- GV kể chuyện hai lần, lần hai kết hợp chỉ tranh.
- theo dõi kết hợp quan sát tranh.
- Gọi HS nêu nội dung từng tranh vẽ.
- tập kể chuyện theo tranh.
- Gọi HS khá, giỏi kể lại toàn bộ nội dung truyện.
- theo dõi, nhận xét bổ sung cho bạn.
5. Hoạt động 5: Viết vở (6’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
6.Hoạt động6: Củng cố – dặn dò (5’).
- Đọc lại các âm vừa ôn.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: p, ph, nh.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 5.
I.Mục tiêu:
- HS nắm được ưu ,nhược điểm của mình, của bạn.
- HS có ý thức sửa sai.Tự phát huy ưu điểm. 
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Nhận xét tuần qua
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, mặc đúng quy định.
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia xếp hàng ra vào lớp đều đặn đúng quy định.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Vương, Thiệp, Liên, Đạt,...
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở chu đáo, làm bài tập đầy đủ.
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Đức, Bắc, Anh.
2. Sinh hoạt sao:
- Các sao tổ chức sinh hoạt
2 Phương hướng tuần tới: 
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 20/10.
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định.
- Thực hiện tốt luật ATGT.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan5.doc