Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần 23 năm 2014

Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần 23 năm 2014

Tiếng Việt

OANH - OACH

 Ngày soạn: 10 / 02 / 2014 Tuần: 23

 Ngày dạy: 17 / 02 / 2014 Tiết: 199, 200

I/ MỤC TIÊU:

- Đọc được vần oanh – oach – doanh trại – thu hoạch, các từ ứng dụng và câu ứng dụng. Viết được vần oanh – oach – doanh trại – thu hoạch. Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

- Rèn HS đọc to, rõ ràng, mạch lạc, viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.

- HS yêu thích môn Tiếng Việt qua các hoạt động học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa ( SGK), chữ mẫu.

- HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết.

 

doc 34 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần 23 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt
OANH - OACH
	 Ngày soạn: 10 / 02 / 2014 Tuần: 23
 	 Ngày dạy: 17 / 02 / 2014 Tiết: 199, 200
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc được vần oanh – oach – doanh trại – thu hoạch, các từ ứng dụng và câu ứng dụng. Viết được vần oanh – oach – doanh trại – thu hoạch. Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
- Rèn HS đọc to, rõ ràng, mạch lạc, viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
- HS yêu thích môn Tiếng Việt qua các hoạt động học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa ( SGK), chữ mẫu.
- HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
3. Bài mới: OANH - OACH
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
7
8
8
8
14
8
· Hoạt động 1: Học vần oanh
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần oanh - doanh trại.
+ Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS cài âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm nh đứng sau và cho biết cài được vần gì?
- Yêu cầu HS cài âm d đứng trước vần oanh.
- Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra từ: doanh trại - Đọc mẫu: doanh trại.
- Từ doanh trại có mấy tiếng? 
- Tiếng nào có vần oanh
- Đọc tổng hợp vần: oanh– doanh - doanh trại.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 2: Học vần oach
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần oach – thu hoạch.
+ Cách tiến hành: (trình tự như vần oanh)
Lưu ý: So sánh oach – oanh.
- Đọc tổng hợp: oach – hoạch – thu hoạch.
- GV đọc tổng hợp cả 2 vần.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 3: Luyện Viết
- Viết mẫu (Nêu qui trình viết). 
- Nhận xét - sửa lỗi.
· Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng 
Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng, mạch lạc, rõ ràng.
+ Cách tiến hành: 
- Cho xem tranh – giảng tranh - rút ra từ ứng dụng: khoanh tay kế hoạch 
 mới toanh loạch xoạch.
- Đọc mẫu từ ứng dụng. 
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
- Đọc hệ thống toàn bài.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 5: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc.
+ Cách tiến hành:
- Đọc lại bài trên bảng lớp.
- Kết hợp sửa cách phát âm.
- Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: Chúng em tích cực thu gom giấy, sắt vụn để làm kế hoạch nhỏ.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng có vần oach trong câu ứng dụng.
Ÿ Hoạt động 6: Luyện Viết
Mục tiêu: Viết đúng vần oanh – oach – doanh trại – thu hoạch trong vở tập viết. 
+ Cách tiến hành: 
- Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
Ÿ Hoạt động 7: Luyện nói
Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
+ Cách tiến hành:
- Treo tranh gợi ý.
- Tranh vẽ gì ? (GV uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu).
à Nhận xét – bổ sung.
- HS cài, phân tích vần oanh và đánh vần: o – a – nh – oanh.
- HS cài tiếng hoang và đánh vần: dờ - oanh – doanh.
- Đọc cá nhân + ban.
- Có 2 tiếng. Tiếng doanh và tiếng trại.
- Tiếng doanh.
- Đọc cá nhân + ban.
- Giống oa; khác ch – nh.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- hoạch.
ss
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập.
- Phát biểu qua gợi ý của GV.
4/ Củng cố: (4) 
 - Cho HS đọc bài SGK.
 - Tìm tiếng có vần oanh – oach.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà học bài.
- Viết bài vào tập.
- Xem trước bài: Oat – oăt.
- Nhận xét tiết học. 
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH
	Ngày soạn: 10 / 02 / 2014 Tuần: 23
 	 	Ngày dạy: 17 / 02 / 2014 Tiết: 23
I/ MỤC TIÊU:
- Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương. Nêu được ích lợi của việc đi bộ đúng quy định .Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. HS khá giỏi phân biệt được hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định.
- Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường. Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch qui định.
- Có ý thức thực hiện đi bộ đúng qui định.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Vở bài tập Đạo Đức, Tranh bài tập phóng to. Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, vàng, xanh.
HS: Vở bài tập Đạo Đức.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) Hát
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa bài?
- Chơi, học 1 mình vui hơn hay cùng bạn học, chơi vui hơn?
- Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi phải cư xử với bạn như thế nào?
à Nhận xét.
3. Bài mới: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
9
8
8
· Hoạt động 1: Làm Bài tập 1.
Mục tiêu: HS biết đi bộ đúng nơi quy định. Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch qui định.
+ Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát tranh bài tập 1.
Tranh 1:
- Hai người đi bộ đang đi phần đường nào?
- Khi đó tín hiệu giao thông có màu gì?
- Vậy ở thành phố, thị xã, khi đi qua đường thì đi theo quy định nào?
* Kết luận: Ở thành phố cần đi bộ trên vỉa hè, khi đi qua đường thì đi theo tín hiệu giao thông.
Tranh 2:
- Đường đi ở nông thôn có gì khác so với đường đi ở thành phố?
- Các bạn đi theo phần đường nào?
* Kết luận: Ở nông thôn đi theo lề đường bên phải.
· Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
Mục tiêu: Giới thiệu bạn thân của mình.
+ Cách tiến hành: 
- Cho HS xem tranh và hỏi:
 s Những ai đi bộ đúng quy định, bạn nào sai? Vì sao?
 s Đi như thế có an toàn không?
- Cho HS trình bày.
* Kết luận:
Tranh 1: Ở đường nông thôn đi theo lề bên phải là an toàn.
Tranh 2: Ở thành phố, 3 bạn đi theo tín hiệu đèn là đúng, 1 bạn chạy ngang đường là sai.
Tranh 3: Ở đường phố, 2 bạn đi theo vạch sơn là đúng (khi có tín hiệu đèn).
· Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Biết áp dụng bài học vào thực tế.
+ Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế.
- Hằng ngày các em thường đi bộ theo đường nào? Đi đâu? 
- Đường giao thông đó như thế nào? Có tín hiệu đèn giao thông không? Có vạch sơn dành cho người đi bộ không?
- Khen ngợi những HS biết đi bộ đúng quy định đồng thời nhắc nhở các em về việc đi lại hằng ngày, trong đó có việc học.
- HS thảo luận theo đôi bạn.
- Đi trên vỉa hè: Khi muốn qua đường phải đi theo tín hiệu đèn và đi đúng vạch qui định.
- Có màu xanh.
- Đi sát lề đường bên phải của mình.
- Theo dõi.
- Không có tín hiệu đèn.
- Đi sát lề đường bên phải của mình.
- Theo dõi.
- Thảo luận theo đôi bạn.
- HS lên trình bày trước lớp.
- Theo dõi.
- HS tự nêu.
4. Củng cố: (4)
- Tựa bài? 
- Trò chơi “Qua đường”.
- GV vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định và phổ biến luật chơi ( xem SGV trang 45).
à Nhận xét – tuyên dương.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà xem lại bài. 
- Xem trước: Tranh bài tập 3, 4, 5 (T2).
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
An toàn giao thông
KHÔNG CHƠI GẦN ĐƯỜNG RAY XE LỬA
	Ngày soạn: 05 / 01 / 2014 	Tuần: 23 
	Ngày dạy: 13 / 01 / 2014 	Bài: 4
I/ MỤC TIÊU:
- HS nhận thức được sự nguy hiểm khi chơi ở gần đường ray xe lửa (đường sắt).
- Tạo ý thức cho HS biết chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa nơi có các loại phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe lửa).
- HS biết sự nguy hiểm khi chơi gần đường ray xe lửa
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách “ Rùa và Thỏ cùng em học An toàn giao thông”.
- HS: Sách “ Rùa và Thỏ cùng em học An toàn giao thông”.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Hỏi lại tựa bài.
- Các em có được leo trèo qua dải phân cách không? Vì sao?
- Nhận xét.
3. Bài mới: KHÔNG CHƠI GẦN ĐƯỜNG RAY XE LỬA
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15
10
Ÿ Hoạt động 1: Giới thiệu bài học.
Mục tiêu: HS biết được nguy hiểm khi chơi gần đường ray xe lửa.
+ Cách tiến hành:
- Nêu lại tình huống có nội dung tương tự như câu chuyện trong sách pô kê mon, hỏi:
 s Việc hai bạn đó chọn nơi thả diều ở gần đường ray xe lửa là đúng hay sai? Vì sao?
 s Nhận xét, giới thiệu tên bài học: Không chơi gần đường ray xe lửa.
Ÿ Hoạt động 2: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Tạo ý thức cho HS biết chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa nơi có các lọa phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe lửa).
+ Cách tiến hành:
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ các nhóm: Quan sát tranh 1, 2, 3 trả lời câu hỏi nội dung trong tranh.
 s Việc hai bạn Nam và Bo chơi thả diều ở gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào?
 s Các em phải chọn chỗ nào để vui chơi cho an toàn?
* Kết luận: Không vui chơi gần nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại. 
- Làm việc cá nhân.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Theo dõi.
4/ Củng cố: (4) 
 - Hỏi tựa bài.
 - Các em có trèo qua dải phân cách không? Vì sao?
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
 - Khi đi đường có dải phân cách các em nhớ đừng leo qua nhé.
 - Chuẩn bị: Tranh, sách “ Thỏ và Rùa cùng em học An toàn giao thông” để học bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
v Rút kinh nghiệm:
------------------------------------- ...  lời:
 s Hãy kể tên các loại hoa có trong bài 23 SGK?
 s Kể tên các loại hoa khác mà em biết?
 s Hoa được trồng để làm gì?
* Kết luận: Các hoa có trong bài là hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc.
- Hoa dâm bụt thường trồng để làm hàng rào, cây hoa mua thường mọc trên đồi trọc. Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa
Ÿ Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn hoa gì?”
Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về cây hoa.
+ Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu cách thức chơi.
- Mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi, cầm khăn bịt mắt.
- Các em đứng thành hàng ngang.
- Đưa mỗi em 1 bông hoa và yêu cầu em dùng tay sờ và dùng mũi ngửi để đoán xem hoa gì ? 
- Nhận xét – tuyên dương.
- 2 HS cùng bàn thảo luận.
- Hoa trồng vườn, chậu.
- Rễ, thân, lá, hoa.
- Mỗi loại hoa, màu sắc, hương thơm khác nhau, hình dáng khác nhau.
- Đại diện HS lên trình bày trước lớp.
- HS quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện HS hỏi và trả lời với nhau trước lớp.
- Hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc.
- Hoa mai, hoa đào, hoa vạn thọ, hoa huệ 
- Trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa
- Mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi, cầm khăn bịt mắt.
- Các em đứng thành hàng ngang
- Dùng tay sờ và dùng mũi ngửi để đoán.
4/ Củng cố: (4) 
- Hôm nay các em học bài gì ?
- Cây hoa có mấy phần ?
- Hoa dùng để làm gì ?
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Xem lại bài + vận dụng điều đã học vào cuộc sống + làm vở bài tập.
- Chuẩn bị bài: Cây gỗ.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
UƠ - UYA
	 Ngày soạn: 10 / 02 / 2014 Tuần: 23 
 	 Ngày dạy: 21 / 02 / 2014 Tiết: 207, 208
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc được vần uơ – uya - huơ vòi - đêm khuya, các từ ứng dụng và câu ứng dụng. Viết được vần uơ – uya - huơ vòi - đêm khuya. Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
- Rèn HS đọc to, rõ ràng, mạch lạc, viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
- HS yêu thích môn Tiếng Việt qua các hoạt động học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa ( SGK), chữ mẫu.
- HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
3. Bài mới: UƠ - UYA
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
7
8
8
8
14
8
· Hoạt động 1: Học vần uơ
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần uơ, huơ vòi.
+ Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS cài âm u đứng trước, âm ơ đứng sau và cho biết cài được vần gì?
- Yêu cầu HS cài âm h đứng trước vần uơ.
- Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra từ: huơ vòi - Đọc mẫu: huơ vòi.
- Từ huơ vòi có mấy tiếng? 
- Tiếng nào có vần uơ ?
- Đọc tổng hợp vần: uơ – huơ – huơ vòi.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 2: Học vần uya
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần uya – đêm khuya.
+ Cách tiến hành: (trình tự như vần uơ)
Lưu ý: So sánh uya – uơ.
- Đọc tổng hợp: uya – khuya – đêm khuya.
- GV đọc tổng hợp cả 2 vần.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 3: Luyện Viết
- Viết mẫu (Nêu qui trình viết). 
- Nhận xét - sửa lỗi.
· Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng 
Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng, mạch lạc, rõ ràng.
+ Cách tiến hành: 
- Cho xem tranh – giảng tranh - rút ra từ ứng dụng: thuở xưa giấy pơ- luya
 huơ tay phéc–mơ – tuya. 
- Đọc mẫu từ ứng dụng. 
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
- Đọc hệ thống toàn bài.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 5: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc.
+ Cách tiến hành:
- Đọc lại bài trên bảng lớp.
- Kết hợp sửa cách phát âm.
- Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: Nơi ấy ngôi sao khuya
 Soi vào trong giấc ngủ
 Ngọn đèn khuya bóng mẹ 
 Sáng một vầng trên sân.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng có vần uya trong câu ứng dụng.
Ÿ Hoạt động 6: Luyện Viết
Mục tiêu: Viết đúng vần uơ – uya - huơ vòi - đêm khuya trong vở tập viết. 
+ Cách tiến hành: 
- Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
Ÿ Hoạt động 7: Luyện nói
Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
+ Cách tiến hành:
- Treo tranh gợi ý.
- Tranh vẽ gì ? (GV uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu).
à Nhận xét – bổ sung.
- HS cài, phân tích vần uơ và đánh vần: u – ơ – uơ.
- HS cài tiếng huơ và đánh vần: hờ - uơ – huơ.
- Đọc cá nhân + ban.
- Có 2 tiếng. Tiếng huơ và tiếng vòi.
- Tiếng huơ.
- Đọc cá nhân + ban.
- Giống u; khác ya – ơ.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- khuya.
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập.
- Phát biểu qua gợi ý của GV.
4/ Củng cố: (4) 
 - Cho HS đọc bài SGK.
 - Tìm tiếng có vần uơ –uya.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà học bài.
- Viết bài vào tập.
- Xem trước bài: Uân - uyên.
- Nhận xét tiết học. 
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
	Ngày soạn: 10 / 02 / 2014 Tuần: 23
	Ngày dạy: 21 / 02 / 2014 Tiết: 23
CHỦ ĐIỂM
“Lập thành tích Chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930”
I/ MỤC TIÊU :
- Nắm được chủ điểm “Lập thành tích Chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930”.
- HS biết nhận ra những ưu điểm, hạn chế của lớp trong tuần qua và các kế hoạch của lớp trong tuần tới.
- Rèn HS kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn trước đám đông.
- Hình thành cho HS tính tập thể, có thái độ tình cảm đúng, ham thích buổi sinh hoạt tập thể.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Kế hoạch tuần 24, xếp bàn ghế của lớp theo hình chữ U.
- HS: sổ trực.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động: Hát (1)
2. Kiểm tra: (1)
- Giải đáp câu đố tuần trước là cây chuối.
- Nhận xét – tuyên dương.
3. Các bước tiến hành:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
14
5
9
· Hoạt động 1: Báo cáo hoạt động tuần 23
Mục tiêu: HS nhận biết được các ưu điểm, tồn tại trong tuần qua có tình cảm, thái độ đúng..
+ Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu; Hội đồng tự quản lên báo cáo.
- GV gợi ý.
- GV ghi chép.
- GV hỏi lại một số HS có thái độ chưa tốt trong tuần qua được các ban, bạn nêu lên, Qua đó giáo dục HS nhận thấy cái sai và tự đề ra hướng khắc phục.
* GV nhận xét:
- Thực hiện tốt chủ điểm “Lập thành tích Chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930”.
- Đạo đức: Biết đi thưa về trình, không chửi thề nói tục...
- Học tập: đi học đều, nghỉ học có xin phép...
- Lao động – vệ sinh: Vệ sinh phòng lớp, vệ sinh sân trường...
- Thực hiện thể dục giữa giờ múa hát sân trường: hầu hết các em thực hiện tốt.
Tồn tại: Còn một vài bạn thực hiện chưa tốt như:.................................................................
cô mong rằng những em này cố gắng nhiều hơn.
- Thảo luận theo nhóm lớn chọn ban, HS tiêu biểu.
- GV trao bảng danh dự cho ban, HS xuất sắc.
· Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi tập thể “Tôi bảo”.
- GV hướng dẫn HS cách chơi trò chơi “Tôi bảo”.
Mục tiêu: Nhận xét chung và đề ra biện pháp thực hiện tuần tới.
· Hoạt động 3: Triển khai kế hoạch tuần 24
Mục tiêu: HS nhận biết được chủ điểm và các kế hoạch tuần để thực hiện.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu chủ điểm tuần: “Lập thành tích Chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930”.
- Đạo đức: Tiếp tục thực hiện tốt việc đi thưa về trình, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi, không nói tục chửi thề...
- Trên đường đi học và về phải đi sát bên lề phải, qua đường phải nhìn xe hai đầu, có cha mẹ đưa đón...
- Học tập: đi học đều, nghỉ học có xin phép...
- Lao động – vệ sinh: Tiếp tục thực hiện tốt vệ sinh phòng lớp, vệ sinh sân trường... Phải biết giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn và rửa tay bằng xà phòng sau khi đi tiêu, tiểu...
- Thực hiện thể dục giữa giờ múa hát sân trường.
- Các trưởng ban lên báo cáo các hoạt động của ban trong tuần qua.
- Phó chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách học tập báo cáo về học tập.
- Phó chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách văn thể phong trào báo cáo về phong trào.
- Chủ tịch hội đồng tự quản tổng hợp báo cáo hoạt động của lớp tuần qua.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS thảo luận bình chọn ban và các bạn tiêu biểu.
- Theo dõi.
3. Củng cố: (4)
- GV hỏi lại chủ điểm và các kế hoạch mà HS cần thực hiện trong tuần (Đạo đức, học tập, lao động – vệ sinh, phong trào)
- GV nêu câu đố: “Giữa lưng trời có vũng nước trong
 Cá lòng tong lội không tới.” là trái gì ? HS về nhà suy nghĩ tuần tới trả lời.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Yêu cầu HS phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm trong tuần tới.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
 	 DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docT23.doc