Giáo án giảng dạy môn khối 4 - Tuần 2

Giáo án giảng dạy môn khối 4 - Tuần 2

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )

I . MỤC TIÊU

 - Giọng đọc phù tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức bất công , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .

- Chọn được danh hiệu phụ hợp với tính cách của Dế Mèn.

II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK.

 

doc 32 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn khối 4 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TuÇn 2: Thø 2 ngµy 23 th¸ng 8 n¨m 2009
 Tập đọc: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )
I . MỤC TIÊU 
 - Giọng đọc phù tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức bất công , bêng vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .
- Chọn được danh hiệu phụ hợp với tính cách của Dế Mèn.
II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15 , SGK.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I / KIỂM TRA BÀI CŨ
_ Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dung bài .
- GV nhận xét.
II / DẠY – HỌC BÀI MỚI 
1 . Giới thiệu bài 
_ HS quan s¸t tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS : Nhìn vào bức tranh , em hình dung ra cảnh gì ?
_ GV giới thiệu bài. 
2 . Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc 
_ Gọi 1 HS khác đọc lại toàn bài .
_HS luyªn đäc ®o¹n.
_ Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu về nghĩa ở phần Chú giải .
- Cho HS luyện theo nhóm cặp.
- Gọi 2 HS đọc cả bài.
_ GV đọc diễn cảm. Chú ýgiọng đọc như sau:
Đoạn 1 : Giọng căng thẳng , hồi hộp .
Đoạn 2 : Giọng đọc nhanh , lời kể của Dế Mèn dứt khoát , kiên quyết .
Đoạn 3 : Giọng hả hê, lời của Dế Mèn rành rọt, mạch lạc .
b) Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 :
_ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? 
+ Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì ? 
+ Em hiểu “ sừng sững ” , “ lủng củng ” nghĩa là thế nào ? 
_ Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì ? 
* Đoạn 2 :
- Gọi 1 HS lên đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : 
+Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? 
+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai ? 
+Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn? 
- Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì ? 
* Đoạn 3 
_ Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? 
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn , bọn nhện đã hành động như thế nào ? 
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cho em cảnh gì ?
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
_ Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong SGK . 
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời .
 _GV kết luận : Tất cả các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất đối với hành động mạnh mẽ , kiên quyết , thái độ căm ghét áp bức bất công , sẵn lòng che chở , bênh vực , giúp đỡ người yếu trong đoạn trích là danh hiệu hiệp sĩ .
_ Nội dung của đoạn trích này là gì ? 
_ Ghi đại ý lên bảng .
c) Thi đọc diễn cảm 
_ Gọi 1 đến 2 HS khá đọc lại toàn bài .
_ Để đọc đoạn trích này em cần đọc như thế nào ? 
_ Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm . GV uốn nắn , sữa chữa cách đọc .
_ Cho điểm HS .
3 . CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
_ Gọi 1 HS đọc lại toàn bài .
_ Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì đáng quý ?
_ Nhận xét tiết học .
_ Nhắc nhở HS luôn sẵn lòng bênh vực , giúp đỡ những người yếu , ghét áp bức bất công .
_ HS thực hiện yêu cầu , cả lớp theo dõi để nhận xét bài đọc , câu trả lời của các bạn . 
- HS tả lời, HS khác nhận xét.
- HS ®äc bµi..
_ HS đọc theo thứ tự : 
 + Bọn Nhện hung dữ . 
 + Tôi cất tiếng .giã gạo .
 + Tôi thét .quang hẳn .
- HS luyện đọc.
_ 2 HS đọc trước lớp , HS cả lớp theo dõi bài trong SGK .
_ 1 HS đọc phần Chú giải trước lớp . HS cả lớp theo dõi trong SGK .
_ Theo dõi GV đọc mẫu .
_ Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng .
+ Chúng mai phục để bắt Nhà Trò phải trả nợ . 
+ Nói theo nghĩa của từng từ theo hiểu biết của mình .
Sừng sững : dáng một vật to lớn , đứng chắn ngang tầm nhìn .
Lủng củng : lộn xộn , nhiều , không có trật tự ngăn nắp , dễ đụng chạm .
- Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ .
_ 1 HS đọc .
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Dế Mèn ra oai với bọn nhện .
_ 1 HS đọc trước lớp .
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
+ Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cả bọn cuống cuồng chạy dọc , chạy ngang phá hết các dây tơ chăng lối .
+ Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cảnh cả bọn nhện rất vội vàng , rối rít vì quá lo lắng . 
+ Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải .
_ 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
+ HS tự do phát biểu theo ý hiểu .
_ Lắng nghe .
_ Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh . 
_ HS nhắc lại đại ý . 
_ 2 HS đọc thành tiếng trước lớp .
_ Đoạn 1 : Giọng chậm , căng thẳng , hồi hộp . Lời của Dế Mèn giọng mạnh mẽ , đanh thép , dứt khoát như ra lệnh .
Đoạn tả hành động của bọn nhện giọng hả hê .
- HS luyện đọc .
_ 1 HS đọc bài 
_ HS trả lời 
 To¸n: C¸c sè cã s¸u ch÷ sè	
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 
 -Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1..KTBC:
- GV gäi HS nêu c¸ch tÝnh chu vi h×nh vu«ng 
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các số có sáu chữ số.
 b.Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn: 
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề;
 +Mấy đơn vị bằng 1 chục ? 
 +Mấy chục bằng 1 trăm ? 
 +Mấy trăm bằng 1 nghìn ? 
 +Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? 
 +Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn 
 -Hãy viết số 1 trăm nghìn.
 -Số 100000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
c.Giới thiệu số có sáu chữ số :
 * Giới thiệu số 432 516
 -Số trên có mấy trăm nghìn ? mấy chục nghìn ? mấy nghìn ? mấy trăm? mấy chục ? mấy đơn vị ?
-GV viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
 * Giới thiệu cách viết số 432 516
-GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị? -GV nhận xét đúng / sai và hỏi: Số 432 516 có mấy chữ số ?
 -Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu ?
-GV khẳng định: Đó chính là cách viết các số có 6 chữ số. Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp.
 *Giới thiệu cách đọc số 432 516
 -GV: Bạn nào có thể đọc được số 432516 ?
 -GV giới thiệu cách đọc.
 -GV hỏi: Cách đọc số 432516 và số 32516 có gì giống và khác nhau.
 d. Luyện tập:
 Bài 1
- GV giới thiệu câu cho HS rõ.
- Cho HS làm câu b vào VBT.
- GV chữa bài cho HS.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự làm bài .
 -GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số.
- GV chữa bài cho HS.
 Bài 3
 -GV viết các số trong bài tập lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi HS đọc số.
 -GV nhận xét.
 Bài 4
 -GV tổ chức thi viết chính tả toán, GV đọc từng số trong bài và yêu cầu HS viết số theo lời đọc.
 -GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS nªu, HS kh¸c nhËn xÐt.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+10 đơn vị bằng 1 chục. 
+10 chục bằng 1 trăm. 
+10 bằng 1 nghìn. 
+10 nghìn bằng 1 chục nghìn .
+10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. 
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp: 100000.
-6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
-Có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm,1 chục và 6 đơn vị
-HS theo dõi.
-2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp : 432 516.
-Số 432 516 có 6 chữ số.
-Ta bắt đầu viết từ trái sang phải: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp. 
-2 đến 4 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS đọc lại số 432516.
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
-1 HS lên bảng đọc, viết số. HS viết số vào VBT: b) 523453
-HS tự làm bài vào VBT, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-HS lần lượt đọc số trước lớp, mỗi HS đọc từ 3 đến 4 số.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Yêu cầu viết số theo đúng thứ tự GV đọc, hết số này đến số khác.
-HS cả lớp.
 §¹o ®øc: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2 )
 I/ MỤC TIÊU:
( Như tiết trước).
II/ CHUẨN BỊ:
 -Giấy – bút cho các nhóm (HĐ1)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HSØ
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
-Vì sao chúng ta phải trung thực trong học tập?
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp .
HOẠT ĐỘNG 1 : Kể tên những việc làm đúng hay sai
-GV tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu các học sinh trong nhóm lần lượt nêu tên 3 hành động trung thực , 3 hành động không trung thực .
+Yêu cầu các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.
+Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày .
+Yêu cầu nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Trong học tập , chúng ta cần phải trung thực , thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quý.
HOẠT ĐỘNG 2 : Xử lý tình huống ( bài tập 3- SGK) 
-Tổ chức cho ho ...  9 .
 To¸n: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
 -Biết so sánh các số có nhiều chữ số bằng cách so sánh số các chữ số với nhau, so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau.
 -Biết tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm các số có nhiều chữ số.
 -Xác định được số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số, số bé nhất, lớn nhất có sáu chữ số.
II.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC: 
 -GV kiểm tra VBT về nhà của một số HS.
 -GV nhận xét .
2 .Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách so sánh các số có nhiều chữ số với nhau.
 b.Hướng dẫn so sánh các số có nhiều chữ số :
 * So sánh các số có số chữ số khác nhau
 -GV viết lên bảng các số 99578 và số 100000 yêu cầu HS so sánh 2 số này với nhau
 -Vì sao ?
-Vậy khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
 * So sánh các số có số chữ số bằng nhau
 -GV viết lên bảng số 693251 và số 693500, yêu cầu HS đọc và so sánh hai số này với nhau.
 -Nếu HS so sánh đúng, GV yêu cầu HS nêu cách so sánh của mình. Sau đó hướng dẫn HS cách so sánh như phần bài học của SGK đã hướng dẫn.
 -Vậy khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, chúng ta làm như thế nào ?
 3 .Luyện tập:
 Bài 1
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của một số HS.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đã cho chúng ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS so sánh và tự sắp xếp các số.
-GV hỏi: Vì sao em lại xếp được các số theo thứ tự như trên.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3 -.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
-HS theo dõi nhận xét .
-HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS so sánh.
- 99578 < 100 000
-Vì 99578 chỉ có 5 chữ số còn 100000 có 6 chữ số.
-HS nhắc lại kết luận.
-HS đọc hai số và nêu kết quả so sánh của mình.
-Khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau ta cần:
+So sánh số các chữ số của hai số với nhau, số nào có nhiều chữ số hơn, thì số đó lớn hơn và ngược lại.
+Hai số có cùng số chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ trái sang phải. Nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo.
-So sánh số và điền dấu , = thích hợp vào chỗ trống.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS nhận xét.
-Tìm số lớn nhất trong các số đã cho.
-Phải so sánh các số với nhau.
-HS làm bài.
- HS khác nhận xét.
-Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Phải so sánh các số với nhau.
-1 HS lên bảng làm HS khác làm vào VBT.
-HS giải thích:
 Luyện từ và câu: DẤU HAI CHẤM 
I . MỤC TIÊU
Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu : Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó 
Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm; bước đầu biết cách dùng dấu hai chấm khi viết văn 
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1 / Giới thiệu bài 
_ Ở lớp 3 , các em đã học những dấu câu nào ? 
_ Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vế tác dụng và cách dùng dấu hai chấm 
2 .Dạy học bài mới 
 a) Tìm hiểu ví dụ 
_ Gọi HS đọc yêu cầu .
 a) Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Trong câu dấu hai chấm có tác dụng gì ? Nó dùng phối hợp với dấu câu nào ?
b) , c) Tiến hành tương tự như a)
_ Qua các ví dụ a) b) c) em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào ?
- Kết luận ( như SGK ) 
b _ Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ .
_ Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần
 Ghi nhớ .
3 . Luyện tập 
Bài 1 
_ Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ 
_ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của mỗi dấu hai chấm trong từng câu văn .
_ Gọi HS chữa bài và nhận xét .
_ Nhận xét câu trả lời của HS .
Bài 2 
_ Gọi HS đọc yêu cầu .
+ Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu nào ?
+ Còn khi nó dùng để giải thích thì sao ?
_ Yêu cầu HS viết đoạn văn .
_ Yêu cầu HS đọc đoạn văn của mình trước lớp , đọc rõ dấu hai chấm dùng ở 
đâu ? Nó có tác dụng gì ?
_ GV nhận xét , cho điểm những HS viết tốt và giải thích đúng .
4 - CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
_ Nhận xét tiết học .
_ Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK , mang từ điển để chuẩn bị bài sau .
- dấu chấm , dấu phẩy , dấu chấm hỏi , dấu chấm than .
_ Lắng nghe .
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK 
_ Đọc thầm, trả lời:Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ . Nó dùng phối hợp với dấu ngoặc kép .
_ Lời giải : 
b) Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế mèn . Nó được dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng .
c) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà như : sân đã được quét sạch , đàn lợn đã được ăn , cơm nước đã nấu tinh tươm , vườn rau sạch cỏ .
_ Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói hay là lời giải thích cho bộ phận đứng trước .
_ Khi dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật , dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép , hay dấu gạch đầu dòng .
_ 2 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
_ 2 HS đọc thành tiếng trước lớp .
_ Thảo luận cặp đôi .
_ HS tiếp nối nhau trả lời và nhận xét cho đến khi có lời giải đúng .
_ 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
+ Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với dấu gạch đầu dòng .
+ Khi dùng để giải thích thì nó không cần dùng phối hợp với dấu nào cả .
_ Viết đoạn văn .
_ Một số HS đọc bài của mình .
- HS khác nhận xét.
 §Þa lÝ: 	DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC TIÊU : Sau bài học HS có khả năng 
-Biết và chỉ được vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí Việt Nam.
-Nêu được một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn : là dãy núi cao , đồ sộ , có nhiều đỉnh nhọn , sườn dốc , thung lũng hẹp và sâu .Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
-Mô tả được đỉnh núi Phan-xi-păng.
-Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ , bản đồ , bảng thống kê .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .
-Lược đồ các dãy núi phía Bắc bộ & Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
GV
HS
1.Giới thiệu bài:
-Giới thiệu bài và rút ra tựa bài & ghi lên bảng .
2.BÀI MỚI :
a)Hoạt động 1: HS quan sát và nêu tên các dãy núi chính trên lược đồ bằng nhóm đôi .
-Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và nêu câu hỏi :
+Kể tên các dãy núi chính ở Bắc bộ Và dãy núi nào dài nhất ? 
+Vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở đâu ? Dài bao nhiêu km ? Và rộng bao nhiêu ? 
+Đỉnh núi Phan xi –păng như thế nào ? Sườn núi ra sao? Thung lũng như thế nào ?
-GV lần lược gọi các nhóm trả lời trước lớp .
-GV cùng cả lớp nhận xét và bổ sung nêu các nhóm trả lời chưa đầy đủ .Sau đó tuyên dương những nhóm trả lời đúng câu hỏi .
*KL : đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn : nằm ở phía bắc nước ta dãy núi cao và đồ sộ , dài khoảng 130 km , rộng 30 km và có đỉnh nhọn , sườn rất dốc , thung lũng sâu và hẹp , là “nóc nhà Tổ quốc “.
b)Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp .
-GV chia lớp thành nhóm 4 và nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận
+Ở Sa-pa cao bao nhiêu mét ?
+ Vào tháng 1 khí hậu là bao nhiêu độ? Tháng 7 có khí hậu là bao nhiêu độ ?
+Từ cao 2000 m đến 2500m thì khi hậu rao sao ? Còn cao trên 2500m thì như thế nào ?
-Quan sát và tổ chức cho các nhóm trình bày ý kiến của nhóm
-GV cùng các nhóm khác nhận xét và tuyên dương .
-GV gọi vài em lên bảng chỉ và lược đồ nêu vị trí của Sa-pa.
-GV nhận xét và tuyên dương .
*GV chốt lại : Sa-pa cao 1570m , vào tháng 1 có khí hậu 90c và tháng 7 là 200c , càng lên cao khí hậu càng lạnh và gió thổi mạnh .
-GV cho HS đọc lại kết luận SGK trang 72 
3) Củng cố – Dặn dò :
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài mới “ Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn “ 
-Nhận xét tiết học .
-Lắng nghe.
-HS quan sát và trả lời theo nhóm đôi 
- Gồm dãy núi : Hoàng Liên Sơn ; sông Gâm ; Ngân Sơn ; Bắc Sơn ; Đông Triều ; Hoàng Liên Sơn dài nhất .
+ (- Năm phía bắc của nước ta ; dài khoảng 180 km ; rộng 30 km .)
+-( Đỉnh núi nhọn ; sườn núi rất dốc , thung lũng hẹp và sâu .)
-Lắng nghe.
-Nhóm 4 thảo luận và cử đại diện trả lời 
-3-4 em lên bảng chỉ và nêu vị trí Sa-Pa
-2-3.HS đọc lại .
-Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 2 lop 4.doc