Hoạt động: TỰ GIỚI THIỆU MÌNH, TÌM HIỂU LÀM QUEN VỚI THẦY GIÁO,
CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN TRONG LỚP
A. Mục tiêu:
- Các em tự giới thiệu mình, tìm hiểu làm quen với thầy giáo, cô giáo và các bạn trong lớp.
- Phân chia các tổ, cử các cán bộ lớp.
B. Các hoạt động dạy học:
- Cho cả lớp hát bài : Lớp chúng ta đoàn kết.
- Hướng dẫn các em tự giới thiệu mình hiện đang ở thôn , xã , huyện , tỉnh nào.
- Cho các em làm quen với thầy cô giáo trong lớp.
- Cho các em làm quen với các bạn trong lớp, tự giới thiệu với nhau.
- Giáo viên phân chia các tổ : Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ cử 1 tổ trưởng và 1 tổ phó.
- Cả lớp cử cán bộ lớp : Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mĩ, . . .
* Công tác tuần đến:
- Giáo viên nhắc nhở học sinh đi học đúng giờ, không ăn quà, xả rác trong sân trường.
- Triển khai học sinh mặc đồng phục trắng thứ 2, 6 ; quần xanh, áo trắng thứ 3 , 4 , 5.
- Nhắc nhở học sinh mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập và SGK.
PHÒNG GIÁO DỤC & HUYỆN ĐÔNG HÒA TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀ HIỆP BẮC ---?&?--- HỒ SƠ Giáo án lớp: Một GIÁO VIÊN : ĐƠN VỊ : Trường Tiểu Học Số 2 Hoà Hiệp Bắc Năm học: 2008 - 2009 TUẦN 1 THỨ NGÀY MÔN TÊN BÀI DẠY Hai 5/9 Hoạt động Học vần Đạo đức Tự giới thiệu mình, tìm hiểu làm quen với thầy, cô giáo và các bạn trong lớp. Ổn định tổ chức Em là học sinh lớp Một Ba 6/9 Thể dục Học vần Toán Tổ chức lớp – Trò chơi Các nét cơ bản Tiết học đầu tiên Tư 7/9 Học vần Toán SH Sao e Nhiều hơn, ít hơn Giới thiệu về nội quy của nhà trường, lớp, Sao Năm 8/9 Học vần Mĩ thuật Toán b Xem tranh thiếu nhi vui chơi Hình vuông, hình tròn Sáu 9/9 Học vần Toán Âm nhạc / Hình tam giác Quê hương tươi đẹp Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2005 Hoạt động: TỰ GIỚI THIỆU MÌNH, TÌM HIỂU LÀM QUEN VỚI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN TRONG LỚP A. Mục tiêu: - Các em tự giới thiệu mình, tìm hiểu làm quen với thầy giáo, cô giáo và các bạn trong lớp. - Phân chia các tổ, cử các cán bộ lớp. B. Các hoạt động dạy học: - Cho cả lớp hát bài : Lớp chúng ta đoàn kết. - Hướng dẫn các em tự giới thiệu mình hiện đang ở thôn , xã , huyện , tỉnh nào. - Cho các em làm quen với thầy cô giáo trong lớp. - Cho các em làm quen với các bạn trong lớp, tự giới thiệu với nhau. - Giáo viên phân chia các tổ : Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ cử 1 tổ trưởng và 1 tổ phó. - Cả lớp cử cán bộ lớp : Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mĩ, . . . * Công tác tuần đến: - Giáo viên nhắc nhở học sinh đi học đúng giờ, không ăn quà, xả rác trong sân trường. - Triển khai học sinh mặc đồng phục trắng thứ 2, 6 ; quần xanh, áo trắng thứ 3 , 4 , 5. - Nhắc nhở học sinh mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập và SGK. Học vần: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC Đạo đức: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT A. Mục tiêu: - Học sinh biết được : Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, . . . - Học sinh có thái độ : Vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành người học sinh lớp Một. Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp. B. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. C. Đồ dùng:Vở bài tập Đạo đức 1. Các bài hát : Trường em, Đi học; Đi đến trường. D. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách và vở Đạo đức. II. Bài mới: Giáo viên Học sinh * Hoạt động 1 : Vòng tròn giới thiệu tên (Bài tập 1). + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi: - Học sinh đứng thành vòng tròn và điểm danh từ 1 đến hết . Đầu tiên em thứ nhất giới thiệu tên mình. Sau đó , em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình. Đến em thứ ba lại giới thiệu tên bạn thứ nhất, bạn thứ hai và tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn đều được giới thiệu tên. + Thảo luận: + Kết luận : Mỗi người đều có 1 cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. * Hoạt động 2 : Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình (bài tập 2). + Giáo viên nêu yêu cầu : Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích. + Giáo viên mời 1 số học sinh tự giới thiệu trước lớp. + Hỏi : Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không ? + Kết luận : Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác , bạn khác. * Hoạt động 3 : Học sinh kể về ngày đầu tiên đi học của mình (bài tập 3). - Giáo viên nêu yêu cầu : +Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em. + Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào ? + Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào ? + em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một ? - Giáo viên kết luận : + Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy giáo, cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa. + Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. + Em rất vui và tự hào mình là học sinh lớp 1. + Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. - Học sinh đứng thành vòng tròn và điểm danh từ 1 đến hết. Và chơi theo hướng dẫn của giáo viên . - Học sinh thảo luận theo các câu hỏi sau: + Trò chơi giúp em điều gì ? + Em có thấy sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không ? - Học sinh nhắc lại kết luận : Mỗi người đều có 1 cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. - Học sinh tự giới thiệu trong nhóm 2 người. - 2 học sinh nhắc lại kết luận : Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác , bạn khác. - Học sinh kể chuyện trong nhóm nhỏ 2 em. - 1 số em lên kể trước lớp. - 3 học sinh nhắc lại kết luận. + Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. + Em rất vui và tự hào mình là học sinh lớp 1. + Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2005 Thể dục: TỔ CHỨC LỚP - TRÒ CHƠI A. Mục tiêu: -Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ chức lớp, chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu học sinh biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ Thể dục. - Chơi trò chơi : “Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu bước đầu biết tham gia được vào trò chơi. B. Phương pháp: Trực quan, thực hành. C. Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường. Giáo viên chuẩn bị 1 còi, tranh ảnh 1 số con vật. D. Nôïi dung và phương pháp lên lớp: Giáo viên Học sinh 1. Phần mở đầu: - Giáo viên tập hợp học sinh thành 4 hàng dọc, sau đó cho quay hàng ngang. Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học. 2. Phần cơ bản: * Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn : - Giáo viên dự kiến và nêu lên để học sinh cả lớp quyết định. - Phổ biến nội quy tập luyện. Giáo viên phổ biến những quy định : + Phải tập hợp ở ngoài sân dưới sự điều khiển của cán sự. + Trang phục phải gọn gàng. + Bắt đầu đến kết thúc giờ học, ai muốn ra vào lớp phải xin phép. - Trò chơi “Diệt các con vật có hại”: Giáo viên nêu tên trò chơi, hỏi để học sinh trả lời xem những con vật nào có hại, có ích. Thống nhất với cả lớp khi gọi đến tên các con vật có hại thì cả lớp đồng thanh hô “Diệt ! Diệt ! Diệt !”, còn tên các con vật có ích thì đứng im, ai hô “Diệt !” là sai. 3. Phần kết thúc: - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Giáo viên kết thúc giờ học bằng cách hô : “Giải tán !”, Học sinh hô to : “Khoẻ !”. - Học sinh đứng vỗ tay và hát. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1 – 2. - Học sinh sửa lại trang phục. - Học sinh chơi theo lời của Giáo viên gọi tên các con vật. - Đứng vỗ tay và hát. Học vần: CÁC NÉT CƠ BẢN Toán: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN A. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1. - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong tập Toán 1. B. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. C. Đồ dùng: - Sách Toán 1. Bộ đồ dùng học Toán lớp 1 của học sinh . D. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh . II. Bài mới: Giáo viên Học sinh 1. Giáo viên hương dẫn học sinh sử dụng sách Toán 1: a) Giáo viên cho học sinh xem sách Toán 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh xem sách Toán 1. Giáo viên giới thiệu trang bìa và từng trang bên trong sách Toán. b) Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy sách Toán1 và hướng dẫn học sinh mở sách đến trang có “Tiết học đầu tiên”. c) Giáo viên giới thiệu ngắn, gọn về sách Toán 1. - Từ trang bìa đến “Tiết học đầu tiên”. - Sau “Tiết học đầu tiên” đến hết sách Toán1. Giáo viên cho học sinh thực hành gấp sách , mở sách, hướng dẫn học sinh giữ gìn sách . . . 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với 1 số hoạt động học tập toán ở lớp 1. Giáo viên cho học sinh mở sách Toán 1 đến bài “Tiết học đầu tiên”, hướng dẫn học sinh quan sát từng tranh rồi thảo luận xem học sinh lớp 1 thường có những hoạt động nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào . . . trong các tiết học toán. - Giáo viên tổng kết theo nội dung từng tranh. Chẳng hạn, trong tiết học toán có khi giáo viên phải giới thiệu, giải thích ( ảnh 1); có khi học sinh làm việc với các que tính; các hình bằng gỗ, bìa để học số (ảnh 2), đo độ dài bằng thước (ảnh 3); có khi học sinh phải làm việc chung trong lớp (ảnh 4); có khi phải học nhóm để trao đổi ý kiến với các bạn (ảnh 5) 3. Giới thiệu với học sinh các yêu cầu cần đạt sau khi học Toán 1. Học Toán 1 các em sẽ biết : + Đếm; đọc số; viết số; so sánh 2 số; . . . + Làm tính cộng, tính trừ. + Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán. + Biết giải các bài toán. + Biết đo độ dài; biết h ... ết quả của phép tính, rồi đọc kết quả bài làm của mình theo từng cột. - Học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức số có dạng như trong bài tập; chẳng hạn: Muốn tính 4 + 1 + 1 thì phải lấy 4 cộng 1 trước, được bao nhiêu cộng tiếp với 1. 3 học sinh lên bảng làm bài; cả lớp làm vào vở bài tập. - Học sinh viết phép tính tương ứng với bài toán đã nêu dưới bức tranh : 6 + 1 = 7 + Học sinh viết phép tính: 1 + 6 = 7 - Học sinh trả lời và ghi phép tính : 4 + 3 = 7. III. Củng cố: - 2 học sinh đọc lại các công thức cộng , trừ trong phạm vi 7, 8 . - Học sinh làm bảng con : 4 + 0 + 3 = ; 6 + 2 - 1 = ; 3 + 0 + 3 = IV. Dặn dò: Dặn học sinh học và chuẩn bị bài: Ôn tập tiếp. Thứ tư ngày 11 tháng 01 năm 2006 Học vần: ÔN CÁC VẦN CÓ ÂM CUỐI T , C , CH A. Mục tiêu: - Học sinh đọc, viết 1 cách chắc chắn các vần kết thúc bằng t , c , ch . - Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng. B. Phương pháp: Trực quan ; Thực hành giao tiếp ; Phân tích ngôn ngữ ; Rèn luyện theo mẫu. C. Đồ dùng: - Bảng ôn như trong SGK. - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng. D. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - Đọc , viết : trắng muốt , vượt lên , tuốt lúa , ẩm ướt - 3 học sinh đọc câu ứng dụng : Con Mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà Chú Chuột đi chợ đường xa Mua mắm, mua muối giỗ cha chú Mèo. II. Bài mới: Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu và ghi bảng : Ôn tập. 2. Ôn tập: a) Các vần đã học : b) Ghép chữ và vần thành tiếng: - Giáo viên cho học sinh ghép các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn : at , ăt , ât , ot , ôt , ơt , ut , ưt , et , êt , it , iêt , uôt , ươt . - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh . c) Đọc từ ngữ ứng dụng : - Giáo viên ghi các từ ngữ ứng dụng lên bảng: chót vót, bát ngát, Việt Nam. - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh và giải thích thêm các từ ngữ. d) Tập viết các từ ngữ ứng dụng : chót vót, bát ngát - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn cách viết từng chữ. - Giáo viên sửa chữ viết cho học sinh . giáo viên lưu ý học sinh vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết. - Giáo viên cho học sinh ghép các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn : ac , ăc , ac , oc , ôc , uc , ưc , iêc , uôc , ươc , ach , ich , êch. - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh . c) Đọc từ ngữ ứng dụng : - Giáo viên ghi các từ ngữ ứng dụng lên bảng: thác nước , chúc mừng , ích lợi - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh và giải thích thêm các từ ngữ. d) Tập viết các từ ngữ ứng dụng : thác nước, ích lợi . - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn cách viết từng chữ. - Giáo viên sửa chữ viết cho học sinh . giáo viên lưu ý học sinh vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết. Tiết 2 3. Luyện tập : a) Luyện đọc: * Nhắc lại tên bài ôn ở tiết trước. - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh . * Đọc câu ứng dụng: - Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng. - Giáo viên ghi bảng: Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh , hạn chế vừa đánh vần vừa đọc, tăng tốc độ đọc và khuyến khích học sinh đọc trơn. b) Luyện viết : - Học sinh đọc lại đầu bài : Ôn tập. - Học sinh chỉ chữ và đọc vần. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. at , ăt , ât , ot , ôt , ơt , ut , ưt , et , êt , it , iêt , uôt , ươt . - Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng: chót vót, bát ngát, Việt Nam. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh ghép bảng cài : chót vót, bát ngát, Việt Nam. - Học sinh viết bảng con từ ngữ : chót vót, bát ngát . - Học sinh đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. ac , ăc , ac , oc , ôc , uc , ưc , iêc , uôc , ươc , ach , ich , êch. - Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng: thác nước , chúc mừng , ích lợi Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh ghép bảng cài : thác nước , chúc mừng , ích lợi . - Học sinh viết bảng con từ ngữ : thác nước, ích lợi . - Học sinh lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng. at , ăt , ât , ot , ôt , ơt , ut , ưt , et , êt , it , iêt , uôt , ươt . chót vót, bát ngát, Việt Nam. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh quan sát tranh ; thảo luận nhóm và nêu các nhận xét về câu ứng dụng. - Học sinh đọc câu ứng dụng: Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. ac , ăc , ac , oc , ôc , uc , ưc , iêc , uôc , ươc , ach , ich , êch. - Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng: thác nước , chúc mừng , ích lợi Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh ghép bảng cài : thác nước , chúc mừng , ích lợi . - Học sinh viết bảng con từ ngữ : thác nước, ích lợi . III. Củng cố: - Giáo viên chỉ bảng ôn cho học sinh theo dõi và đọc theo. - Học sinh ghép bảng cài. - Học sinh tìm chữ và tiếng vừa học. IV. Dặn dò: Dặn học sinh học bài, tự tìm chữ , tiếng, từ, vừa học . Toán: ÔN PHÉP CỘNG , TRỪ TRONG PHẠM VI 9 , 10 A. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Củng cố bảng cộng , trừ trong phạm vi 9 ,10 ; biết vận dụng để làm tính. - Củng cố nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Tiếp tục củng cố và phát triển kĩ năng xem tranh vẽ, đọc và giải bài toán tương ứng. B. Phương pháp: Quan sát mẫu, thực hành – luyện tập theo mẫu. C. Đồ dùng: Các vật mẫu trong bộ đồ dùng học Toán lớp 1. D. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm bảng con: 8 + 2 – 6 = ; 10 – 5 + 3 = II. Bài mới: Giáo viên Học sinh 1. Ôn tập các bảng cộng và các bảng trừ đã học: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bảng cộng trong phạm vi 10 và bảng trừ trong phạm vi 10 đã được học. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết quy luật sắp xếp các công thức tính trên các bảng đã cho. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng, trừ trong phạm vi 9 , 10: b) Hướng dẫn học sinh thành lập các công thức: 2 + 8 = 10 ; 10 – 2 = 8 ; 3 + 7 = 10 ; 10 – 3 = 7 ; 4 + 6 = 10 ; 10 – 4 = 6 ; 5 + 5 = 10 , 10 – 5 = 5 ; 6 + 4 = 10 ; 10 – 6 = 4 ; 7 + 3 = 10 ; 10 – 7 = 3 ; 8 + 2 = 10 ; 10 – 8 = 2 ; 9 + 1 = 10 ; 10 – 9 = 1 . Tiến hành tương tự như thành lập công thức : 1 + 9 = 10 ; 10 – 1 = 9 - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách sắp xếp các công thức tính trên bảng vừa thành lập và nhận biết quan hệ giữa các phép tính cộng, trừ. c) Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10. - Giáo viên nêu câu hỏi, chẳng hạn: “5 cộng 5 bằng mấy?”, “6 cộng 4 bằng mấy?”, “7 cộng mấy bằng 10 ?”, “10 bằng 2 cộng mấy?”, “10 bằng mấy cộng mấy?”, “10 trừ 7 bằng mấy?” , “10 trừ 9 bằng mấy?”, 2. Hướng dẫn học sinh thực hành: * Bài 1: Tính : a) 1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 = 4 + 6 = 9 + 1 = 8 + 2 = 7 - 7 = 6 - 4 = 9 – 1 = 10 – 2 = 7 – 3 = 10 – 4 = + + + + + + b) 7 6 5 4 8 1 3 4 5 6 2 9 - - - - - - 10 9 10 8 7 5 5 4 7 4 2 1 * bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống : - Giáo viên dễn đạt câu mẫu ngắn gọn, chính xác. Chẳng hạn : “10 gồm 1 và 9 nên viết được 9 vào ô trống” (dòng 1, bảng 1). * Bài 4: Viết phép tính thích hợp: - Hướng dẫn học sinh xem tranh rồi nêu bài toán và viết phép tính thích hợp, chẳng hạn : Có 6 con cá, thêm 4 con nữa. Hỏi tất cả có mấy con cá? - Học sinh tính nhẩm 1 số phép tính cụ thể trong phạm vi 10, chẳng hạn : 4 + 5 = ; 2 + 8= ; 10 – 1 = ; 9 – 2 = - Học sinh đọc “Một cộng chín bằng mười”. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh đọc lại bảng cộng. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - 4 học sinh lên bảng; cả lớp làm bảng con. Học sinh tìm kết quả của phép tính, rồi đọc kết quả bài làm của mình theo từng cột. - 3 học sinh lên bảng; cả lớp làm bảng con. Lưu ý viết số thật thẳng cột. - 3 học sinh lên bảng; cả lớp làm bảng con. Lưu ý viết số thật thẳng cột. - Học sinh tự tìm hiểu “lệnh” của bài toán, làm bài và chữa bài. - 4 học sinh lên bảng; cả lớp làm vào vở bài tập. - Học sinh viết phép tính tương ứng với bài toán đã nêu dưới bức tranh : a) 7 + 3 = 10 b) 10 – 3 = 7 III. Củng cố: - 2 học sinh đọc lại các công thức cộng và trừ trong phạm vi 9 , 10. - Học sinh làm bảng con : 5 + 0 + 5 = ; 10 - 2 + 0 = ; 3 - 0 + 7 = IV. Dặn dò: Dặn học sinh học và chuẩn bị bài: Luyện tập.
Tài liệu đính kèm: