ĐẠO ĐỨC ( BÀI 14)
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG ( TIẾT 1)
A. MỤC TIÊU: Giúp hs
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- VBT đạo đức
- Tranh minh hoạ.
- Bài hát “ Ra vườn hoa em chơi” ( nhạc, lời: Văn Tấn)
TUẦN 30 Ngày soạn : 04 – 04– 2010 Ngày giảng: 05 – 04 – 2010 ( 1D) 06 – 04 – 2010 ( 1H – 1E). đạo đức ( bài 14) Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ( tiết 1) A. mục tiêu: Giúp hs Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người. Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. B. đồ dùng dạy học: VBT đạo đức Tranh minh hoạ. Bài hát “ Ra vườn hoa em chơi” ( nhạc, lời: Văn Tấn) C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước chúng ta đã học bài gì? - Em nói lời chào hỏi khi nào? - Em nói lời tạm biệt khi nào? - Khi gặp gỡ người quen ở bệnh viện em chào hỏi như thế nào? - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: *HĐ 1: Giới thiệu bài Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Trong giờ học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng qua bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng. *HĐ 2: Quan sát cây và hoa ở sân trường. - Chào hỏi và tạm biệt. - Nói lời chào hỏi khi gặp gỡ ( 1 em) - Nói lời tạm biệt khi chia tay ( 1 em) - Em chào bằng cách gật đầu, mỉm cười hoặc giơ tay vẫy chào bạn. - HS khác nhận xét. - Nhắc lại tên bài. - Yêu cầu hs quan sát tranh, nêu nội dung của tranh. + Kể tên cây ( hoa) có trong sân trường? + Cây và hoa có ích lợi gì? + Ra chơi ở sân trường em có thích không? + Sân trường có đẹp, có mát không? + Để sân trường luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì? →KL: - Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, không khí trong lành, mát mẻ. - Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn. - Cần chăm sóc cây và hoa nơi công cộng. - Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi + Cây bàng, cây phượng, + Hoa hồng, hoa cúc, + Làm cảnh, toả bóng mát. - Nêu - Nêu - Chăm sóc cây và hoa trong sân trường, giữ gìn vệ sinh, * HĐ 3: Bài tập 1 - Nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu hs quan sát tranh, nêu nội dung tranh + Các bạn nhỏ đang làm gì? + Những việc làm đó có lợi gì? Em có nên học tập không? + Em có thể làm được như các bạn không? →KL: Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm bảo vệ cây và hoa làm cho sân trường thêm đẹp, nơi em sống thêm trong lành. * HĐ 4: Bài tập 2 - Quan sát tranh, nêu nội dung tranh: + Các bạn nhỏ đang trồng cây, chăm sóc vườn hoa. + Trả lời ( ví dụ: làm cho cây và hoa xanh tốt, vườn trường thêm đẹp, ) + Trả lời. - Lắng nghe và nhắc lại. - Nêu yêu cầu - Cho hs quan sát tranh + Tranh vẽ cảnh gì? + Hai bạn đã khuyên các bạn đang trèo cây như thế nào? + Các bạn trèo cây là đúng hay sai? Các bạn biết khuyên nhủ bạn là đúng hay sai? - Yêu cầu hs tô màu vào quần áo của bạn có hành động đúng. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi. - Một số bạn đang trèo cây, bẻ lá, bẻ cành cây. Hai bạn khác đến khuyên các bạn không nên làm như vậy. - Các bạn không nên phá hoại cây như vậy! - Các bạn trèo cây là hành động sai. Các bạn khuyên nhủ bạn là hành động đúng. - Tô màu. →KL: Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn bè phá hoại cây là hành động đúng. Bẻ cành, đu cây là hành động sai. - Lắng nghe - Nhắc lại. 3. Củng cố, dặn dò: - Các em nhớ thực hiện tốt như bài học : không nên bẻ cành, đu cây. Biết khuyên ngăn bạn bè khi thấy các bạn đang có hành động phá hoại cây cối. - Về nhà học bài, xem trước các BT còn lại. - Lắng nghe và thực hiện. Ngày giảng : 05 / 04/ 2010 ( 1D). 06 / 04/ 2010 ( 1H). Luyện toán Phép trừ trong phạm vi 100 ( bài 113) (trừ không nhớ) A. mục tiêu: Giúp hs Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữa số ( không nhớ) dạng 65 – 30; 36 - 4 B. đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán ( trang 48) C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài Trong giờ luyện toán hôm nay, lớp ta cùng ôn lại phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100, dạng 65 – 30 ; 36 – 4. GV ghi bảng - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn làm bài tập trong VBT ( trang 48). * Bài 1: Tính a, - Hướng dẫn hs làm bài tập - Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì? - Nhận xét, chữa bài. b, - Hướng dẫn hs làm bài - Chữa bài, cho điểm - Hs đọc đầu bài. - Làm vào bảng con - Viết các số thẳng hàng, thẳng cột với nhau. - Đối chiếu bài làm - Làm vào VBT - 6 hs lên bảng chữa bài, hs khác nhận xét. * Bài 2: Tính nhẩm - Đọc đầu bài. - Hướng dẫn hs làm bài - Nhận xét, chấm điểm. * Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu). - Hướng dẫn hs làm bài - Chữa bài, chấm điểm. * Bài 4: - Hướng dẫn hs làm bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết sợi dây còn lại dài bao nhiêu cm, ta phải làm phép tính gì? + Câu lời giải là gì? - Chữa bài, chấm VBT. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học và làm lại các bài tập. - Làm vào VBT - Nêu miệng kết quả a, 48- 40 = 8 69- 60 = 9 82- 70 = 12 58- 30 = 28 79- 50 = 29 34- 20 = 14 b, 37- 4 = 33 98- 8 = 90 19- 1 = 18 37- 7 = 30 98- 5 = 93 19- 9 = 10 - Hs khác nhận xét. - Đọc yêu cầu của bài. - Làm vào VBT - 4 em lên bảng chữa bài 92 – 10 = 82 24 – 20 = 4 39 – 2 = 37 24 – 4 = 20 - Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. - Nêu yêu cầu. - Làm vào VBT + Sợi dây dài 52cm, cắt đi 20cm. + Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét? + Phép trừ, lấy 52 – 20 + Sợi dây dài là: + Sợi dây còn lại dài là: Bài giải: Sợi dây dài là: 50 – 20 = 30 ( cm) Đáp số: 30 cm Ngày giảng : 05/ 04/ 2010 ( 1D) Luyện đọc Chuyện ở lớp A. mục tiêu: Giúp hs Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ : ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?. Học thuộc lòng khổ thơ yêu thích. B. đồ dùng dạy học: SGK VBT Tiếng Việt ( tr. 41) C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: - Các em đã học bài tập đọc “ Chuyện ở lớp”. Giờ luyện đọc này, lớp ta cùng đọc lại bài và làm một số bài tập trong VBT Tiếng Việt. - Lắng nghe. 2. Luyện đọc: - Đọc mẫu - Hướng dẫn luyện đọc + Luyện đọc tiếng: lớp, dậy, trêu, bẩn, vuốt, chẳng, ngoan + Luyện đọc từ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. + Luyện đọc đoạn + Luyện đọc cả bài. - Đọc thầm theo - Đọc cá nhân - Đọc cá nhân, nhóm - Đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Đọc nối tiếp cá nhân, nhóm - Đọc cá nhân. - Theo dõi, sửa lỗi phát âm cho hs. - Hướng dẫn đọc diễn cảm - Luyện đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm - Nhận xét, đánh giá. - Em hãy tìm trong bài tiếng có vần uôt. - Vuốt - Em hãy nói câu chứa tiếng có vần uôc hoặc uôt. - Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp? - Mẹ nói gì với bạn nhỏ? - Hôm nay ở lớp em đã ngoan chưa? + uôc: guốc, cuốc, luộc, + uôt: buốt, chuột, ruột, tuột, - Bạn nhỏ kể: bạn Hoa không học bài; bạn Hùng cứ trêu con; bạn Mai tay đầy mực bôi bẩn ra bàn. - Mẹ chỉ muốn nghe ở lớp bạn nhỏ đã ngoan như thế nào. - Trả lời 3. Làm BT: - Hướng dẫn hs làm bài tập - Mở VBT Tiếng Việt làm bài - Nêu miệng kết quả, hs khác nhận xét. - Nhận xét, chữa bài - Đối chiếu kết quả. 4. Củng cố, dặn dò: - Cho hs học thuộc lòng khổ thơ yêu thích. - Nhắc lại nội dung bài. - Về nhà luyện đọc lại bài, đọc trước bài: Mèo con đi học. - 2 em đọc thuộc lòng - Lắng nghe và nhắc lại. Ngày soạn : 05 – 04 – 2010 Ngày giảng : 06/ 04/ 2010 ( 1H) 07/ 04/ 2010 ( 1D) 08/ 04/ 2010 ( 1E). Tự nhiên – xã hội ( bài 30) Trời nắng, trời mưa A. mục tiêu: Hs biết Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa. Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nắng, mưa. B. đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh hiện tượng thời tiết: nắng, mưa. C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các con vật có ích? - 1 em: chó, mèo, gà, vịt, trâu, lợn, - Kể tên một số con vật có hại? - 1 em: muỗi, gián, chuột, ruồi, - Hs khác nhận xét - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: * HĐ 1: Giới thiệu bài Trong giờ TN – XH hôm nay, lớp ta cùng tìm hiểu về một số hiện tượng thời tiết quen thuộc qua bài 30: Trời nắng, trời mưa - Nhắc lại tên bài. * HĐ 2: Quan sát tranh ảnh - Yêu cầu hs quan sát tranh trong SGK, trả lời câu hỏi: + Hình nào cho biết trời nắng, hình nào cho biết trời mưa? + Tại sao em biết? - Thảo luận nhóm đôi - Quan sát tranh, trả lời + Hình 1: trời nắng + Hình 2: trời mưa - Trời nắng thì bầu trời trong xanh, có mặt trời, có nắng vàng, cảnh vật, đường phố khô ráo, - Trời mưa thì bầu trời có nhiều mây đen, có mưa rơi làm ướt đường phố, cây cỏ, - Nhận xét, kết luận - Nhóm khác nhận xét, bổ xung. →KL: - Trời nắng bầu trời trong xanh, có mây trắng, mặt trời chói sáng, có nắng vàng chiếu xuống, mọi cảnh vật, đường phố khô ráo. - Trời mưa bầu trời u ám, mây đen phủ kín, không nhìn thấy mặt trời, có nhiều hạt mưa rơi làm ướt đường phố, cây cỏ và mọi vật. - Lắng nghe và nhắc lại. * HĐ 3: Quan sát tranh - Thảo luận chung - Yêu cầu hs quan sát tranh ( SGK tr.63) - Quan sát tranh - 1 em hỏi, 1 em trả lời + Tại sao đi dưới trời nắng, bạn nên đội mũ, nón? - Nêu: để không bị ốm, nhức đầu, sốt, + Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa bạn cần làm gì? →KL: - Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón để không bị ốm, nhức đầu, sổ mũi, - Đi dưới trời mưa em cần mặc áo mưa, đội mũ nón hoặc che ô để không bị ướt, bị cảm lạnh. - Nêu: cần mặc áo mưa, đội nón, dùng ô, - Trả lời trước lớp, hs khác nhận xét * HĐ 4: Trò chơi “ Trời nắng, trời mưa” - Hướng dẫn hs cách chơi - 1 em hô: Trời nắng!: thì các hs khác cầm nhanh tấm bìa có ghi tên các đồ dùng phù hợp để đi dưới trời nắng. - Trời mưa! tiến hành tương tự. - Mỗi em được phát 1 tấm bìa có ghi tên đồ dùng như áo mưa, mũ, nón, ô, - Chơi trò chơi. - Nhận xét, tuyên dương những em chơi tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài: Cần biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày trời nắng hoặc mưa. - Xem trước bài 31: TH quan sát bầu trời. - Nhắc lại. Ngày soạn : 05 – 04 – 2010 Ngày gi ... i những vật liệu gì? + Cạnh các nan giấy như thế nào? + Hàng rào có mấy nan ngang? Mấy nan đứng? + Khoảng cách các nan đứng là bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang là bao nhiêu ô? →KL: - Hàng rào được dán bởi các nan giấy. Cạnh của các nan giấy là các đường thẳng cách đều. Hàng rào có 4 nan đứng và 2 nan ngang; khoảng cách giữa các nan đứng là 1 ô, giữa các nan ngang là 2 ô. - Quan sát và nhận xét. - Hàng rào được tạo bởi các nan giấy. - Cạnh của các nan giấy là những đường thẳng cách đều. - Có 4 nan đứng, 2 nan ngang - Nêu: giữa các nan đứng là 1 ô, giữa các nan ngang là 2 ô. - Nhắc lại kết luận. * HĐ 2: Hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy. a, Kẻ, cắt nan giấy. - Lật mặt sau của tờ giấy kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau. - Kẻ 4 nan đứng dài 6 ô, rộng 1ô. - Kẻ 2 nan ngang dài 9 ô, rộng 1 ô. - Hướng dẫn cắt: GV thao tác + Cắt theo các đường thẳng cách đều ( H.2) - Quan sát, theo dõi b, Hướng dẫn thực hành - Nan đứng có độ dài bao nhiêu ô? độ rộng bao nhiêu ô? - Nan ngang dài bao nhiêu ô? rộng bao nhiêu ô? - Nhắc lại cách kẻ, cắt nan giấy. - Nan đứng dài 6 ô, rộng 1 ô. - Nan ngang dài 9 ô, rộng 1 ô. - Hướng dẫn hs thực hành kẻ, cắt nan giấy. - Quan sát, giúp đỡ hs - Thực hành trên giấy nháp. - Trưng bày sản phẩm. - Nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài, nhận xét tiết học. - Lắng nghe. - Về nhà tập kẻ, cắt các nan giấy. Ngày giảng : 06 / 04/ 2010 ( 1E). Luyện toán Luyện tập ( bài 114) A. mục tiêu: Giúp hs Biết đặt tính, làm tính trừ các số trong phạm vi 100 ( không nhớ). Rèn tính nhẩm các số trong phạm vi 100 ( không nhớ). Củng cố kỹ năng giải toán. B. đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán ( trang 49) Bảng con Phiếu BT 3. C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài Các em đã học về phép trừ không nhớ các số trong phạm vi 100. Trong giờ luyện toán hôm nay, các em sẽ làm một số bài tập khắc sâu lại các kiến thức đã học. GV ghi bảng - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn làm bài tập trong VBT ( trang 49). * Bài 1: Đặt tính rồi tính ( theo mẫu) - Hướng dẫn ví dụ mẫu - Cho hs làm bài vào bảng con. - Khi đặt tính và viết kết quả ta cần lưu ý điều gì? - Nhận xét, chữa bài. - Hs đọc đầu bài. - Lắng nghe - Làm vào bảng con - 4 em lên bảng chữa bài - Hs khác nhận xét. - Viết các số thẳng hàng, thẳng cột ( hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục). - Đối chiếu bài làm. * Bài 2: Tính nhẩm - Đọc đầu bài. - Hướng dẫn hs làm bài - Nhận xét, chấm điểm. * Bài 3: > , < , = ? - Phát phiếu bài tập - Hướng dẫn hs làm bài + Muốn điền được dấu đúng ta làm như thế nào? - Cho hs làm vào phiếu BT - Chấm điểm - Chữa bài. * Bài 4: Giải toán - Hướng dẫn hs làm bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Cắt bỏ toa cuối cùng là cắt bỏ bao nhiêu toa? + Cho hs nêu lại bài toán. + Muốn biết đoàn tàu còn lại bao nhiêu toa ta làm phép tính gì? + Câu lời giải là gì? - Chữa bài. * Bài 5: Hãy vẽ nửa còn lại của các chữ cái sau. - Hướng dẫn hs làm bài - Chữa bài, chấm VBT. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học và làm lại các bài tập. - Làm vào VBT - 3 em lên bảng chữa bài ( mỗi em 3 phép tính) - Hs khác nhận xét. - Đọc yêu cầu của bài. - Ta phải tính, rồi so sánh kết quả của 2 phép tính và điền dấu. - 4 hs lên bảng chữa bài, nêu cách điền dấu. 57 – 7 < 57 – 4 34 + 4 > 34 – 4 70 – 50 = 50 – 30 65 – 15 > 55 - 15 - Hs khác nhận xét - Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. - Đọc bài toán - Đoàn tàu có 12 toa, đã cắt bỏ toa cuối cùng. - Hỏi: Đoàn tàu còn lại bao nhiêu toa? - Là cắt bỏ 1 toa. - Đoàn tàu có 12 toa, cắt bỏ đi 1 toa. Hỏi đoàn tàu còn lại bao nhiêu toa? - Làm phép tính trừ: 12 – 1 - Đoàn tàu còn lại số toa là: Bài giải: Đoàn tàu còn lại số toa là: 12 – 1 = 11 ( toa tàu) Đáp số: 11 toa tàu. Nêu yêu cầu - Làm bài - Đối chiếu bài làm. - Lắng nghe và nhắc lại Ngày soạn : 07 – 04 – 2010 Ngày giảng : 08 / 04/ 2010 ( 1E). Luyện toán Các ngày trong tuần lễ ( bài 115) A. mục tiêu: Giúp hs Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hàng ngày. B. đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán ( trang 50) Bảng con Quyển lịch bóc hàng ngày. C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Chúng ta đã học bài gì? - Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu? tháng bao nhiêu? - Tìm trên quyển lịch ngày hôm nay ? - Tìm trên quyển lịch ngày mai? - Nhận xét, cho điểm. - Các ngày trong tuần lễ. - 1 hs lên bảng đọc và chỉ. - 1 em - Hs khác nhận xét. 2. Bài mới a, Giới thiệu bài: Các em đã học về các ngày trong tuần lễ. Chúng ta cùng ôn lại các ngày trong tuần và làm các bài tập trong VBT. Gv ghi bảng: Xăng – ti – met. Đo độ dài b, Luyện tập: * Hướng dẫn làm BT trong VBT toán ( tr.50) - Gọi hs đọc yêu cầu của bài - Đọc yêu cầu - Phân tích yêu cầu, hướng dẫn hs làm bài tập - Nhận xét, chữa bài. * Bài 3: Giải toán - Hướng dẫn hs làm bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + 1 tuần lễ có mấy ngày? + Muốn biết được nghỉ bao nhiêu ngày làm phép tính gì? - Cho hs làm VBT, 1 em chữa bài. - Làm vào VBT - Đọc kết quả bài làm * Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm Nếu hôm nay là thứ hai thì: - Ngày mai là thứ Ba - Ngày kia là thứ Tư - Hôm qua là Chủ nhật - Hôm kia là thứ Bảy * Bài 2: Đọc các tờ lịch trên hình vẽ dưới đây rồi viết vào chỗ chấm. - Ngày 8 là thứ Sáu - Ngày 9 là thứ Bảy - Chủ nhật là ngày 10. - Thứ năm là ngày 7 - Đọc bài toán + Em được nghỉ Tết 1 tuần lễ và 2 ngày. + Hỏi: em được nghỉ tất cả bao nhiêu ngày? + Một tuẫn lễ có 7 ngày. + Làm tính cộng: 7 + 2 Bài giải: Em được nghỉ số ngày là: 7 + 2 = 9 ( ngày) Đáp số: 9 ngày. * Làm vở luyện toán - Làm vào vở luyện toán 1, Viết tên các ngày trong một tuần lễ. 2, Viết tiếp vào chỗ chấm - Hôm nay là thứ . Ngày tháng năm ... - Ngày mai là thứ Ngày tháng năm - Ngày kia là thứ Ngày tháng năm - Hôm qua là thứ Ngày tháng năm - Hôm kia là thứ Ngày tháng năm → Thu vở chấm điểm 3. Củng cố, dặn dò - Nêu lại nội dung bài. - Lắng nghe - Về nhà tập xem các ngày trong tuần lễ trên quyển lịch ở nhà. Ngày giảng : 08 / 04/ 2010 ( 1H) Luyện đọc Người bạn tốt A. mục tiêu: Giúp hs Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu. Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành. B. đồ dùng dạy học: SGK VBT Tiếng Việt ( tr. 46, 47) C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: - Trong giờ luyện đọc hôm nay, lớp ta luyện đọc lại bài tập đọc “ Người bạn tốt” và làm bài tập trong VBT Tiếng Việt. - Lắng nghe. 2. Luyện đọc: - Đọc mẫu - Hướng dẫn luyện đọc + Luyện đọc tiếng: chì, liền, gãy, sửa, nằm, nghịu + Luyện đọc từ: bút chì, liền đưa, gãy, sửa lại, nằm, ngượng nghịu + Luyện đọc câu + Luyện đọc đoạn + Luyện đọc cả bài. - Đọc thầm theo - Đọc cá nhân - Đọc cá nhân, nhóm - Đọc nối tiếp cá nhân - Đọc nối tiếp cá nhân, nhóm - Đọc cá nhân. - Theo dõi, sửa lỗi phát âm cho hs. - Hướng dẫn đọc diễn cảm - Luyện đọc diễn cảm - Thi đọc. - Em hãy tìm trong bài tiếng có vần uc, ut - Cúc, bút - Em hãy nói câu chứa tiếng có vần uc hoặc ut. - Hà hỏi mượn bút Cúc đã nói gì? - Ai đã giúp đỡ Hà? - Bạn nào giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp? - Em hiểu thế nào là người bạn tốt? + uc: múc, xúc, chúc, + ut: chút, lụt, phút, - “ Nhưng mình sắp cần đến nó” - Nụ đã giúp Hà - Hà đã giúp Cúc sửa lại dây đeo cặp. - 1 em nêu: là người sẵn sàng giúp đỡ bạn 3. Làm BT: - Hướng dẫn hs làm bài tập - Mở VBT Tiếng Việt làm bài - Nêu miệng kết quả, hs khác nhận xét. - Nhận xét, chữa bài - Đối chiếu kết quả. 4. Củng cố, dặn dò: - Cho hs đọc diễn cảm lại toàn bài: - Nhắc lại nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành. - Về nhà luyện đọc lại bài, đọc trước bài: Ngưỡng cửa. - 2 em đọc - Lắng nghe và nhắc lại Ngày giảng : 08 / 04/ 2010 ( 1H). Luyện toán Cộng, trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100 ( bài 116) A. mục tiêu: Giúp hs Biết đặt tính, làm tính trừ các số trong phạm vi 100 ( không nhớ). Rèn tính nhẩm các số trong phạm vi 100 ( không nhớ). Củng cố kỹ năng giải toán. B. đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán ( trang 51) Bảng con C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài Các em đã học về phép cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 100. Trong giờ luyện toán hôm nay chúng ta cùng ôn lại phép cộng, trừ trong phạm vi 100. GV ghi bảng - Lắng nghe. 2. Hướng dẫn làm bài tập trong VBT ( trang 51). * Bài 1: Tính nhẩm - Hướng dẫn hs làm bài - Yêu cầu hs nêu cách cộng nhẩm - Nhận xét, chữa bài. - Hs đọc đầu bài. - Làm vào VBT - Nêu miệng kết quả bài tập - Nêu ( ví dụ: 20 + 60, ta nhẩm: 2 chục + 6 chục = 8 chục Vậy: 20 + 60 = 80) - Hs khác nhận xét. - Đối chiếu bài làm * Bài 2: Đặt tính rồi tính - Đọc đầu bài. - Hướng dẫn hs làm bài - Ta cần lưu ý điều gì khi đặt tính và tính? - Nhận xét, chấm điểm. * Bài 3: Giải toán - Hướng dẫn hs làm bài - Bài giải gồm những gì? - Chữa bài. * Bài 4: Giải toán - Hướng dẫn hs làm bài - Chữa bài, chấm VBT 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học và làm lại các bài tập. - Làm vào bảng con. - 6 em lên bảng chữa bài - Hs khác nhận xét. - Viết các số thẳng cột với nhau và tính từ phải sang trái. - Đối chiếu kết quả - Đọc yêu cầu của bài. - Tự làm bài vào vở - 2 hs nêu bài làm của mình ( mỗi em 1 ý) a, Bài giải: Cả hai lớp có số học sinh là: 23 + 25 = 48 ( học sinh) Đáp số: 48 học sinh. b, Cô tổng phụ trách có 50 vé xem xiếc đủ để phân phát cho hs của cả hai lớp và còn thừa ra 2 vé. - Hs khác nhận xét - Bài giải gồm: câu lời giải, phép tính và đáp số. - Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. - Đọc bài toán - Tự làm bài và chữa bài - Hs khác nhận xét Bài giải: Điểm của Toàn là: 86 – 43 = 43 ( điểm) Đáp số: 43 điểm - Lắng nghe và nhắc lại
Tài liệu đính kèm: