Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần lễ 2

Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần lễ 2

Tuần 1

Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009

Học vần

Ổn định tổ chức

I. Mục tiêu: - Giúp hs làm quen với việc học tập môn Tiếng Việt.

 - Biết các đồ dùng học tập và nề nếp học tập. Học một số thao tác cơ bản

II. Hoạt động dạy học:

 1. Sắp xếp chỗ ngồi, phân chia tổ.

 2. Nêu những yêu cầu cần thiết giúp cho việc học tốt môn Tiếng Việt.

 3. Giới thiệu đồ dùng học tập: sách, vở, bút,thước, bảng phấn dẻ lau, bộ chữ thực hành, các vật mẫu, hình chữ mẫu.

 4. Hướng dẫn cách sử dụng.

 5. Giới thiệu nề nếp học tập.

 - Giữ trật tự, chú ý nghe giảng, ngồi đúng tư thế.

 - Cách giơ tay xin phát biểu, tư thế đứng lên ngồi xuống

 - Cách giao tiếp, xưng hô với cô với bạn.

 - Nắm một số thao tác, kí hiệu của gv đưa ra.

 - Cách trả lời câu hỏi đầy đủ bộ phận.

 

doc 12 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần lễ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
Học vần
ổn định tổ chức
I. Mục tiêu: - Giúp hs làm quen với việc học tập môn Tiếng Việt. 
 - Biết các đồ dùng học tập và nề nếp học tập. Học một số thao tác cơ bản
II. Hoạt động dạy học:
 1. Sắp xếp chỗ ngồi, phân chia tổ.
 2. Nêu những yêu cầu cần thiết giúp cho việc học tốt môn Tiếng Việt.
 3. Giới thiệu đồ dùng học tập: sách, vở, bút,thước, bảng phấn dẻ lau, bộ chữ thực hành, các vật mẫu, hình chữ mẫu.
 4. Hướng dẫn cách sử dụng.
 5. Giới thiệu nề nếp học tập.
 - Giữ trật tự, chú ý nghe giảng, ngồi đúng tư thế.
 - Cách giơ tay xin phát biểu, tư thế đứng lên ngồi xuống
 - Cách giao tiếp, xưng hô với cô với bạn.
 - Nắm một số thao tác, kí hiệu của gv đưa ra.
 - Cách trả lời câu hỏi đầy đủ bộ phận.
 6. Tìm hiểu trình độ học sinh.
 - Kiểm tra việc nhận biết mặt chữ của chương trình mẫu giáo. Nhận xét.
Tiết 2
 * Hướng dẫn HS thực hành những quy cách trên
 - GV hướng dẫn. HS thực hành. GV theo dõi hướng dẫn
 - Nhận xét- Dặn dò
Toán
Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ trong lớp, hs tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.
 - Nhận biết những việc phải làm trong các tiết học toán.
 - Bước đầu biết các yêu cầu cần đạtđược trong tiết học toán.
II. Phương tiện dạy học: Bộ đồ dùng học toán. Sách toán lớp 1
III. Hoạt động dạy học:
 1. Khởi động:
 2. Các hoạt động:
HĐ1: Hs tự gthiệu về mình( Gv cho hs đứng dậy nối tiếp giới thiệu về mình cho cả lớp nghe.
 Hướng dẫn sử dụng sách toán:
 - HS xem sách toán. Hướng dẫn mở sách, gập sách
 - Giới thiệu ngắn gọn về sách toán. HS thực hành. 
HĐ2: Hướng dẫn làm quen với một số hoạt động học tập;
 - Hướng dẫn HS qs tranh rồi thảo luận xem HS lớp 1 thường có những hoạt động nào? 
 - Sử dụng những dụng cụ nào?
HĐ3: Giới thiệu với HS những điều cần đạt sau khi học toán.
HĐ4: Giới thiệu bộ đồ dùng học toán. Tác dụng của đồ dùng. Nêu cách sử dụng
IV. Củng cố - Dặn dò: - Cất giữ bảo quản cẩn thận.
Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009
Thể dục
Tổ chức lớp - Trò chơi
I. Mục tiêu: 
 - Phổ biến nội quy học tập, chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong giờ học thể dục.
 - Biết làm theo Gv sửa lại trang phục cho gọn gàng khi tâph luyện.
 - Chơi trò chơi "Diệt các convật có hại" yêu cầu bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm - Phương tiện: Sân trường, còi
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Phần mở đầu:
 - GV tập hợp hs thành hai hàng dọc - Sau quay thành hàng ngang.
 - Đứng vỗ tay hát.
 - Giậm chân tại chỗ.
HĐ2: Phần cơ bản:
 - Biên chế tổ luyện tập, chọn cán sự bộ môn: lớp trưởng.
 - Phổ biến nội quy học tập.
 - Gv hướng dẫn hs sửa lại trang phục cho gọn gàng khi tập luyện( Gv làm mẫu, hs bắt chước làm theo)
 - Trò chơi diệt các con vật có hại.
 + GV nêu tên trò chơi. Hướng dẫn luật chơi.
 + HS chơi - Gv theo dõi.
HĐ3: Phần kết thúc:
 - Đứng vỗ tay hát.
 - GV cùng HS hệ thống bài học.
 - Nhận xét giờ học.
Toán
Nhiều hơn, ít hơn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ " nhiều hơn, ít hơn" khi so sánh về số lượng các nhóm đồ vật.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: So sánh số lượng cốc với số lượng thìa( 5 cốc và 4 thìa)
- Gv gọi hs lên đặt vào mỗi cốc 1 cái thìa rồi hỏi hs: Còn cái cốc nào chưa có thìa?
- GV: Khi đặt vào cốc mỗi cái thìa thì vẫn còn có cốc chưa có thìa ta nói: "số cốc nhiều hơn số thìa"
- HS nhắc lại
- GV: Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại:Ta nói: "số thìa ít hơn số cốc"
 - HS nhắc lại
 HĐ2: Thực hành
 - GV hướng dẫn hs quan sát từng hình vẽ trong bài họcvà giới thiệu cách so sánh số lượng hai nhóm đối tượng như sau:
 + Ta nối một chỉ với một
 + Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn
 - GV hướng dẫn thực hành theo hai bước trên
 - GV theo dõi hướng dẫn
 HĐ3: Trò chơi" nhiều hơn, ít hơn"
 Củng cố - Dặn dò:
Học vần
Các nét cơ bản
I. Mục tiêu: - HS làm quen và nhận biết được các nét cơ bản
 - HS biết được tên và viết được các nét cơ bản
II. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài
 2. Dạy các nét cơ bản
 - GV lần lượt giới thiệu các nét và đưa ra các đồ vật minh hoạ
 - Hướng dẫn cách viết các nét
 - HS viết bảng con các nét
 - GV theo dõi hướng dẫn
Tiết2
 3. Luyện tập
 a. Luyện đọc: HS lần lượt nêu tên các nét học ở tiết 1
 b. Luyện viết 
 - HS tập tô các nét cơ bản vào vở tập viết
 - Lưu ý tư thế ngồi viết và cách cầm bút
 - GV theo dõi uốn nắn
 c. Củng cố dặn dò:
 - GV hỏi tên một số nét
 - Các nét đó được sử dụng trong con chữ nào?
 VD: nét thắt có trong chữ b
Tự nhiên - xã hội
Cơ thể của chúng ta
I. Mục tiêu: - Sau bài học này hs biết
 - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
 - Biết một số cử động của đầu, cổ mình , tay chân
 - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt
II. Hoạt động daỵ học:
 1.Giới thiệu bài
 HĐ1: Quan sát tranh
 Bước 1: HS hoạt động theo cặp
 - HS quan sát hình ở trang 4 sgk chỉ và nói tên và các bộ phận bên ngoài của cơ thể
 Bước 2: Hoạt động cả lớp
 - HS xung phong nói các bộ phận của cơ thể
 HĐ2: Quan sát tranh
 Bước1 : Làm việc theo nhóm nhỏ
 - HS quan sát hình ở trang 5 sgk. Nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?
 - Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
 Bước 2: Hoạt động cả lớp
 - Một số em lên biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, tay, chân như các bạn trong hình.
 - Gọi một số hs khá giỏi lên phân biệt bên phải, bên trái cơ thể. 
 * Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần chính: đầu, mình , tay chân. Chúng ta nên tích cực vận động, hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh.
 HĐ3: Tập thể dục
 Bước 1: Hướng dẫn cả lớp hát bài thể dục
 Bước 2: GV làm mẫu từng động tác - HS làm theo
 Bước 3: Goị HS thục hiện từng động tác
 * Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hằng ngày.
 Nhận xét giờ học
Thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2009
Học vần
Bài 1: e
I- Mục tiêu:
 - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e
 - Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản bức tranh trong SGK.
 - Hs khá, giỏi luyện nói 4 -5 câu xoay quanh trong chủ đề học tập trong SGK.
 - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.
II- Phương tiện dạy học: Tranh minh hoạ, bộ thực hành
III- Hoạt động dạy học:
 1. Khởi động: 
 2. Các hoạt động:
 HĐ1: Giới thiệu bài
 - Cho HS thảo luận trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ ai? Vẽ gì?(Yêu cầu 100% hs trả lời các câu hỏi đó)
 - GV: bé, me, ve, xe là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm e
 HĐ2: Dạy chữ ghi âm: GV viết bảng chữ e
 a. Nhận diện chữ e: chữ in , chữ thường. HS cài chữ e
 b. Phát âm: Gv phát âm mẫu e. GV chỉ cho HS phát âm
 c. Hướng dẫn viết 
 - GV viết mẫu chữ e- hướng dẫn quy trình viết
 - HS viết lên không trung bằng ngón trỏ
 - HS viết vào bảng con chữ e
 - GV theo dõi nhận xét 
Tiết 2
 HĐ3: Luyện tập
 a. Luyện đọc: HS lần lượt phát âm e
 b. Luyện viết:
 - HS tập tô chữ e trong vở tập viết
 - Gv viết mẫu- HS quan sát
 - HS viết - GV theo dõi
 c. Luyện nói: Giúp hs hiểu được rằng xung quanh chúng ta ai cũng có" lớp học" .Vở các em phải đến lớp học tập, trước hết là học chữ và Tiếng Việt
 - Gv gợi ý bằng một số câu hỏi:
 + Quan sát tranh các em thấy những gì?
 + Mỗi bức tranh nói về loài nào?
 + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
 + Các bức tranh đó có gì chung?
 - Gọi họa sinh khá, giỏi trả lời các câu hỏi trên.
 GV: Học là cần thiết và rất vui. Ai cũng phải đi học và phải học hành chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều không?
IV. Củng cố - Dặn dò: - HS đọc ở sgk
 - Tìm tiếng vừa học trong sách báo
 - Nhận xét giờ học
Mỹ thuật
Xem tranh thiếu nhi vui chơi
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
 - Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
 - Hs khá giỏi: bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (sân trường, ngày lễ, công viên, )
HS chuẩn bị: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.
III. Lên lớp:
 1. Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi:
 - GV giới thiệu tranh để HS quan sát:
 + Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh.
 VD: + Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi, 
 + Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau: thẻ diều, tấm biển, tham quan du lịch, 
 + GV nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn.
 2. Hướng dẫn HS xem tranh (HS xem tranh và trả lời các câu hỏi của GV):
 - GV treo các tranh mẫu có đề tài vui chơi (đã chuẩn bị) hoặc hướng dẫn HS xem trong Vở tập vẽ 1 và đặt các câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS tiếp cận với nội dung các bức tranh. Các câu hỏi có thể là:
 + Bức tranh vẽ những gì?
 + Em thích bức tranh nào nhất?
 + Vì sao em thích bức tranh đó?
 - GV dành thời gian từ 2 đến 3 phút để HS quan sát các bức tranh trước khi trả lời các câu hỏi trên.
 - GV tiếp tục đặt những câu hỏi khác để HS tìm hiểu thêm về bức tranh:
 + Trên tranh có những hình ảnh nào? (nêu các hình ảnh và mô tả hình dáng, động tác).
 + Hình ảnh nào là chính? (thể hiện rõ nội dung bức tranh); hình ảnh nào là phụ? (hỗ trợ làm rõ nội dung chính).
 + Em có thể cho biết các hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm).
 + Trong tranh có những màu nào? Màu nào được vẽ nhiều hơn?
 + Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn?
 - GV lần lượt yêu cầu HS trả lời câu hỏi trên từng bức tranh.
 - Khi HS trả lời đúng, GV khen ngợi để động viên, khích lệ các em. Nếu HS trả lời chưa đúng, GV sửa chữa, bổ sung thêm.
 3. Tóm tắt, kết luận: Khi HS trả lời xong các câu hỏi, GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh: Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh. (Yêu cầu hs khá, giỏi trả lời các câu hỏi để nhận xét về vẻ đẹp của từng bức tranh)
 4. Nhận xét, củng cố: Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em.
 - Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh để chuẩn bị cho bài học sau. 
Toán
Hình vuông, hình tròn, 
I. Mục tiêu: Nhận biết hình vuông, hình tròn và nói đúng tên hình
 - Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn, từ các vật thật.
II. Phương tiện dạy học: Bộ đồ dùng học toán
 - Một số hình vuông, hình tròn, có màu sắc khác nhau
 - Một số vật thật có mặt là hình vuông hình tròn.
III. Hoạt động dạy học:
 HĐ1: Giới thiệu hình vuông
 - GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho hs xem, mỗi lần giơ một hình vuông đều nói:" đây là hình vuông".
 - HS nhắc lại.
 - HS lấy hình vuông lên bàn.
 - HS xem phần bài học ở toán 1 trao đổi nhóm và nêu tên những vật có hình vuông.
 HĐ2: Giới thiệu hình tròn (tương tự như giới thiệu hình vuông)
 HĐ3: Thực hành
 - HS làm vào vở bài tập (yêu cầu hs khá giỏi làm hết các bài tập 1, 2, 3).
 - GV theo dõi hướng dẫn.
Củng cố- Dặn dò:
Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2008
Toán
Hình tam giác
I. Mục tiêu: . 
 - Nhận biết được hình tam giác. Nói đứng tên hình
 - Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật
II. Phương tiện dạy học: Bộ thực hành, một số hình tam giác
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Ktra hs về hình vuông, hình tròn: Tổ chức cho hs trò chơi chỉ nhanh chỉ đúng các hình.
HĐ2: Giới thiệu hình tam giác.
 - Gv giơ lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho hs xem. Mỗi lần giơ 1 hình tam giác đều nói: "đây là hình tam giác". HS nhắc lại.
 - HS lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán.
 - HS quan sát các hình tam giác trong phần bài học.
HĐ3: Thực hành , xếp hình: - HS làm vào vở bài tập
 - Hướng dãn hs dùng các hình tam giác, hình vuông có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình: cái nhà, cái thuyền, 
HĐ4: Trò chơi: thi đua chọn nhanh các hình
 - GV gắn bảng các hình đã học- gọi 3 HS lên bảng
 - Nêu rõ nhiệm vụ - Rồi thi chọn các hình
HĐ5 Hoạt động nối tiếp: Hướng dẫn tìm các vật có hình tam giác
 - Nhận xét giờ học
Đạo đức
Em là học sinh lớp Một
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết trẻ em sáu tuổi được đi học.
 - Biết tên trường, tên lớp, thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
 - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
 - Vào lớp một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ. 
 * Đối với hs khá, giỏi: biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt. Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn
 - Vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành hs lớp 1.
 - Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, trường, lớp.
II. Phương tiện dạy học: - Vở bài tập đạo đức
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Vòng tròn giới thiệu tên (BT1)
 1. Giúp hs giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp: Biết trẻ em có quyền có họ tên.
 2. Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn (6 em) lần lượt từng em giới thiệu tên mình, rồi em thứ hai giới thiệu em thứ nhất
 3. Thảo luận: - Trò chơi giúp em điều gì?
 - Em có thấy sung sướng tự hào khi giới thiệu tên với các bạn, khi nghe bạn giới thiệu tên mình không?
 * Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có họ tên.
HĐ2: HS tự giới thiệu sở thích của mình (BT2). HS giới thiệu trong nhóm 2 người
 * Kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều có thể giống hoặc khác nhau giữa ngừơi này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác.
HĐ3: HS kể về ngày đầu tiên đi học của em.
 - HS kể trong nhóm hai người
 - HS kể trước lớp. Lớp nhận xét. GV kết luận
 - Củng cố - Dặn dò.
Học vần
Bài 2: b
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được chữ và âm b.
 - Trả lời 2- 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sgk.
 - Ghép được tiếng be.
 - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật sự vật.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật. (Hs khá, giỏi trả lời được 4-5 câu hỏi trong phần luyện nói của chủ đề học tập qua bức tranh ở sgk)
II. Phương tiện dạy học: Bộ thực hành. Tranh minh hoạ
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: - HS đọc chữ e
 - 3 HS chỉ chữ e trong tiếng bé, me, xe
B. Dạy bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài
 - Hs quan sát các bức tranh ở sgk.
 - Hỏi: tranh vẽ gì? (bé, bê, bà, bóng). Yêu cầu 100% hs trả lời được các câu hỏi.
 - Hỏi:bé, bê, bà, bóng có điểm gì giống nhau? (Đều có âm “b”)
 - Gv rút ra chữ ghi âm “b” để dạy.
HĐ2: Dạy chữ ghi âm
 - GV viết bảng chữ b và nói:" Đây là chữ b"
 - GV phát âm b
a. Nhận diện chữ b: Chữ in, chữ thường. - HS cài chữ b
b. Ghép chữ và phát âm:
 - Âm b đi với e cho tiếng be
 - HS ghép tiếng :	be
 - GV viết bảng: be
 - HS phát âm: be
c. Hướng dẫn viết chữ trên bảng con
 - GV viết mẫu
 - HS viết lên không trung
 - HS viết và bảng con: b, be
 - GV nhận xét chữa lỗi
Tiết 2
HĐ3: Luyện tập
a. Luyện đọc: - HS phát âm b, be
b. Luyện viết: GV hướng dẫn viết. HS viết vào vở tập viết: b, be
c. Luyện nói: Việc học tập của từng cá nhân
 - GV gợi ý: +Ai đang học bài? Ai đang tập viết chữ e?
	 + Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy biết đọc chữ không?
	 +Ai đang kẻ vở? Hai bạn gái đang làm gì?
	 + Các bức tranh này có gì giống nhau?
	 + Giống: ai cũng tập trung vào việc học
	 + Khác: Các loài khác nhau , các công việc khác nhau 
 (Yêu cầu Hs khá, giỏi trả lời được các câu hỏi ở phần luyện nói)
 Củng cố- Dặn dò: Đọc lại bài ở sgk. Tìm tiếng chứa b
Thứ 6 ngày 29 tháng 8 năm 2008
Học vần
Bài 3: ´ 
I. Mục tiêu: 
 - HS nhận biết được dấu sắc và thanh sắc
 - Biết ghép tiếng “bé”
 - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sgk
 - Biết ghép dấu sắc và thanh sắc ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em.
II. Phương tiện dạy học:
 - Tranh minh hoạ
 - Bộ thực hành
III. Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:
 - HS đọc viết chữ b, be
 2. Dạy học bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài
 - hs quan sát tranh, trả lời các câu hỏi: tranh vẽ gì? (bé, cá, lá, khế, chó)
 - Trong các tiếng đó có gì giống nhau? (Có thanh “sắc”, dấu “sắc”).
 - Gv giới thiệu bài mới.
HĐ2: Dạy dấu thanh
 - GV viết lên bảng dấu thanh sắc
a. Nhận diện dấu 
 - GV tô lại dấu sắc: dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải
 - GV đưa ra các hình mẫu vật
b. Ghép chữ và phát âm
 - GV các bài trước các em đã học bài chữ e, b và tiếng be. Khi thêm dấu sắc vào be ta được tiếng bé
 - GV viết :	 bé
 - Hướng dẫn ghép tiếng bé
 - HS thảo luận về vị trí dấu thanh trong tiếng bé
 - GV phát âm mẫu: bé. HS đọc
c. Hướng dẫn viết dấu / trên bảng con
- GV viết mẫu
- HS viết vào bảng con dấu sắc
- Viết tiếng bé
Tiết 2
HĐ3: Luyện tập
 a. Luyện đọc
 HS phát âm tiếng bé
 b. Luyện viết 
 HS viết vào vở tập viết bé
 c. Luyện nói : Bé nói về các hoạt động thường gặp của các em bé ở tuổi đến trường.
 GV gợi ý: - Quan sát tranh các em thấy những gì?
 - các bức tranh này có gì giống nhau? Khác nhau?
 - Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
 - Em và các bạn em ngoài các hoạt độngkể trên còn những hoạt động nào khác nữa?
 - Ngoài giờ học em thích làm gì nhất?
 - Em đọc tên của bài này: bé
 Củng cố - Dặn dò:
 - HS đọc bài ở sgk
 - Tìm dấu thanh và tiếng vừa học
Thủ công
Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công
I- Mục tiêu:
 - HS biết một số loại giấy , bìa và dụng cụ học thủ công (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công.
 - Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo; giấy vở học sinh, lá cây
II- Phương tiện dạy- học: Các loại giấy, bìa, và dụng cụ thủ công
III- Hoạt động dạy- học:
 1. Giới thiệugiấy,bìa: - Phân biệt giấy, bìa
 - Giới thiệu giấy màu
 2. Giới thiệu dụng cụ học thủ công
 - Thước kẻ: dùng để đo chiều dài
 - Bút chì: Dùng để kẻ, vẽ
 - Kéo: Dùng để cắt giấy, bìa
 - Hồ dán: dùng để dán thành sản phẩm
 Nhận xét giờ học. Chuẩn bị tiết sau xé, dán
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
GV nhận xét, đánh giá về các hoạt động của lớp trong tuần.
Biểu dương các HS có ý thức học tập tốt, đạt nhiều điểm giỏi, vệ sinh sạch sẽ.
Động viên, nhắc nhở các HS còn lại.
Kế hoạch tuần 2.
	Tiếp tục phát động phong trào thi đua trong học tập.
Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.

Tài liệu đính kèm:

  • docga lop 1 tuan 1(2).doc