Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 26

Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 26

Tập đọc

NGHĨA THẦY TRÒ

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC

 A. Kiểm tra bài cũ

 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

 B. Dạy bài mới

 1. Giới thiệu bài đọc

 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 32 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ 2 ngày 11 tháng 3 năm 2013
 Tập đọc
Nghĩa thầy trò
I. Mục tiêu
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động day- học
 A. Kiểm tra bài cũ 
 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài đọc 
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyên đọc 
 - Hai HS giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn.
 - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn văn ( 2 -3 lượt) 
Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng.
Đoan 2: Tiếp theo đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Đoạn 3: Phần còn lại 
 - GV kết hợp uốn nắn HS về cách đọc, cách phát âm; giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài( môn sinh, sập, tạ,) 
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - 1-2 HS đọc lại cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài-.
b) Tìm hiểu bài
 - Chia lớp thành các nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK, đại diện các nhóm trả lời lần lượt 4 câu hỏi.GV điều khiển nhận xét, thảo luận và tổng kết.
 + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ?
 + Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
 + Tình cảm của cụ giáo Chu đối với gười thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó. 
 + Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhậ được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
 GV hỏi thêm: Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự ?
 - GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn bồi đắp và nâng cao. Người thầy gioá và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
 c)Luyện đọc lại
 -3 HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài. Gv hướng dẫn đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
 - GV hướng dẫn đọc một đoạn tiêu biểu. Chọn đoạn:
 Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu / trước sân nhà cụ giáo Chu / để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn,mặc áo dài thâm / ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về / dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các hồct nhỏ / rồi nói:
 - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh / theo thầy tới thăm một người / mà thầy mang ơn rất nặng.
 Các môn sinh đồng thanh dạ ran. 
- Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Gv nhận xét tiết học. 
_______________________________________
Toán 
Nhân số đo thời gian
I. Mục tiêu
 Biết :
- Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.(Bài 1)
II. Các hoạt động dạy - học
 HĐ1: Thực hiện phép nhân số đo thời gian
 Ví dụ 1: GV cho HS đọc đề toán và HS nêu phép tính tương ứng:
 1giờ 10 phút x3 = ?
 - GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính
 Ví dụ 2: GV cho HS đọc đề toán.
 - HS nêu phép tính tương ứng: 3giờ 15 phút x5 = ?
 - GV cho HS đặt tính rồi tính : 3giờ 15 phút
	 x 5
	 15 giờ 75 phút
 - HS trao đổi , nhận xét kết quả và nêu ý kiến : cần đổi 75 phút ra giờ và phút
	75 phút = 1giờ 15 phút
	Vậy 3giờ 15 phút x5 = 16 giờ 15 phút.
 - GV cho HS nhận xét: Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó . Nếu nhân số đo với đơn vị phút , giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
 HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1: Thực hiện phép nhân số đo thời gian và chuyển dổi sang đơn vị lớn hơn.
	Chú ý số đo thời gian là số thập phân cách làm nh nhân số thập phân ; nhớ viết tên số đo thờigian
 Bài 2: HS đọc đề toán và giải .
 Bài 3: HS đọc đề toán. GV hướng dẫn HS giải
 - Tìm 1 phút đóng được ? hộp
 - 12000 hộp làm hết ? thời gian.
 HĐ3: HS chữa bài 
 - Chữa nhanh bài 1,2
 - Chữa kĩ bài3:	
	GV nhận xét tiết học.	
 	__________________________________________
Chính tả(Nghe viết)
Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
I. Mục tiêu 
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn.
 - Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ. 
II. Đồ dùng dạy- học 
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học
 A.Kiểm tra bài cũ 
 HS viết những tên riêng trên bảng lớp những tên riêng: Sác- lơ Đác- uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, ấn Độ,
 B. Dạy bài mới 
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hớng dẫn HS nghe - viết 
 - GV đọc bài chính tả Lịch sử Ngày Lao động Quốc tế, HS theo dõi trong SGK.
 - Một Hs đọc lại thành tiếng bài chính tả, trả lời câu hỏi: Bài chính tả nói điều gì? 
( Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5. )
 - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc HS chú ý những từ ngữ dễ viết sai; cách viết những tên người, tên địa lí nước ngoài: Chi- ca- gô, Mĩ, Niu Y- oóc, Ban- ti- mo, Pít- sbơ- nơ. 
- HS gấp SGK. GV đọc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc toàn bài cho HS soát lại bài.GV chấm chữa một số bài, nêu nhận xét.
- HS nhác lại qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, HS lấy ví dụ trong bài chính tả để minh hoạ.
 *GV mở rộng: Ngày Quốc tế Lao động là tên riêng chỉ một ngày lễ ( không thuộc nhóm tên người, tên địa lí). Đối với loại tên riêng này, ta cũng viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
- HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả chú giải từ Công xã Pa- ri
- HS tự làm bài. 2 HS làm bài ở bảng phụ 
- HS phát biểu ý kiến . 2HS làm ở bảng phụ lên bảng lớp trình bày. Lớp nhận xét, chốt lại ý kiến đúng:
 Tên riêng: Ơ - gien Pô - chi- ê, Đơ - gây - tê, Pa - ri, Pháp.
 * GV mở rộng: Công xã Pa - ri ( tên một cuộc cách mạng), Quốc tế ca ( tên một tác phẩm viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó . ) 
- HS đọc thầm lại bài Tác giả bài Quốc tế ca , nói về nội dung bài văn. 
4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 
_____________________________________
Khoa học
 Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa 
I. Mục tiêu 
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Hình trang 104, 105 SGK.
 - Một số tranh, ảnh về hoa.
III. Hoạt động dạy- học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ:
 Nguồn năng lượng nào là nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với cuộc sống động vật và thực vật trên trái đất?
HĐ2. Quan sát 
 * Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ; hoa đực và hoa cái.
 * Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp
 - GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK
 + Hãy chỉ vào nhị( nhị đực) và nhuỵ ( nhị cái ) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3, 4 hoặc hoa thật ( nếu có).
 + Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và 5b.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp. Lớp nhận xét khẳng định kết quả đúng.
HĐ 3.Thực hành với vật thật 
 * Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
 * Cách tiến hành : 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những yêu cầu sau:
 + Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị và đâu là nhuỵ.
 + Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng 
Hoa có cả nhị và nhuỵ
Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 GV yêu cầu các nhóm lần lượt trinhg bày từng nhiệm vụ.
Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ. 
HĐ 4. Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính.
 * Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
 * Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cá nhân 
 HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 Một số HS lên bảng chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ 
HĐ 5. Củng cố dặn dò
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn chuẩn bị cho tiết học sau học về chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản.
Bước 1: Làm việc cá nhân 
 HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 Một số HS lên bảng chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ 
HĐ 5. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Dặn chuẩn bị cho tiết học sau học về chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản.
_________________________________________
Buổi chiều 
Địa lí
Châu Phi ( tiếp theo)
I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi:
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ
 - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ châu phi.
	- Bản đồ thế giới.
III. Các hoạt động dạy - học
 3. Dân cư châu Phi 	
 HĐ1: (Làm việc cả lớp)
 HS trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK.
 4. Hoạt động kinh tế 
 HĐ2.( làm việc cả lớp)
 GV lần lượt nêu các câu hỏi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung, kết luận ý đúng.
 - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với cácchâu lục đã học ?
 - Đời sống người dân châu Phi có những khó khăn gì ? Vì sao ? 
 - Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi.
 5. Ai Cập 
 HĐ3. ( làm việc theo nhóm đôi )
 Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 5 trong SGK.
 ... hoạt động
 	 1.Kiểm tra bài cũ
 	 2.Bài mới
 	 2.1 Hoạt động 1: Đóng vai
 Bài tập 4: Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 -Học sinh thảo luận theo nhóm 2.
 - Các nhóm trình bày kết quả.
 -Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Giáo viên chốt kiến thức:
 Bài tập 5: Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
 -Học sinh thảo luận theo nhóm 4.
 -Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 -Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Giáo viên chốt kiến thức:Chúng ta cần lựa chọn các câu từ chối sao cho phù hợp.
IV.Củng cố- dặn dò
 ? Chúng ta vừa học kĩ năng gì ?
-Về chuẩn bị bài tập còn lại.
____________________________________
Thứ 6 ngày 15 tháng 3 năm 2013
Tập làm văn 
Trả bài văn tả đồ vật 
I. Mục tiêu
 Biết rút kinh nghiệm ùa sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học 
a. Kiểm tra bài cũ
 HS trình bày lại màn kịch Giữ nghiêm phép nước ( tiết TLV trước ) đã được viết lại.
B. Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài 
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS
 GV mở bảng phụ đã viết 5 đề bài của tiết kiểm tra viết ( tả đồ vật: tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em, tả cái đồng hồ báo thức, tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích,  ); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý,
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp 
- Những ưu điểm:
 + Đa số các em xác định đúng yêu cầu đề bài đã chọn. 
+ Bố cục bài văn rõ ràng, đầy đủ, hợp lí. Một số bài viết ý khá phong phú, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
- Những thiếu sót, hạn chế:
 + Một số bài viết chưa đủ, nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn lủng củng, ý sắp xếp lộn xộn.
 + Một số bài dùng từ thiếu chính xác, còn có lỗi chính tả.
b) Thông báo điểm cụ thể
3. Hướng dẫn chữa bài : GV trả bài cho từng HS.
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung 
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ. 
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
b) Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài 
- HS đọc lời nhận xét của GV và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để soát lỗi.
- Gv theo dõi kiểm tra.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.
- GV đọc những bài văn ,đoạn văn hay của HS.
- HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- HS tự chọn và viết lại. HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại. 
3. Củng cố dặn dò 
- Gv nhận xét tiết học 
- Dặn HS đọc trước nội dung tiết sau và chuẩn bị bài
________________________________________
Toán
Vận tốc
I. Mục tiêu: 
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.(Bài 1,2)
II. Các hoạt động dạy - học
 HĐ1: Giới thiệu khái niệm vân tốc:
GV nêu bài toán: " Một ô tô đi mỗi giờ được 50km, một xe máy đi mỗi giờ được 40km và cùng đi quãng đường từ A đến B, nếu khởi hành cùng một lúc từ A thì xe nào đến B trước? "
- GV hỏi: Ô tô và xe máy xe nào đi nhanh hơn ? 
HS trả lời. GV nêu : thông thường ô tô đi nhanh hơn xe máy.
a) Bài toán 1: 
 - GV nêu bài toán (trong SGK), HS suy nghĩ và tìm kết quả 
 - GV gọi HS nêu cách làm và trình bày lời giải bài toán: 
 170 : 4 = 42,5 ( km/ giờ) 
 Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.
 - GV nói: mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki- lô- mét gi, viết tắt là 42,5 km/ giờ. 
 - GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 ( km/ giờ)
 - Hỏi: Đơn vị của vận tốc ở bài toán này là gì? ( km/ giờ)
 - HS nêu cách tính vận tốc 
 - Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc như thế nào? 
 - HS viết công thức tính vận tốc: v = s : t 
 - Gọi một số HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc.
 - GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô. Sau đó sửa lại cho đúng với thực tế. Thông thường vận tốc của:
 Người đi bộ khoảng: 5 km/giờ
 Xe đạp khoảng: 15 km/giờ
 Xe máy khoảng: 35 km/ giờ
 Ô tô khoảng: 50 km/ giờ 
- GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động.
b) Bài toán 2: GV nêu bài toán, HS suy nghĩ giải bài toán.
 - GV gọi HS nói cách tính vận tốc và trình bày lời giải bài toán.
 Vận tốc chạy của người đó là:
 60 : 10 = 6 ( km/ giây)
- Đơn vị vận tốc trong bài toán này là gì? ( km/ giây)
 GV nhấn mạnh đơn vị vận tốc.
- Gọi HS nhắc lại cách tính vận tốc.
HĐ2. Thực hành 
HD HS làm cỏc bài tập ở VBT, HS đọc yờu cầu bài và làm bài vào VBT
 Bài 1: HS đọc đề bài
 Cho HS nêu cách tính vận tốc và đơn vị vận tốc trong bài toán.
 Bài 2: HS tính vận tốc theo công thức v= s : t
 Bài giải 
 Vận tốc của người đi bộ là: 
 10,5 : 2.5 = 4,2 ( km/giờ )
 Bài 3: Tiến hành như bài 2
 Bài 4: GV hướng dẫn HS: Muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây.
 Bài giải
 2 phút 5 giây = 125giây 
 Vận tốc chạy của người đó là:
 800 : 125 = 6,4 ( m/ giây)
 Đáp số: 6,4m/giây
 HS làm bài , GV theo dõi hướng dẫn thêm và chấm
 HĐ3: HS chữa bài.	
 HĐ4: Củng cố dặn dò: HS nhắc lại cách tìm vận tốc. 
 - GV nhận xét tiết học.
_______________________________________
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu: 
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Một số câu chuyện nói về truyền thống đoàn kết, hiếu học của dân tộc Việt Nam. 
III. Các hoạt động dạy - học
 HĐ1: Giới thiệu bài
 HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
 - Một HS đọc đề bài , phân tích đề- gạch chân những từ ngữ quan trọng - Bốn HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1-2-3-4.
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.	
 - HS tiếp nối nhau giới thệu câu chuyện các em sẽ kể.
HĐ3: HS thực hành kể chuyện và trao đổi vềnội dung ý nghĩa câu chuyện
a) KC trong nhóm
 Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. GV đến từng nhóm HS giúp đỡ uốn nắn.
b) Thi KC trước lớp
 - Đại diện các nhóm thi kể. Mỗi HS kể chuyện xong có thể nói ý nghĩa câu chuyện hoặc trả lời câu hỏi của các bạnu về chi tiết, nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, bạn kể chuyện có tiến bộ nhất. GV nhận xét tiết học.
________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I . mục tiêu:
Nhận xét nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 26
Lên kế hoạch tuần 27
II. Hoạt động trên lớp
HĐ1. Nhận xét nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 26:
 Cỏc tổ trưởng nhận xột ưu khuyết điểm của cỏc thành viờn trong tổ mỡnh.
 Lớp trưởng nhận xột ưu khuyết điểm.
 Ưu điểm.
- Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút theo qui định của Đội.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài, làm bài đầy đủ.
Khuyết: .
GV nhận xột đỏnh giỏ ưu khuyết điểm.
HĐ2: Kế hoạch tuần 27:
 GV phổ biến kế hoạch trong tuần.
 Tiếp tục thi đua học tốt. 
 + Xây dựng tốt nề nếp tự quản trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
 + Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 + Học bài và làm bài đầy đủ.
 + Thường xuyên có ý thức viết chữ đẹp, trình bày bài sạch sẽ.
 + Động viên học sinh hoàn thành các khoản đóng đậu.
Nhận xét tiết sinh hoạt
_____________________________________________________________________
Luyện Tiếng Việt
ôn : liên kết câu trong bàI bằng cách thay thế từ ngữ
I-Mục tiêu:
Củng cố lại những kiến thức đã học:
 -Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: 
-HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
-HS lấy VD.
HĐ 2: Luyện tập làm bài tập vào vở ô li.
Bài 2: Viết đoạn văn nói về người bạn thân của em; trong đoạn văn có dùng đại từ, từ ngữ đồng nghĩa để thay thế từ ngữ dùng ở câu đứng trước. ( Viết xong, gạch dưới các từ ngữ dùng để thay thế đó)
Hđ3: GV chấm và hướng dẫn học sinh chữa bài.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
_____________________________
	 -1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK.
 - GV lưu ý HS đọc kĩ nội dung từng dòng để phát hiện dòng thể hiện đúng nghĩa của từ truyền thống.
 - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và Gv nhận xét, loại bỏ đáp án (a ) và ( b); phân tích để khẳng định đáp án ( c ) là đúng.
 * Nếu HS chọn đáp án (b), Gv giải thích:Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người không phải là nghĩa của từ truyền thống vì nó không nêu lên được nét nghĩa " đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác".
 * Nếu HS chọn đáp án (a), GV cùng cả lớp phân tích : Phong tục tập quán của tổ tiên chỉ mới nêu được nét nghĩa về thói quen và tập tục của tổ tiên, chưa nêu được tính bền vững, tính kế thừa của lối sống và nếp nghĩ.
 GV giải thích thêm: Truyền thống là từ ghép Hán Việt, gồm hai tiếng lặp nghĩa nhau.Tiếng truyền có nghĩa " trao lại, để cho người sau, đời sau", VD: truyền thụ, truyền ngôi. Tiếng thống có nghĩa " nối tiếp nhau không dứt", VD: hệ thống, huyết thống.
Luyện Tiếng Viêt
Luyện tập tiết 2 ( tuần 25)
I-Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Biết sử dụng biện pháp tu từ,nhân hóa khi miêu tả đồ vật. 
HS viết được một bài văn tả đồ vật,có bố cục rõ ràng,đủ ý,thể hiện được những quan sát riêng, viết câu đúng,câu văn có hình ảnh,cảm xúc.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài
 GV mời môt HS đọc 2 đề bài ở vở thực hành.
-GV giúp HS hiểu yêu cầu của từng đề bài
-Một vài HS nêu đề bài mình lựa chọn.
HS làm dàn bài.
-HS lập dàn ý chi tiết cho đề bài mình đã lựa chọn
HDHS dựa vào dàn ý mình đã lập để viết thnhf một bài văn
HS nối tiếp nhau đọc bài mình đã viết.
Cả lớp phân tích và bình chọn bài văn, đoạn văn hay.
- HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
GV nhận xét tiết học.
_____________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26..doc