Tập đọc
CHUYỆN Ở LỚP
I.Mục tiêu:
1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngư: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.
-Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Ôn các vần uôt, uôc; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uôt, uôc.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
THỨ NGÀY MÔN TIẾT PPCT TÊN BÀI DẠY NDĐC HAI 21/4 CHÀO CỜ TẬP ĐỌC TẬP ĐỌC ĐẠO ĐỨC MĨ THUẬT Chuyện ở lớp Chuyện ở lớp Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng(T1) Xem tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt BA 22/4 TOÁN TẬP VIẾT CHÍNH TẢ TN & XH Phép trừ trong phạm vi 100(trừ k nhớ) Tô chữ hoa O,Ô Chuyện ở lớp Trời nắng , trời mưa TƯ 23/4 TOÁN TẬP ĐỌC TẬP ĐỌC THỦ CÔNG SHNK Luyện tập Mèo con đi học Mèo con đi học Cắt, dán hàng rào đơn giản NĂM 24/4 THỂ DỤC TOÁN TẬP VIẾT CHÍNH TẢ ÂM NHẠC Trò chơi vận động Các ngày trong tuần lễ Tô chữ hoa Ơ, P Mèo con đi học Ôn tập bài hát :Đi tới trường SÁU 25/4 TOÁN TẬP ĐỌC TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN SHTT Cộng trừ (không nhớ )trong phạm vi 100 Người bạn tốt Người bạn tốt Sói và sóc Thứ hai, ngày 21 tháng 4 năm 2008 Tập đọc CHUYỆN Ở LỚP I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngư: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. -Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Ôn các vần uôt, uôc; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uôt, uôc. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : 1.KTBC : Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Chú công” và trả lời các câu hỏi trong SGK. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc hồn nhiên các câu thơ ghi lời em bé kể cho mẹ nghe chuyện ở lớp. Đọc giọng dịu dàng, âu yếm các câu thơ ghi lời của mẹ). Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Ở lớp: (l ¹ n), đứng dậy: (d ¹ gi), trêu (tr ¹ ch), bôi bẩn: (ân ¹ âng), vuốt tóc: (uôt ¹ uôc) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là trêu ? Luyện đọc câu: Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại. Luyện đọc đoạn và bài: (theo 3 đoạn) Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau. Đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần uôt, uôc. Giáo viên treo bảng yêu cầu bài tập1: Tìm tiếng trong bài có vần uôt ? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt ? Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: Hỏi bài mới học. Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp? Mẹ nói gì với bạn nhỏ ? Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn. Luyện nói: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói. Nhận xét chung phần luyện nói của học sinh. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. 1. Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu tơ màu nâu gạch, sau vài giờ chú đã biết làm động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt. 2. Đuôi lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu, mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẩm được tô điểm bằng những đốm tròn đủ màu, khi giương rộng đuôi xoè rộng như một chiếc quạt lớn đính hàng trăm viên ngọc. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng. Trêu : chọc, phá, trêu ghẹo. Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên. Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc. Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm. 2 em, lớp đồng thanh. Nghỉ giữa tiết Vuốt. Học sinh đọc mẫu theo tranh: Máy tuốt lúa. Rước đuốc. Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần uôc, vần uôt ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng. Ví dụ: cuốc đất, cái cuốc, bắt buộc, Tuốt lúa, chau chuốt, vuốt mặt, 2 em. Chuyện bạn Hoa không thuộc bài, bạn mình và là chuyện ngoan ngoãn. Học sinh rèn đọc diễn cảm. Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên. Chẳng hạn: Các em nói theo cặp, một em hỏi và một em trả lời và ngược lại. Bạn nhỏ đã làm được việc gì ngoan? Bạn nhỏ đã nhặt rác ở lớp vứt vào thùng rác. Bạn đã giúp bạn Tuấn đeo cặp. Hoặc đóng vai mẹ và con để trò chuyện: Mẹ: Con kêû xem ở lớp đã ngoan thế nào? Con: Mẹ ơi, hôm nay con làm trực nhật, lau bảng sạch, cô giáo khen con giỏi. Nhiều học sinh khác luyện nói theo đề tài trên. Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Đạo đức: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1) I.Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu: -Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người. -Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. -Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em. -Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 2. HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. II.Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức. -Bài hát: “Ra chơi vườn hoa”(Nhạc và lời Văn Tuấn) -Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế quyền trẻ em. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GIÁO VIÊN Hoạt động học sinh 1.KTBC: Gọi 2 học sinh đọc lại câu tục ngữ cuối bài tiết trước. Tại sao phải chào hỏi, tạm biệt? GV nhận xét KTBC. 2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. Hoạt động 1 : Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên (hoặc qua tranh ảnh) Cho học sinh quan sát. Đàm thoại các câu hỏi sau: Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên em có thích không? Sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên có đẹp, có mát không? Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì? Giáo viên kết luận: Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ. Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa. Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn. Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1: Học sinh làm bài tập 1 và trả lới các câu hỏi: Các bạn nhỏ đang làm gì? Những việc làm đó có tác dụng gì? Giáo viên kết luận : Các em biết tưới cây, nhổ cỏ, rào cây, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành. Hoạt động 3: Quan sát thảo luận theo bài tập 2: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và thảo luận theo cặp. Các bạn đang làm gì ? Em tán thành những việc làm nào? Tại sao? Cho các em tô màu vào quần áo những bạn có hành động đúng trong tranh. Gọi các em trình bày ý kiến của mình trước lớp. Giáo viên kết luận : Biết nhắc nhở khuyên ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng. Bẻ cây, đu cây là hành động sai. 4.Củng cố: Hỏi tên bài. Nhận xét, tuyên dương. 4.Dặn dò: Học bài, chuẩn bị tiết sau. 2 HS đọc câu tục ngữ, học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng chưa. Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Vài HS nhắc lại. Học sinh quan sát qua tranh đã chuẩn bị và đàm thoại. Ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên em rấtù thích. Sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên đẹp và mát. Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em cần chăm sóc và bảo vệ hoa. Học sinh nhắc lại nhiều em. Học sinh làm bài tập 1: Tưới cây, rào cây, nhổ có cho cây, Bảo vệ, chăm sóc cây. Học sinh nhắc lại nhiều em. Quan sát tranh bài tập 2 và thảo luận theo cặp. Trè cây, bẻ cành, Không tán thành, vì làm hư hại cây. Tô màu 2 bạn có hành động đúng trong tranh. Học sinh nhắc lại nhiều em. Học sinh nêu tên bài học và liên hệ xem trong lớp bạn nào biết chăm sóc và bảo vệ cây. Tuyên dương các bạn ấy. MĨ THUẬT XEM TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT I.Mục tiêu -Làm quen , tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu -Tập quan sát , mơ tả hình ảnh và màu sắc trên tranh -Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi II.Đồ dùng dạy học 1 số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt với các nội dung , chủ đề khác nhau III.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu tranh GV giới thiệu 1 số tranh để HS nhận ra nội dung của từng bức tranh -Cảnh sinh hoạt trong gia đình -Cảnh sinh hoạt ở phố phường , làng xĩm -Cảnh sinh hoạt trong ngày lễ hội . -Cảnh sinh hoạt ở sân trường trong giờ ra chơi 2.Hướng dẫn HS xem tranh GV giới thiệu bức tranh và gợi ý để HS nhận ra : -Đề tài của tranh . -Các hình ảnh trong tranh. -Sắp xếp các hình vẽ ( bố cục ). -Màu sắc trong tranh. -Hình dáng , động tác của các hình vẽ . -Hình ảnh chính ( thể hiện rõ nội dung của bứ ... c sinh) Đáp số: 48 học sinh. Cô tổng phụ trách còn dư 2 vé. Học sinh nêu. Cử đại diện thi đua tiếp sức. Đội nào nhanh và đúng sẽ thắng. Nhận xét. Tập đọc NGƯỜI BẠN TỐT I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: liền, sửa lại, mằm, ngượng nghịu. Tập đọc các đoạn đối thoại. -Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Ôn các vần uc, ut; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uc, ut. Hiểu nội dung bài: Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc, thái độ giúp đỡ bạn hồn nhiên chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 học sinh đọc bài: “Mèo con đi học” và trả lời các câu hỏi SGK. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (cần đổi giọng khi đọc các câu đối thoại) Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Liền: (n ¹ l, iên ¹ iêng), sửa lại: (s ¹ x) Cho học sinh ghép bảng từ: ngượng nghịu. Ngượng nghịu: (ương ¹ ươn). Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu thế nào là ngượng nghịu ? Luyện đọc câu: Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Cho học sinh luyện đọc nhiều lần câu đề nghị của Hà và câu trả lời của Cúc. Chú ý rèn câu hội thoại cho học sinh. Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy. Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Đoạn 1: Từ đầu đến “cho Hà”: Tổ chức cho các em đọc phân vai: 1 em đóng vai người dẫn chuyện, 1 em đóng vai Hà, 1 em đóng vai Cúc, 1 em đóng vai Nụ. Đoạn 2: Phần còn lại: Cần chú ý nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau dấu phẩy. Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. Giáo viên đọc diễn cảm lại cả bài. Đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần uc, ut: Giáo viên nêu yêu cầu Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần uc, có vần ut ? Giáo viên nêu tranh bài tập 2: Nói câu chứa tiếng có mang vần uc hoặc ut. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Hà hỏi mượn bút , ai đã giúp Hà? Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp ? Em hiểu thế nào là người bạn tốt ? Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Luyện nói: Kể về người bạn tốt của em. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau nói cho nhau nghe về người bạn tốt của mình. Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Câu 2: Mèo kêu đuôi ốm xin nghỉ học. Câu 3: Cừu nói: Muốn nghỉ học thì phải cắt đuôi, Mèo vội xin đi học ngay. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Ghép bảng con: ngượng nghịu, phân tích từ ngượng nghịu. 5, 6 em đọc các từ trên bảng. Ngượng nghịu: Khó chịu, gượng ép, không thoả mái. Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. 5 em đọc câu này. Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy. 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn đóng vai để luyện đọc đoạn 1. Lớp theo dõi và nhận xét. Các nhóm thi luyện đọc theo phân vai. 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất. 2 học sinh đọc lại bài. Nghỉ giữa tiết Cúc, bút. Đọc mẫu câu trong bài. Hai con trâu húc nhau. Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét. 2 em đọc lại bài. 1. Cúc từ chối, Nụ cho bạn mượn. 2. Hà tự đến giúp Cúc sửa dây đeo cặp. 3. Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn. 2 học sinh đọc lại bài văn. Luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên: Tranh 1: Trời mưa, Tùng rủ Tuấn cùng khoác áo mưa đi về. Tranh 2: Hải ốm, Hoa đến thăm và mang theo vở chép bài cho bạn. Tranh 3: Tùng có chuối, Tùng mời Quân cùng ăn. Tranh 4: Phương giúp Uyên học ôn, hai bạn đều được điểm 10. Học sinh nêu 1 số hành vi giúp bạn khác Nêu tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Kể chuyện SÓI VÀ SÓC I.Mục tiêu : -Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện. -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. -Mặt nạ Sói và Sóc. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 99 để kể lại câu chuyện “Niềm vui bất ngờ”. Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Một lần Sóc bị rơi trúng người Sói. Sóc bị Sói bắt. Tình thế thật nguy hiểm. Liệu Sóc có thể thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó không? Các em hãy theo dõi câu chuyện để tìm câu trả lời. Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Lời mở đầu truyện: Kể thông thả. Dừng lại ở các chi tiết Sói định ăn thịt Sóc. Sóc van nài. Lời Sóc: Khi còn trong tay Sói: mềm mỏng nhẹ nhàng. Khi đứng trên cây giải thích: Ôn tồn nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ. Lời Sói: Thể hiện sự băn khoăn. Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Câu hỏi dưới tranh là gì ? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1. Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 3 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, lời Sói, lời Sóc). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn. Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau. Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Sói và Sóc ai là người thông minh? Hãy nêu một việc chửng tỏ sợ thônh minh đó. 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Niềm vui bất ngờ”. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe câu chuyện. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện. Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể. Sóc chuyền trên cành cây bỗng rơi trúng đầu một lão Sói đang ngái ngủ. Chuyện gì xãy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây? Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện. Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Sóc là nhân vật thông minh, khi Sói hỏi Sóc hứa trả lời nhưng đòi hỏi Sói thả trước trả lời sau. Nhờ vậy Sóc đã thoát khỏi nanh vuốt của Sói sau khi trả lời cho Sói nghe. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. SINH HOẠT LỚP I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. Tổ 1 - Tổ 2 - Tổ 3 - Tổ 4. Giáo viên nhận xét chung lớp. Về nề nếp Về học tập: II/ Phương hướng tuần tới: Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. Hướng tuần tới:................................................................................ Tăng cường khâu truy bài đầu giờ, BTT lớp kiểm tra chặt chẽ hơn. KÝ DUYỆT GVCN
Tài liệu đính kèm: