Giáo án Họa vần 1 - Tuần 21, 22, 23, 24

Giáo án Họa vần 1 - Tuần 21, 22, 23, 24

 Học vần

 ÔP - ƠP

I.Mục tiêu:

 - Đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; từ và đoạn thơ ứng dụng. Viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học. Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.

-Tranh minh hoạ luyện nói: Các bạn lớp em. Bộ ghép vần của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 23 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Họa vần 1 - Tuần 21, 22, 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Học vần
 ÔP - ƠP
I.Mục tiêu:	
	- Đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; từ và đoạn thơ ứng dụng. Viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học. Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Các bạn lớp em. Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần ôp, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần ôp.
Lớp cài vần ôp.
GV nhận xét.
HD đánh vần vần ôp.
Có ôp, muốn có tiếng hộp ta làm thế nào?
Cài tiếng hộp.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng hộp.
Gọi phân tích tiếng hộp. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng hộp. 
Dùng tranh giới thiệu từ “hộp sữa”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng hộp, đọc trơn từ hộp sữa.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần ơp (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: ôp, hộp sữa, ơp, lớp học.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Tốp ca, bánh xốp, hợp tác, lợp nhà.
Gọi đánh vần các tiếng có chứa vần mới học và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2.
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu: GT tranh rút câu ghi bảng:
Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình mây thức bay vào rừng xa.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói: Chủ đề: “Các bạn lớp em”.
GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Các bạn lớp em”.
GV giáo dục TTTcảm.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
GV Nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV.
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
4.Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi:
Tìm vần tiếp sức:
Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 7 em. Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Cách chơi:
Học sinh nhóm này nêu vần, học sinh nhóm kia nêu tiếng có chứa vần vừa học, trong thời gian nhất định nhóm nào nói được nhiều tiếng nhóm đó thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : cải bắp; N2 : bập bênh.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
ô – pờ – ôp. 
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm h đứng trước vần ôp và thanh nặng dưới âm ô.
 Toàn lớp.
CN 1 em.
Hờ – ôp – hôp– nặng – hộp.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng hộp.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : kết thúc bằng p
Khác nhau : ôp bắt đầu bằng ô, ơp bắt đầu bằng ơ. 
3 em
1 em.
Nghỉ giữa tiết.
Toàn lớp viết
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
CN 2 em.
CN 2 em, đồng thanh.
Vần ôp, ơp.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm.
CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh.
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 2 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 5 em, đồng thanh.
Học sinh nói theo hướng dẫn của Giáo viên.
Học sinh khác nhận xét.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp.
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 7 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
Mĩ Thuật
 VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ PHONG CẢNH
I.Mục tiêu :
- Biết thêm về cách vẽ màu. Biết cách vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi.
HS khá giỏi: Tô màu mạnh dạn, tạo vẻ đẹp riêng.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh ảnh vẽ phong cảnh.
-Một số bài vẽ phong cảnh của học sinh lớp trước. 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ Giới thiệu tranh ảnh: (H2, H2 bài 21 vở tập vẽ 1).
Giới thiệu cho học sinh xem một số tranh, ảnh phong cảnh đã chuẩn bị trước và gợi ý để học sinh nhận biết:
Đây là cảnh gì? 
Phong cảnh có những hình ảnh nào?
Màu sắc chính trong phong cảnh là màu gì?
Giáo viên tóm ý: Nước ta có nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, cảnh phố phường, cảnh đồng quêâ đồi núi...
 Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu vào phong cảnh:
Giáo viên giới thiệu hình vẽ phong cảnh miền núi ở H3 trong vở tập vẽ để học sinh nhận ra các hình như:
Dãy núi.
Ngôi nhà sàn.
Cây.
Hai người đang đi.
Gợi ý học sinh vẽ màu H3.
Vẽ màu theo ý thích.
Chọn màu khác nhau để vẽ vào các hình: núi, nhà, tường nhà, cửa, lá cây, thân cây, quần, váy, áo.
Không nhất thiết phải vẽ màu đều, nên có chỗ đậm chỗ nhạt.
Ž Học sinh thực hành:
Giáo viên cho học sinh chọn màu để vẽ vào hình có sẵn H3 bài 21.
Giáo viên theo dõi giúp học sinh vẽ màu thích hợp.
Vẽ màu toàn bộ bức tranh.
3.Nhận xét đánh giá:
Thu bài chấm.
Gợi ý học sinh nhận xét đánh gía bài vẽ về: 
Màu sắc phong phú.
Cách vẽ màu thay đổi, có đậm, có nhạt.
GV hệ thống lại nội dung bài học.
Nhận xét -Tuyên dương.
4.Dặn dò: Quan sát các con vật nuôi trong nhà về hình dáng các bộ phận và màu sắc để tiết sau học tốt hơn.
Vở tập vẽ, tẩy, chì
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh QS tranh ảnh vẽ phong cảnh để định hướng cho bài vẽ màu của mình.
Học sinh trả lời các câu hỏi trên.
Cảnh nhà rông ở miền núi, phong cảnh, 
Nhà, cây, con vật, .
Xanh, vàng, 
Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe.
Học sinh nhắc lại các màu có trong bài cần dùng để vẽ.
Học sinh thực hành bài vẽ màu của mình trong cảnh thiên nhiên ở H3.
Học sinh nhận xét bài vẽ của các bạn theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên.
v Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Học vần
EP - ÊP
I.Mục tiêu:	
	- Đọc được: ep, êp, cá chép, đèn xếp: từ và đoạn thơ ứng dụng.
	- Viết được: ep, êp, cá chép, đèn xếp.
	- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Xếp hàng vào lớp.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần ep, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần ep.
Lớp cài vần ep.
GV nhận xét.
HD đánh vần vần ep.
Có ep, muốn có tiếng chép ta làm thế nào?
Cài tiếng chép.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng chép.
Gọi phân tích tiếng chép. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng chép. 
Dùng tranh giới thiệu từ “cá chép”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng chép, đọc trơn từ cá chép.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần êp (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: ep, cá chép, êp, đèn xếp.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Lễ phép, xinh đẹp, gạo nếp, bếp lửa.
Gọi đánh vần các tiếng có chứa vần mới học và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2.
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu: GT tranh rút câu ghi bảng:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mong biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả đập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiêu.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói: Chủ đề: “Xếp hàng vào lớp”.
GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Xếp hàng vào lớp”.
GV giáo dục TTTcảm.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
GV Nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV.
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
4.Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi:
Tìm vần tiếp sức:
Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 5 em. Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Cách chơi:
Học sinh nhóm này nêu vần, học sinh nhóm kia nêu tiếng có chứa vần vừa học, trong thời gian nhất định nhóm nào nói được nhiều tiếng nhóm đó thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : bánh xốp; N2 : lợp nhà.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
e – pờ – ep. 
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm ch đứng trước vần ep và thanh sắc trên âm e.
 Toàn lớp.
CN 1 em.
Chờ – ep – chep– sắc – chép.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng chép.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nh ... 
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 10 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
ÂM NHẠC 
 TÂP TẦM VÔNG
I.Mục tiêu :
 	-HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát: Tập tầm vông.
-Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm bài hát.
II.Đồ dùng dạy học:
	-Giáo viên thuộc và hát chuẩn xác bài hát.
-Nhạc cụ quen dùng, vật dụng để tổ chức trò chơi. Giáo viên nắm được các hình thức chơi.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ 
Gọi HS hát trước lớp.
GV nhận xét phần KTBC.
2.Bài mới : 
GT bài, ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Dạy hát bài: Tập tầm vông.
-Giáo viên hát mẫu.
-Đọc lời ca của bài hát.
-Dạy hát từng câu,
Tập tầm vông tay không tay có
Tập tầm vó tay có tay không
Mờicác bạn đoán sao cho trúng
Tập tầm vó tay nào có đố tay nào không?
Có có không không.
Hoạt động 2 :
Tổ chức vừa hát vừa chơi:
Giáo viên là người “đố”, học sinh là người “đáp”. Giáo viên đưa hai bàn tay ra sau lưng, trong hai tay có một tay dấu đồ vật, một tay không có gì, sau đó nắm chặt giơ ra trước. Đố học sinh đoán xem tay nào có đồ vật, tay nào không.
Gọi học sinh xung phong trả lời, em nào đoán trúng cho làm quản trò. Cứ thế bài hát lại vang lên đến chỗ có có không không thì người “giải đáp” chỉ tay vào người “đố” và nói “Tay nào có”.
Hát kết hợp vận động đố nhau theo từng cặp học sinh..
4.Củng cố :
Hỏi tên bài hát, tên tác của bài hát.
Cho học sinh hát lại kết hợp vận động phụ hoạ “đố nhau”
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà: 
Thực hành bài hát và đố những người trong gia đình cùng tham gia trò chơi
HS nêu.
4 em lần lượt hát trước lớp bài: Bầu trời xanh. 
HS khác nhận xét bạn hát.
Lớp hát tập thể 1 lần có phụ hoạ.
Vài HS nhắc lại
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nhẩm theo giáo viên.
Học sinh theo dõi GV hát mẫu từng câu và hát theo, hết câu này đến câu khác.
Học sinh hát theo nhóm, theo dãy bàn trong lớp.
Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu, chơi thử một vài lần cho nhuần nhuyển.
Học sinh vừa hát vừa chơi nối tiếp nhau.
Từng cặp học sinh hát và đố nhau.
Học sinh nêu tên bài hát và tác giả.
Hát tập thể cả lớp và đố nhau theo từng cặp.
Toán
BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
HS khá giỏi: 4 bài toán trong bài học.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh họa để giải bài toán có lời văn.
Học sinh:
Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Luyện tập chung.
Gọi học sinh lên bảng.
Tính: 11 + 3 + 4 =
15 – 1 + 6 =
Đặt tính rồi tính:
17 – 3 =
13 + 5 =
Tìm số liền trước, liền sau của các số 17, 13, 11.
Nhân xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài giải toán có lời văn.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán có lời văn.
Phương pháp: trực quan, thực hành.
Treo tranh SGK cho học sinh quan sát.
Bạn đội mũ đang làm gì?
Còn 3 bạn kia?
Vậy lúc đầu có mấy bạn?
Lúc sau có mấy bạn?
Điền số vào chỗ chấm để được bài toán.
Bài toán này gọi là bài toán có lời văn.
Bài toán cho ta biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Hoạt động 2: Luyện tập.
Phương pháp: giảng giải, luyện tập.
Cho học sinh làm vở bài tập.
Bài 1: Quan sát tranh và ghi số thích hợp.
có  con ngựa đang ăn cỏ
có thêm  con chạy tới
Bài 2: Quan sát tranh vẽ và đọc đề toán.
Bài toán này còn thiếu gì?
Ai xung phong nêu câu hỏi của bài toán?
Các câu hỏi đều phải có từ “hỏi” ở đầu câu.
Trong câu hỏi này đều phải có từ “tất cả”.
Viết dấu “?” cuối câu.
Tương tự cho bài 2/ b, bài 3.
Củng cố:
Trò chơi: Cùng lập đề toán.
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 1 bức tranh và 1 tờ giấy.
Yêu cầu nhìn tranh và ghi thông tin còn thiếu vào chỗ chấm để được bài toán hoàn chỉnh.
Nhận xét.
Dặn dò:
Về nhà tập nhìn tranh và đặt đề toán ở sách toán 1.
Chuẩn bị: giải bài toán có lời văn.
Hát.
Học sinh làm bảng con. 2 em làm ở bảng lớp.
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát.
 đứng chào.
 đang đi tới.
 1 bạn.
 3 bạn.
Học sinh điền.
Học sinh đọc đề toán.
 có 1 bạn, thêm 3 bạn nữa.
 hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Hoạt động cá nhân.
Học sinh làm vở.
Học sinh quan sát và viết.
 3 con.
 2 con.
Học sinh đọc đề toán.
 câu hỏi.
Hỏi có tất cả mấy con gà.
Hỏi có bao nhiêu con gà?
Học sinh viết câu hỏi vào vở.
Học sinh đọc lại đề toán.
Học sinh chia nhóm nhận nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện.
1 học sinh đại diện nhóm lên trình bày.
Lớp nhận xét.
v Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 Tập viết 
 BẬP BÊNH – LỢP NHÀ – XINH ĐẸP - BẾP LỬA – GIÚP ĐỠ – ƯỚP CÁ
I.Mục tiêu :
	- Viết đúng các chữ: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp,... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vơt Tập viết 1, tập hai.
	HS khá giỏi: Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập hai.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu viết bài 15, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 6 HS lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước.
6 học sinh lên bảng viết:
Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp.
Chấm bài tổ 1.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
bệp bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h, b. Các con chữ được viết cao 4 dòng kẽ là: đ. Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, 4 dòng kẽ là: p, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu: bệp bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá.
 Tập viết 
 SÁCH GIÁO KHOA – HÍ HOÁY– KHOẺ KHOẮN
ÁO CHOÀNG – KẾ HOẠCH – KHOANH TAY
I.Mục tiêu :
	- Viết đúng các chữ đã học từ tuần 1 đến tuần 19 kiểu chữ viết thường, cỡ vừa.
	HS khá giỏi; Gv tự chọn từ cho HS tập viết trên cơ sở những lỗi các em thường mắc.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu viết bài 20, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 3 HS lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước.
3 học sinh lên bảng viết: bệp bênh, lợp nhà, xinh đẹp.
Lớp viết bảng con: bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá.
Chấm bài tổ 4.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
Sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h. Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, y. Còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ, riêng âm s viết cao 1,25 dòng kẻ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu: Sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
v Rút kinh nghiệm, bổ sung:
SINH HOẠT LỚP
 I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1 - Tổ 2 - Tổ 3 - Tổ 4.
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp; 
Về học tập: 
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 1 tuan 21,22,23,24.doc