HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ. MỘT NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ VỚI NHỮNG QUYỀN NHƯ MỌI NGƯỜI.
A. Mục tiêu:
1.KT: nhằm hình thành cho học sinh có ý thức về bản thân mình. Mỗi con người sinh ra đều có họ tên, cha mẹ quê hương với mối quan hệ trong cộng đồng mà người đó sinh sống.
2.KN: HS tự tin, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp và biết đối xử tốt với bạn bè, mọi người xung quanh.
3.TĐ: Tiến tới việc trẻ nhận ra mình là những người có phẩm chất đặc biệt và bình đẳng về quyền lợi.
B. Chuẩn bị:
_ Câu chuyện “Em bé không tên”
_ Tranh vẽ:
+ Ea Soup ngồi buồn một mình, còn các bạn đang vui đùa.
+ Ea Soup vui sướng khi gặp lại ba má, trở về bản làng sum họp cùng gia đình thân yêu.
_ Bài hát “Cả nhà thương nhau”.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ. MỘT NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ VỚI NHỮNG QUYỀN NHƯ MỌI NGƯỜI. A. Mục tiêu: 1.KT: nhằm hình thành cho học sinh có ý thức về bản thân mình. Mỗi con người sinh ra đều có họ tên, cha mẹ quê hương với mối quan hệ trong cộng đồng mà người đó sinh sống. 2.KN: HS tự tin, mạnh dạn trong mọi quan hệ giao tiếp và biết đối xử tốt với bạn bè, mọi người xung quanh. 3.TĐ: Tiến tới việc trẻ nhận ra mình là những người có phẩm chất đặc biệt và bình đẳng về quyền lợi. B. Chuẩn bị: _ Câu chuyện “Em bé không tên” _ Tranh vẽ: + Ea Soup ngồi buồn một mình, còn các bạn đang vui đùa. + Ea Soup vui sướng khi gặp lại ba má, trở về bản làng sum họp cùng gia đình thân yêu. _ Bài hát “Cả nhà thương nhau”. C. Hoạt động trên lớp: Cả lớp hát “Cả nhà thương nhau” * HĐ1: Hôm nay cô sẽ kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Em bé không tên”. Nào các em hãy cùng nghe và suy nghĩ để trả lời đúng các câu hỏi của cô. _ GV kể chuyện và cho xem tranh. _ Tìm hiểu nội dung câu truyện. Ai là nhân vật chính? Vì sao em bé luôn buồn bã, không chơi đùa với các bạn cùng trang lứa? Các em khác xử sự với Ea Soup thế nào? Điều gì đã khiến mọi người thay đổi thái độ đối với em? Vì sao bạn bè đã quan tâm đến nhưng Ea Soup vẫn không vui? Điều gì làm em sung sướng? Ea Soup là nhân vật chính. Vì em nhớ nhà, nhớ người thân. Vì không cùng tiếng nói. Không chơi với Ea Soup vì không biết tên và không hiểu em nói gì. Vì em đã dũng cảm cứu bạn Tuấn thoát nạn. Vì chưa được trở về nhà gặp ba má, anh chị mình. Là được gọi đúng tên mình được sống cùng ba má. GV chốt ý: Ta được biết Ea Soup là một bạn nhỏ ở vùng Tây Nguyên đã đến thành phố chúng ta. Em không cùng màu da, không cùng tiếng nói nên em luôn buồn bã, vì không được sống cùng ba má, bản làng, em luôn thấy lạc lõng xa lạ. Sau đó bạn bè đã quan tâm đến em mà em vẫn không vui. Chỉ đến khi em được trở về với ba má, bản làng của em, em mới thật sự sung sướng thỏai mái. Vậy trẻ em phải có quyền sống cùng với ba mẹ và người thân. Được bảo vệ khỏi mọi sự phân biệt đối sử về màu da, tiếng nói, gái hay trai, giàu hay nghèo, khỏe mạnh hay khuyết tật. Nếu là em em sẽ cảm thấy thế nào nếu không có tên gọi, không có một mái nhà, không có một quê hương. GV: không những buồn mà ta còn cảm thấy cô đơn, lạc lõng khi thiếu người thân, thiếu mái nhà, đất nước. Vậy đất nước ta tên gì? Và bạn, bạn tên gì? GV chốt ý: mỗi người được quyền có tên gọi. * HĐ2: Trò chơi “Đố biết là ai?” Sẽ giúp các em đặc điểm từng bạn. Đề nghị một em ra đứng giữa làm người chơi trò chơi. Đối thoại: lớp: thấy gì, thấy gì? Người đó ra sao? Người đó là ai? Em được nêu tên chuyển vô giữa. Trò chơi liên tục. GV: trong trò chơi vừa rồi, tất cả các em đều có quyền được cùng vui chơi bình đẳng như nhau. Các em thấy có vui không? Hát bài “Quê hương tươi đẹp”. Kết thúc tiết sinh hoạt. Em cảm thấy rất buồn nếu không có tên gọi, không có nhà, không có một quê hương. Việt Nam. Cá nhân tự nêu tên. Xếp thành vòng tròn, một hs ra đứng giữa. Tôi thấy, tôi thấy . . . 1 người, 1 người . . . Người đó là . . . Vài hs nêu cảm tưởng của mình.
Tài liệu đính kèm: