Môn: Học vần
Bài 95: uân – uyên
GS dạy: Nguyễn Thị Hồng Đào
GVHD: Ninh Thị Tuyết Chi
Tại lớp: 1/1 Ngày nộp: 24/02/2017
Diễn biến tiết dạy
I. Mục tiêu: giúp HS
- Biết được cấu tạo của vần uân, uyên.
- Đọc và viết được vần, tiếng khóa, từ khóa: uân, uyên, xuân hình, bóng chuyền.
- Đọc được và hiểu nghĩa các từ ứng dụng: huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án điện tử, bảng cài, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Bảng con, bảng cài, sách giáo khoa.
III. Các xuân động dạy – học:
Trường Tiểu học Tân Phong A Kế hoạch bài dạy Ngày dạy: 27/02/2017 Môn: Học vần Bài 95: uân – uyên GS dạy: Nguyễn Thị Hồng Đào GVHD: Ninh Thị Tuyết Chi Tại lớp: 1/1 Ngày nộp: 24/02/2017 Diễn biến tiết dạy Mục tiêu: giúp HS Biết được cấu tạo của vần uân, uyên. Đọc và viết được vần, tiếng khóa, từ khóa: uân, uyên, xuân hình, bóng chuyền. Đọc được và hiểu nghĩa các từ ứng dụng: huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Giáo án điện tử, bảng cài, sách giáo khoa. Học sinh: Bảng con, bảng cài, sách giáo khoa. Các xuân động dạy – học: XUÂN ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN XUÂN ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Ôn tập * Mục tiêu: HS đọc và viết được tiếng khóa, từ ứng dụng đã học (huơ vòi, thuở xưa, huơ tay, đêm khuya, giấy pơ-luya, trăng khuya) * Tiến hành: - Tổ chức ôn bài cũ: - Chiếu từ lên và mời 1 HS đứng dậy đọc từ đó, sau đó cả lớp đọc (6 từ) - Chiếu 6 từ lên và cho cả lớp đọc lại 1 lần nữa. - Chia lớp thành 2 dãy A và B. + Dãy A: viết từ huơ vòi. + Dãy B: viết từ đêm khuya. - GV nhận xét, cho lớp đọc từ trong bảng con. - GV giới thiệu bài: Tiết trước các con đã được học về 2 vần uơ và uya. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho lớp mình hai vần nữa cũng có âm u đứng ở đầu qua bài 100: uân-uyên. Mời một bạn đọc lại tựa bài giúp cô 2. Hoạt động 2: Dạy vần uân, uyên. * Mục tiêu: HS nhận diện, đọc được vần, các âm chứa vần. * Tiến hành: Uân: - Vần uân ghép bởi mấy âm? (GV viết vần uân lên bảng) - Yêu cầu HS so sánh vần uân và uya (GV viết lên bảng). - HS phân tích lại vần uân. - Yêu cầu HS cài bảng cài vần uân. - GV kiểm tra, nhận xét. - GV đánh vần mẫu: u-â-nờ-uân. - Cho HS đánh vần (nối tiếp, lớp). - Cho HS đọc trơn (nối tiếp, lớp). Tiếng khóa, từ khóa - GV chiếu hình ảnh hoa mai, hoa đào, chim én bay. - Hỏi: Bức tranh trên vẽ cảnh vật vào mùa nào trong năm? - Tại sao con biết bức tranh vẽ mùa xuân? - GV nhận xét và đưa ra từ mới: mùa xuân. - Cho HS nhắc lại từ mùa xuân. - Đưa ra hình ảnh mih họa kết hợp với giải thích: mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm. Vào mùa này cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở, chim chóc cất tiếng hót vang. - Trong từ mùa xuân tiếng nào học rồi? - Hôm nay, ta học tiếng nào? - Có vần uân, muốn có tiếng xuân ta làm thế nào? (GV viết tiếng xuân lên bảng). - Yêu cầu HS phân tích lại tiếng xuân. - Hướng dẫn HS cài bảng cài tiếng xuân. - GV kiểm tra, nhận xét. - GV đánh vần mẫu: xờ-uân-xuân. - Cho HS đánh vần tiếng xuân (nối tiếp, lớp). - Cho HS đọc trơn tiếng xuân (nối tiếp, lớp). - Viết từ khóa mùa xuân lên bảng. - Cho HS đọc trơn từ khóa (nối tiếp, lớp). - Chỉ thước cho lớp đọc từ khóa. - GV đọc . Uyên - Chuyển ý: Tiết trước các con đã được học vần uya có âm đôi ya đứng trước. Trong tiết này cô sẽ giới thiệu với lớp mình thêm một vần có âm đôi nữa, đó là vần uyên. - Vần uyên ghép bởi mấy âm? (GV viết vần uyên lên bảng). - Yêu cầu HS so sánh vần uyên và uân? (GV viết bảng) - Cho HS phân tích lại uyên. - Yêu cầu HS cài bảng cài vần uyên. - GV kiểm tra, nhận xét. - GV đánh vần mẫu: u-y-ê-nờ-uyên. - HS đánh vần (nối tiếp, lớp). - HS đọc trơn (nối tiếp, lớp). Tiếng khóa, từ khóa - Hỏi: Có vần uyên, muốn có tiếng chuyền ta phải thêm âm gì và dấu gì? Ở đâu? (GV viết tiếng chuyền lên bảng). - GV và HS nhận xét. - Cho HS phân tích lại tiếng chuyền. - Hướng dẫn HS cài bảng cài. - GV kiểm tra, nhận xét. - GV đánh vần mẫu: chờ-uyên-chuyên-huyền-chuyền. - Cho HS đánh vần tiếng chuyền (nối tiếp, lớp). - Cho HS đọc trơn tiếng chuyền (nối tiếp, lớp). - Chiếu hình ảnh cho HS quan sát và hỏi bức tranh vẽ gì? (bóng chuyền) - Viết từ khóa bóng chuyền lên bảng. - Giải thích từ khóa: bóng chuyền là môn thể thao sử dụng tay để chuyền bóng, được nhiều người yêu thích, giúp rèn luyện sức khỏe và giúp tăng chiều cao. - Cho HS đọc trơn từ khóa (nối tiếp, lớp). - Chỉ thước cho lớp đọc từ khóa. - GV đọc mẫu. Chiếu slide, cho HS đọc bài khóa: uân – xuân - mùa xuân. uyên - chuyền - bóng chuyền 3. Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng * Mục tiêu: HS đọc được và hiểu nghĩa các từ ứng dụng. * Tiến hành: Huân chương: - HS quan sát và cho biết hình ảnh gì? (huân chương). - GV hiện từ huân chương dưới bức hình. - Từ huân chương tiếng nào có vần vừa học? Đó là vần gì? (GV làm nổi bật vần uân trên màn hình, sau đó viết từ huân chương lên bảng). - Yêu cầu HS tìm và gạch chân vần uân trong SGK. - Đọc trơn từ huân chương (nối tiếp, lớp). - Giải nghĩa từ huân chương: là phần thưởng do nhà nước tặng cho những người có thành tích trong công việc, thường được đeo trước ngực trong những dịp long trọng. Thực hiện quy trình tương tự với các từ còn lại: tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện. GV giải nghĩa các từ: + Tuần lễ: là khoảng thời gian 7 ngày từ thứ 2 đến Chúa nhật. + Chim khuyên: là một loài chim có đuôi dài, rất nhanh nhẹn, hót hay. + Kể chuyện: giáo viên kể một câu chuyện cho HS nghe và rút ra từ ứng dụng. HS luyện đọc tiếng, từ ứng dụng. 4 HS đọc lại toàn bảng, sau đó cả lớp đọc. GV nhận xét. 4. Hoạt động 4: Viết bảng con *Mục tiêu: Học sinh viết được vần, các âm chứa vần. *Tiến hành: - Viết mẫu uân, uyên (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình). - Hướng dẫn HS đồ bóng. - Cho HS viết uân, uyên vào bảng con. GV lưu ý nét nối giữa các chữ trong vần. - HS và GV nhận xét, sau đó đọc trơn. - Thực hiện qui trình tương tự với từ: mùa xuân, bóng chuyền. Lưu ý cho HS nét nối giữa các chữ trong tiếng, khoảng cách giữa các tiếng trong từ, vị trí các dấu thanh. Nhận xét tiết học, tuyên dương các em tích cực trong giờ học. HS đọc (cá nhân – cả lớp) HS đọc đồng thanh HS viết bảng con HS đọc từ của mình, lớp đọc các từ ở bảng con của HS. Lắng nghe, đọc tựa bài. Trả lời: vần uân được ghép bởi 3 âm, âm u đứng đầu, âm â đứng giữa, âm n đứng cuối. HS trả lời: Giống nhau: âm u đứng đầu giống nhau. Khác nhau: vần uân có âm â đứng giữa vần, âm n đứng cuối vần, âm uya có âm đôi ya đứng cuối vần. Phân tích: vần uân có âm u đứng trước, âm â đứng giữa, âm n đứng cuối. Cài bảng cài vần uân. Lắng nghe. Lắng nghe. Đánh vần. Đọc trơn. Quan sát Trả lời: mùa xuân Vì trong bức tranh vẽ hoa đào, hoa mai đang nở và có chim hót. HS nhắc lại HS quan sát, lắng nghe. Tiếng mùa. Tiếng xuân. Thêm âm x đứng trước vần uân. 2 HS phân tích lại tiếng xuân: tiếng xuân có âm x đứng trước, vần uân đứng sau. Cài bảng cài tiếng xuân. Lắng nghe Lắng nghe. Đánh vần. Đọc trơn. Quan sát. Đọc trơn. Đọc trơn cá nhân (5 em), đồng thanh. HS đọc theo và không theo thứ tự (5 em): uân-xuân-mùa xuân. -HS lắng nghe Trả lời: vần uyên ghép bởi 3 âm, âm u đứng trước, âm đôi yê đứng giữa, âm n đứng cuối. HS trả lời: Giống nhau: âm u đứng đầu và âm n đứng cuối. Khác nhau: âm uân có âm â đứng giữa và âm uyên có âm đôi yê đứng giữa khác nhau. Phân tích: vần uyên có âm u đứng đầu, âm đôi yê đứng giữa và âm n đứng cuối. Cài bảng cài. Lắng nghe. Lắng nghe. Đánh vần. Đọc trơn. Thêm âm ch đứng trước vần uyên, dấu huyền đặt trên âm ê. Nhận xét, nhắc lại Tiếng chuyền có âm ch đứng trước, vần uyên đứng sau, dấu huyền đặt trên âm ê. Cài bảng cài. Lắng nghe. Lắng nghe. Lắng nghe. Đánh vần. Đọc trơn. Quan sát và trả lời:bóng chuyền. Quan sát Lắng nghe Đọc trơn. Đọc trơn. HS đọc theo và không theo thứ tự: uyên-chuyền-bóng chuyền. 3 HS đọc, cả lớp. Quan sát và trả lời. Quan sát. Tiếng huân có vần uân vừa học. Tìm và gạch chân vần uân trong từ huân chương. Đọc trơn tiếng, từ. Lắng nghe. HS đọc (8HS- lớp). Đọc bài. Lắng nghe. Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. Đồ bóng. Viết bảng con. Nhận xét, đọc trơn. Lắng nghe và ghi nhớ. Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn: .. Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Đào Ninh Thị Tuyết Chi
Tài liệu đính kèm: