Môn: Học vần
Bài 95: oanh – oach
GV dạy: Nguyễn Thị Hồng Đào
GVHD: Ninh Thị Tuyết Chi
Tại lớp: 1/1
I. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được vần, tiếng khóa, từ khóa: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.
- HS biết cấu tạo của vần: oanh, oach.
- Đọc được các từ ứng dụng: khoanh tay, mới toanh, kế hoạch, loạch xoạch.
II. Đồ dùng dạy học:
• GV: Bảng cài, giáo án P.P, bảng phụ.
• HS: vở tập viết, bảng con, bảng cài, SGK.
III. Các HĐ dạy – học:
Trường Tiểu học Tân Phong A Kế hoạch bài dạy Ngày dạy: 20/02/2017 Môn: Học vần Bài 95: oanh – oach GV dạy: Nguyễn Thị Hồng Đào GVHD: Ninh Thị Tuyết Chi Tại lớp: 1/1 Mục tiêu: HS đọc và viết được vần, tiếng khóa, từ khóa: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch. HS biết cấu tạo của vần: oanh, oach. Đọc được các từ ứng dụng: khoanh tay, mới toanh, kế hoạch, loạch xoạch. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng cài, giáo án P.P, bảng phụ. HS: vở tập viết, bảng con, bảng cài, SGK. Các HĐ dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học Ôn tập: *Mục tiêu: HS đọc và viết được tiếng, từ có vần oang, oăng đã học *Tiến hành: - Đọc SGK - Viết bảng con: từ có vần oang, oăng. - GV giới thiệu bài => ghi tựa bài. HĐ1: Dạy vần oanh, oach. *Mục tiêu: HS nhận diện, đọc được vần, các âm chứa vần. *Tiến hành: Oanh, doanh trại. H: Vần oanh do những âm nào ghép lại? So sánh oanh và oang. HS cài bảng cài oanh => GV NX Đánh vần - đọc trơn. Vần Phân tích lại vần oanh Gv đánh vần mẫu: o-a-nhờ-oanh. Đánh vần – đọc trơn. Tiếng khóa và từ khóa. YC HS quan sát tranh, H: Tranh chỉ gì? H: Trong từ “doanh trại” tiếng nào học rồi? H: Có vần oanh, muốn có tiếng doanh ta làm thế nào? Cài bảng cài tiếng “doanh” Đánh vần: dờ-oanh-doanh. Đọc trơn. Giới thiệu tù khóa: doanh trại. H: Từ “doanh trại” được phân tích như thế nào? Đọc tiếng “doanh” – đọc trơn từ khóa. Oach, thu hoạch. Quy trình tương tự. Lưu ý: Vần oach được tạo nên từ âm đôi oa và âm ch. So sánh oach và oanh Đánh vần: o-a-nhờ-oanh h-oach-hoach-nặng-hoạch thu hoạch HĐ 2: Đọc từ ứng dụng *Mục tiêu: HS đọc được các từ ứng dụng *Tiến hành: YC HS quan sát tranh, H: Nội dung tranh là từ gì? H: Từ “khoanh tay” có tiếng nào có vần vừa học? Các từ ứng dụng khác tương tự GV gạch chân vần oanh của từ khoanh tay cho HS quan sát HS nhận dạng, gạch chân tiếng có vần vừa học => NX khoanh tay kế hoạch mới toanh loạch xoạch Luyện đọc tiếng, từ ứng dụng Gv đọc mẫu Gv giải thích: Khoanh tay: dùng động tác khoanh tay để làm mẫu. Mới toanh: rất mới và chưa sử dụng lần nào. Kế hoạch: thu gom giấy vụn, lon bia để làm kế hoạch nhỏ, đó là kế hoạch. Loạch xoạch: tiếng các đồ vậy chạm vào nhau, thường là tiếng xe đạp bị hỏng. HS đọc lại toàn bảng. GV + HS nhận xét. HĐ 3: Viết bảng con: *Mục tiêu: HS viết được vần, các tiếng chứa vần. *Tiến hành: GV viết mẫu oanh, oach vừa viết vừa hướng dẫn quy trình: Oanh: đặt bút ở dưới dòng kẻ thứ 3 một chút ta viết con chữ o, nối nét con chữ a, nối nét con chữ n, nối nét con chữ h. Oach: đặt bút ở dưới dòng kẻ thứ 3 một chút ta viết con chữ o, nối nét con chữ a, nối nét con chữ c, nối nét con chữ h. GV và HS đồ bóng. HS viết oanh, oach vào bảng con. GV lưu ý nét nối giữa các chữ trong vần. HS và GV nhận xét => đọc. GV viết mẫu doanh, hoạch; vừa viết vừa hướng vẫn quy trình: Doanh trại: đặt bút ở giữa dòng kẻ thứ 2 ta viết con chữ d, nối nét con chữ o, nối nét con chữ a, nối nét con chữ n, nối nét con chữ h. Cách ra 1 con chữ o ta viết chữ trại, đặt bút ở dòng kẻ thứ 2 bên ngoài đường kẻ đậm ta viết con chữ t, nối nét con chữ r, nối nét con chữ a và con chữ i. Lia bút lên ta viết dấu gạch ngang, dấu chấm trên con chữ i và dấu nặng dưới con chữ a. Hỏi: Các con đếm xem chữ doanh trại gồm mấy ô lớn? GV và HS đồ bóng. HS viết doanh trại vào bảng con. GV lưu ý nét nối giữa các chữ trong vần. Thu hoạch: đặt bút ở dòng kẻ thứ 2 ta viết con chữ t, nối nét con chữ h, nối nét con chữ u, lia bút lên ta viết dấu gạch ngang ở con chữ t. Cách ra 1 con chữ o ta viết chữ hoạch, đặt bút ở dòng kẻ thứ 2 ta viết con chữ h, nối nét con chữ o, nối nét con chữ a, nối nét con chữ c, nối nét con chữ h. Lia bút xuống ta viết dấu nặng. Hỏi: chữ thu hoạch gồm mấy ô lớn? GV và HS đồ bóng. HS viết thu hoạch vào bảng con. GV lưu ý nét nối giữa các chữ trong vần. Gv và HS nhận xét =.> đọc. Củng cố dặn dò: H: 1 bạn cho cô biết chúng ta vừa học những vần gì nào? GV: 1 bạn đứng lên đọc lại toàn bài giúp cô nào. GV: hôm nay các con đã học rất ngoan, cô có lời khen ngợi, các con về nhà nhớ ôn lại các vần vừa học và luyện viết để chữ đẹp hơn nữa nhé. 3 HS đọc. HS viết bảng con. HS đọc tựa bài nối tiếp. HS trả lời: vần oanh được ghép bởi 2 âm, âm đôi oa đứng trước, âm nh đứng sau. HS trả lời: âm nh và ng đứng sau khác nhau. HS cài bảng. HS đánh vần (cá nhân – cả lớp) HS phân tích. HS lắng nghe HS đánh vần – đọc trơn (cá nhân – cả lớp) HS quan sát, trả lời: doanh trại HS trả lời: tiếng trại HS trả lời: có vần oanh, muốn có tiếng doanh, ta thêm âm d đứng trước vần oanh HS cài bảng. HS đánh vần (cá nhân – cả lớp) HS đọc trơn (cá nhân – cả lớp) HS trả lời: được ghép bởi 2 tiếng, tiếng doanh đứng trước tiếng trại đứng sau. 3 HS đọc HS trả lời: có âm nh và ch đứng sau khác nhau. HS trả lời: khoanh tay HS trả lời: tiếng khoanh có vần oanh HS trả lời HS luyện đọc (cá nhân – cả lớp) HS lắng nghe. HS đọc trơn từ ứng dụng (8HS) HS quan sát và lắng nghe. HS đồ bóng HS viết bảng HS nhận xét – đọc HS quan sát và lắng nghe. HS trả lời: hơn 5 ô lớn HS đồ bóng HS viết bảng HS trả lời: hơn 5 ô lớn HS đồ bóng HS viết bảng HS nhận xét – đọc HS trả lời: oanh – oach HS đọc HS lắng nghe Nhận xét của GVHD:
Tài liệu đính kèm: