Giáo án Kể chuyện 1 - Tuần 27 đến tuần 29

Giáo án Kể chuyện 1 - Tuần 27 đến tuần 29

TRÍ KHÔN

I.Mục tiêu:

Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

Hiểu nôi dung của câu chuyện: Trí khôn của con người làm chủ được muôn loài.

II.Đồ dùng dạy học:

GV: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.

 mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để học sinh quấn mỏ rìu khi đóng vai bác

 nông dân. bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.

HS:SGK tiếng việt

 

doc 6 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện 1 - Tuần 27 đến tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tuần :27 TRÍ KHÔN
I.Mục tiêu:
Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
Hiểu nôi dung của câu chuyện: Trí khôn của con người làm chủ được muôn loài.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
 mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để học sinh quấn mỏ rìu khi đóng vai bác
 nông dân. bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
HS:SGK tiếng việt
III.Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
.Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS học mở SGK trang 54 bài kể chuyện “ûRùa và Thỏ”, xem lại tranh
- Nhận xét bài cũ
-HS xung phong kể một đoạn
-HS khác theo dõi để nhận xét 
2.Bài mới:
-Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Con người hơn loài vật, trở thành chúa tể của muôn loài vì có trí khôn. Trí khôn của con người để ở đâu? Có một con Hổ ngốc nghếch đã tò mò gặng hỏi một bác nông dân điều đó và muốn bác cho xem trí khôn của bác.qua câu chuyện để biết bác nông dân đã hành động như thế nào để trả lời câu hỏi đó thoả mãn trí tò mò của Hổ
-Học sinh nhắc tựa.
HOẠT ĐỘNG 1: Kể chuyện: GV kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
- Kể lần 1 để HS biết câu chuyện.
- Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp HS nhớ câu chuyện.
Lưu ý: GV cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, lời Trâu, lời của bác nông dân cụ thể:
- Lời người dẫn chuyện: Vào chuyện kể với giọng chậm rãi, nhanh hơn, hồi hộp khi kể về cuộc trò chuyện giữa Hổ và bác nông dân, hào hứng ở đoạn kết truyện: Hổ đã hiểu thế nào là trí khôn.
- Lời Hổ: Tò mò, háo hức.
- Lời Trâu: An phận, thật thà.
- Lời bác nông dân: điềm tỉnh, khôn ngoan.
- Biết ngừng lại ở những chi tiết quan trọng để tạo sự mong đợi hồi hộp
- Lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Tranh 1: Yêu cầu HS xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
- Tranh 1 vẽ cảnh gì?
-Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.
- Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
4 học sinh hoá trang theo vai và kể.
- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
HOẠT ĐỘNG 3 :Yêu cầu HS kể một đoạn câu chuyện:
- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 1 em (vai Hổ, Trâu, bác nông dân và người dẫn chuyện). Thi kể một đoạn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Hổ, thành Trâu, thành bác nông dân.
- Kể lần 1 GV đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho HS thực hiện với nhau.
-3 HS đóng vai Hổ, Trâu và người nông dân để kể lại một đoạn chuyện.
- Các lần khác HS thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà GV định lượng số nhóm kể).
- HS khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 4: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- Hổ to xác nhưng ngốc nghếch không biết trí khôn là gì. Con người bé nhỏ nhưng có trí khôn. - Con người thông minh tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi
- Tuyên dương các bạn kể tốt.
.Củng cố dặn dò:
- Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
-Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại cho người thân nghe.
- Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
- HS nói theo suy nghĩ của các em.
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- HS xung phong kể lại một đoạn câu chuyện.
-HS nêu
-Lắng nghe
Ngày dạy:
Tuần :28 BÔNG HOA CÚC TRẮNG
I.Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
-HS khá, giỏi: kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II.Đồ dùng dạy học:
 -GV: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. Đồ dùng để đóng vai:
 Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
 -HS:SGK tiếng việt
III.Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài củ:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 81 để kể lại một đoạn câu chuyện đã học.
- Nhận xét bài cũ.
- HS xung phong kể lại câu chuyện 
- HS khác theo dõi để nhận xét 
.Bài mới:
- Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
* Kể chuyện: GV kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
- Kể lần 1 để HS biết câu chuyện.
- Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp HS nhớ câu chuyện.
Lưu ý: GV cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé cụ thể:
- Lời người dẫn chuyện: kể chậm rãi cảm động.
- Lời người mẹ: mệt mỏi yếu ớt.
- Lời cụ già: ôn tồn.
- Lời cô bé: ngoan ngoãn lễ phép khi trả lời cụ già; lo lắng, hốt hoảng khi đến các cánh hoa: “Trời ! Mẹ chỉ còn sống được 20 ngày nữa!”.
- Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.
*Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Tranh 1: Yêu cầu HS xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
- Tranh 1 vẽ cảnh gì?
- Câu hỏi dưới tranh là gì?
Yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.
- Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
 Nghỉ giữa tiết
- Trong một túp lều người mẹ ốm nằm trên giường, trên người đắp một chiếc áo. Bà nói với con gái ngồi bên: “Con mời thầy thuốc về đây”
-Người mẹ ốm nói gì với con?
* Cho HS xung phong kể toàn câu chuyện:
- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: người dẫn chuyện, người mẹ, cụ già, cô bé). Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
- Kể lần 1 GV đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho HS thực hiện với nhau
- 4 HS (thuộc 4 tổ) hoá trang theo vai và thi kể mẫu đoạn 1.
- HS cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
- Lần 1: GV đóng vai người dẫn chuyện và 3 HS đóng vai người mẹ, cụ già, cô bé để kể lại câu chuyện.
- Các lần khác HS thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà GV định lượng số nhóm kể).
- HS khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
* Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- Là con phải yêu thương cha mẹ.
- Con cái phải chăm sóc yêu thương khi cha mẹ đau ốm.
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
-Lắng nghe
Ngày dạy:
Tuần:29 NIỀM VUI BẤT NGỜ
I.Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu được nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ.
HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II.Đồ dùng dạy học:
 -GV: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện
 -HS:SGK tiếng việt
III.Các hoạt động dạy học
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS mở SGK trang 90 để kể lại một đoạn câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”. -.
 - Nhận xét bài cũ.
- HS xung phong kể lại một đoạn câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”.
- HS khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
2.Bài mới:
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
- Học sinh nhắc tựa.
* Kể chuyện: GV kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
- Kể lần 1 để HS biết câu chuyện.
- Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp HS nhớ câu chuyện.
- Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
-Lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.
* Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì?
Câu hỏi dưới tranh là gì?
- GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.
- Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
 Nghỉ giữa tiết
- Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác.
- Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch?
- HS cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Cho HS xung phong kể toàn câu chuyện:
- Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, Lời Bác, Lời các cháu Mẫu giáo).. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
- Kể lần 1 GV đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
Lần 1: GV đóng vai người dẫn chuyện HS để kể lại câu chuyện.
- Các lần khác HS thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà GV định lượng số nhóm kể).
- HS khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
* Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
- Bác Hồ và thiếu nhi rất yêu quý nhau.
- Bác Hồ rất gần gũi, thân ái với thiếu nhi.
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tổng kết tiết học, 
-Yêu cầu HS về nhà kể lại cho người thân nghe. 
-Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
-Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docKE CHUYENCKT T2729.doc