Giáo án khối 1 - Năm 2007 - 2008 - Tuần 10

Giáo án khối 1 - Năm 2007 - 2008 - Tuần 10

Toán (T37) Luyện tập

I- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về

- Phép trừ trong phạm vi 3

- Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ

II- Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Phiếu bài tập, que tính

- Học sinh: Bảng con, phấn, bút chì.

III- Các hoạt động dạy học

 

doc 29 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 1 - Năm 2007 - 2008 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày dạy, thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2006
Toán (T37) Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về
- Phép trừ trong phạm vi 3
- Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Phiếu bài tập, que tính
- Học sinh: Bảng con, phấn, bút chì.
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em lên bảng làm bài
 3-2=1 2-1=1 3
 1
 2 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2/ Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: Luyện tập
b) Hướng dẫn làm các bài tập:
* Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu bài toán
- Giáo viên cho hs nêu miệng bài toán.
- Hs trả lời, gv ghi kết quả lên bảng.
- Gv chỉ vào cột thứ 3 để hs nhận xét làm thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
H: Em có nhận xét gì về các số trong phép tính trên>
H: Chúng đứng ở vị trí có giống nhau không?
 Vậy: 1 cộng 2 bằng mấy?
 3 trừ 1 bằng mấy?
 3 trừ 2 bằng mấy?  
- Gv nói: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
1.Tính:
1+2=3 1+1=2 1+2=3 
1+3=4 2- 1=1 3-1=2 
1+4=5 2+1=3 3-2=1 
-hs: 1+2=3 3-1=2 3-2=1 
Là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- hs: các chữ số giống nhau gồm các số: 1, 2, 3
-hs: không giống nhau
- hs: 1 cộng 2 bằng 3
 3 trừ 1 bằng 2
3 trừ 2 bằng 1
* Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu bài toán
- Hướng dẫn hs làm bài tính và ghi kết quả tìm được vào ô tròn
- Gv cho học làm vào phiếu. 
- Xong đổi phiếu cho nhau chữa bài
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2. Số:
3 -1 2 2 -1 1
3 -2 1 2 + 3
- 2 hs lên bảng làm bài
 Nghỉ giữa tiết hát vui
* Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu bài toán
- gv hướn dẫn viết dấu + hoặc - vào chỗ chấm để có kết quả đúng.
- Cho hs làm vào phiếu bài tập
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài
- Gv nhận xét và sửa sai, ghi điểm
3. +, -, ?
1+1=2 2+1=3 1+2=3 1+4=5
2-1=1 3-2=1 3-1=2 2+2=4
- hs đổi bài để kiểm tra
* Bài 4: Gọi hs nêu yêu cầu bài toán
- Gv đính tranh bài tập 4 lên bảng
- Gọi hs nêu bài toán và trả lời bài toán.
- Gọi 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào phiếu.
- Gv và cả lớp nhận xét.
4. Viết phép tính thích hợp.
a) nam có 2 quả bóng, Nam cho Lan 1 quả bóng. Hỏi nam còn lại mấy quả?
b) Có 3 con ếch, bơi đi 2 con. Hỏi còn lại mấy con ếch?
 b
3
-
2
=1
1
2
-
1
=1
1
 III- Củng cố dặn dò
* Trò chơi: Đoán đúng kết quả
- Giáo viên giơ các phép tính: 2=1= 3-1= 3-2=
- Học sinh đoán kết quả: 3 2 1
- Giáo viên nêu: Đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
- Về nhà học bài và làm vở BTT
- Xem bài: Phép trừ trong phạm vị 4.
Học vần (T83+84) Bài 39: au, âu
A- Mục đích, yêu cầu
- Học sinh đọc và viết được: au, âu, cây cau, cái cầu
- Đọc được câu ứng dụng: Chào mào có áo màu nâu
 Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bà cháu
B- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ từ khoá: Cây cau, cái cầu
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói
- Học sinh: Bộ chữ học vần
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
- 3 em đọc và viết: eo, ao, cái kéo, chào cờ, leo trèo, trái đào
- 2 em đọc SGK câu ứng dụng
II- Dạy bày mới Tiết 1
1/ Giới thiệu bài: Hôm nay cô dạy các em hai vần mới nữa là: au, âu
- Gv viết lên bảng: au, âu
- Gọi vài em đọc lại hai vần
2/ Dạy vần au
a) Nhận diện vần au được tạo nên từ a và u
- So sánh vần au với ao giống và khác nhau điểm nào?
- Hướng dẫn học sinh ghép vần: au
Au âu
Cau cầu
Cây cau cái cầu
-âm a đứng trước u đứng sau
-Giống nhau: bắt đầu bằng a
-Khác nhau: au kết thúc bằng u
- hs ghép vần :au
b) Đánh vần
- Gv đánh vần mẫu: a-u-au
- Gv nhận xét và sửa sai
- Hãy ghép thêm c vào vần au để có: cau
- Phân tích cho cô tiếng: cau
- Đánh vần và đọc trơn tiếng: cau
+ Gv đưa ra bức tranh cây cau và hỏi
- Trong tranh vẽ gì?
- Gv rút ra từ khoá và gọi hs đọc
- Đọc tổng hợp vần, tiếng, từ
-hs: a-u-au/au
cá nhân, tổ, cả lớp
- hs ghép tiếng cau
- âm c đứng trước vần au đứng sau
-cờ-au-cau/cau
- hs quan sát tranh và trả lời
 Cây cau
- hs: cá nhận, tổ, cả, lớp
au-cau, cây cau 
 (cá nhân, tổ, cả lớp)
3/ Dạy vần âu: Quy trình tương tự
a) Nhận diện vần âu
- So sánh vần âu với ao giống và khác nhau điểm nào?
b) Đánh vần, đọc trơn
- Gọi hs đánh vần vần: âu
- Đánh vần tiếng , phân tích và đọc trơn tiếng, đọc trơn từ
- Đọc tổng hợp theo thứ tự và không thứ tự
 Nghỉ giữa tiết hát vui
- âm â đứng trước âm u đứng sau
- Giống nhau: Kết thúc bằng u
- Khác nhau: âu bắt đầu bằng â
-ơ-u-âu/âu
cầu: cờ-âu-câu-huyền-cầu/cầu
 cái cầu
âu-cầu, cái cầu
c) Viết
- Gv viết mẫu lên bảng vừa viết vừa hd độ cao, nét cấu tạo
- Hướng dẫn hs viết vào bảng con
- Gv nhận xét và sửa sai cho các em
- hs viết vào bảng con từng vần
d) Đọc từ ngữ ứng dụng
- Gv viết lên bảng các từ ứng dụng
- Hướng dẫn hs tìm tiếng có vần mới, phân tích, đánh vần và đọc trơn các từ
- Gv giải thích từ và đọc mẫu
* Trò chơi: Thì tìm nhanh tiếng có vần mới
Rau cải châu chấu
Lau sậy sáo sậu
- hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
- 4 hs khá đọc lại
+ Câu cá, quả bầu, bó rau 
 Tiết 2`
4/- Luyện tập
a) Luyện đọc
* Luyện đọc bài tiết 1
- Luyện đọc câu ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ
Hỏi: Trong tranh vẽ gì?
- Hãy đọc câu ứng dụng để biết tranh đó vẽ con gì?
- Giáo viên đọc câu ứng dụng
b) Luyện viết
- Giáo viên hướng dẫn hs mở vở tập viết và viết 
- Giáo viên đi từng bàn uốn nắn sửa sai
c) Luyện nói theo chủ đề
- Giáo viên giới thiệu tranh, hs quan sát tranh và nói theo các gợi ý sau:
H: Trong tranh vẽ những ai?
H: Bà đang làm gì? hai cháu đang làm gì?
H: Bà thường dạy các cháu điều gì?Em có thích làm theo lời khuyên của bà không?
H: Em yêu quý bà nhất ở điều gì?
H: Em đã làm gì để giúp bà?
H: Muốn bà vui khoẻ sống lâu, em phải làm gì?
- hs đọc bài tiết 1; 10 em, tổ, cả lớp
- hs quan sát tranh và trả lời
+ Vẽ 2 con chim đậu trên cành..
Chào mào có áo màu nâu
Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về
- hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
- hs viết bài vào vở tập viết
au, âu, cây cau, cái cầu
 Bà cháu
+ Vẽ bà và 2 cháu
+ Bà đang kể chuyện, 2 cháu đang lắng nghe bà kể chuyện
+ Bà thường dạy những điều hay lễ phải. Em rất thích làm theo lời khuyên của bà
+ Bà rất yêu quý cháu
+ Em giúp bà xâu kim
+Ngoan, lễ phép và quan tâm giúp đỡ khi bà ốm.
III- Củng cố - Dặn dò
- Giáo viên cho cả lớp đọc lại bài
- Thi viết tiếng có vần mới
- Về học bài, viết bài và làm vở BTTV
- Xem bài 40: iu, êu
Ngày dạy, thứ ba ngày 7 tháng 11 năm 2006
Học vần ( T85+86) Bài 40: iu, êu
A- Mục đích, yêu cầu
- Học sinh đọc và viết được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu
- Đọc được câu ứng dụng: cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ai chịu khó
B- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ từ khoá: lưỡi rỉ, cái phễu
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói
- Học sinh: Bộ chữ học vần
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 em đọc: au, âu, rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu
- 2 em đọc SGK câu ứng dụng
- 1 em viết: sáo sậu.
II- Dạy bài mới: Tiết 1
1/ Giới thiệu bài: Hôm nay cô dạy các em hai vần mới nữa là: iu, êu
- Gv viết lên bảng
- hs đọc: iu, êu
2/ Dạy vần iu:
a) Nhận diện vần iu:
 Phân tích cho cô vần iu
- So sanh vần iu với au giống và khác nhau điểm nào?
- Hãy ghép cho cô vần; iu
- hs âm i đứng trước âm u đứng sau
+ Giống nhau: Kết thúc bằng u
+ Khác nhau: iu bắt đầu bằng i
- Hs ghép vần; iu
b) Đánh vần
- Gv đánh vần mẫu vần: iu và gọi hs đọc trơn vần
+ Tiếng và từ khoá: Có vần iu rồi muốn có tiếng rìu ta thêm âm r, dầu huyền
- Phân tích cho cô tiếng: rìu
- Đánh vần và đọc trơn tiếng: rìu
- Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa cách đọc
+ Gv đưa lưỡi rìu và hỏi.
Tranh vẽ gì?
- Gv rút ra từ khoá và giảng từ
- Hướng dẫn đọc tổng hợp
i-u-iu/iu
hs: cá nhân, tổ, cả lớp
- hs ghép tiếng: rìu
- âm r đứng trước vân iu đứng sau dấu huyền trên i
rờ-iu-riu-huyền-rìu/rìu
 cá nhân, tổ, cả lớp
- hs: lưỡi rìu
hs đọc, cá nhân, tổ, cả lớp
iu-rìu, lưỡi rìu
3) Dạy vần êu: Quy trình tương tự iu
a) Nhận diện vần êu: 
Phân tích vàn
- So sánh vần êu với iu giống và khác nhau điểm nào?
âm ê đứng trước âm u đứng sau
+ Giống nhau: Kết thúc bằng u
+ Khác nhau: êu bắt đầu bằng ê
b) Đánh vần và đọc trơn vần và tiếng
- Gv nhận xét và sửa sai
+ Gv đưa cái phễu và hỏi
- Đây là cái gì?
- Hướng dẫn đọc tổng hợp
- Gv nhận xét và sửa sai
 Nghỉ giữa tiết hát vui
êu: ê-u-êu/êu
phờ-êu-phêu-ngã-phễu/phễu
- hs: cái phễu
- êu-phễu, cái phễu
c) Viết
- Gv viết mẫu lên bảng vừa viết vừa hd quy trình
- Hướng dẫn hs viết vào bảng con từng vần
- Gv nhận xét va sửa sai
- hs theo dõi gv viết mẫu
- hs viết vào bảng con từng vần
d) Đọc từ ngữ ứng dụng
- Gv viết các từ ngữ lên bảng
- Hướng dẫn hs đọc và tìm tiếng có vần mới phân tích đọc trơn
- Gv giảng từ ngữ và đọc mẫu
* Trò chơi: Tìm nhanh tiếng có vần vừa học
Líu lo cây nêu
Chịu khó kêu gọi
- hs đọc: 8 em, tổ, cả lớp
- 3 em khá đọc lại
+ Mèo kêu, mếu máo, cái túi, chịu khó, gối thêu, líu lo
 Tiết 2
4/ Luyện tập
a) Luyện đọc
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
- Gv treo tranh vẽ và hỏi
H: Trong tranh vẽ gì?
- Câu ứng dụng hôm nay ta học là:
- Gv cho hs đọc và tìm tiếng mới
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng
- Hs đọc lại bài tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp
- hs quan sát tranh và trả lời
- Vẽ bà và bé, cây táo, cây bưởi
Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả
- hs đọc 6 em, tổ, cả lớp
- 3 em khá đọc lại
b) Luyện viết:
- Gv cho hs mở vở tập viết và viết bài
- Gv đi từng bàn uốn nắn sửa sai
- hs viết bài vào vở tập viết
c) Luyện nói: Giáo viên treo tranh và hỏi
H: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
H: Trong tranh vẽ những con vật nào?
H: Những con vật trong tranh đang làm gì?
H: Những con vật nào chịu khó?
H: Để trở thành con ngoan trò giỏi em phải làm gì?
- hs quan sát tranh và trả lời
 ai chịu khó
- Con trâu, gà, chim, chó, mèo
+ Con trâu đang cày ruộng, chim đang hót, chó đuổi gà...
+ Con trâu, chim, chó, mèo..
+ Phải chịu khó, chăm chỉ học tập
III- Củng cố, dặn dò
* Trò chơi: Thi viết tiếng có vần iu, êu
- Hs: lều, sếu, rêu, dìu dắt, níu, xíu...
- Giáo viên cho học sinh đọc lại toàn bài trong SGK
- Về đcọ và tìm tiếng có vần iu, êu trong s ... , trong lớp chú ý nghe giảng và phát biểu ý kiến như: Nguyệt
- Còn một số em nghỉ học không xin phép, lười học:Thúy
- Đề nghị tuần sau thực hiện tốt hơn.
c/ Phương hướng tuần 11
- Đi học chuyên cần và đúng giờ
- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ trước khi đến lớp
- Học bài và làm bài đầy đủ
- Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường
III- Kết thúc:
- Gọi vài em nhắc lại phương pháp tuần tới
- Cả lớp hát bài: Đi học về
 ********************
Học vần ( T93+94) Ôn tập giữa học kì 1
A- Mục tiêu:
- Học sinh đọc, viết được các âm vần đã học
- Đọc viết được các tiếng, từ ngữ ghép bởi các âm, vần đã học.
B- Đồ dùng dạy học
- Bảng ôn các âm, vần đã học
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc, viết: ao bèo, cá sấu, kì diệu
- 2 em đọc câu ứng dụng SGk
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
II- Dạy bài mới: Tiết 1
1/ Giới thiệu bài: Ôn tập giữa học kì 1
- Các em đã học được tất cả các âm và một số vần ghép bởi âm đã học. Để chuẩn bị thi giữa kì tốt. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các âm, vần đã học.
2/ Ôn tập
- Giáo viên gọi học sinh nêu một số âm ghi bằng 2 con chữ mà các em hay quên. Giáo viên ghi lên bảng để học sinh ôn theo: ch, th, nh, ng, ngh, qu, gi, ph, tr, gh, kh
- Cho học sinh ôn lại các âm đã học
+ Ôn lại các tiếng, từ có vần là một nguyên âm (SGK phần âm).
+ Học sinh nêu các vần đã học từ tuần 7
- Giáo viên lên bảng các vần kết thúc bằng a
 ia, ua, ưa 
- Các vần kết thúc bằng i, y
 oi, ai, ôi, ơi, ui, ai, ưi, ưu, ươi, ay, ây
- Các vần kết thúc bằng u hoặc o
 ao, eo, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, ưu, ươu
+ Học sinh đọc lại các âm, vần trên bảng
- Giáo viên treo lên bảng ghi trước một số từ ngữ, câu ứng dụng mang âm, vần đã học.
- Gọi học sinh đọc trơn, học sinh cơ thể đánh vần rồi đọc trơn.
+ Đọc cho học sinh viết bảng con một số từ bất kì có âm, vần đã học: chào cờ, gửi quà, lá mía, ngựa gỗ, tuổi thơ...
 Tiết 2
3/ Luyện tập.
a) Luyện đọcu
- Học sinh luyện đọc bài trên bảng
- Gọi học sinh đọc cá nhân, đọc từ kết hợp phân tích tiếng theo yêu cầu của giáo viên: chú mèo, câu cá, trái lựu
- Giáo viên giải nghĩa từ cho học sinh hiểu: nô đùa, cái kéo, vui vẻ
- Thi đọc giữa các nhóm
b) Luyện viết:
- Giáo viên đọc một số âm, vần từ vừa ôn
- Học sinh viết vào vở trắng
- Giáo viên thu vở chấm và nhận xét
* Trò chơi: Thi đọc đúng, tiếng từ
- Giáo viên chỉ âm, vần, các từ trên bảng, học sinh đọc nhanh, đúng.
- Các tổ thi đọc, tổ nào đọc đúng, nhanh là thắng cuộc.
III- Củng cố - Dặn dò.
- Học sinh tìm chữ, tiếng có vần vừa học trong sách báo.
- Về đọc bài và ôn kĩ để tiết sau kiểm tra giữa kì 1
Học vần T91+92) Bài 43: Ôn tập
A- Mục đích - Yêu cầu
- Học sinh đọc viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng o , u
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng
- Nghe hiểu và kể lại được theo tranh truyện kể: sói và cừu
B- Đồ dùng dạy học
- Bảng ôn.
- Tranh minh họa câu ứng dụng và truyện kể
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
- Học sinh đọc, viết: ưu, ươu, chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ
- 2 em đọc câu ứng dụng SGK
II- Dạy bài mới: Tiết 1
1/ Giới thiệu bài:
- Gv khai thác khung đầu bài.
H: Tranh vẽ cây gì đây?
H: Hãy so sánh hai cây cau này?
Gv: Vậy tiếng cau có vần: au
 Tiếng cao có ần: ao
- H: Vậy trong các tuần qua các em đã học được những vần nào có kết thúc bằng o, u
- Gv ghi tất cả các vần vừa nêu lên bảng.
- Gv gắn bảng ôn lên bảng
- hs: cây cau
 cây cao, cây thấp
 a u a o
 au ao
- hs: ao, eo, au, âu, êu, iu, ưu, ươu, iêu, yêu.
- hs nhắc lại các vần đã học trong tuần
2/ Ôn tập
a) Các vần vừa học
- Gv yêu cầu hs nêu các vần đã học trong tuần
- gv đọc âm, học sinh chỉ chữ
b) Ghép âm thành vần.
 Hướng dẫn hs ghép các âm ở cột dọc với các âm ở cột ngang
- Gv lần lượt gọi hs ghép hết các vần
- Gv nhận xét và sửa sai
- Xong gọi hs đọc lại các vần vừa ghép 
 Nghỉ gữa tiết hát vui
 Ôn tập các vần đã học
- hs ghép: a với u, a với o
au, ao, eo, âu, êu...
- hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
u
o
a
au
ao
e
eo
â
ê
i
ư
iê
yê
ươ
c) Đọc từ ngữ ứng dụng
- Gv ghi các từ ngữ ứng dụng lên bảng
- Gọi hs đọc trơn kết hợp phân tích tiếng mang vần ôn.
- Gv nhận xét và giảng nghĩa từ
Ao bèo, cá sấu, kì diệu
- hs đọc: 5 em, tổ, cả nhóm
 cả lớp đọc đồng thanh
d) Tập viết từ ứng dụng:
- Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình viết.
- Hướng dẫn hs viết vào bảng con.
- hs viết vào bảng con từng từ.
 Tiết 2
3/ Luyện tập:
a)Luyện đọc:
- Gọi hs đọc lại bài tiết 1
+ Đọc câu ứng dụng
- Hướng dẫn hs quan sát tranh minh họa
H: Trong tranh vẽ gì?
- Hướng dẫn hs đọc câu ứng dụng và tìm tiếng mang vần ôn, đọc trơn cả câu.
- Gv nhận xét và sửa sai
- hs đọc lại các vần ôn, từ ngữ
ứng dụng; 8 em , tổ, cả lớp
- hs quan sát và trả lời
- Hs vẽ cây cối, con sáo, bãi cỏ non
 nhà sáo sậu ở sau dãy núi . Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào.
- hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
b) Luyện viết
- Gv hd hs viết vào vở tập viết
- Gv đi từng bàn và hd viết đúng mẫu
- hs viết vào vở tập viết
hs ngồi viết ngay ngắn.
c) Kể chuyện: Sói và cừu
- Giáo viên treo tranh minh họa, học sinh quan sát
- Giáo viên kể chuyện theo từng tranh
- Giáo viên kể lần 2, kể diễn cảm có kèm theo tranh minh họa
- Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện thi kể
 + Tranh 1; Sói và cừu đang làm gì?
- Một con chó sói đói đang lồng lộn đi tìm thức ăn. Bỗng gặp cừu. Nó chắc bẫm được một bữa ngon lành. Nó tiến đến lại và nói.
- Này Cừu, hôm nay may tận số rồi. Trước khi chết may có mong ước gì không?
- Cừu đã trả lời Sói như thế nào?
- Cừu nhanh trí trả lời: Trước khi ăn thịt Sói bao giờ cung hát. Vậy cơ sao ăn thịt tôi mà anh lại không hát lên?
+ Tranh 2: Sói đã nghĩ và hành động ra rao?
- Sói nghĩ con mồi này không thể thoát được. Nó liền hắng giọng và hát lên thật to.
+ Tranh 3: Liệu Cừu có bị ăn thịt không?
- Tận cuối bãi, người chăn cừu bông nghe thấy tiếng hét của sói. Anh liền chạy nhanh đến. Sói vẫn ngửa mặt lên say xưa hát, không để ý gì cả nên đã bị người chăn cừu giáng một gậy.
+ Tranh 4: Như vậy chú Cừu thông minh của chúng ta ra rao?
- Cừu được cứu thoát
* Giáo viên; Câu chuyện cho chúng ta thấy điều gì?
- Con Sói chủ quan và kiêu căng, độc ác nên đã bị đền tội
 - Con Cừu bình tĩnh và thông minh nên đã thoát chết
III- Củng cố - Dặn dò
- Học sinh đọc lại bảng ôn và toàn bài trong SGK
- Về tìm chữ có vần vừa học trong sách báo
- Về học bài, làm bài tập ở vơ BTTV, viết bài
- Ôn tập kĩ chuẩn bị kiểm tra định kì giữa kì 1
- Xem bài 44: on, an
Học vần (T97+98) Bài 44: on-an
A- Mục đích yêu cầu
- Học sinh đọc và viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn
- Đọc được câu ứng dụng: gấu mẹ gạy con chơi đàn, còn thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bé và bạn bè.
B- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ các từ khoá: mẹ con, nhà sàn.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ chữ học vần.
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ:
- 2 em đọc: ao bèo, cá sấu, kì diệu, yêu quý.
- 2 em đọc câu ứng dụng SGK
- 1 em viết: kì diệu
II- Dạy bài mới: Tiết 1
1/ Giới thiệu bài: Hôm nay cô dạy các em 2 vần mới có kết thúc bằng n là: on, an.
- Gọi hs đọc theo cô: on-an
2/ Dạy vần on:
a) Nhận diện vần on:
- Phân tích cho cô vần on
- So sánh vần on với oi giống và khác nhau điểm nào?
- Gv hd học sinh ghép vần on
-hs: âm o đứng trước âm n đứng sau
+ Giống nhau: Bắt đầu bằng o
+ Khác nhau: on kết thúc bằng n
- hs: ghép vần on
b) Đánh vần: 
- Gv đánh vần và gọi hs đánh vần lại và đọc vần: on
- Tiếng và từ khoá:
- Hãy ghép thêm c để có tiếng: con
- Phân tích cho cô tiêng: con
- Hướng dẫn đánh vần và đọc trơn tiếng khoá: con
+ Gv đưa tranh mẹ con và hỏi
- Tranh vẽ gì?
- Hướng dẫn hs đọc tổng hợp.
- hs: o-nơ-on/on
cá nhân, tổ, cả lớp đọc đồng thanh
- hs ghép tiếng: con
-hs: cờ-on-con/con
-cá nhân, tổ, cả lớp
hs: mẹ con 
hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
-on-con, mẹ con
3/ Dạy vần an:
a) Nhận diện vần an
- Phân tích vần an
- So sánh vần an và on
- Hướng dẫn ghép vần
-âm a đứng trước âm n đứng sau
+ Giống nhau: Kết thúc bằng n
+ Khác nhau: an bắt đầu bằng a
- hs ghép vần: an
b) Đánh vần
- Hướng dẫn ghép tiếng khoá, phân tích, đánh vần và đọc trơn tiếng khoá
- Hướng dẫn đọc tổng hợp
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
 Hs: a-nờ-an/an
Sờ-an-san-huyền-sàn/sàn
 Nhà sàn
An-sàn, nhà sàn
c) Viết:
- Giáo viên viết mẫu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình, độ cao, khoảng cách giữa các chữ
- Hướng dẫn hs viết vào bảng con
- Gv nhận xét và sửa sai
- hs viết vào bảng con từng vần và từng từ.
d) Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Gv viết các từ ngữ lên bảng
- Gọi hs đọc và tìm tiếng có vần mới phân tích và đọc trơn cả từ
- Gv giải nghĩa từ và đọc mẫu các từ.
* Trò chơi: Thi tìm nhanh tiếng có vần vừa học.
- Ai tìm nhanh, đúng nhiều là thắng cuộc.
Rau non thợ hàn
Hòn đá bàn ghế
- hs đọc 8 em, nhóm, tổ, cả lớp đọc đồng thanh
- 2 đội lên tham gia chơi
bạn lan con thỏ
mỏ hàn hoa lan
con mèo đàn gà
 Tiết 2
4/ Luyện tập
a) Luyện đọc:
- Luyện đọc bài tiết 1
+ Luyện đọc câu ứng dụng
- Gv treo tranh vẽ và hỏi:
Tranh vẽ gì?
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng
- hs đọc lại toàn bài tiết 1
10 em, tổ, cả lớp
- hs quan sát và trả lời
Vẽ gấu mẹ, gấu con, thỏ mẹ, thỏ con
- gấu mẹ dạy con chơi đàn, còn thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.
b) Luyện nói:
- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết.
- hs mở vở tập viết và viết bài
c)Luyện nói:
- Hãy đọc bài luyện nói:
H: Trong tranh vẽ ai?
H: Trong tranh có mấy bạn?
H: Các bạn ấy đang làm gì?
H: Bạn của em là những ai?
H: Em và các bạn thường chơi những đồ chơi gì?
- học sinh đọc.
- bé và bạn bè
+ Vẽ bé cùng các bạn
+ Trong tranh có 3 bạn
+ Các bạn đang hỏi chuyện nhau
- hs tự giới thiệu
- Búp bê, chuyền thẻ
* Trò chơi: Thi viết tiếng có vần mới.
- Gọi 3 đội lên thi viết
Ví dụ: Tan, ngan, ngon, giòn, hòn...
- Ai viết được nhiều là thắng cuộc
III- Củng cố - Dặn dò
- Giáo viên cho học sinh đọc lại toàn bài trong SGK
- Về học bài và viết bài, làm vở BTTV
- Xem bài 45: ân-ă, ăn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan10.doc