Tuần 14
Thứ hai ngày10 tháng 12 năm 2007
Học vần Bài 55 eng, iêng
A- Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được: en, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng
- Đọc được câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : ao, hồ, giếng
B- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh họa các từ khóa
Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói
- Học sinh: Bộ chữ học vần.
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em đọc: ung, ưng, trung thu, cây sung, củ gừng, vui mừng
- 2 em đọc câu ứng dụng SGK
Tuần 14 Thứ hai ngày10 tháng 12 năm 2007 Học vần Bài 55 eng, iêng A- Mục tiêu: - Học sinh đọc và viết được: en, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng - Đọc được câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : ao, hồ, giếng B- Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh minh họa các từ khóa Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói - Học sinh: Bộ chữ học vần. C- Các hoạt động dạy học I- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em đọc: ung, ưng, trung thu, cây sung, củ gừng, vui mừng - 2 em đọc câu ứng dụng SGK II- Dạy bài mới: Tiết 1 1/ Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và ghi bảng. - Giáo viên viết lên bảng vần eng, iêng - Gọi hs nhắc lại. 2/ Dạy vần eng a) Nhận diện chữ: - Hãy phân tích vần: eng - So sánh vần eng với en giống và khác nhau điểm nào? - Hãy ghép vần: eng - hs: e đứng trước, âm ng đứng sau + Giống nhau: bắt đầu bằng e + Khác nhau: eng kết thúc bằng ng - hs ghép vần: eng b) Đánh vần: - Gv hướng dẫn đánh vần và đọc trơn - Tiếng và từ ngữ khóa H: Có vần eng rồi muốn có tiếng xẻngta ghép thêm âm gì và dấu gì? - Phân tích cho cô tiếng: xẻng - Hướng dẫn đánh vần và đọc trơn tiếng: xẻng - Giáo viên nhận xét và sửa sai + Gv đưa tranh: lưỡi xẻng và hỏi H: Tranh vẽ gì? - Gv rút ra từ khóa và giảng từ - Hướng dẫn đọc tổng hợp e-ngờ-eng/eng Hs: cá nhân, tổ, cả lớp - hs: Thêm x và dấu hỏi - hs ghép tiếng: xẻng +âm x đứng trước vần eng đứng sau, dấu hỏi trên e - xờ-eng-xeng-hỏi-xẻng/xẻng - hs đọc 10 em, tổ, cả lớp -hs: Lưỡi xẻng. - hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp - eng-xẻng-lưỡi xẻng - hs cá nhân, tổ, cả lớp 3 Dạy vần iêng: Qui trình tương tự a) Nhận diện vần iêng - Hãy phân tích vần iêng - So sánh vần iêng với eng giống và khác nhau điểm nào? - Học sinh ghép vần - hs: iê đứng trước, âm ng đứng sau + Giống nhau: Kết thúc bằng ng. + Khác nhau: iêng bắt đầu bằng iê - Hs ghép vần: iêng b) Đánh vần và đọc trơn vần và tiếng: - Gv gọi hs đánh vần, phân tích tiếng, đánh vần và đọc trơn tiếng từ khoá. - Hướng dẫn đọc tổng hợp Iê-ngờ-iêng/iêng - chờ-iêng-chiêng/chiêng trống, chiêng - hs đọc cá nhận, tổ, cả lớp iêng-chiêng, trống chiêng c) Viết - Gv viết mẫu lên bảng vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - Hướng dẫn hs viết vào bảng con - Gv nhận xét và sửa sai - hs viết vào bảng con từng vần d) Đọc từ ngữ ứng dụng - Gv viết các từ ngữ lên bảng lớp - Hướng dẫn hs tìm tiếng có vần mới - Phân tích và đọc trơn cả từ - Gv giảng từ ngữ và đọc mẫu Cái xẻng củ riềng Xà beng bay liệng - hs đọc 8 em, tổ, cả lớp Tiết 2 4/Luyện tập a) Luyện đọc + Luyện đọc bài tiết 1 + Đọc câu ứng dụng: - Hãy đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần mới. - Gv đọc mẫu câu ứng dụng -hs đọc lại bài tiết 1 (8 em, tổ, cả lớp) Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân - hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp đọc đồng thanh - 4 em khá đọc lại b) Luyện viết - Gv hướng dẫn hs mở vở tập viết và viết bài - hs viết bài vào vở tập viết c) Luyện nói theo chủ đề: - Gv cho hs quan sát tranh và hỏi H: Trong tranh vẽ gì? + Hãy chỉ đâu là ao, hồ, giếng? + Những tranh này đều nói về gì? + Ao, hồ, giếng đều có gì gống và khác nhau? - hs đọc tên bài luyện nói: ao, hồ, giếng Vẽ ao, hồ và giếng nước - hs lên tự chỉ -hs: nói về nước - Giống nhau: Đều chứa nước - Khác nhau: Về kích thước, địa điểm và về vệ sinh. III- Củng cố, dặn dò - Học sinh đọc lại bài trong sgk - Về học bài, viết bài, làm vở BTTV - Xem bài : uông, ương. Toán Phép trừ trong phạm vi 8 A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8. - Biết làm tính trừ trong phạm vi 8. B.Đồ dùng dạy hoc: - Gv: Chuẩn bị 32 hình tròn dán vào tờ giấy như SGK. - Hs: Bộ đồ dùng học toán. C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng làm tính- Cả lớp làm vào bảng con. 7+1= 8 3+5=8 2+6=8 6+2=8 4+4=8 1+7=8 - Gv nhận xét , sửa sai và ghi điểm. II. Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài: Hôm nay ta học bài: Phép trừ trong phạm vi 8. 2- Hướng dẫn thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8: a. Thành lập phép tính: 8-1=7 8-7=1 * Gv đính 8 hình tròn và bớt đi 1 hình tròn. Hỏi: 8 hình tròn bớt 1 hình tròn còn mấy hình tròn? H: Vậy 8 bớt 1 còn mấy? - Gv gọi Hs nêu bài toán và trả lời bài toán. - Gv cho Hs lập phép tính: 8-1=7 - Gọi vài em đọc lại phép tính đó. * Gv đính 8 hình tam giác và bớt đi 7 hình tam giác. - Gv gọi Hs nêu bài toàn và trả lời bài toán. - Gv cho Hs lập phép tính: 8-7=1 - Gọi vài em đọc lại phép tính,. - Gv cho cả lớp đọc lại 2 phép tính vừa lập. b. Hướng dẫn Hs lập phep tính: 8-2=6 8-6=2 8-3=5 8-5=3 8-4=4. Quy trình tương tự như phép tính trừ: 8-1 và 8-7 - Gv cũng cho Hs nêu bài toán, lập bài toàn và đọc các phép tính vừa lập. * Hướng dẫn Hs ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8: - Gv cho hs đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 8 theo cách xóa dần kết quả. 3- Thực hành: + Bái 1: Tính theo cột dọc và chú ý viết thẳng cột. - Gv cho Hs làm vào bảng con, mỗi tổ làm 2 phép tính. - Gv nhận xét và sửa sai cho các em. + Bài 2: Tính nhẩm các phép tính cộng, trừ. - Gv gọi 3 em lên bảng làm bài. - Cả lớp làm vào phiếu bài bập. - Gv nhận xét và sửa sai. * Gv chỉ vào từng cột của phép tính và nói: Đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. + Bài 3: Tính nhẩm rồi viết kết quả vào phiếu bài tập. - Gv gọi 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài. - Gv nhận xét và ghi điểm cho từng em. Gv nói: 8-4 cũng bằng 8-1 rồi trừ 3 và cũng bằng 8-2, rồi trừ 2. * Bài 4: Gv đính hình vẽ bài4 lên bảng. - Gọi vài em nêu bài toán phù hợp với hình vẽ đưa ra. + 8 quả lê, bớt 4 quả lê. Hỏi còn mấy quả lê? + 5quả táo ăn bớt 2 quả.Hỏi còn mấy quả? + 8 quả quýt ăn hết 3 quả. Hỏi còn lại mấy quả? + 8 quả cà ăn 6 quả cà.Hỏi còn lại mấy quả? - Gv cho Hs làm bài vào SGk, gọi 3 em lên bảng làm bài. - Gv nhận xét và sửa sai. -Hs: 8 hình tròn bớt 1 hìmh tròn còn 7 hìmh tròn. - Hs: 8 bớt 1 còn 7. - Hs: 8 hình tròn bớt 1 hình tròn. Hỏi còn lại mấy hình tròn? - 8 hình tròn bớt 1 hình tròn còn 7 hình tròn. - Hs lập phép tính: 8-1=7 - Hs đọc: 8 trừ 1 bằng 7. -Hs: 8 hình tam giác bớt 7 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác? - 8 hình tam giác bớt 7 hình tam giác còn 1 hình tam giác. - Hs lập phép tính: 8-7=1 - Hs đọc: 8 trừ 7 bằng 1. 8-1=7 8-7-1 8-2=6 8-6=2 8-3=5 8-5=3 8-4=4 - Hs nêu bài toán, lập bài toán và đọc bài toán. - Hs đọc bảng trừ trong phạm vi 8 theo cách xóa dần. 1. Tính. 8 8 8 8 8 8 8 1 2 3 4 5 6 7 7 6 5 4 3 2 1 - 3 em làm bài trên bảng. 2. Tính. 1+7=8 2+6=8 4+4=8 8- 1=7 8-2=6 8-4=4 8-7=1 8-6=2 8-8=0 - 3 em lên bảng làm bài. 3. Tính. 8 - 4 = 4 8 - 8= 0 8 - 1 - 3 = 4 8 - 0 = 8 8 - 2 - 2 = 4 8 + 0 = 8 - 2 em lên bảng làm bài và nhận xét - Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi của bài toán theo từng tranh thích hợp. 8 - 4 = 4 5 - 2 = 3 8 - 3 = 5 8 - 6 = 2 - Gv gọi 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào SGK. III.Củng cố- Dặn dò: - Gv cho cả lớp đọc lại bảng trừ trong phạm vi 8. - Vễ nhà làm vở BTT và học thuộc bảng trừ 8. - Xem bài: Luyện tập. Tự nhiên- Xã hội Bài 14 An toàn khi ở nhà I. Mục tiêu: Giúp Hs biết: - Kể tên một số vật chất sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu. - Xác định một số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng và cháy. - Số điện thoại để cứu hỏa: 114. II. Đồ dùng dạy học: - Gv: Sưu tầm một số câu chyuện sảy ra khi ở nhà. - Hs: vở bài tập tự nhiên xã hội. III Các hoạt động dạy học: 1. kiểm tra bài cũ: H: Muốn cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng , ngăn nắp em phải làm gì? TL: Phải lau chùi, dọn dẹp các vật dụng cho ngăn nắp - Gọi 2 em trả lời- Gv nhận xét và đánh giá. 2. Dạy bài mới: a- Hoạt động 1: Quan sát tranh trong SGK * Mục tiêu: Hs biết cách phóng tránh đứt tay. - Bước 1: Gv hướng dẫn Hs: + Quan sát các hình trong SGK trang 30. + Chỉ và nói các bạn ở mỗi tranh đang làm gì? Tranh 1: Các bạn đang bổ dưa hấu, gọt bưởi và cắt dưa leo. H: Dự kiến xem điều gì sẽ sảy ra với các bạn này? - Nếu không cẩn thận sẽ bị đứt tay. Tranh 2: Hai bạn do không cẩn thận nên đã làm vỡ chai nước bằng thủy tinh. Khi nhặt mảnh vỡ nếu không cẩn thận sẽ bị mảnh chai đâm vào tay + Hs làm việc theo cặp 2 em trả lời câu hỏi ở trang 30 SGK. - Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày. * Kết luận: - Khi phải dùng dao, hoặc đồ dùng dễ vỡ và sắc nhọn cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay. - Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm với của các em nhỏ. b- Hoạt động 2: Đóng vai. Mục tiêu: Nên tránh chơi gần lửa và những chất gây cháy. - Bước 1: Chia nhóm 4 em. - Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Quan sát các hình ở trang 31 SGK Và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống sảy ra trong từng hình. - Các nhóm thảo luận, dự kiến các trường hợp có thể sảy ra. - Hs xung phong nhận vai và tập thể hiện vai diễn. Nhóm 1: Lan đọc truyện trong màn có để một chiếc đèn dầu. - Mẹ nhắc nhở:Lan ơi ! Con tắt đèn mang ra ngoài ngay, kẻo cháy màn và nhà con nhé! Nhóm 2: Em bé: Chị ơi ! Nước sôi rồi để em bắc xuống nhé! Chị: Không được, em để đấy cho chị làm cho. Em sờ vào sẽ bị bỏng đấy. Nhóm 3: Em bé: Chị ơi để em cắm điện cho chị là quần áo nhé. Chị: Không được! Để chị làm cho, em làm nếu không may sẽ bị điện giật đấy! - Bước 2: Các nhóm lên trình bày trước lớp. - Cả lớp quan sát theo dõi và nhận xét các vai vừa thể hiện. - Gv đưa ra câu hỏi gợi ý. + Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn của mình? H: Nếu là em, em có cách ứng sử khác không? - Gv nêu câu hỏi để cả lớp thảo luận. H: Trường hợp có lửa cháy các đồ vật trong nhà em sẽ phải làm gì? HS: Cần kêu cứu hoặc gọi điện thoại cứu hỏa 114. * Kết luận: - Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa. - Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy. - Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện, dây dẫn, đề phòng chúng bị hở mạch. Điện giật có thể gây chết người - Hãy tìm mọi cách để chạy xa nơi có lửa cháy, gọi to kêu cứu. ... ọc bài tiết 1 + Đọc câu ứng dụng: - Giáo viên treo tranh và hỏi - Tranh vẽ gì? - Hãy đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần mới. - Gv đọc mẫu câu ứng dụng -hs đọc lại bài tiết 1 cá nhân, tổ, cả lớp Cái gì cao lớn lênh khênh Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra - hs quan sát tranh và trả lời - Vẽ đống rơm và cái thang - hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp đọc đồng thanh - 4 em khá đọc lại b) Luyện viết - Gv hướng dẫn hs mở vở tập viết và viết bài - hs viết bài vào vở tập viết c) Luyện nói theo chủ đề: - Gv cho hs quan sát tranh và hỏi H: Trong tranh có những loại máy nào? H: Máy nổ dùng để làm gì? H: Máy khâu dùng để làm gì? + Em còn biết những loại máy nào nữa? - hs đọc tên bài luyện nói: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính. -hs lên chỉ và nói tên những loại máy - hs để bơm nước - Để may quần áo -hs: máy tính, máy ủi, máy bay... III- Củng cố, dặn dò * Trò chời: Thi viết các từ có vần mới: Mênh mông, bình minh - Cho 3 tổ lên thi, tổ nào viết được nhiều là thắng. Kinh thành, mệnh lệnh. - Học sinh đọc lại bài trong sgk - Về học bài, viết bài, làm vở BTTV - Xem bài : Ôn tập Toán Phép trừ trong phạm vi 9 A.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9. - Biết làm tính trừ trong phạm vi 9 B.Đồ dùng dạy học: - Gv: Chuẩn bị 36 hình tròn và trình bày như SGK. - Hs: Bộ đồ dung học toán. C.Các hoạt động dạy học: I- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 em đọc bảng cộng trong phạm vi 9. - Gọi 3 em làm tính. Cả lớp làm bảng con. 7+2= 5+4= 8-2= - Gv nhận xét và ghi điểm. II- Dạy , Học bài mới: 1. Hướng dẫn Hs thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9: a- Hướng dẫn Hs thành lập phép tính: 9-1=8 9-8=1 * Gv đính 9 hình tròn và hỏi. H: Có tất cả mấy hình tròn? - Bớt đi 1 hình tròn và hỏi: Cô bớt đi mấy hình tròn? H: Vậy 9 hình tròn bớt 1 hình tròn còn mấy hình tròn? H: Ai lập được phép tính này? - Gọi Hs đọc lại phép tính vừa lập. + Gv đính đổi chỗ hình tròn cho hs nêu bài toàn, trả lời bài toán và lập phép tính và gọi Hs đọc phép tính vừa lập. - Gv cho Hs đọc lại 2 phép tính vừa lập . b. Hướng dẫn Hs thành lập phép tính: 9-2=7 9-7=2 - Gv đính hình và gọi Hs nêu bài toán, trả lời bài toán, lập phép tính và đọc phép tính vừa lập. - Hd Hs lập phép tính tiếp theo. - Gv ghi lên bảng và cho hs đọc lại 2 phép tính vừa lập. c. Hướng dẫn Hs thành lập các phép tính còn lại: Các quy trình như trên. d. Hướng dẫn Hs ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9: - Gv cho Hs đọc thuộc bảng trừ theo cách xóa dần kết quả. - Gv nhận xét và sửa sai. Nghỉ giữa tiết hát vui. 3- Luyện tập thực hành: Bài 1: Gv cho Hs nêu yêu cầu bài - Gv nhắc nhở hs viết số phải thẳng cột - Gvcho Hs làm bài vào SGK. - Gọi 2 em lên bảng làm bài. - Xong gọi vài em đọc lại kết quả để chữa bài. Gv nhận xét và ghi điểm. Bài 2: Gv cho hs nêu yêu cầu bài tập. - Gv cho hs quan sát các phép tính ở từng cột để khắc sâu về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 8+1=9 9-1=8 9-8=1 - Gv cho hs làm vào SGk. 3 em lên bảng làm bài. - Gv nhận xét bài của từng em và ghi điểm. Bài 3: Gv treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài tập. - Gv nêu cách làm và Hd hs làm bài: ở bảng thứ nhất ta điền ngững số còn thiếu sao cho tổng của 2 số đều bằng 9 - Gọi hs điền số thích hợp vào ô trống. - ở bảng 2 ta thực hiện lần lượt các phép tính. Ví dụ: Ta lấy 9-4=5 viết 5 xuống hàng thứ 2. lấy 5+2=7 Ta viết 7 ở hàng thứ 3. - Cả lớp làm vào SGK. - Gv nhận xét và ghi điểm. Bài 4: Viết phép tính thích hợp. - Gv cho Hs quan sát tranh và nêu bài toán và trả lời bài toán. - Cả lớp làm vào bảng con. - Gọi 1 em lên chữa bài. Gv nhận xét và ghi điểm. - Hs: có tất cả 9 hình tròn. - Hs: Bớt đi 1 hình tròn. - Hs: 9 hình tròn bớt 1 hình tròn còn 8 hình tròn - Hs lập : 9-1=8 - Hs đọc: 9 trừ 1 bằng 8 - Hs lập: 9-8=1 - Hs đọc: 9 trừ 8 bằng 1 9-1=8 9-8=1 - 9 hình tròn bớt 2 hình tròn còn lại 7 hình tròn. - Hs lập: 9-2=7 - Đọc: 9 trừ 2 bằng 7 9-7=2 - Hs đọc: 9-2=7 9-7=2 9-3=6 9-6=3 9-4=5 9-5=4 - Hs đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 9. - 5 em- Tổ- bàn- Cả lớp. 1. Tính. 9 9 9 9 9 1 2 3 4 5 9 9 9 9 9 6 7 8 9 0 2. Tính. - Hs quan sát các cột của bài 2 và nói lên được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 8+1=9 7+2=9 6+3=9 9-1= 8 9-2= 7 9-3=6 9-8=1 9-7=2 9-6=3 - 3 em làm trên bảng. 3. Số - Hs đọc kết quả của mình. 4. Viết phép tính thích hợp: - Có 9 con ong, 4 con đã bay đi tìm mật. Hỏi còn lại mấy con ong? 9 - 4 = 5 * Trò chơi: Đoán đúng kết quả. - Gv giơ các tấm bìa có các phép tính: 9-1= 9-3= 9-2= 9-5= 9-7= 9-4= 9-8= 9-9= 9-6= 9-0= - Hs đoán đúng kết quả. - Gv và Hs nhận xét và tuyên dương những bạn trả lời đúng. 4- Củng cố , Dặn dò: - Hs đọc lại toàn bảng trừ trong phạm vi 9. - Về nhà học bài và làm vở BTT. - Xem bài: Luyện tập. Thể dục: Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản –Trò chơi vận động I .Mục tiêu: - Ôn một số động tác thể dụcRLTTCB đã học yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác - Làm quen với trò chơi chạy tiếp sức II. Địa điểm :Trên sân trường III . Nội dung và phương pháp lên lớp A .Phần mở đầu -GV tập trung HS -Đứng tại chỗ,vỗ tay,hát - Tập hợp hàng dọc hàng ngang --Trò chơi :Diệt các con vật có hại B .Phần cơ bản - Ôn phối hợp :1-2 lần 2x4 nhịp +Nhịp 1:Đứng đưa 2 tay ra trước thẳng đứng +Nhịp 2: Đưa 2 tay dang ngang +Nhịp 3: Đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ v + Nhịp 4 :Về TTCB Trò chơi : Chạy tiếp sức : 8-10 phút GV hướng dẫn Yêu cầu HS chơi nhiệt tình C . Phần kết thúc - GV hệ thống bài 1-2 phút -Giao bài tập về nhà Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2007 Học vần Bài 59 Ôn tập A- Mục tiêu - Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần có kết thúc bằng ng và nh - Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng. - Nghe hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong truyện kể: Quạ và công. B- Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng ôn - Học sinh: Bộ chữ học vần. C- Các hoạt động dạy học: I- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em đọc viết: inh, ênh, đình làng, thông minh, bệnh viện - 2 em đọc câu ứng dụng SGK - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. II- Dạy bài mới: Tiết 1 a nh anh a ng ang 1/ Giới thiệu bài: - Giáo viên cho hs quan sát khung đầu bài ở sgk và cho biết đó là những vần gì? H: Hai vần đó có điểm gì gống và khác nhau? - Dựa vào 2 vần này tìm tiếng có vần ang, anh? - Hãy kể tên những vần kết thúc bằng ng và những vần kết thúc bằng nh? + Giáo viên gắn bảng ôn lên bảng và yêu cầu hs kiểm tra - Giáo viên: hôm nay chúng ta sẽ ôn lại tất cả các vần này. 2/ Ôn tập: a) Các vần vừa học: - Giáo viên chỉ vần và đọc vần. - Giáo viên đọc vần và chỉ vần - Gọi học sinh chỉ chữ ghi âm và đọc vần. b) Ghép âm thành vần: - Hãy ghép chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang để tạo được các vần tương ứng đã học. - Giáo viên gọi học sinh ghép vần. - Giáo viên ghi lên bảng ôn các vần vừa ghép - Cử lần lượt các em ghép hết các vần. - Hãy đọc các vần vừa ghép. - hs: ang anh + Giống nhau: Bắt đầu bằng a + Khác nhau: ng và nh - hs: bàng, bánh - hs thi kể an, ăng, ân, ong, ông, ung, ưng, eng, iêng, uông, ương. Anh, inh, ênh ng nh a ă â o ô u ư iê uô ươ e ê i - Học sinh ghép vần và đọc mẫu Cá nhân, tổ , cả lớp c) Đọc từ ứng dụng: - Giáo viên viết các từ ứng dụng lên bảng - Hãy đọc các từ vừa viết - Giáo viên giải thích các vần Bình minh nhà rông nắng chang chang - hs đọc 8 em, tổ, cả lớp. Tiết 2 3/ Luyện tập: a) Luyện đọc; + Đọc lại bài tiết 1 + Đọc câu ứng dụng - Giáo viên treo tranh và giới thiệu tranh - Gv gọi hs đọc câu ứng dụng dưới tranh. - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng. - Hs đọc lại bài tiết 1 6 em, tổ, cả lớp đọc đồng thanh. Trên bờ mây trắng như bông ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng - hs đọc 8 em, tổ, cả lớp b) Luyện viết và làm bài tập: - Giáo viên cho hs mở vở tập viết - hs viết bài vào vở tập viết. c) Kể chuyện: Quạ và công. - Giáo viên kể chuyện có kèm theo tranh minh hoạ: (Kể 2 lần0 - Giáo viên treo tranh và hướng dẫn học sinh kể lại nội dung từng bức tranh - Từng nhóm cử đại diện kể theo tranh. * Tranh 1: Quạ vẽ cho công trước. Quạ vẽ rất khéo, thoạt tiên nó dùng màu xanh tô đầu, cổ và mình công....óng ánh rất đẹp. * Tranh 2: Vẽ xong, Công còn xèo đuôi cho thật khô * Tranh 3: Công khuyên mãi chẳng được, nó đành làm theo lời bạn. * Tranh 4: Cả bộ lông Quạ bỗng trở nên xám xịt, nhem nhuốc. * ý nghĩa câu chuyện: - Vội vàng hớp tấp lại thêm tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì. III- Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên cho học sinh mở SGK đọc lại bài - Về học bài, viết bài và làm vở BTTV - Xem bài : om, am. Thủ công Gấp các đoạn thẳng cách đều I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều. - Rèn các em khéo tay hay làm. II. Chuẩn bị: - Gv: Mẫu gấp các nếp gấp cách đều có kích thước lớn. Quy trình các nếp gấp. - Hs: Giấy màu, vở thủ công, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: - Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs. 2- Dạy bài mới: a. Gv hướng dẫn Hs quan sát mẫu: - Quan sát mẫu gấp đoạn thẳng cách đều. * Kết luận: Chúng cách đếu nhau có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại. b. Gv hướng dẫn mẫu cách gấp: * Gấp nếp thứ nhất: - Gv ghim tờ giấy màu lên bảng. - Gv gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu. * Gấp nếp thứ hai: Mặt màu ở ngoài. - Gv ghim tờ giấy và gấp như nếp thứ nhất. * Gấp nếp thứ ba: - Gv lật tờ giấy màuvà ghim, gấp như hai nếp gấp trước. * Gấp các nếp gấp tiếp theo: - Gấp lần lượt đến hết tờ giấy. c. Hs thực hành: - Gv nêu lại cách gấp, hướng dẫn các em gấp có khoảng cách 2 ô để dễ gấp. - Gv cho Hs tập gấp ở giấy vở ô li cho thành thạo rồi mới gấp trên giấy màu. - Gv cho Hs thực hành trên giấy màu, Gv đi từng bàn và giúp đỡ những em gấp còn yếu. - Xong các em dán sản phẩm vào vở thủ công. 3- Nhận xét- Đánh giá: - Gv cho Hs nhận xét bài gấp của một số bạn và nhận xét. - Gv chọn bài gấp đẹp để tuyên dương. - Về nhà các em tập gấp nhiều cho thành thạo. - Chuẩn bị bài tiết sau: Gấp cái quạt.
Tài liệu đính kèm: