Tiếng việt :Bài 8
L -h
I. Mục tiêu:
-HS đọc và viết được l,h,lê,hè.
-Đọc được câu ứng dụng :ve ve ve ,hè về
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề :le le.
II.Đồ dùng dạy học
-Tranh minh hoạ các từ khoá lê,hè
-Tranh minh hoạ câu ứng dụng :ve ve ve ,hè về ;phần luyện nói:le le.
III. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ
-HS đọc :ê,v,bê.ve.
-HS viết vào bảng con :bê,ve.
-Một HS đọc câu ứng dụng :bé vẽ bê
B. Dạy học bài mới
Tuần 3 Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008 Tiếng việt :Bài 8 L -h I. Mục tiêu: -HS đọc và viết được l,h,lê,hè. -Đọc được câu ứng dụng :ve ve ve ,hè về -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề :le le. II.Đồ dùng dạy học -Tranh minh hoạ các từ khoá lê,hè -Tranh minh hoạ câu ứng dụng :ve ve ve ,hè về ;phần luyện nói:le le. III. Các hoạt động dạy học A Kiểm tra bài cũ -HS đọc :ê,v,bê.ve. -HS viết vào bảng con :bê,ve. -Một HS đọc câu ứng dụng :bé vẽ bê B. Dạy học bài mới Tiết 1 1.Giới thiệu bài HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi :Các tranh vẽ gì ?(lê,hè) GV:Trong tiếng lê,hè chữ nào đã học?(ê,e) GV: Hôm nay chúng ta học các chữ còn lại là h,l GV viết bảng l h. HS đọc theo:l-lê,h-hè. 2.Dạy chữ ghi âm l a.Nhận diện chữ -GV tô lại chữ l trên bảng và nói :Chữ l gồm 2 nét :nét khuyết trên và một nét móc ngược b.Phát âm và đánh vần tiếng GV phát âm mẫu lờ HS phát âm (cá nhân ,nhóm, lớp ) Có âm l muốn có tiếng lê ta thêm âm gì?(ê) HS cài vào bảng lê HS phân tích ,đánh vần lê(cá nhân,nhóm,lớp) 3. Dạy chữ ghi âm h (Quy trình tương tự ) HS so sánh l,h 4.Viết chữ GV hướng dẫn HS viết vào bảng con :l,h,lê,hè. Tiết 2 4.Luyện tập a. Luyện đọc -HS đọc lại các âm ở tiết 1 GV sửa lỗi phát âm Dạy câu ứng dụng -HS thảo luận nhóm về bức tranh minh hoạ -HS đọc câu ứng dụng (cá nhân ,nhóm,lớp) b.Luyện viết: HS viết l,lê,h,hè vào vở tập viết c. Luyện nói -HS đọc tên bài luyện nói le le +Trong tranh các em trấy gì? +Hai con vật đang bơi trông giống con gì ? +Loài vịt sống tự do không có người nuôi gọi là gì? IV. Củng cố,dặn dò -HS cầm SGK đọc bài Về nhà tìm chữ vừa học trên sách báo Về nhà đọc bài nhiều lần . Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về - Nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5 - Đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5 II. Các hoạt động dạy học .1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em đếm và viết số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1 - 3 em lên điền số thích hợp - Giáo viên nhận xét và ghi điểm 2 .Dạy bài mới. Bài1 và 2:Thực hành nhận biết số lượng và đọc viết số -HS làm bài vào vở rồi lên bảng chữa bài Bài 3:HS đọc thầm đề bài ,nêu cách làm -2HS lên bảng chữa bài Bài 4:GV hướng dẫn HS viết các số 1,2,3,4,5 như SGK III. Củng cố- Dặn dò: * Trò chơi: Đoán đúng số - Gv giơ số bất kỳ từ 1 đến 5. - Hs đọc số Gv vừa giơ lên. - Gv nhận xét và tuyên dương. - Xem bài 10: Bé hơn , dấu bé (<). Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2008 Tiếng Việt Bài 9: o - c A.Mục tiêu -Hs đọc và viết được : o , c , bò , cỏ . -Đọc được câu ứng dụng : bò bê có bó cỏ . -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : vó bè . B Đồ dùng dạy học : -Tranh minh họa các từ khóa : bò , cỏ -Tranh minh họa câu ứng dụng : bò bê có bó cỏ . -Tranh minh họa phần luyện nói : vó bè . C.Các hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em đọc và viết : l , h , lê , hè. - Gọi 2 em đọc câu ứng dụng : ve ve ve, hè về . -Gv nhận xét và ghi điểm. 2.Dạy bài mới : Tiết 1 a.Giới thiệu bài : -Gv cho hs quan sát tranh . H:Các tranh này vẽ gì ? Vậy trong tiếng: bò,cỏ chữ nào đã học Hôm nay chúng ta học âm mới là:o c -Gv ghi lên bảng : o , c -Gv đọc :o , c ,bò , cỏ b. Dạy chữ ghi âm : * Â m o : b.1/Nhận diện chữ : Gv tô lại chữ o và nói : chữ o in cô viết trên bảng là một nét cong kín . Chữ o viết thường có nét cong kín . H: Chữ o giống vật gì ? b.2/Phát âm và đánh vần tiếng : +Phát âm : Gv đọc mẫu : o -Gv chỉnh sửa cách phát âm cho hs +Đánh vần : -Gv cho hs tìm và ghép chữ : bò -Gv viết lên bảng và đọc : bò H: Tiếng bò có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau ? -Gv hd hs đánh vần :bò -gv nhận xét và sửa lỗi cho hs . *Â m c : (quy trình tương tự như dạy o) +Nhận diện chữ : chữ c gồm 1 nét cong hở phải . +So sánh c với o giống và khác nhau điểm nào ? -Hd hs phát âm : c (cờ) -Gv cho hs ghép tiếng: cỏ. đọc là : cỏ -Phân tích tiếng : cỏ có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau ? -Hd đánh vần và đọc trơn tiếng : cỏ -Gv nhận xét và sửa sai . Nghỉ giữa tiết hát vui . b.3/Hướng dẫn viết chữ : -Gv viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hd quy trình viết chữ . -Hướng dẫn hs viết và bảng con . -Gv nhận xét và sửa sai cho các em . b.4/Đọc tiếng ứng dụng : -Gv ghi các tiếng ứng dụng lên bảng. -Gv giải nghĩa một số tiếng và phân tích một số tiếng . -Gv gọi hs đọc bài và nhận xét sửa sai . Tiết 2 : c.Luyện tập c.1/Luyện đọc : -Gv cho hs đọc lại toàn bộ bài tiết 1 trên bảng . +Luyện đọc câu ứng dụng : -Gv treo tranh lên bảng và hỏi : Tranh vẽ gì ? Gv nói : Bức tranh này chính là nội dung câu ứng dụng ta học hôm nay. -Gv đọc mẫu câu ứng dụng . c.2/Luyện viết : -Gv hd hs mở vở tập viết và viết bài . c.3/Luyện nói : H: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ? H: Trong tranh em thấy những gì ? H: Vó dùng để làm gì ? H: Bè dùng để làm gì ? IV.Củng cố- Dặn dò : -Hs quan sát tranh và trả lời . - Hs: vẽ con bò, vẽ đàn bò ăn cỏ . - Hs: o và dấu \ , / đã học o c bò cỏ bò cỏ -Hs quan sát chữ o in và chữ o viết thường Gv viết trên bảng . -Hs: Giống quả trứng. -Hs: o ( cá nhân-bàn-cả lớp). -Hs ghép chữ : bò - Hs đọc : bò -Hs: Âm b đứng trước, âm o đứng sau dấu huyền trên o . - Hs: bờ- o- bo- huyền- bò /bò (cá nhân-bàn-cả lớp) -Hs thảo luận và trả lời -Giống nhau:Đều có nét cong phải . -Khác nhau: o có nét cong kín. -Hs đọc: c (cờ) (cá nhân-bàn-lớp) -Hs ghép tiếng :cỏ -Hs: Â m c đứng trước, âm o đứng sau dấu hỏi trên o . -Hs: cỏ: cờ- o- co- hỏi- cỏ /cỏ cá nhân- bàn- cả lớp . -Hs viết vào bảng con. bo bò bó co cò cọ -Hs đọc trơn hoặc đánh vần và phân tích từng tiếng . cá nhân-bàn-cả lớp -Hs đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp cá nhân- bàn- cả lớp . -Hs:Vẽ mẹ dang cho bò ăn bó cỏ. Bò bê có bó cỏ. -Hs đọc câu ứng dụng (cá nhân- bàn- cả lớp) o , c , bò , cỏ -Hs viết bài vào vở tập viết . -Hs : vó bè. -Em thấy có người đứng trên bè đang cất vó. -Vó dùng để vớt cá. -Bè dùng để đi lại trên sông. -Trò chơi: Tìm nhanh chữ và âm vừa học : lọ , cô , cầu tre , bó cỏ , bé nhỏ , giỏ cá ... -Gv gọi 3 em đọc lại toàn bài . -Về tìm chữ và âm vừa học trong sách báo . Về học bài và tập viết ở nhà . Xem bài 10: ô , ơ . Toán: Bé hơn , Dấu < I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ Bé hơn, dấu < khi so sánh các số. - Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn II. Đồ dùng dạy học - Các nhóm đồ vật. - Các tấm bìa ghi từ số 1, 2, 3, 4, 5 và tấm bìa ghi dấu < III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 em lên bảng làm bài: Cả lớp làm bảng con theo tổ 1 2 3 4 5 5 4 3 2 1 5 4 3 2 1 - Giáo viên nhận xét và ghi điểm 2. Dạy bài mới a/ Nhận biết quan hệ lớn bé: - Gv hướng dẫn hs quan sát để nhận biết số lượng của từng nhóm để so sánh các số H: Bên trái có mấy ô tô? Bên phải có mấy ô tô? H: Một ô tô có ít hơn hai ô tô không? - Gv gọi 2- 3 em nhắc lại + Gv đính các ô vuông ở dưới và hỏi H: Bên trái có mấy ô vuông? Bên phải có mấy ô vuông? Giáo viên nói: 1 ô tô ít hơn 2 ô tô, 1 ô vuông ít hơn 2 ô vuông - Ta nói: Một bé hơn hai Ta viết: 1<2 - Gv giới thiêu dấu < và đọc là: Bé hơn - Gv chỉ vào 1<2 và gọi hs đọc + Gv giới thiệu tranh và hỏi tiếp: H: Hai con chim ít hơn hay nhiều hơn ba con chim? Vậy: 2 hình tam giác ít hơn hay nhiều hơn 3 hình tam giác? Giáo viên nói: Hai bé hơn ba (và viết lên) - Gọi vài em đọc lại - Gv khi viết dấu < giữa hai số bao giờ đầu nhọn cũng chỉ về số bé hơn 3. Thực hành Bài 1: Giáo viên hướng dẫn hs viết dấu < Bài 2: Gv đính hình bài 2 lên bảng giảng mẫu một cột và gọi 2 em lên làm bài, cả lớp làm vào sgk - Gv nhận xét và sửa sai cho các em Bài 3: Đếm số chấm tròn ở bên trái và bên phải rồi ghi số tương ứng xong so sánh để điền dấu. - Gv gọi 3 em lên bảng làm bài cả lớp làm vào sgk - Xong gv nhận xét và ghi điểm - hs quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi - Bên trái có 1 ô tô - Bên phải có 2 ô tô - hs: 1 ô tô ít hơn 2 ô tô - Bên trái có 1 ô vuông - Bên phải có 2 ô vuông - hs: Một bé hơn 2 1<2 - hs: 1 bé hơn 2 - hs 2 con chim ít hơn 3 con chim - hs: 2 hình tam giác ít hơn 3 hình tam giác 2<3 - Hs: Hai bé hơn ba - hs viết dấu: < và 2<3 Nghỉ giữa tiết hat vui Bài 1: Bài 2: - 2 em lên bảng làm, cả lớp làm ở sgk +Bài 4:Giáo viên cho cả lớp làm bảng con theo tổ Tổ 1: 1<2 Tổ 2: 2<3 Tổ 3: 3<4 4<5 2<4 3<5 - Gọi 3 em lên bảng chữa bài. - Gv nhận xét và sửa sai IV. Củng cố: Nối với số thích hợp. 1 < 3 < 1 2 3 4 5 2 < 4 - Hs xung phong lên nối đúng, gv nhận xét và ghi điểm V. Dặn dò: - Xem bài: Luyện tập Đạo đức: Bài 2: Gọn gàng sạch sẽ (T 1) I .Mục tiêu: Học sinh hiểu: + Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. + ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. - Hs biết giữ vệ sinh cà nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ. II Tài liệu và phương tiện: - Vở bài tập Đạo đức1. - Bài hát: Rửa mặt như mèo. Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích. - Bút chì màu, lược chải đầu. III Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng và kể chuyện theo tranh bài tập 4 . - Gv nhận xét và đánh giá kết quả. 2- Dạy- Học bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài: Gọn gàng sạch sẽ. - Gv ghi đề bài lên bảng. - Gọi 1-2 em đọc lại đề bài. * Hoạt động 1: Hs thảo luận - Gv nên yêu cầu, cả lớp nêu tên bạn trong lớp có đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ. *Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập. - Gv nêu yêu cầu bài 1: Em hãy tìm xem trong 8 bạn, bạn nào có đầu tóc, quần áo, giày dép gọn gàng sạch sẽ? H: Tại sao em cho là bạn ăn mặc gọn gàng sạch sẽ hoặc chưa gọn gàng sạch sẽ? - Gv cho cả lớp bổ sung thêm và các em nêu lần lượt đến hết hình 8. Nghỉ giữa tiết hát vui. * Hoạt động 3: Làm bài tập 2. - Gv nêu yêu cầu: Hãy chọn một bộ áo quần cho bạn nam và một bộ áo quần cho bạn nữ. - Gv gọi đại diện từng tổ lên trình bày sự lựa chọn của mình cho cả lớp nghe. - Gv và cả lớp chú ý lắng nghe. - Hs nêu tên bạn có quần áo, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ lên trước lớp và tuyên dương. - Hs làm bài tập ... ứng dụng - Gv treo tranh vẽ và hỏi H: Trong tranh vẽ gì? H: Vậy bạn nhỏ vẽ có đẹp không? Giáo viên: Câu ứng dụng hôm nay ta học là - Gv gọi hs đọc câu ứng dụng và phân tích một số tiếng - Gv đọc mẫu câu ứng dụng b/ Luyện viết - Gv cho hs mở vở tập viết và viết bài - hs: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ cỏ, cò, co, cọ -hs chỉ và đọc e, ê, o, ô, ơ, b, v, l, h. - hs chỉ chữ - hs đọc âm -hs:be - hs: bê, bo, bô, bơ - be, bê, bo, bô, bơ - hs: đọc cá nhân, tổ, cả lớp ve vẽ võ vô vơ le lê lo lô lơ - hs: đọc lại cả bài ghép trên bảng - hs: Các chữ b, v, l, h, c đứng ở trước - hs: Các chữ e, ê,o ,ô, ơ đứng sau - hs đọc lại bảng ôn 1, 10 em dãy bàn, cả lớp - 1 em đọc: hs đọc toàn bảng 2 cá nhân, tổ, cả lớp lò cò vơ cỏ -hs đọc và phân tích 1 số tiếng đọc cá nhân, dãy bàn, cả lớp - hs viết vào bảng con từ ứng dụng - hs đọc lại bài tiết 1 cá nhân, bàn, cả lớp - hs quan sát tranh vẽ và trả lời: Tranh vẽ bạn nhỏ đang vẽ cô giáo và vẽ lá cờ - hs Bạn vẽ rất đẹp bé vẽ cô, bé vẽ cờ - hs đọc cá nhân, dãy bàn, cả lớp -hs viết: lò cò vơ cỏ trong vở tập viết ` bê bề bế bể bễ bệ vo c) Kể chuyện: Hổ - Câu chuyện : Hổ lấy từ truyện Mèo dạy hổ Nội dung: SGV - Giáo viên dựa vào nội dung truyện kể cho hs nghe có kèm theo tranh - Học sinh lắng nghe, sau đó thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tai kể chuyện * Tranh 1: Hổ đến xin Mèo truyền cho võ nghệ, Mèo nhận lời * Tranh 2: Hằng ngày Hổ đến lớp học tập chuyên cần * Tranh 3: Một lần Hổ phục sẵn , khi thấy Mèo đi qua nó liền nhảy ra vồ Mèo định ăn thịt * Tranh 4: Nhân lúc Hổ sơ ý. Mèo nhảy tót lên một cây cao. Hổ đứng dưới gốc gầm gào tức bực. Giáo viên giảng: Qua câu chuyện này các em thấy con Hổ là con vật như thế nào? Học sinh: Hổ là con vật vô ơn đáng khinh bỉ * ý nghĩa câu truyện: Hổ là con vật đang khinh bỉ. III- Củng cố dặn dò - Giáo viên chỉ vào bảng ôn để học sinh đọc lại - Về tìm tiếng, từ vừa học có trong sách báo - Về học bài, viết bài . Xem bài 12: i - a Toán: Luyện tập. I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố những khái niệm ban đầu về Bé hơn, Lớn hơn, về sử dụng các dấu và các từ Bé hơn, lớn hơn khi so sánh hai số. - Bước đầu giới thiệu quan hệ giữa Bé hơn và lớn hơn khi so sánh hai số. II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con. 4 1 2 < 4 5 > 2 2 3 - Gv nhận xét và ghi điểm. 2. Dạy- Học bài mới: a- Giới thiệu bài: Luyện tập * Bài 1: Gv nêu yêu cầu bài 1. Điền dấu lớn hoặc bé vào chỗ chấm. - Gv gọi 1 em lên bảng làm bài. - Gv nhận xét và ghi điểm. * Bài 2: Xem mẫu và ghi số rồi so sánh lớn, bé. - Gọi 1 em lên bảng, cả lớp làm vào phiếu bài tập. - Gv quan sát hs làm bài và chữa bài. Nghỉ giữa tiết và hát vui * Bài 3: Nối ô trống với số thích hợp. - Gv gọi hs xung phong lên nối. - Gv nhận xét và ghi điểm. 1. Viết dấu >,< vào chỗ chấm. 32 1<3 2<4 4>3 21 4>2 - Cả lớp làm vào bảng con . 2. Viết (theo mẫu) - cả lớp làm vào vở ô li 1< 2< 3< 4< - Gv gọi hs đọc: 1<2, 1<3, 1<4, 1<5. 2<3, 2<4, 2<5. 3<4, 3<5. 4<5. 3. Củng cố Dặn dò: - H: Trong các số đã học số nào bé nhất? HS: 1 - H: Số nào lớn nhất? HS: 5 - Số 5 lớn hơn những số nào? HS: 1, 2, 3, 4. - Xem bài: Bằng nhau- Dấu =. Thể dục: Đội hình đội ngũ , Trò chơi I- Mục tiêu - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Yêu cấu hs tập hợp đúng chỗ nhanh và trật tự thơn giờ trước. - Làm quen với đứng nghiêm, nghỉ.Yêu cầu thực hiện đông tác theo khẩu lệnh. - Ôn lại trò chơi Diệt các con vật có hại. yâu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động II- Địa điểm và phương tiện. - Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ. III- Nội dung và phương pháp. 1.Phần mở đầu: - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học 2 phút. - Học sinh chỉnh đốn lại trang phục - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2, 1-2 2. Phần cơ bản. - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, 2, 3 lần + Lần 1: Gv chỉ huy sau đó cho cả lớp giải tán + Lần 2,3: Cán sự lớp điều khiển, gv giúp đỡ * Học tư thế đứng nghiêm - Giáo viên hô: Cả lớp chú ý Nghiêm- Giáo viên hô Thôi - Chú ý sửa động tác sai cho các em * Tập phối hợp nghiêm nghỉ: 2-3 lần - Tập phối hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ - Giáo viên cho hs giải tán sau đó hô khẩu lệnh Hai hàng dọc nhìn trước thẳng, nghiêm, nghỉ - Xong gv nhận xét và cho hs tập lại 2 lần * Trò chơi: Diệt các con vật có hại. 3. Phần kết thúc - Giậm chân tại chỗ 2 phút - Giáo viên hệ thống lại bài học: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ - Giáo viên nhận xét chung giờ học - Về ôn lại bài. Thứ sáu ngày12 tháng 9 năm 2008 Tiếng Việt Bài 12: i – a A- Mục tiêu - Học sinh đọc và viết được: i, a, bi, cá. - Đóc được câu ứng dụng: bé hà có vở ô li - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: lá cờ B- Đồ dùng dạy học - Tranh hoặc mẫu vật thật: bí, cá - Tranh vẽ minh họa câu ứng dụng: bé hà có vở ô li - Phần luyện nói có tranh: lá cờ C- Các hoạt động dạy học I- Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 em đọc và viết: lá cờ, vơ cỏ - 3 em đọc câu ứng dụng. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm II- Dạy bài mới: Tiết 1 1/ Giới thiệu bài: (Giáo viên giới thiệu từng tranh) - Giáo viên treo tranh vẽ và hỏi - Giáo viên giỏ viên bi và hỏi: Đây là cái gì? - Gv đưa tranh vẽ con cá và hỏi tranh vẽ con gì? H: Vậy trong chữ :bi, cá, chữ nào đã học? Hôm nay cô giới thiệu chữ ghi âm mới: i-a - Gv ghi lên bảng lớp và đọc mẫu 2/ Dạy chữ ghi âm * Â m i a/ Nhận diện chữ: Gv tô lại chữ i trên bảng và nói: Chữ i in là 1 nét sổ thẳng trên đầu có dấu chấm. Chữ i viết thường 1 nét xiân phải và nét móc ngược, phía trên có dấu chấm b/ Phát âm và đánh vần tiếng * Phát âm: Gv phát âm mẫu i +Ghép tiếng và đánh vần tiếng - Có chữ i rồi muốn có tiếng bi cac em ghép thêm chữ gì? - Hãy phân tích cho cô: bi - Hướng dẫn hs đánh vần tiếng - Giáo viên nhận xét và sửa sai - Đọc tổng hợp * Â m a: Quy trình tương tự như dạy âm i - a gồm 1 nét cong hở phải và 1 nét móc ngược - So sánh i với a giống và khác nhau điểm nào? - Phát âm mẫu: a - Giáo viên hướng dẫn hs đánh vần và đọc trơn tiếng: cá - Giáo viên nhận xét và sửa sai - Đọc tổng hợp lại bài c/ Hướng dẫn viết chữ - Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn độ cao, cách lia bút nối các con chữ. - Hướng dẫn hs viết vào bảng con - Giáo viên nhận xét và sửa sai d/ Đọc tiếng từ ứng dụng - Giáo viên viết các tiếng từ ứng dụng lên bảng. - Hướng dẫn hs đọc và phân tích 1 số tiếng - Giáo viên kết hợp giải nghĩa các từ H: Từ: bi ve, ba lô tiếng nào có âm vừa học? - Giáo viên đọc mẫu tiếng và từ ngữ. Tiết 2 3/ Luyện tập a/ Luyện đọc: Hướng dẫn hs mở SGK đọc lại bài tiết 1 + Đọc câu ứng dụng: Gv treo tranh vẽ H: Trong tranh vẽ gì? - Giáo viên ghi câu ứng dụng lên bảng - Giáo viên gọi hs đọc bài và phân tích một số tiếng mới có âm i, a b/ Luyện viết - Giáo viên hướng dẫn hs mở vở tập viết xem mẫu chữ và viết bài c/ Luyện nói H: Hôm nay chúng ta luyện nói về chủ đề gì? H: Trong tranh vẽ gì? H: Đó là những cờ gì? H: Cờ Tổ quốc có màu gì? ở giữa có hình gì? H: Cờ đội có màu gì? ở giữa có hình gì? - hs quan sát và trả lời câu hỏi - hs: viên bi - Học sinh:Con cá - Học sinh: b, c, dấu sắc (/) i a - Học sinh: i-bi-a-cá i bi bi -Học sinh ghép chữ i trong bộ chữ - Học sinh: i- cá nhân, tổ, cả lớp - Học sinh: Ghép thêm chữ b - hs: ghép tiếng: bi - Â m b đứng trước âm i đứng sau: bi: bờ - i - bi - Hs đọc 10 em, bàn, cả lớp i-bi-bi (cá nhận, tổ, cả lớp) a cá cá -Giống nhau: Nét móc ngược - Khác nhau: a có nét cong hở phải - Hs đọc a (cá nhân, tổ, cả lớp) - hs: cá, cờ, a - ca- sắc- cá Đọc trơn: cá - Đọc 10 em, bàn, cả lớp a-cá- cá - hs viết vào bảng con bi vi li ba va la bi ve ba lô - hs đọc: cá nhân , dãy bàn cả lớp đọc đồn thanh -hs: bi, ba: Học sinh phân tích hai tiếng đó. - Học sinh đọc lại bài tiết 1 15 em, bàn, cả lớp - Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Các bạn nhỏ đamg xem vở ô li bé hà có vở ô li - Hs đọc: 10em, bàn, cả lớp đọc đồng thanh - Hs viết: i, a, bi, cá trong vở tập viết - Học sinh: lá cờ - Hs: Vẽ ba lá cờ - Hs: Cờ Tổ quốc, cờ đội, cờ hội -Hs: Cờ có màu đỏ, ở giữa có hình ngôi sao vàng năm cánh - Hs: Màu đỏ ở giữa có huy hiệu măng non. III- Củng cố , Dặn dò - Giáo viên chỉ bảng cả lớp đọc lại toàn bài - Về tìm chữ vừa học có trong sách báo - Xem bài 13: n-m Thủ công Xé , dán hình chữ nhật, hình tam giác (T2) I- Mục tiêu - Xé được đường thẳng, đường gấp khúc. - Học sinh biết cách xé hình chữ nhật, hình tam giác - Xé, dán được hình chữ nhận, hình tam giác theo hướng dẫn II- Chuẩn bị - Bài mẫu: Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác - Học sinh: Vở thủ công, giấy màu, hồ dán, thước, bút chì. III- Các hoạt động dạy học A/ Kiểm tra bài cũ: H: Xé hình chữ nhật H: Xé hình tam giác - Giáo viện nhận xét và đánh giá 2/ Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ thực hành hoàn thành sản phẩm xé dán hình chữ nhật, hình tam giác - Giáo viên ghi đề bài lên bảng b/ Giáo viên hướng dẫn mẫu - Hướng dẫn như ở tiết 1 đã hướng dẫn c) Học sinh thực hành - Giáo viên cho hs nhắc lại cách vẽ và xẻ hình chữ nhật và cách vẽ, xé hình tam giác - Giáo viên đi từng bàn hướng dẫn các em xé còn yếu để các em hoàn thành được sản phẩm - Chú ý: Xé đều tay, xé thẳng - Khi xé xong các em kiểm tra lại xem 4 cạnh của hình chữ nhật và hình tam giác có cân đối không - Xong các em dán sản phẩm vào vở thủ công.Bôi hồ ở mặt sau, dán ngay ngắn, cân đối. - Giáo viên nhắc nhở hs khi dán xong các em dùng 1 tờ giấy đặt lên trên và miết tay cho phẳng - Học sinh thực hành xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác - Học sinh kiểm tra lẫn nhau xem bạn đánh dấu đúng ô hình chữ nhật và hình tam giác chưa IV. Nhận xét- Dặn dò - Giáo viên thu vở chấm và nhận xét. Tuyên dương một số em xé tương đối thẳng, đều, ít răng cưa, hình xé gần giống mẫu , dán đều, không nhăn - Về nhà tập xé, dán lại cho đẹp - Chuẩn bị bài tiết sau: Xé, dán hình vuông, hình tròn.
Tài liệu đính kèm: