Giáo án khối 1 - Tuần 15 năm học 2009

Giáo án khối 1 - Tuần 15 năm học 2009

I/Mục tiêu: Giúp học sinh:

 -Thực hiện được phép cộng , phép trừ trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

 (Bài 1, cột 1, 2 ) bài 2 cột 1; bài 3 (cột 1.3 )bài 4

II/ Đồ dùng dạy học:

 +G/v: Viết sãn một số bài tập

 +HS: Bảng con, phấn,vở BT.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HĐ1 (5): Củng cố bảng cộng trừ trong phạm vị 9

 Gọi HS đọc bảng cộng , trừ trong phạm vi 9

 Nhận xét

HĐ 2 (27) luyện tập

Bài 1: cột 1,2 VBT-SGK: HD học sinh sử dụng các công thức cộng, trừ trong phạm vi 9, để làm bài tập làm cột 1,2 (HS khá giỏi làm cột còn lại)

 Gọi học sinh lần lượt nêu miệng kết quả .GV nhận xét ghi bảng.

* GV củng cố Mqh giữa phép cộng và phép trừ.

Bài 2 cột 1SGK- bài 1c cột1,3 VBT:

Gọi học sinh nêu yêu cầu và cách làm.Gọi 3 học sinh K,G,TB lên bảng làm.GV nhận xét bài trên bảng.

Bài 3:cột 1,3 -SGK-cột 1,3VBT:

Gọi học sinh nêu yêu cầu bài(viết dấu thích hợp vào ô trống) rồi cho học sinh tự làm bài và chữa bài. ( cột 1.3).

*GV củng cố về dạng bài tập so sánh.

 

doc 51 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 1 - Tuần 15 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
(Tiết 2) Toán: Luyện tập
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
 -Thực hiện được phép cộng , phép trừ trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 (Bài 1, cột 1, 2 ) bài 2 cột 1; bài 3 (cột 1.3 )bài 4
II/ Đồ dùng dạy học:
 +G/v: Viết sãn một số bài tập
 +HS: Bảng con, phấn,vở BT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 (5’): Củng cố bảng cộng trừ trong phạm vị 9
	Gọi HS đọc bảng cộng , trừ trong phạm vi 9
 	Nhận xét
HĐ 2 (27’) luyện tập
Bài 1: cột 1,2 VBT-SGK: HD học sinh sử dụng các công thức cộng, trừ trong phạm vi 9, để làm bài tập làm cột 1,2 (HS khá giỏi làm cột còn lại)
 Gọi học sinh lần lượt nêu miệng kết quả .GV nhận xét ghi bảng.
* GV củng cố Mqh giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2 cột 1SGK- bài 1c cột1,3 VBT:
Gọi học sinh nêu yêu cầu và cách làm.Gọi 3 học sinh K,G,TB lên bảng làm.GV nhận xét bài trên bảng.
Bài 3:cột 1,3 -SGK-cột 1,3VBT:
Gọi học sinh nêu yêu cầu bài(viết dấu thích hợp vào ô trống) rồi cho học sinh tự làm bài và chữa bài. ( cột 1.3).
*GV củng cố về dạng bài tập so sánh.
Bài 4:GV hướng dẫn học sinh q/s hình vẽ rồi nêu bài toán,sau đó viết phép tính tương ứng với bài toán đã nêu.(HS có thể nêu ra các bài toán và các phép tính khác tương ứng).Gọi học sinh yếu lên bảng chữa bài.
 GV quan sát giúp đỡ học sinh TB,Y gọi đại diện một nhóm nêu bài toán và phép tính vừa thảo luận.GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 5:SGK-VBT GV gợi ý để học sinh khá giỏi làm thấy được có hai hình vuông và 4 hình tam giác.
 -HS làm bài vào vở BT.Sau đó đổi vở để kiểm tra kết quả.
 HĐ5 (5’):HĐ nối tiếp 
 	+GV củng cố kiến thức đã luyện tập.
 	+Nhận xét chung.
 ...........................**************.................................. 
Tiết 3+4 Tiếng Việt Bài 60:	 om – am
I.Mục tiêu:
HS đọc được: om ; am ;làng xóm, rừng tràm ;từ và các câu ứng dụng
 HS viết đựợc : om ; am ;làng xóm, rừng tràm
Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn. 
II.Đ D DH: 
 GV: SGK
 	HS: SGK, bộ Đ D TV
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 tiết 1
A.Bài cũ(5’) 
	 + Gọi 2- 4 học sinh đọc, viết: bình minh , nhà rông
 	 + HS đọc đoạn thơ ứng dụng: trên trời mây trắng như bông.... 
 	 + Giáo viên nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:	
1.Giới thiệu bài (2’): Giới thiệu trực tiếp 2 vần : om -am
2.Dạy vần: 
 Dạy om (8’)
a.Nhận diện vần om.
 	 Cho HS phân tích vần ômm.( gồm 2 âm: o và m)
 	 Cho HS so sánh vần om và vầ on đã học.
 	 ( Giống nhau: đều bắt đầu bằng o ; khác nhau om kết thúc bằng m 
 	 Yêu cầu HS ghép vần om .Tất cả học sinh cùng thao tác – Giáo viên nhận xét.
 b,Đánh vần.
 Cho HS đánh vần vần om (Cá nhân, nhóm ,lớp ) 
 	Gv y/ c HS ghép thêm x vào trước vần om, dấu sắc trên o để được tiếng xóm 
 	 HS dùng bộ ghép chữ để ghép. -HS phát âm: xóm (2 em, cả lớp)
 	Cho HS phân tích tiếng vừa ghép được 
 	 Yêu cầu HS đánh vần tiếng vừa ghép x-om sắc xóm- (CN, nhóm, lớp)
 *G/v cho học sinh quan sát tranh để rút ra từ mới làng xóm
 	HS phân tích ,đánh vần và đọc trơn từ :làng xóm (cá nhân,nhóm,lớp)
 * GV chỉnh sửa cho học sinh. 
 Dạy am (7’)
(Quy trình dạy tương tự như  iêng):vần mới am ,tiếng mới tràm, từ mới rừng tràm.
 	Cho HS so sánh am và om 
cHướng dẫn viết bảng : (10’)
 	Giáo viên viết mẫu vần : : om ; am ;làng xóm, rừng tràm lên bảng,vừa víêt vừa hướng dẫn cách viết.(lưu ý nét nối giữa a và m giữa tr và am viết tiếng và từ khoá: : tràm, rừng tràm
 	HS tô chữ tay không.
 	Học sinh viết bảng con.G V nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
d.Đọc từ ngữ ứng dụng. (5’)
 	Học sinh khá,giỏi đọc trước học sinh TB, yếu đọc lại.
 	GV giải nghĩa chòm râu 
 đom đóm
 	GV cho HS khá, giỏi đọc trơn .HS TB, yếu đánh vần tiếng có vần mới sau đó mới đọc trơn
. 	Học sinh đọc( nhóm, lớp, cá nhân).
tiết 2
3.Luyện tập:
aLuyện đọc SGK (15’)
 Học sinh luyện đọc lại các vần ,tiếng từ như tiết 1.
 HS đọc cá nhân:HS khá,giỏi đọc trơn ; học sinh trung bình đọc sau ; HS yếu đánh vần rồi đoc: CN, nhóm, lớp 
 * HD HS đọc câu ứng dụng.
 HS quan sát theo nhóm đôi và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
 GV cho HS đọc câu ứng dụng : Mưa tháng bảy gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bàng.
 HS khá, giỏi đọc trước .HS TB đọc sau, HS yếu phân tích và đánh vần tiếng có vần mới( trám, tám, rám ) rồi đọc lại. 
 Đọc theo nhóm, cả lớp.
 GV chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
bLuyện viết trong vở tập viết (10’)
 	Học sinh viết vào vở tập viết: : om ; am ;làng xóm, rừng tràm. ( chú ý viết đúng khoảng cách) 
 	G/v quan sát giúp đỡ HS yếu.
 	 Nhận xét và chấm một số bài.
c.Luyện nói: (8’)
Học sinh đọc tên bài luyện nói: Nói lời cảm ơn.(học sinh K,G đọc trước, học sinh TB,Y nhắc lại.
-G Viên cho học sinh quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
?Trong tranh vẽ gì.
?Những người đó đang làm gì.?
?Tại sao em bé lại cảm ơn chị.?
?Em đã nói “em xin cảm ơn” bao giờ chưa.?
?Em nói điều đó với ai khi nào.?
? Thường khi nào ta phải nói lời cảm ơn.?
-G/v gọi học sinh luyện nói trước lớp: 2-4 câu
Nhận xét khen ngợi những học sinh trả lời lưu loát.
C. Củng cố,dặn dò: : (4’)
Giaó viên chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo.
Hãy tìm những tiếng có vần vừa học.
Dặn học sinhhọc lại bài và làm bài tập,xem trước bài 61.
..........................................**************************.........................................
 Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
Tiết 1+2 Tiếng việt Bài 1: ăm - âm
I.Mục tiêu:
HS đọc được: ăm ; âm; nuôi tằm; hái nấm ;từ và các câu ứng dụng
HS viết đựợc; ăm ; âm; nuôi tằm; hái nấm 
Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Thứ , ngày , tháng , năm
II.Đ D DH: GV: SGK
 HS: BĐ D, SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 tiết 1
Bài cũ(5’) 
	 Gọi 2-4 học sinh đọc, om ; am ;làng xóm, rừng tràm 
	 HS đọc đoạn thơ ứng dụng: Mưa tháng bảy gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bàng.
 Giáo viên nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:	
1.Giới thiệu bài (2’): Giới thiệu trực tiếp 2 vần : ăm- âm
2. Dạy vần: 
 Dạy ăm (8’)
a.Nhận diện vần uông.
 	Cho HS phân tích vần ăm.( gồm 2 âm: ă và m)
 	Cho HS so sánh vần ăm và vần am đã học.
 	 Giống nhau: đều kết thúc bằng m...
 Khác nhau ăm bắt đầu bằng ă
 Yêu cầu HS ghép vần ăm- tất cả học sinh thao tác trên đồ dùng– giáo viên nhận xét.
 b,Đánh vần.
 	Cho HS đánh vần vần ăm (Cá nhân, nhóm ,lớp ) 
 	Yêu cầu HS ghép thêm t vào trước vần ăm ..., dấu huyền trên ă được tiếng tằm 
 	 HS dùng bộ ghép chữ để ghép. -HS phát âm: tằm (2 em, cả lớp)
 	Cho HS phân tích tiếng vừa ghép được: âm t, vần ăm, dấu huyền.
 	Yêu cầu HS đánh vần tiếng vừa ghép t- ăm-tăm huyền tằm (CN, nhóm, lớp)
 *G/v cho học sinh quan sát tranh trong SGK để rút ra từ mới nuôi tằm
 	HS phân tích, đọc trơn từ :nuôi tằm (cá nhân,nhóm,lớp)
 	GV chỉnh sửa cho học sinh. 
 Dạy âm (6’)
 (Quy trình dạy tương tự như  vần ă,): vần mới âm ,tiếng nấm : từ mới hái nấm.
 	 Cho HS so sánh âm và ăm.
cHướng dẫn viết bảng : (12’)
 	Giáo viên viết mẫu vần : : ăm ; âm; nuôi tằm; hái nấm lên bảng,vừa víêt vừa hướng dẫn cách viết.(lưu ý nét nối giữa â và m, , giữa n và âm,
 	HS tô chữ tay không.
 	Học sinh viết bảng con.G V nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
d.Đọc từ ngữ ứng dụng. (5’)
 	Học sinh khá,giỏi đọc trước học sinh TB, yếu đọc lại.
 	GV giải nghĩa đỏ thắm ()
 đường hầm.
 	GV cho HS khá, giỏi đọc trơn .HS TB, yếu đánh vần tiếng có vần mới sau đó mới đọc trơn
. 	Học sinh đọc( nhóm, lớp, cá nhân).
tiết 2
3.Luyện tập:
aLuyện đọc SGK (15’)
 	Học sinh luyện đọc lại các vần ,tiếng từ như tiết 1.
 	HS đọc cá nhân:HS khá,giỏi đọc trơn ; học sinh trung bình đọc sau ; HS yếu đánh vần rồi đoc 
 * HD HS đọc câu ứng dụng.
 	HS quan sát theo nhóm đôi và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
 GVđọc mẫu sau đó cho HS đọc câu ứng dụng : Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.
 HS khá, giỏi đọc trước .HS TB đọc sau, HS yếu phân tích và đánh vần tiếng có vần mới( rầm, gặm ) đọc lại. 
 Đọc theo nhóm,cả lớp.
 GV chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
bLuyện viết trong vở tập viết (10’)
 Học sinh viết vào vở tập viết: : ăm ; âm; nuôi tằm; hái nấm. ( chú ý viết đúng khoảng cách) 
 G/v quan sát giúp đỡ HS yếu.
 Nhận xét và chấm một số bài.
c.Luyện nói. : (8’)
Học sinh đọc tên bài luyện nói:Thứ,ngày,tháng,năm 
-GViên cho học sinh quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
?Trong tranh vẽ gì.
?Những vật trong tranh nói lên điều gì chung.
?Em hảy đọc thời khóa biểu lớp em.
?Ngày chủ nhật em hường làm gì.
?Khi nào đến tết.
?Em thích ngày nào nhất trong tuần?vì sao.
-G/v gọi học sinh luyện nói trước lớp: Mỗi em từ 2-4 câu.
Nhận xét khen ngợi những học sinh trả lời lưu loát.
C. Củng cố,dặn dò: (5’)
-G/v chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo.
?Hãy tìm những tiếng có vần vừa học.
-Dặn học sinh học lại bài và làm bài tập,xem trước bài 62.
 ..............................*********************.............................
tiết 3 Toán: Phép cộng trong phạm vi 10 
I/Mục tiêu:
 	Học sinh làm được phép tính cộng trong phạm vi 10
 Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 (Bài 1 bài 2 ; bài 3
 II/Đ D DH::
 	GV:bảng phụ viết bài tập , SGK 
 	HS : VBT, que tính ,bảng con,phấn.
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 HĐ1 (5’ hoạt động củng cố KT đã học.
	Cho HS đọc phép cộng và trừ trong phạm vi 9
	Cả lớp và GV nhận xét .
HĐ2 (12’) Hướng dẫn Học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
a.Hướng dẫn học sinh thành lập công thức: 9+1=10 và 1+9=10.
Bước 1:Hướng dẫn học sinh quan sát trong SGK để nêu bài toán.
 -HS khá giỏi nêu trước học sinh TB,yếu nêu lại.HS nêu: có 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn nữa.Hỏi có tất cả mấy chấm tròn”?
Bước 2:Học sinh đếm số hình tròn và nêu câu trả lời đầy đủ:”9 hình tròn thêm 1 hình tròn là 10 hình tròn”.
	Bước 3:HD HS nêu phép tính và kq: 9 + 1= 10
 *Từ 9 + 1 = 10 HD HS nêu được 1 + 9 = 10 (Đổi chỗ các số trong phép cộng) b. HD học sinhthành lập các công thức 8+2=10 và 2+8=10 ; 7+3=10 và 3+7=10
tiến hành tương tự như ở phần a. 
	-GV chỉ lần lượt vào từng công thức,y/c HS đọc và họ ... hóm ,lớp ) 
 Yêu cầu HS ghép thêm b vào trước vần và dấu sắc trên u để được tiếng bút.
 HS dùng bộ ghép chữ để ghép. -HS phát âm bút (2 em, cả lớp)
 Cho HS phân tích tiếng vừa ghép được 
 Yêu cầu HS đánh vần tiếng vừa ghép (CN, nhóm, lớp)
 *G/v cho học sinh quan sát tranh để rút ra từ mới: bút chì.
 HS phân tích ,đánh vần và đọc trơn từ: bút chì( cá nhân,nhóm,lớp)
 GV chỉnh sửa cho học sinh. 
 Dạy vần ưt (7’)
(Quy trình dạy tương tự như  vân ut ): vần mới ưt, tiếng mứt; từ mới: mứt gừng.
 Cho HS so sánh ut và ứt. 
cHướng dẫn viết bảng : (10’)
 Giáo viên viết mẫu vần: ut, ưt, bút chì, mứt gừng lên bảng,vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.(lưu ý nét nối giữa u và t ;...
 HS tô chữ tay không.
 Học sinh viết bảng con.G V nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
d.Đọc từ ngữ ứng dụng. (5’)
 Học sinh khá,giỏi đọc trước học sinh TB, yếu đọc lại.
 GV giải nghĩa chim cút 
 GV cho HS khá, giỏi đọc trơn .HS TB, yếu đánh vần tiếng có vần mới sau đó mới đọc trơn
. Học sinh đọc( nhóm, lớp, cá nhân).
tiết 2
3.Luyện tập:
aLuyện đọc SGK (15’)
 Học sinh luyện đọc lại các vần ,tiếng từ như tiết 1.
 HS đọc cá nhân: HS khá,giỏi đọc trơn; học sinh trung bình đọc sau; HS yếu đánh vần rồi đoc .
 * HD HS đọc câu ứng dụng.
 HS quan sát theo nhóm đôi và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
 GV cho HS đọc đoạn thơ ứng dụng: Bay cao cao vút 
	 ....................
	 Làm xanh da trời.
 HS khá, giỏi đọc trước. HS TB đọc sau, HS yếu phân tích và đánh vần tiếng có vần mới (vút) và đọc lại. 
 Đọc theo nhóm, cả lớp.
 GV chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
bLuyện viết trong vở tập viết (10’)
 Học sinh viết vào vở tập viết: ut, ưt, bút chì, mứt gừng ( chú ý viết đúng khoảng cách) 
 G/v quan sát giúp đỡ HS yếu.
 Nhận xét và chấm một số bài.
c.Luyện nói. : (8’)
+H/s đọc tên bài luyện nói theo chủ đề:Ngón út,em út,sau rốt.(h/s K,G đọc trước,h/s TB,Y nhắc lại).
-G/v cho h/s quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
?Trong tranh vẽ gì.
?Hảy chỉ ngón út trên bàn tay em.
?Em thấy ngón út so với các ngón khác như thế nào.
?Nhà em có mấy anh chi em.
?Giới thiệu tên người em út trong gia đình em.
?Đàn vịt con có đi cùng nhau không.
?Đi sau cùng còn gọi là gì.
-G/v gọi h/s luyện nói trước lớp.Nhận xét khen ngợi những h/s trả lời lưu loát.
+TRò chơi:Kết bạn.
+HS chơi thi.GV nhận xét.
C. Củng cố,dặn dò:
 G/v chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo trật tự và không theo trật tự.
?Hãy tìm những tiếng có vần vừa học.
-Dặn học sinhxem trước bài 64.
..........................................**************....................................................
Tiết 4 Toán: Phép trừ trong phạm vi 10
I/Mục tiêu:Giúp học sinhinh.
 	Làm được tính trừ trong phạm vi 10
 	Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 ( Bài 1, bài 4.)
II/ Đ D DH:
GV: Các hình vẽ như SGK
 HS: SGK, bảng con,phấn,vở BT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 (3’): Củng cố bảng cộng 10:
 2-3 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 10
 GV nhận xét cho điểm.
HĐ2(8’)Hướng dẫn học sinh thành lập bảng trừ trong phạm vi 10
a.Hướng dẫn học sinh thành lập công thức:10 -1= 9 và 10 –9=1.
Bước 1:Hướng dẫn học sinh quan sát SGK để nêu bài toán.
 	HS khá giỏi nêu trước học sinh TB,yếu nêu lại.HS nêu:” Tất cả có 10 hình tròn, bớt đi 1 hình.Hỏi còn lại mấy hình tròn.”?
Bước 2:Gọi HS nêu câu trả lời và HD học sinh nêu đầy đủ: “ 10 hình tròn bớt 1 hình tròn còn 9 hình tròn ”.
 	Bước 3: GV gợi ý HS nêu : 10 bớt 1 còn 9 và HD HS nêu được phép tính :
 10 -1 = 9 
*GV HD học sinh quan sát lên bảng và tự nêu kết quả 10- 9 =1,.GV nhận xét, và viết bảng: 10- 1 = 9; 10 – 1 = 9 c.Sau đó cho HS đọc lại 
b/ HD học sinh thành lập các công thức 10 – 2=8, 10-8=2, 10-3 = 7, 10 – 7= 3..... tiến hành tương tự như ở phần a.
HĐ3(5’)Học thuộc công thức
 	-GV chỉ lần lượt vào từng công thức, yêu cầu HS đọc và học thuộc.
	- GV nêu câu hỏi để HS trả lời hoặc xóa dần các kết quả của phép tính.
 HĐ4(20’) Luyện tập thực hành:
Bài 1SGK- 1 VBT :Tính 
	1a.Gọi hs nêu y/c của bài tập rồi làm bài vào bảng con và chữa bài.(lưu ý hs phải viết kết qủa thẳng cột với số 0).
 1b.HS nối tiếp nêu kết quả
 * GV chốt kiến thức về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài2 SGK- bài 2-VBT :Tính(HS K+G)
	Gv ghi đề lên bảng.Gọi học sinh nêu cách làm, học sinh nối tiếp nêu kết quả.
 	GV ghi kết quả lên bảng.
*GV chốt các phép trừ trong phạm vi 10 
Bài 3 SGK- 1VBT-Tính (HS khá, giỏi)
	HS nêu cách làm HS làm bài vào vở bài tập.
	GV nhận xét chốt kết quả.
*GV củng cố về bài tập so sánh . 
Bài 4:SGK- VBT.
	Cho HS thảo luận nhóm đôi trao đổi để nêu bài toán và viết phép tính thích hợp. 
 GV quan sát giúp đỡ học sinh TB,Y gọi đại diện một nhóm nêu bài toán và phép tính vừa thảo luận.GV nhận xét chốt kết quả đúng.
*Củng cố cho HS :Bớt đi thì làm tính trừ.
HĐ5 (4’):HĐ nối tiếp 
 	+Gọi học sinh đọc lại bảng trừ trong phạm vi 10
 	+Nhận xét chung.
 ...........................**************..................................
.Tiết 4 tự nhiên xã hội bài 15 : lớp học
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinhbiết: 
 - Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học
 - Nêu một số điểm giống và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ SGK. 
 -Nói được tên lớp,cô giáo chủ nhiệm và tên một số bạn cùng lớp.
II/ Chuẩn bị:	
-GV:Một số bộ bìa, mỗi bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ,mỗi tấm bìa ghi tên một đồ dùng có trong lớp học.
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ(3’) : Kể tên một số vật trong nhà có thể gây đứt tay chảy máu.Nêu cách xử lý
 -Gọi 2-3 HS trả lời.GV nhận xét	
B/ Bài mới:	
1/ Giới thiệu bài(1’)
2/ Các h/đ chủ yếu.
*HĐ1(10’)Quan sát.
	Mục tiêu:Biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
	Bước 1:Chia mỗi nhóm 2 HS.
 -GV HD học sinh q/s các hình tr 32,33 SGK và trả lời câu hỏi sau với bạn:
?Trong lớp học có những ai và thứ gì ?
?Lớp học của bạn gần giống lớp học nào trong các hình đó.
?Bạn thích lớp học nào trong các hình đó ?tại sao.
	Bước 2:GV gọi đại diện một số cặp trả lời câu hỏi trước lớp.
Bước 3:
-Cho HS thảo luận các câu hỏi:
?Kể tên cô giáo,thầy giáo và các bạn của mình.
?Trong lớp,em thường chơi với ai?
?Trong lớp học của em có những thứ gì?Chúng được dùng để làm gì?
-GV h/d,giúp HS nêu k/l:Lớp học nào cũng có thầy cô giáo và HS.Trong lớp học có bàn ghế cho GV và HS,bảng,tủ,đồ dùng,tranh ảnh...việc trang bị các thiết bị,đồ dùng DH phụ thuộc vào ĐK từng trường.
 *HĐ 2(10’) Thảo luận theo cặp.
Mục tiêu:Giới thiệu lớp học của mình.
	Cách tiến hành:
	Bước 1:HS thảo luận và kể về lớp học của mình với bạn.
	Bước 2: GV gọi một đén hai HS lên kể về lớp học trước lớp.
-GV kết luận: Các em cần nhớ tên lớp ,tên trường của mình.Yêu quí lớp học của mình vì nơi đó có thầy cô và các bạn.
*HĐ3(8’)Trò chơi:Ai nhanh ai đúng.
	Mục tiêu; Nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học.
	Cách tiến hành:
	Bước 1:Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm phát một bộ bìa.
-Chia bảng thành 3 cột tương ứng.
	Bước 2: HS sẽ chọn các tấm bìa ghi tên các đồ dùng theo y/c của GV và gắn lên bảng.Nhóm nào làm nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc. 
	Bước 3: GV y/c học sinhnhận xét,đánh giá sau mỗi lượt chơi.
C. Củng cố,dặn dò:(3’)
-G/v nêu nội dung của bài học .
-Dặn học sinh xem trước bài 16.
 .....................................................................................
 Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009.
 tiết 2 Tập viết Tuần 13:nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện,...
I.Mục tiêu:
 Gúp HS viết đúng các chữ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện,...kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 1.
II.Chuẩn bị:
-	Bảng phụ viết chữ mẫu, bài viết mẫu
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Bài cũ (3’’):
GV đọc HS viết: yên ngựa, cây thông,...
Nhận xét.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2.Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét:(5’)
 - Giới thiệu các từ viết mẫu: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện,...
, HS đọc các từ trong bài viết mẫu
 -Quan sát và nhận xét về cấu tạo từng từ, độ cao của các con chữ....
VD: từ : nhà trường ,viết chữ nhà trước, chữ trường viết sau ....
- GV viết mẫu và nêu cách viết 
Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ , vị trí dấu và khoảng cách giữa các chữ 
3.Luyện viết bảng con: (10’)
-GV chọn một số từ cho HS viết bảng con
-HS tập viết nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện,...
..trên bảng con
Nhận xét ,sửa lỗi cho HS
3Luyện viết vở : (18’)
- Quan sát và viết lần lượt từng dòng trong vở tập viết
-Hướng dẫn HS viết lần lượt từng dòng trong vở.
-Lưu ý HS tư thế ngồi, cách cầm bút và giữ vở phẳng.
C.Củng cố, dặn dò: (4’)
* GV chấm một số bài-nhận xét sửa lỗi 
* Nhận xét chung
..................................................................................................................
Tiết 3 Tập viết: Tuần 14: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm,.. IMục tiêu:	- Giúp HS:
-	Viết đúng các chữ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm
kiểu chữ viết thường,cỡ vừa theo vở tập viết 1-tập 1.
-	GD cho HS tính cẩn thận.
IIChuẩn bị:
Bảng phụ chép bài viết mẫu, vở viết mẫu.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Bài cũ Không kiểm tra
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2.Hướng dẫn viết (15’)
 - Giới thiệu bài viết mẫu các từ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm 
 - Cho HS đọc các từ trong bài viết mẫu
 Quan sát và nhận xét về cấu tạo từng từ
VD: từ : đỏ thắm, chữ đỏ viết trước, chữ thắm viết sau 
GV viết mẫu và nêu cách viết. 
Lưu ý HS nét nối giữa các con chữ , vị trí dấu thanh và khoảng cách giữa các chữ 
-HD HS tập viết các chữ : . đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm .....trên bảng con
- Nhận xét ,sửa lỗi cho HS
3.Luyện viết vở ( 18’)
-Hướng dẫn HS viết lần lượt từng dòng trong vở. - Quan sát và viết lần lượt từng dòng trong vở tập viết
-Lưu ý HS tư thế ngồi, cách cầm bút và giữ vở phẳng.
 GV chấm một số bài 
C,Củng cố ,dặn dò:(4’) 
 Nhận xét chung
 .........................*****************......................
 trước, con chữ 
 (Tiết 4) Sinh hoạt sao

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao am.doc