Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 15

Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 15

Tập đọc Tiết 29

Cánh diều tuổi thơ.

I. Mục tiêu :

_ Biết đọc với giọng vui,hồn nhiên;bước đầu biết đọc diễn cảmmột đoạn trong bài.

_ Hiểu ND : Niềm vui sướng và những khát giọng tốt đẹp mà trò chơi thả diềuđem lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các CH trong SGK)

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 56 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:26/11/10
NGÀY DẠY: THỨ HAI, 29/11/09
Tập đọc Tiết 29
Cánh diều tuổi thơ. 
Mục tiêu :
_ Biết đọc với giọng vui,hồn nhiên;bước đầu biết đọc diễn cảmmột đoạn trong bài.
_ Hiểu ND : Niềm vui sướng và những khát giọng tốt đẹp mà trò chơi thả diềuđem lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các CH trong SGK) 
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Chú Đất Nung.
GV kiểm tra đọc 3 H.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài :
Tranh bài đọc và trò chơi thả diều.
Bài “ Cánh diều tuổi thơ” sẽ cho ta thấy niềm vui sướng và những khác vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho các bạn nhỏ.
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
GV đọc diễn cảm bài văn.
Chia đoạn : 2 đoạn.
Đoạn 1: Tuổi thơ vì sao sớm.
Đoạn 2: Phần còn lại.
GV tổ chức cho H luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ.
GV nhận xét - bổ sung.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
GV chia nhóm, giao việc và thời gian thảo luận.
Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
 ® GV : Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe) từ khái quát đến cụ thể.
Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào?
 ® GV nhận xét – chốt: Bài văn nói lên được niềm vui sướng và khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho bạn nhỏ.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
GV lưu ý: Giọng đọc êm ả tha thiết, đọc liền mạch các cụm từ trong câu: “ Tôibay đi”
GV nhận xét và sửa chữa.
 Hoạt động 4: Củng cố
Thi đua: đọc diễn cảm.
+ Nêu đại ý của bài?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc thêm.
Chuẩn bị: Tuổi ngựa.
 Hát 
H đọc tiếp nối nhau và trả lời câu hỏi.
+ Đất Nung đã làm gì khi thấy 2 người bột gặp nạn?
+ Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?
+ Đặt thêm tên khác cho truyện.
H quan sát + nghe.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
H nghe.
H đánh dấu vào SGK.
H đọc nối tiếp từng đoạn.
( 2 lượt – nhóm đôi )
1 H đọc cả bài.
H đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa các từ mới.
Hoạt động nhóm, lớp.
- H đọc bài và thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét bổ sung.
Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo lông ngỗng, sáo đơn, sáo kép, sáo bè. Tiếng sáo vi vu, trầm bổng.
Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại khi nhìn lên bầu trời. Trong tâm hồn cháy lên khát vọng các bạn ngửa cổ chờ 1 nàng tiên áo xanh.
Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp của tuổi thơ.
Hoạt động cá nhân.
Nhiều H nối tiếp nhau luyện đọc từng đoạn và cả bài.
2 H / 2 dãy.
+ Bài văn miêu tả niềm vui và những ước mơ đẹp của tuổi thơ qua trò chơi thả diều.
Toán Tiết 71
Chia hai số có tận cùng là chữ số O.
Mục tiêu :
_ Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
_ HS làm BT1,BT2(a),BT3(a). HS khá giỏi làm các bài còn lại
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
 H : SGK + bảng con.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2.Kiểm tra bài cũ : “Một tích chia cho một số”
Nêu quy tắc “một tích chia cho một số”.
Sửa bảng bài 3/ 81.
3. Bài mới : “ Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0”.
4. Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: 
· Ôn kiến thức cũ :
T cho H ôn lại các nội dung về: chia nhẩm cho 10, 100, 1000 quy tắc chia một số cho một tích.
T nêu bài toán H làm nháp:
· Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đếu có một chữ số 0 ở tận cùng:
T giới thiệu: 320 : 40 = ?
H trao đổi nhóm đôi về cách làm.
Nêu nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4
T hướng dẫn H đặt tính và thực hiện phép tính.
· Đặt tính:
Cùng xoá một chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia.
Thực hiện phép chia.
Hướng dẫn H khi đặt tính ngang sẽ ghi: 320 : 40 = 8
· Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn ở số chia.
T giới thiệu: 3200 : 400 = ?
H làm áp dụng quy tắc một số chia một tích:
Nêu nhận xét: 32000 : 400 = 30 : 4
T hướng dẫn H đặt tính và thực hiện phép tính.
· Đặt tính:
Cùng xoá 2 chữ số 0 ở số chia và số bị chia.
Thực hiện phép chia:
320 : 4 = 80
T kết luận.
Khi xoá bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xoá bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia.
Sau đó thực hiện phép chia như thường.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính.
T hướng dẫn H thực hiện phép chia hết, xoá chữ số 0 ở số chia và số bị chia để số chia chỉ có 1 chữ số.
Bài 2: Toán đố.
Yêu cầu H đọc đề, tóm tắt.
Sửa bài bằng trò chơi tiếp sức, T ghi sẵn lời giải, phép tính, H lựa chọn cái đúng và dán lên bảng.
Bài 3:
Tính gia trị biểu thức.
Nhắc lại cách thứ tự thực hiện các phép tính?
Bài 4: 
Đặt tính rồi tính và thử lại.
T lưu ý H đây là phép chia có dư.
H cần tìm đúng số dư.
Hướng dẫn thử lại.
Thương ´ số chia + số dư = số bị chia.
T nhận xét + chấm vở
Hoạt động 3: Củng cố .
Nêu quy tắc khi chia 2 số có tận cùng là chữ số 0?
Thi đua: Tính: 45000 : 10 : 3
5. Tổng kết – Dặn dò :
Bài 4/ 82
Chuẩn bị: “Chia cho số có 2 chữ số”.
 Nhận xét.
 Hát tập thể.
H nêu.
 Giải:
Tổng số mét vải là:
30 ´ 5 = 150 ( m )
Cửa hàng đã bán được:
150 : 5 = 30 ( m )
Đáp số: 30 m
Hoạt động lớp, cá nhân.
320 : 10 = 32
3200 : 100 = 32
32000 : 1000 = 32
60 : ( 10 ´ 2 )
= 60 : 10 : 2 = 6 : 2 = 3
Áp dụng quy tắc một số chia một tích:
 320 : 40 = 320 : ( 10 ´ 4 ) 
 ( viết 40 ´ 10 ´ 4 )	
 = 320 : 10 : 4 ( 1 số chia cho 1 tích )
 = 32 : 4 ( nhẩm 320 : 10 = 32 )
 = 8
Cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng số chia và số bị chia để được phép chia 32 : 4 rồi chia như thường 
32 : 4 = 8
 320 40
 0 8
H nhắc lại các bước khi thực hiện.
 32000 : 400 = 32000 : ( 1000 ´ 4 )
 = 32000 : 100 : 4
 = 320 : 4
 = 80
Cùng xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 320 : 4 rồi chia như thường:
320 : 4 = 80
 32000 400
 00 80
 0
Hoạt động cá nhân.
H đọc đề, làm vở.
2 H lên làm bảng lớp.
24Ø 4Ø 36Ø 2Ø 48ØØ 8ØØ
 0 6 16 18 00 60
 0 0
H nhận xét bài làm của bảng.
H làm vở, sửa bảng.
 Giải:
 Số xe chở hàng có là:
 13 + 17 = 30 ( xe )
 Tổng số hàng do 30 xe chở là:
 46800 + 71400 = 118200 ( kg )
 Trung bình mỗi xe chở số hàng là:
 118200 : 30 = 3940 ( kg )
 Đáp số: 3940 kg
H nêu.
H làm vở sửa bảng.
a) ( 45876 + 37124 ) : 200
 = 83000 : 200 = 415
b) 76372 – 91000 : 700 + 2000
 = 76372 – 130 + 2000
 = 76242 + 2000 = 78242
H đọc đề.
a) 13 ØØ 4 ØØ
3
Số dư là 100
b) 37 0 Ø 3 Ø
 07 123
 1 0
 1
Số dư là 10
Thử lại.
a) 400 ´ 3 + 100 = 1300
b) 123 ´ 30 + 10 = 3700
H nêu.
H thi đua.
Lịch sử tiết 15
Nhà Trần và việc đắp đê. 
Mục tiêu : 
_ Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:
_ Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt :lập Hà đê sứ;năm 1248 nhân dân cả nước được mở rộng việc đắp đêtừ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển ;khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê;các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
Chuẩn bị :
GV : Tranh đê Quai Vạc.
HS : SGK.
Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động :
Bài cũ : Nhà Trần thành lập.
Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? Năm nào?
Nhà Trần đặt ra lệ gì?
Chi tiết nào cho thấy vua, quan và nhân dân rấy gần gũi?
Ghi nhớ.
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 	
Nhà Trần và việc đắp đê.
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Nguyên nhân đắp đê.
Dưới thời Trần nghề chính của nhân dân ta là gì?
Sông ngòi mang lại thuận lợi và khó khăn gì?
® Đắp đê là truyền thống của nhân dân ta.
Em hãy kể chuyện về cảnh lũ lụt mà em biết.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Nhà Trần và việc đắp đê.
Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đ6 như thế nào?
Năm 1248 nhà Trần đã mở chiến dịch gì?
® Treo tranh ( hay sơ đồ ).
Nhà Trần còn đặt ra lệ gì trong việc đắp đê?
® Đây chính là chính sách đoàn kết dân tộc của nhà Trần.
® Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố.
Việc nhà Trần đắp đê mang lại lợi ích gì? Có ý nghĩa gì?
Theo em ngày nay ngoài đắp đê nhân dân ta còn làm gì để chống lũ lụt?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
 Hát 
H nêu
Hoạt động cá nhân.
Nghề trồng lúa nước.
Thuận lợi: mang lại nước tưới cho ruộng đồng.
Khó khăn: đôi khi gây ra lũ lụt.
H kể.
Hoạt động lớp.
Lập ra chức Hà đô sứ lo sửa chữa và bảo vệ đê.
Năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở chiến dịch đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển gọi là đê Quai Vạc.
Con trai 18 tuổi trở lên dành vài ngày tham gia sửa, đắp đê.
Khi có lũ lụt, tất cả mọi người không phân biệt trai, gái giàu nghèo đều tham gia.
Chính vua Trần đôi khi cũng tự trông nom việc đắp đê.
H nêu.
H nêu ( trồng cây gây rừng, chống phá rừng)
THỂ DỤC TIẾT 29 :ÔN BÀI TD PHÁT TRIỂN CHUNG
Chính tả tiết 15: Cánh diều tuo ... tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.
· Bộ lông nó màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác.
· Hai mắt gấu đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh.
· Mũi gấu màu nâu, nhỏ, trông như 1 chiếc cúc áo gắn trên mõm.
· Trên cổ gấu thắt 1 chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
· Em đặt 1 bông hoa giấy màu trắng trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu làm cho nó càng đáng yêu hơn.
· Ôm chú gấu như 1 cục bông lớn vào lòng, em thấy rất dễ chịu.
H đọc lại ghi nhớ.
Tả miệng 1 đồ chơi mà em chọn dựa vào dàn bài vừa lập.
Toán
Thương có chữ số 0. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Giúp H biết thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
Thái độ : Giáo dục tính khoa học, chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ, SGK Toán 4
HS : Bảng con, SGK Toán 4, SBT Toán 4
III. Các hoạt động :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
8’
8’
13’
3’
2’
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Sửa bài tập 4/ 87.
Gọi H sửa bài.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài : 
 Giới thiệu phép chia ở thương có chữ số 0.
GV ghi bảng.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
MT: Giúp H biết thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
PP: Giảng giải, thực hành.
GV giới thiệu phép tính:
9450 : 35.
Hướng dẫn H cách đặt tính.
Hướng dẫn H cách tìm chữ số đầu tiên của thương. 
Bước 1: chia 94 cho 35 được 2, viết 2.
Bước 2: nhân và trừ.
· 2 nhân 5 bằng 10, 14 trừ 10 bằng 4 viết 4 nhớ 1.
· 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, 9 trừ 7 bằng 2 viết 2.
Hướng dẫn H tìm số thứ 2 của thương.
Bước 1: chia: hạ 5.
· 245 chia 35 được 7 viết 7.
Bước 2: nhân và trừ.
· 7 nhân 5 bằng 35, 35 trừ 35 bằng 0, viết 0 nhớ 3.
· 7 nhân 3 bằng 21, thêm 3 bằng 24, 24 trừ 24 bằng 0 viết 0.
Hướng dẫn H tìm số thứ 3 của thương.
Bước 1: chia: hạ 0.
· 0 chia 35 được 0 viết 0.
Bước 2: nhân và trừ.
· 0 nhân 35 bằng 0, 0 trừ 0 bằng 0.
Thử lại: hướng dẫn H lấy thương vừa tìm được nhân với số chia phải được số bị chia.
GV lưu ý cho H: ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0, phải viết số 0 ở vị trí thứ 3 của thương.
b) Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục.
Hoạt động 2: Giới thiệu cách đặt tính và tính.
MT: H biết tìm thương trong trường hợp số 0 ở hàng chục.
PP: Giảng giải, thực hành.
GV giới thiệu phép tính:
48 : 24
Hướng dẫn H đặt tính tương tự bài trên.
Hướng dẫn H tìm chữ số đầu tiên của thương.
Bước 1: chia: 24 chia 24 được 1 viết 1.
Bước 2: nhân và trừ.
· 1 nhân 4 bằng 4, 
 4 trừ 4 bằng 0 viết 0. 
· 1 nhân 2 bằng 2, 
 2 trừ 2 bằng 0 viết 0.
Hướng dẫn H tìm chữ số thứ 2 của thương.
Bước 1: chia: hạ 4.
· 4 chia 24 được 0 viết 0.
Bước 2: nhân và trừ.
· 0 nhân 4 bằng 0, 
 4 trừ 0 bằng 4 viết 4.
· 0 nhân 2 bằng 0,
 0 trừ 0 bằng 0 viết 0.
GV lưu ý: để cho gọn ta không trình bày bước này vào các bước tính, mà hạ luôn 8 được 48 để tiếp tục phép chia.
Hướng dẩn H tìm chữ số thứ 3 của thương.
Bước 1: chia hạ 8.
· 48 chia 24 được 2.
Bước 2: nhân và trừ.
· 2 nhân 4 bằng 8, 
 8 trừ 8 bằng 0 viết 0.
· 2 nhân 2 bằng 4, 
 4 trừ 4 bằng 0 viết 0.
Hướng dẫn H thử lại: 
Lấy thương nhân với số chia kết quả tìm được phải là số bị chia.
Lưu ý: cho H ở lần chia thứ 2 ta có 4 chĩa được 0, phải viết 0 ở vị trí thứ 2 của thương.
Hoạt động 3: Thực hành.
MT: Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
PP: Thực hành.
Bài 1: Thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
Hướng dẫn H làm vào vở bài tập.
Bài 2: Thương có chữ số 0 ở hàng chục.
Hướng dẫn H làm vào vở bài tập.
Bài 3: Giải toán đố.
Mời H đọc đề.
GV hỏi đề bài cho gì? đề bài hỏi gì?
Hướng dẫn H giải.
GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: Trò chơi.
2 bảng phụ ghi sẵn phép tính và kết quả của bài 4.
Chia lớp thành 2 nhóm tiếp sức nối các phép tính với kết quả đúng.
GV nhận xét tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học
Dặn về nhà làm bài tập SGK 3/ 4 trang 89.
Chuẩn bị: Chia cho số có 2 chữ số
 Hát 
 Giải:
Tổng số SP đã làm được trong 3 tháng:
855 + 920 + 1350 = 3125 ( SP )
Trong 3 tháng trung bình mỗi người làm được:
3125 : 25 = 125 ( SP )
Đáp số: 125 SP
Hoạt động cá nhân, lớp.
H đọc phép tính.
H thực hiện.
 9450 35
 9450 35
 24 2
 9450 35
 245 27
 00
 9450 35
 245 270
 00
 270 ´ 35 = 9450
H chú ý.
 Hoạt động cá nhân, lớp.
H đọc phép tính.
H đặt tính và tính. 
 2448 24
 00 1 
 2448 24
 004 10
 04
 2448 24
 004 102
 048
 00
H thử lại:
102 ´ 24 = 2448.
Hoạt động cá nhân.
H làm bài.
3510 27 22622 58
 081 130 522 390
 00 002
 ( dư 2 )
H sửa bài bảng phụ.
H làm bài.
5974 58 31902 78
 0174 103 0702 409
 00 00
 28350 47
 0150 603
 09 
 ( dư 9 )
H sửa bài bảng phụ.
H đọc đề.
H gạch chân phần trả lời trong bài toán.
 Giải:
Mỗi bút bi giá:
 78000 : 52 = 1500 ( đồng )
Sau khi giảm giá, thì số bút bi mua được là:
78000 : ( 1500 –300 ) = 65 ( chiếc )
 Đáp số: 65 chiếc
Hoạt động nhóm.
2 dãy thi đua.
Khoa học
Làm thế nào để biết có không khí? 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật.(G,K,TB,Y)
Kỹ năng: Phát biểu định nghĩa về khí quyển.(GK)
Thái độ: Bảo vệ bầu không khí trong lành.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 62, 63.
 	Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni-lông to, dây chun
 ( dây thun ) , kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, 1 miếng bọt 
 biển hoặc 1 viên gạch hay cục đất khô.
 HS : Sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ: Nêu những việc nên làm đê bảo vệ nguồn nước?
Yêu cầu H dán tranh cổ động
GV cho cả lớp tham quan tranh và nhận xét.
3. Giới thiệu bài :
“Làm thế nào để biết có không khí”
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Không khí có ở quanh mọi vật.
MT: Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật.
PP : Thí nghiệm, quan sát, giảng giải.
GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.
Tiếp theo, GV yêu cầu các em đọc các mục thực hành, thí nghiệm trang 62 SGK để biết cách làm.
GV đi tới các nhóm để giúp đỡ.
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta.
Kết luận: Không khí có ở xung quanh ta.
Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật.
MT: Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật. 
PP: Thí nghiệm, quan sát, giảng giải. 
GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
Tiếp theo, GV yêu cầu các em đọc các mục thực hành, thí nghiệm trang 63 SGK để biết cách làm.
GV đi tới các nhóm giúp đỡ.
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả hai thí nghiệm kể trên.
Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
Hoạt động 3: Củng cố
MT: Phát biểu định nghĩa về khí quyển. Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
PP: Đàm thoại, giảng giải. 
Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì?
Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: “ Một số tính chất của không khí”. 
 Hát 
H dán tranh cổ động và vài H nêu ý nghỉa của bức tranh.
Hoạt động nhóm, lớp.
H trưng bày các đồ dùng thí nghiệm.
H làm thí nghiệm theo nhóm.
Trước tiên cả nhóm cùng thảo luận và đưa ra giả thiết là “ xung quanh ta có không khí”.
Làm thí nghiệm chứng minh.
+ 2 bạn của nhóm có thể đi ra sân để chạy sao cho túi ni-lông căng phồng như chỉ dẫn trong hình vẽ ở SGK trang 62 hoặc có thể sử dụng túi ni-lông nhỏ và làm cho không khí vào đầy túi ni-lông rồi buộc chun lại ngay tại lớp.
+ Lấy kim đâm thủng túi ni-lông đang căng phồng, quan sát hiện tượng xãy ra ở chỗ bị kim đâm và để tay lên đó xem có cảm giác gì?
Cả nhóm thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên.
Hoạt động lớp.
H làm thí nghiệm theo nhóm.
Trước tiên cả nhóm cùng thảo luận đặt ra câu hỏi:
+ Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì?
+ Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển ( hoặc các vật thay thế như đã nêu ở mục đồ dùng học tập ) không chứa gì?
H tiến hành làm thí nghiệm như gợi ý trong SGK.
+ Quan sát và mô tả hiện tượng khi mở nút chai rỗng đang bị nhúng chìm trong nước và hiện tượng khi nhúng miếng bọt biển khô vào nước. Giải thích các hiện tượng đó.
Cả nhóm thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên.
 gọi là khí quyển.
H nêu
Khối trưởng kí duyệt
Hiệu phó kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan15.doc