Giáo án Khối 1 - Tuần 18 - Buổi sáng

Giáo án Khối 1 - Tuần 18 - Buổi sáng

Học vần

Bài 73: it- iêt

I. MỤC TIÊU:

- Đọc được it, iêt, trái mít, chữ viết; từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Viết được it, iêt, trái mít, chữ viết.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bộ ghép chữ Học vần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm cho HS.

- Cho HS viết bảng con ut, ưt, bút chì, mứt gừng.

II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Dạy vần:

* Vần it:

a). Nhận diện vần:

- GV viết bảng vần it và nói: Đây là vần it.

b). Phát âm và đánh vần tiếng:

- GV yêu cầu HS phân tích vần it.

 

doc 23 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 - Tuần 18 - Buổi sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Từ ngày 15/12 đến ngày 19/12/2014
Thứ/
ngày
TKB
Môn
PPCT
Tên bài dạy
Hai 15/12
1
2
3
4
5
Chào cờ
Học vần
Học vần
Thể dục
Đạo đức 
18
155
156
18
18
Chào cờ đầu tuần
it- iêt
it-iêt
Ôn tập thực hành kĩ năng
Ba 16/12
1
2
3
4
5
Toán 
Học vần
Học vần
Hát nhạc
KNS
69
157
158
18
18
Điểm. Đoạn thẳng
 uôt- ươt
 uôt- ươt
Bài 9: Góc học tập xinh xắn (Tiết 2)
Tư 17/12
1
2
3
4
5
Toán
Học vần 
Học vần
TNXH
70
159
160
18
Độ dài đoạn thẳng
Ôn tập
Ôn tập
Cuộc sống xung quanh
( KNS+GDMT)
Năm 18/12
1
2
3
4
Toán
Mĩ Thuật
Học vần
Học vần
71
18
161
162
Thực hành đo độ dài
oc- ac
oc- ac
Sáu 19/12
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
Thủ công
HĐTT
72
163
164
18
18
Một chục. Tia số
Ôn tập
Ôn tập 
Gấp cái ví (T2)
Sh cuối tuần- HĐ ngoại khóa
Thứ hai, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Học vần
Bài 73: it- iêt
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được it, iêt, trái mít, chữ viết; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được it, iêt, trái mít, chữ viết.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ ghép chữ Học vần.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
	TIẾT 1	
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
- Cho HS viết bảng con ut, ưt, bút chì, mứt gừng.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
* Vần it:
a). Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần it và nói: Đây là vần it.
b). Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV yêu cầu HS phân tích vần it.
- GV yêu cầu HS ghép vần it trong bộ học vần.
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần i – tờ - it - it. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng mít.
- GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng mít.
- GV cho HS phân tích tiếng mít và đánh vần tiếng mít. 
- GV đánh vần mẫu mờ - it – mit – sắc – mít – mít.
- GV đưa tranh rút ra từ khóa trái mít và viết bảng từ khóa trái mít
- Gọi HS phân tích và đọc từ khóa: trái mít
* Vần iêt: Tiến hành tương tự như dạy vần it.
- GV cho HS so sánh vần it và vần iêt:
c). Hướng dẫn viết vần it, iêt, trái mít, chữ viết:
- GV hướng dẫn HS viết it, iêt, trái mít, chữ viết vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm dừng bút, khoảng cách giữa các âm.
3. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết.
- GV gọi HS đọc trơn cá nhân.
- GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng.
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đồng thanh.
TIẾT 2
4. Luyện tập:
a). Luyện đọc:
- Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc mẫu câu ứng dụng.
 	Con gì có cánh
	Mà lại biết bơi
	Ngày xuống ao chơi
	Đêm về đẻ trứng?
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b). Luyện viết:
- HS luyện viết it, iêt, trái mít, chữ viết vào tập viết 1.
c). Luyện nói:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói Em tô, vẽ, viết.
- GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Ba bạn nhỏ đang làm gì? Bạn nam áo xanh tô mặt trời màu gì?.....GV chú ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 74.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc lại bài cũ.
- HS viết bảng con ut, ưt, bút chì, mứt gừng
- HS quan sát.
- HS phân tích vần it gồm 2 âm ghép lại với nhau, âm i đứng trước, âm t đứng sau.
- HS ghép vần it trong bộ chữ học vần.
- HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát âm cá nhân.
- HS ghép tiếng mít bằng bộ học vần.
- HS quan sát.
- HS phân tích, đánh vần cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS phân tích, đọc từ khóa cá nhân.
- HS so sánh:
+ Giống: đều kết thúc bằng âm t.
+ Khác: vần it bắt đầu bằng âm i, vần iêt bắt đầu bằng nguyên âm đôi iê.
- HS viết bảng con it, iêt, trái mít, chữ viết
- HS đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh.
- HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp.
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh đàn vịt đang bơi lội dưới ao.
- HS lắng nghe.
- HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp.
- HS lắng nghe.
- HS luyện viết vào tập viết 1.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi thành câu.
- HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp.
- HS lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC
 Bài: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ 1.
I. MỤC TIÊU:	
 - Giúp HS ôn tập lại các kiến thức đã học.
 - Biết cách vận dụng tốt các kiến thức đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ học bài thực hành kĩ năng để kiểm tra xem các em đã biết cách vận dụng các kiến thức các em đã học hay chưa?
- GV ghi tựa bài, gọi HS nhắc lại tựa bài.
II. Thực hành:
1. Ôn tập:
- GV hỏi:
+ Chúng ta đi học thì quần áo, đầu tóc, sách vở phải như thế nào?
+ Vậy các em hãy kiểm tra xem mình đã thực hiện tốt chư? Nếu chưa thì phải chỉnh sửa.
+ Đối với anh chị, em phải như thế nào?
+ Đối với em nhỏ, em phải như thế nào?
+ Em đã thực hiện được những điều đó chưa và thực hiện như thế nào?
+ Khi chào cờ, chúng ta phải như thế nào?
+ Những việc nào nên làm khi chuẩn bị chào cờ?
+ Đi học đều và đúng giờ có lợi ích gì?
+ Những việc nên làm để đi học đều và đúng giờ?
+ Nêu lợi ích của việc giữ trật tự trong giờ học?
+ Nêu tác hại của việc mất trật tự trong giờ học?
- GV nhận xét và kết luận chung về khả năng tiếp thu kiến thức của cả lớp.
3. Thực hành kĩ năng:
- GV nêu tình huống và yêu cầu HS thảo luận theo tổ.
Tổ 1: tình huống 1.
Tổ 2: tình huống 2.
Tổ 3: tình huống 3.
Tổ 4: tình huống 4.
- Gọi đại diện các tổ trình bày phần thảo luận của tổ trước lớp.
 + Bạn Nam đi học nhưng bị tụt dây giày.
+ Em dẫn em nhỏ đi chơi, em bé đòi một món đồ chơi.
 + Khi chào cờ, bạn Tân quên bỏ mũ xuống.
 + Khi cô đang giảng bài Toán, Bạn Lan và bạn Hà nói chuyện. Em sẽ làm thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có cách xử lí tốt.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài Thực hành kĩ năng.
- HS trả lời:
+ Đi học thì quần áo, đầu tóc phải gọn gàng, sạch sẽ. Sách vở thì phải chuẩn bị đầy đủ, không bị dây bẩn.
+ HS tự kiểm tra và chỉnh sửa quần áo, đầu tóc của bản thân.
 + Đối với anh chị, em phải lễ phép và vâng lời anh chị.
 + Đối với em nhỏ, em phải yêu thương và nhường nhịn.
- HS tự trả lời.
+ Khi chào cờ, chúng ta phải đứng nghiêm, không nói chuyện, không quay ngang quay dọc.
+ Trước khi chào cờ phải chỉnh sửa áo quần, bỏ mũ nón, chỉnh đốn hàng ngũ ngay ngắn,
+ Đi học đều và đúng giờ giúp ta học tốt hơn.
+ Nên chuẩn bị quần áo, sách vở từ đêm trước, không thức khuya và thức dậy đúng giờ.
+ Giữ trật tự trong giờ học giúp em nghe giảng bài tốt hơn, hiểu bài hơn và học giỏi hơn.
+ Gây mất trật tự trong giờ học vừa làm ồn, làm mất thời gian của cô và các bạn, không nghe giảng được và sẽ không làm bài tập được.
- HS thảo luận theo tổ.
- Đại diện các tổ trình bày phần thảo luận của tổ trước lớp.
+ Em sẽ nhắc bạn cột dây giày lại và nhắc bạn lần sau nên kiểm tra cẩn thận quần áo, giày dép khi đến trường.
+ Em sẽ mua cho em hoặc em sẽ nói với em bé rằng để bố mẹ mua cho em, không nên la mắng em.
+ Em sẽ nhắc bạn Tân bỏ mũ xuống.
+ Em sẽ nhắc 2 bạn giữ trật tự, không nên nói chuyện nữa hoặc em sẽ nói chuyện với 2 bạn hoặc mặc kệ 2 bạn nói chuyện.
Thứ ba, ngày 16 tháng 12 năm 2014
TOÁN
	Bài 66: ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng.
 - Đọc tên điểm, đoạn thẳng.
 - Kẻ được đoạn thẳng.
- Làm BT 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Khổ giấy A3 cho nội dung bài tập 1, 2, 3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I. Giới thiệu bài mới: 
- GV giới thiêu: “Các em đã được học phép cộng trừ các số trong phạm vi 10. Hôm nay, chúng ta sẽ học một chương mới là chương Các số trong phạm vi 100. Đo độ dài. Giải bài toán. Bài học đầu tiên trong chương này là bài toán dạng hình học, đó là bài Điểm. Đoạn thẳng”.
- GV ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS lần lượt nhắc lại tựa bài.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu “ điểm”, “ đoạn thẳng”:
a). Giới thiệu “ điểm”:
- GV chấm một chấm to trên bảng lớp và nói: “Trên bảng cô có một chấm. Chấm này cô đặt tên là A”. (GV vừa nói vừa ghi chữ A). 
 - Sau đó, GV nói tiếp: “Chấm A này cô còn gọi là điểm A”.
- Gọi HS nhắc lại trong khi GV viết bảng điểm A
- HS nhắc lại cả lớp: điểm A.
- GV nói: “Như vậy, điểm là một chấm được đặt tên bằng chữ in”.
- GV chấm tiếp một điểm trên bảng, ghi chữ B và hỏi: “Điểm này là điểm gì?”. GV lưu ý hướng dẫn HS cách đọc tên các điểm: “chữ B đọc là bê, chữ C đọc là xê,”
- GV nhận xét và cả lớp đọc: điểm B.
b). Giới thiệu đoạn thẳng:
- GV giới thiệu: “Cô đã giới thiệu cho các em biết điểm. Bây giờ chúng ta sẽ được làm quen với đoạn thẳng”.
- GV vừa làm vừa nói: “ Cô có 2 điểm A và điểm B. Sau đó, cô dùng thước nối 2 điểm lại với nhau cô được một đoạn thẳng. Đọc là đoạn thẳng AB”. GV lưu ý HS cách cầm thước và bút chì vẽ đoạn thẳng: đặt thước ngay điểm A và điểm B, dùng tay trái giữ cố định thước, tay phải cầm bút, đặt đầu bút ở điểm A và vẽ một đoạn thẳng qua điểm B rồi dừng bút.
- Gọi HS nhắc lại cá nhân, cả lớp: đoạn thẳng AB.
- GV hỏi:
 + Các em quan sát, trên đoạn thẳng AB có 2 điểm nào?
 + Vậy, thế nào là đoạn thẳng?
- GV hướng dẫn lại cách vẽ một đoạn thẳng mới CD.
- Yêu cầu HS thực hành chấm điểm và vẽ đoạn thẳng trên bảng con theo thứ tự: 1 điểm, 2 điểm, đoạn thẳng. GV nhận xét bài của HS.
- Hỏi: Quan sát xung quanh và cho biết cái nào là đoạn thẳng?.
2. Thực hành:
* Bài 1:
 - GV đính bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1 lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - GV hướng dẫn HS đọc tên từng đoạn thẳng cá nhân (GV chỉ và gọi HS đọc) bằng các câu hỏi:
 + Đây là 2 điểm có tên là gì?
 + Vậy đây là đoạn thẳng tên gì?
 + Ai có thể đọc tên 2 điểm và đoạn thẳng thứ 2?
 + Các đoạn thẳng KH, PQ, XY tiến hành tương tự.
* Bài 2: 
- Hướng dẫn HS yêu cầu của bài tập: Các em hãy d ...  tập 1, 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I. Giới thiệu bài mới: 	
- GV giới thiêu tựa bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS lần lượt nhắc lại tựa bài.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu “ Một chục”:
 - GV yêu cầu HS xem tranh trong SGK đếm xem có bao nhiêu quả?
- GV ghi bảng: có 10 quả. Gọi HS nhắc lại cá nhân.
- GV giới thiệu: “10 quả còn gọi là 1 chục quả”.
- GV ghi bảng: Có 1 chục quả. Gọi HS nhắc lại cá nhân.
- GV yêu cầu HS đếm bó que tính, nói số lượng que tính và hỏi: “10 que tính còn gọi là mấy chục que tính? (Tiến hành tương tự như ở trên).
- GV hỏi: “10 đơn vị còn gọi là mấy chục?”
- GV nhận xét, ghi bảng: 10 đơn vị = 1 chục. Gọi HS nhắc lại cá nhân.
- GV hỏi: “1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?”.
- Yêu cầu HS nhắc lại các kết luận: Có 10 quả. Có 1 chục quả. Có 10 que tính. Có 1 chục que tính. 10 đơn vị = 1 chục cá nhân, lớp.
2. Giới thiệu tia số:
- GV vẽ tia số và giới thiệu: “Đây là tia số. Trên tia số có 1 điểm gốc là 0 được ghi số 0. Các điểm hay còn gọi là các vạch cách đều nhau được ghi số theo thứ tự tăng dần, mỗi điểm ghi một số.” (GV vừa nói vừa chỉ lên tia số).
- Gọi HS đếm lại tia số cá nhân.
- GV hướng dẫn HS so sánh các số trên tia số:
 + Số 0 đứng ở vị trí nào so với số 1? Số 1 đứng ở vị trí nào so với số 0?
+ Số 0 như thế nào so với số 1? Số 1 như thế nào so với số 0?
 + Số 1 đứng ở vị trí nào so với số 2? Số 2 đứng ở vị trí nào so với số 1?
 + Số 1 như thế nào so với số 2? Số 2 như thế nào so với số 1?
 + Số ở bên trái như thế nào so với số ở bên phải?
 + Số ở bên phải như thế nào so với số ở bên trái?
- GV kết luận: Trên tia số, số ở bên trái bé hơn số ở bên phải và số ở bên phải lớn hơn số ở bên trái. Gọi HS nhắc lại cá nhân.
3. Thực hành: GV phát phiếu học tập cho HS
* Bài 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: 1 chục chấm tròn còn gọi là mấy chấm tròn?
- Yêu cầu HS làm bài vào sgk. 
* Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
* Bài 3: Tiến hành tương tự bài 1.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Hỏi: 
+ 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?
+ 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
+ Trên tia số, số ở bên trái như thế nào so với số ở bên phải và số ở bên phải như thế nào so với số ở bên trái?
- Dặn HS về nhà làm bài vào Vở bài tập toán.
- Chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại tựa bài: Thực hành đo độ dài.
- HS đếm và trả lời: Có 10 quả.
- HS nhắc lại cá nhân: Có 10 quả.
- HS nhắc lại cá nhân: Có 1 chục quả.
- HS đếm bó que tính và nói: 10 que tính còn gọi là 1 chục que tính.
- HS trả lời: 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
- HS nhắc lại cá nhân: 10 đơn vị = 1 chục.
- HS trả lời: 1 chục bằng 10 đơn vị.
- HS nhắc lại cá nhân, lớp.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đếm lại tia số cá nhân.
- HS trả lời cá nhân:
 + Số 0 đứng ở bên trái so với số 1. Số 1 đứng ở bên phải số 0.
 + Số 0 bé hơn số 1. Số 1 lớn hơn số 0.
 + Số 1 đứng bên trái số 2. Số 2 đứng bên phải số 1.
 + Số 1 bé hơn số 2. Số 2 lớn hơn số 1.
 + Số ở bên trái bé hơn số ở bên phải.
 + Số ở bên phải lớn hơn số ở bên trái.
- HS lắng nghe và nhắc lại cá nhân.
- HS nêu yêu cầu bài tập: Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn.
- HS trả lời: 1 chục chấm tròn còn gọi là 10 chấm tròn.
- HS làm bài.
Lời giải:
+ Hình 1: vẽ thêm 1 chấm tròn.
+ Hình 2: vẽ thêm 2 chấm tròn.
+ Hình 3: vẽ thêm 3 chấm tròn.
+ Hình 4: vẽ thêm 4 chấm tròn.
+ Hình 5: vẽ thêm 5 chấm tròn.
- HS làm bài tập 2 vào phiếu học tập.
- HS làm bài tập 3 vào phiếu học tập.
- HS trả lời cá nhân:
+ 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
+ 1 chục bằng 10 đơn vị.
+ Trên tia số, số ở bên trái nhỏ hơn số ở bên phải và số ở bên phải lớn hơn số ở bên trái.
- HS lắng nghe.
Học vần
Bài: ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì 1
 - Đọc được các âm, vần, từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
 - Viết được các âm, vần, từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
- Nói được từ 3 - 4 câu về các chủ đề luyện nói đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng ôn các âm, vần từ bài 1 đến bài 76.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
TIẾT 1
1. Ôn âm, vần đã học:
* Ôn âm:
- GV đính bảng ôn âm đã học lên bảng và gọi HS đọc cá nhân.
- GV chỉ không theo thứ tự các âm và gọi HS đọc cá nhân.
- Gọi HS lên bảng chỉ và đọc âm.
BẢNG ÔN ÂM
 a đ k ơ u kh gi 
 ă e l p ư ch ng
 â ê m q v ph ngh
 b g n r x nh tr
 c h o s y gh
 d i ô t th qu
- Cả lớp đọc lại bảng ôn âm.
* Ôn vần:
 - GV đính bảng ôn các vần đã học lên bảng và gọi HS đọc cá nhân.
- GV chỉ không theo thứ tự các vần và gọi HS đọc cá nhân.
- Gọi HS lên bảng chỉ và đọc vần.
ia ơi ây êu an	 ên ươn eng inh ôm
ua ui	 eo iêu ân in ong êng ênh ơm
ưa ưi	 ao yêu ăn un ông uông om em
oi uôi au	ưu ôn iên ăng ương am êm
ai ươi	âu ươu ơn yên âng ang ăm im
ôi ay iu on en uôn ung anh âm um
iêm yêm uôm ươm ot at ăt ât ôt ơt et êt ut ưt it iêt uôt ươt oc ac 
- Cả lớp đọc lại bảng ôn vần.
* Ôn từ khóa, câu ứng dụng:
 - GV yêu cầu HS đọc từ khóa và câu ứng dụng của một số bài. Khuyến khích HS đọc trơn. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
TIẾT 2
2. Viết:
* Ôn luật chính tả:
- GV hỏi: 
 + Âm g đơn và âm ng đơn đi với những âm nào?
 + Âm gh ghép và âm ngh ghép đi với những âm nào?
 + Âm c không đi với những âm nào?
* Viết âm, vần, từ ngữ:
 - GV đọc cho HS viết bảng con:
 + Một số âm nh, ph, qu, ng, ngh, gh, g, ch, tr,..
 + Một số vần uôi, ươn, uôn, ăng, âng, ênh, uôm ươm,
 + Một số từ mứt gừng, mềm mại, trái cam, buôn làng,. 
- GV chú ý HS vị trí dấu thanh, độ cao của chữ.
- Cho HS viết vào tập một số âm, vần, từ ở trên. GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
3. Dặn dò: Dặn HS về nhà tiếp tục ôn lại bài để chuẩn bị cho kiểm tra học kì 1.
- HS đọc cá nhân bảng ôn âm.
- HS chỉ và đọc âm.
- HS đọc cá nhân bảng ôn vần.
- HS chỉ và đọc vần.
- HS đọc trong SGK các bài mà GV yêu cầu.
- HS trả lời:
+ Âm g đơn và âm ng đơn đi với những âm o, ô, ơ, a, u, ư.
 + Âm gh ghép và âm ngh ghép đi với những âm i, e, ê.
 + Âm c không đi với những âm o, e, ê, i.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS lắng nghe.
THỦ CÔNG
 	 Bài: GẤP CÁI VÍ (TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU:	
 - Biết cách gấp cái ví bằng giấy.
 - Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV:
 - Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn.
 - 1 tờ giấy màu hình chữ nhật.
 - Tranh quy trình gấp cái ví.
2. HS:
 - Giấy nháp trắng, giấy màu hình chữ nhật có kẻ ô. Vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại tựa bài.
II. Thực hành: 
1. Nhắc lại quy trình gấp cái ví:
- GV gọi HS nhắc lại quy trình gấp cái quạt
- GV nhận xét, nhắc lại quy trình.
* Bước 1: Lấy đường dấu giữa. GV lưu ý nhắc nhở HS để dọc giấy, mặt màu úp xuống. Khi gấp phải gấp từ dưới lên, 2 mép giấy khít nhau.
* Bước 2: Gấp 2 mép ví. GV nhắc nhở HS gấp đều, phẳng 2 mép ví, miết nhẹ tay cho thẳng.
* Bước 3: Gấp ví. GV lưu ý HS
 - Khi gấp tiếp 2 mép ví vào trong, 2 mép ví phải sát đường dấu giữa, không gấp lệch, không gấp chồng lên nhau.
 - Khi gấp 2 phần ngoài vào phải để tờ giấy nằm ngang. Chú ý phải gấp đều, không để bên to, bên nhỏ, gấp phải cân đối với chiều dài và chiều ngang của ví.
2. HS thực hành gấp cái ví:
- GV phát phiếu thực hành theo tổ và yêu cầu HS thực hành gấp ví theo các bước đúng quy trình và trình bày theo tổ. Mỗi thành viên trong tổ đều gấp ví và cùng tŕnh bày lên phiếu thực hành của tổ.
- Trong khi HS thực hành, GV lưu ý quan sát, giúp đỡ HS.
- Cho HS trình bày phần thực hành của tổ. GV nhận xét bài làm của các tổ.
III. Nhận xét - Dặn dò:
 - GV nhận xét chung sản phẩm của HS, khen ngợi những sản phẩm đẹp, có sự sáng tạo, nhắc nhở những sản phẩm chưa được đẹp.
- Đánh giá kĩ thuật gấp của toàn lớp.
- Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS chuẩn bị giấy nháp, giấy màu cho bài “Gấp mũ ca lô ”
- HS nhắc lại tựa bài: Gấp cái ví.
- HS nhắc lại quy trình gấp cái ví:
* Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
* Bước 2: Gấp 2 mép ví
* Bước 3: Gấp ví
- HS lắng nghe.
- HS thực hành gấp quạt bằng giấy màu và trình bày vào phiếu thực hành của tổ.
- HS nhận xét bài làm của các tổ.
- HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP
CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp cho HS biết về truyền thống dân tộc, về anh bộ đội cụ Hồ.
-Có ý thức tự hào, tôn trọng truyền thống dân tộc.
-Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
 - Kiểm điểm lại các hoạt động về học tập, chuyên cần của HS trong tuần qua..
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH	
Công việc chuẩn bị: tranh, bài hát về anh bộ đội cụ Hồ.
Thời gian tiến hành:Thứ sáu, ngày 19 tháng 12 năm 2014
Địa điểm: tại phòng học lớp 1A5
Nội dung hoạt động: kiểm điểm lại tình hình của lớp trong tuần, tiếp tục triển khai chủ điểm của tháng.
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nhận xét chung về tình hình của lớp trong tuần 18.
 + Về học tập: nhắc nhở những HS tiếp tục thực hiện tốt các bài tập về nhà mà GV giao cho. Khen ngợi những HS có sự tiến bộ trong học tập. Khen ngợi những HS viết chữ đẹp, tập vở sạch sẽ.
 + Nhắc HS về nhà luyện đọc lại các bài trong SGK tiếng việt, ôn toán, chuẩn bị thi cuối HKI.
 + Về chuyên cần: nhắc nhở HS còn đi học trễ.
 + Về nề nếp, trật tự: nhắc HS không xả rác, không vẽ bậy lên tường.
- GV rút ra những điểm đã làm được và những điểm chưa làm được trong tuần qua. Tuyên dương những HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt. 
 - Triển khai chủ điểm của tháng: « Uống nước nhớ nguồn » đây là tháng nói về truyền thống của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.
- Nói cho HS biết trong tháng 12 có ngày kỉ niệm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam vào ngày 22.12. Giới thiệu sơ lược về ngày này cho HS nghe.
- Giáo dục tư tưởng cho HS: truyền thống của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.
- HS lắng nghe
- Những em bị nhắc nhở đứng lên trước lớp và hứa lần sau không tái phạm.
- Cả lớp vỗ tay khen các bạn thực hiện tốt.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe.
Soạn xong tuần 18
	Người soạn	
Khối trưởng kí duyệt
Hoàng Thị Lệ Trinh
Nguyễn Thị Thanh Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_lop_1_Tuan_18_Buoi_sang.doc