Giáo án khối 1 - Tuần 29 - Trường tiểu học Thọ Sơn

Giáo án khối 1 - Tuần 29 - Trường tiểu học Thọ Sơn

TẬP ĐỌC

BI : ĐẦM SEN

I/ Mục tiu: HS biết: -HS đọc đúng, nhanh được cả bài “Đầm sen”.

-Đọc các từ ngữ: xanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết.

-Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy

-Tìm được tiếng có vần en. Nói được câu chứa tiếng có vần en, oen.

-Vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.

II/ Chuẩn bị: - Sách Tiếng Việt, tranh minh họa bài tập đọc, đồ dùng dạy và học.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 18 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 1 - Tuần 29 - Trường tiểu học Thọ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG ( TUẦN 29 )
Thời gian
Mơn dạy
PPCT
Tên bài dạy
Thứ 2
30/ 03/ 2009
Chào cờ
29
Tuần 29
Tập đọc
25
Đầm sen
Tập đọc
26
Đầm sen
Tốn
109
Phép cộng trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ )
Đạo đức
29
Cháo hỏi và tạm biệt ( T2 )
Thứ 3
31/ 03/ 2009
Mỹ thuật
70
Vẽ tranh đàn gà nhà em ( ở thành phố )
Tốn
110
Luyện tập
Chính tả
9
Hoa sen
Tập viết
26
Tô chữ hoa L, M, N.
Thứ 4
01/ 04/ 2009
Âm nhạc
71
Tốn
111
Luyện tập
Tập đọc
27
Mời vào 
Tập đọc
28
Mời vào
Thứ 5
02/ 04/ 2009
Thể dục
29
Trò chơi vận động 
Tốn
112
Phép trừ trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ )
Chính tả
10
Mời vào
TNXH
27
Nhận biết cây và con vật
Thứ 6
03/ 04/ 2009
Tập đọc
29
Chú công 
Tập đọc
30
Chú công
Kể chuyện
5
Niềm vui bất ngờ
Thủ cơng
72
Cắt dán hình tam giác ( T2 )
SHTT
29
Tuần 29
Thứ hai, ngày 30 tháng 03 năm 2009
CHÀO CỜ
	Chủ trì: Đ/c Trần Thanh Thuỷ
	Thành phần: GV dạy buổi sáng điểm.
	Nội dung:
Nhận xét hoạt động tuần qua
Nêu kế hoạch tuần tới
	- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Đi học đúng giờ
	- Nhặt rác giữ vệ sinh trường lớp
	- Nghỉ học phải có lí do
	- Biết bảo vệ của công
TẬP ĐỌC
BÀI : ĐẦM SEN
I/ Mục tiêu: HS biết: -HS đọc đúng, nhanh được cả bài “Đầm sen”. 
-Đọc các từ ngữ: xanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết.
-Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy 
-Tìm được tiếng có vần en. Nói được câu chứa tiếng có vần en, oen.
-Vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.
II/ Chuẩn bị: - Sách Tiếng Việt, tranh minh họa bài tập đọc, đồ dùng dạy và học.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp: (tiết 1)
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Tranh vẽ gì? Sen là loài hoa rất đẹp. Hôm nay ta học bài thơ nói về sen, đó là: Đầm sen
b/ Luyện đọc:
+GV đọc mẫu 1 lần: vừa chỉ vừa đọc.
+Tiếng, từ khó:
-Gạch chân tiếng, từ (từng từ một), giải thích nghĩa từ:
VD: xanh mát
-Tương tự: cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết
+Đọc nhảy cóc (theo câu):
+Câu: 
-GV lưu ý ngắt nghỉ (gạch xiên bằng phấn màu)
-Chỉ bảng cho HS đọc.
+Đọan, bài: Có 3 đoạn 
*Nghỉ giữa tiết: Hát múa
c/ Tìm hiểu bài: 
-Tìm trong bài tiếng có vần en
-Tìm tiếng ngoài bài en, oen
-Nói câu chứa tiếng
-Hát
-4 HS đọc bài “Vì bây giờ mẹ mới vềø”, trả lời câu hỏi
-Gắn bảng cài: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt
-HS trả lời: Vẽ cảnh đầm sen
-HS đọc- phân tích (đánh vần từng tiếng)- đọc trơn (3 HS)- cả lớp
-3- 5 HS
-HS đọc luân phiên đến hết lớp.
-Cả lớp- thi đọc theo tổ- cá nhân đọc cả bài (4)
-HS mở SGK: gạch chân bằng bút chì
-HS gắn bảng cài: gắn vần, gắn tiếng
-Thi đua cài hoa
Tiết 2: 
4/ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
a/ Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc:
-GV đọc mẫu 2 lần
-Cho HS đọc toàn bài
b/ Luyện nói
-HS đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi từng đoạn
+Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào?
+Đọc câu văn tả hương sen?
-3 HS
-HS thảo luận tranh- phát biểu
IV. Củng cố, dặn dò: - Chốt nd bài – Liên hệ thực tế
-Về nhà học bài, tập trả lời câu hỏi
Môn: Toán
Bài 109: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 ( không nhớ )
I.Mục tiêu:
-HS bước đầu biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100
-Củng cố và giải toán có lời văn và đo độ dài đọan thẳng
II. Chuẩn bị: 	-Sách bài tập toán, bộ đồ dùng toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/Kiểm tra bài cũ: 
Giải bài toán theo tóm tắt 
2/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b Giới thiệu cách làm tính cộng không nhớ: 35 + 24
-Cho HS lấy 35 que tính: gồm mấy chục? Mấy đơn vị? 
-GV gài lên bảng cài- ghi vào cột chục và đơn vị
-Lấy thêm 24 que tính: gồm mấy chục? Mấy đơn vị?
-GV gài lên bảng cài- ghi vào cột chục và đơn vị
-Để biết cả 2 lần lấy được bao nhiêu que tính ta làm tính cộng: 35 + 24, nhìn vào que ta được bao nhiêu? 59 que tính gồm mấy chục? Mấy đơn vị? GV gài vào bảng cài- ghi vào cột chục và cột đơn vị
+Hướng dẫn cách cộng viết:
-Để biết cả 2 lần lấy được bao nhiêu que tính ta làm tính cộng: 35 + 24, ghi 35 ở trên, 24 ở dưới sao cho thẳng cột, viết dấu cộng và dấu gạch ngang, tính từ cột đơn vị: 5 cộng 4 bằng 9 viết 9, 3 cộng 2 bằng 5 viết 5. vậy 35 + 24 = 59
-Cho HS nêu lại cách cộng
*Cho HS thực hiện vào bảng con
*Làm bài tính tương tự: 
23 + 61, 36 + 42
3/ Thực hành:
Bài 1: Tính
-Bài yêu cầu gì?
Bài 2: Đặt tính rồi tính (theo mẫu)
-Bài yêu cầu gì?
Bài 3: Bác Nam trồng được 38 cây cam và 20 cây bưởi. Hỏi bác Nam trồng được tất cả bao nhiêu cây? 
-Bài yêu cầu gì?
Bài 4: Đo độ dài các đọan thẳng rồi viết số đo
-Bài yêu cầu gì?
-Làm vở nháp.
-30 gồm 3 chục và 0 đơn vị. Bó chục đặt bên trái, bó đơn vị đặt bên phải
-20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. Bó chục đặt bên trái, bó đơn vị đặt bên phải
-Được tất cả 59 que, gồm 5 chục và 9 đơn vị
-5 HS lên bảng, còn lại làm vào bảng con
-Nhắc lại cách viết, cách cộng rồi làm vào bảng con
-Làm bảng con, 2 HS lên bảng làm, đọc kết quả.
-Lưu ý: viết thẳng cột- HS làm vở- đọc kết quả
-Làm vở- tự kiểm tra nhau- lớp nhận xét
-Bài giải
-HS đọc đề- làm miệng- làm vở- 1 HS sửa trên bảng- lớp nhận xét
-Làm vở/ sửa bài miệng trên bảng lớp
IV. Củng cố, dặn dò: -Xem bài mới: Luyện tập
Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài : CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (tiết 2)
I.Mục tiêu: HS biết: 
-Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay
-Khi chào hỏi, tạm biệt, cần nói rõ ràng, nhẹ nhàng, vừa đủ nghe vớo lời xưng hô phù hợp với người mình chào, tạm biệt nhưng không được gây ảnh hưởng đến những người xung quanh
-Học sinh thực hiện được hành vi chào hỏi, tạm biệt trong cuộc sống hàng ngày
II. Chuẩn bị: 
-Sách giáo khoa 
-Tranh vẽ
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
Họat động 1: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 3 
-Thảo luận đưa ra các cách ứng xử trong bài tập 3
Kết luận:
 Cần chào người đó với lời nói cho phù hợp với người đó về quan hệ, tuổi tác, Lời chào phải nhẹ nhàng, không gây ồn ào, không được nói to vì làm phiền đến người người bệnh
 Trong giờ biểu diễn ở nhà hát, chiếu phim thì các em chỉ cần nhìn nhau gật đầu, mỉm cười là được. Sau giở biểu diễn, các em có thể gặp gỡ để chào hỏi trò chuyện với nhau. Không được gây ồn ào, gây cản trở những người xung quanh ở nhà hát, rạp chiếu phim,
Hoạt động 2: Cho lớp hát bài “Con chim vành khuyên”
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc câu tục ngữ cuối bài
-Hát
-HS thảo luận theo nhóm
-Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh
IV. Củng cố, dặn dò: - Chốt nội dung bài – Liên hệ thực tế – GD đạo đức TT
-Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 31 tháng 03 năm 2009
Mỹ thuật
BÀI : VẼ TRANH ĐÀN GÀ NHÀ EM ( ở thành phố )
I . Mục tiêu:- HS nhận biết được hình dáng , đặc điểm, màu sắc những con gà
- HS biết cách vẽ được hình dáng của con gà
- Giáo dục HS yêu thích môn vẽ
II . Chuẩn bị : - Tranh mẫu. - Vở vẽ , bút chì , bút màu 
III . Các hoạt động dạy và học :
1 . Khởi động : Hát
2 . Bài cũ : GV nhận xét bài vẽ: Chim và hoa.
3 .Bài mới: - Tiết này các em học các em học vẽ tranh đàn gàâ.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
a/ HĐ 1 : Giới thiệu tranh , ảnh một số vật nuôi trong nhà
- GV treo hình ảnh đàn gà.
* Nêu tên các con vật có trong tranh ?
* Nêu tên các bộ phận của chúng ?
* Màu sắc của chúng như thế nào ?
* Xung quanh đàn gà có những gì ?
- GV nhận xét.
b/ HĐ 2 : Hướng dẫn hs vẽ
- GV hướng dẫn HS vẽ các chi tiết chính trước, vẽ chi tiết phụ sau, sau khi vẽ xong chọn màu thích hợp tô vào tranh. 
- GV cho hs quan sát tranh sáng tạo : Sắp xếp các chi tiết cho cân đối trang vở
* Nghỉ giữa tiết 
c/ HĐ 3 : Thực hành 
- GV hướng dẫn hs vẽ cân đối với khung hình .
- Có thể vẽ nhiều kiểu khác nhau, tô màu tuỳ thích.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
d/ HĐ 4 : Nhận xét , đánh giá 
- GV thu một số bài cho lớp nhận xét – đánh giá.
- GV nhận xét – giáo dục.
Quan sát 
HS tự nêu 
Hs nhắc lại cách vẽ 
HS vẽ bài vào vở.
HS quan sát – nhận xét
5. Củng cố – dặn dò : - Chuẩn bị : Xem tranh thiên nhiên - Nhận xét tiết học .
MÔN: TOÁN
Bài 110: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
-Giúp HS củng cố về đặt tính và thực hiện phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 100
-Tập tính nhẩm và nhận biết bước đầu tính chất giao hoán của phép cộng
-Củng cố vế giải toán có lời văn
II. Chuẩn bị: -Sách bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/Kiểm tra bài cũ: 
-Đặt tính rồi tính:
a/ 37 + 22
b/ 60 + 29
c/ 54 + 5
-GV nhận xét
2/Bài mới:
+Bài 1: Đặt tính rồi tính (theo mẫu)
-Bài yêu cầu gì?
-GV chốt lại
+Bài 2:Tính nhẩm
-Bài yêu cầu gì?
-GV chốt lại
+Bài 3:An nuôi được 25 con gà và 14 con vịt. Hỏi An nuôi được tất cả bao nhiêu con gà và vịt?
-Bài yêu cầu gì?
-GV chốt lại
+Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 6 cm
-Bài yêu cầu gì?
-GV chốt lại
+Nhận xét tiết học.
-Trò chơi: Bingo
-Làm bảng con
-Tính dọc
-C ...  Củng cố, dặn dò: -Xem bài mới: Phép trừ trong phạm vi 100
CHÍNH TẢ
Bài: MỜI VÀO
I.Mục tiêu:
	-Học sinh chép lại đúng và đẹp bài: Mời vào
	-Điền đúng vần: ong- oong; chữ: ng- ngh
	-Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp
II. Chuẩn bị: 
-Bảng phụ đã chép sẵn bài.
-Bộ đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
-Hôm nay viết bài: Mời vào (2 khổ thơ đầu)
b/ Hướng dẫn HS nghe- chép:
-GV treo bảng phụ
-Yêu cầu HS đọc .
-Giáo viên đọc cho HS nghe và viết vào vở. Giáo viên quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của học sinh. Nhắc học sinh viết tên bài vào trang. Chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô. Sau dấu chấm phải viết hoa.
-Soát lỗi.
-Giáo viên đọc đoạn văn cho học sinh soát lỗi, đánh vần những khó viết.
-Giáo viên thu vở và chấm một số bài.
c/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
-Bài 2: Điền vần ong- oong:
HS quan sát tranh, làm miệng, làm vào vở
-Bài 3: Điền chữ ng- ngh:
Tương tự như trên
-Giáo viên sửa bài, nhận xét
-Chấm bài
-Hát
-3, 5 HS đọc
-Tìm tiếng khó viết
-Phân tích tiếng khó và viết bảng con
-Học sinh đổi vở cho nhau để chữa bài.
-Học sinh theo dõi và ghi lỗi ra lề vở
-HS làm vào vở.
IV. Củng cố, dặn dò: 
	-Nhận xét tiết học
-Khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
-Dặn học sinh nhớ cách sửa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài. 
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT
I.Mục đích: HS biết
	-Củng cố các kkiến thức đã học về thực vật và động vật đồng thời nhận biết được một số cây và con vật mới.
	-Biết được đặc điểm chung nhất của cây cối, đặc điểm chung nhất của các con vật.\
	-Có ý thức bảo vệ cây cối và con vật có ích.
II. Chuẩn bị: - Sách giáo khoa, các tranh ảnh sưu tầm. 
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Muỗi thường sống ở đâu?
-Nêu tác hại do bị muỗi đốt?
-GV nhận xét- đánh giá
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Phân loại các mẫu vật về thực vật
-Mục đích: HS ôn lại về các cây đã học, nhận biết một số cây mới, phân biệt một số loại cây.
-Cách tiến hành:
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện: Dán các tranh, ảnh về cây cối của HS đem vào lớp theo cột: cây rau, cây hoa và cây gỗ.
 B2: Thu kết quả làm việc
 Kết luận: Có rất nhiều loại cây khác nhau, nhưng các cây đều có chung 1 đặc điểm là: có rễ, thân, lá, hoa. 
Hoạt động 3: Làm việc với các mẫu vật và tranh ảnh về động vật
-Mục đích: HS ôn lại một số con vật đã học, nhận xét về con vật mới, biết được một số loài vật có ích, một số loài vật có hại
-Cách tiến hành: 
 B1: Dán các tranh, ảnh về con vật lên giấy, phân ra con vật có ích, có hại. Nêu ích lợi và tác hại của con vật đó 
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: Có nhiều động vật khác nhau về hình dạng, kích cỡ, nơi sống, nhưng chúng giống nhau là đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển
-Hát
-HS trả lời
-HS làm việc theo nhóm, treo sản phẩm trước lớp
-HS trình bày kết quả của nhóm mình
-Lớp nhận xét, bổ sung
-HS làm việc theo nhóm
-Treo tranh, cử đại diện nhóm lên trình bày
IV. Củng cố, dặn dò: Hệ thống nội dung bài – Liên hệ thực tế 
	- GD đạo đức tư tưởng
-Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 03 tháng 04 năm 2009
Môn: TẬP ĐỌC
Bài 3: CHÚ CÔNG
I.Mục tiêu:
-HS đọc đúng, nhanh được cả bài “Chú công”. 
-Đọc các từ ngữ:nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.
-Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy 
-Tìm được tiếng có vần oc. Nói được câu chứa tiếng có vần oc, ooc.
-Nội dung bài:Vẻ đẹp của chú công.
 II. Chuẩn bị: -Sách Tiếng Việt, tranh minh họa bài tập đọc, đồ dùng dạy và học.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp: (tiết 1)
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Tranh vẽ gì? Công là một con vật nổi tiếng có bộ lông đẹp sặc sỡ. Hôm nay ta học bài thơ nói về chú công.
b/ Luyện đọc:
+GV đọc mẫu 1 lần: vừa chỉ vừa đọc.
+Tiếng, từ khó:
-Gạch chân tiếng, từ (từng từ một), giải thích nghĩa từ:
VD: nâu gạch
-Tương tự: cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết
+Đọc nhảy cóc (theo câu):
+Câu: 
-GV lưu ý ngắt nghỉ (gạch xiên bằng phấn màu)
-Chỉ bảng cho HS đọc.
+Đọan, bài: Có 2 đoạn 
*Nghỉ giữa tiết: Hát múa
c/ Tìm hiểu bài: 
-Tìm trong bài tiếng có vần oc
-Tìm tiếng ngoài bài oc, ooc
-Nói câu chứa tiếng
-Hát
-4 HS đọc bài “Mời vào”, trả lời câu hỏi
-Gắn bảng cài: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền
-HS trả lời: Vẽ một con công
-HS đọc- phân tích (đánh vần từng tiếng)- đọc trơn (3 HS)- cả lớp
-3- 5 HS
-HS đọc luân phiên đến hết lớp.
-Cả lớp- thi đọc theo tổ- cá nhân đọc cả bài (4)
-HS mở SGK: gạch chân bằng bút chì
-HS gắn bảng cài: gắn vần, gắn tiếng
-Thi đua cài hoa
Tiết 2: 
4/ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
a/ Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc:
-GV đọc mẫu 2 lần
-Cho HS đọc toàn bài
b/ Luyện nói
-HS đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi từng đoạn
+Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì?
+Đọc câu văn tả đuôi công trống lớn sau ha, ba năm?
-3 HS
-HS thảo luận tranh- phát biểu
IV. Củng cố, dặn dò: -Về nhà học bài, tập trả lời câu hỏi
Môn: KỂ CHUYỆN
Chuyện: NIỀM VUI BẤT NGỜ
I.Mục tiêu:
	-Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
	-Biết đổi giọng cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
	-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi, thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ.
II. Chuẩn bị: 
-Sách Tiếng Việt
-Tranh minh họa cho câu chuyện
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
- Chuyện: Niềm vui bất ngờ
b/ Học sinh xem tranh, tập tự kể theo ý mình:
-GV treo tranh của chuyên.
-Cho HS tự kể
c/ Giáo viên kể chuyện:
-GV kể toàn bộ câu chuyện kết hợp chỉ lên từng bức tranh cho HS xem.
d/ Học sinh kể theo tranh:
-GV treo tranh cho HS quan sát và đặt câu hỏi để HS có thể tự kể:
+Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua Phủ Chủ tịch?
-Tương tự các bức tranh còn lại
e/ Học sinh kể toàn truyện:
-Tổ chức thi kể theo nhóm.
-Cho HS đóng kịch để kể lại toàn bộ câu chuyện
-GV nhận xét
f/ Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
-Câu chuyện ý nói gì?
-GV chốt lại: Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi, thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ.
-Hát
-HS nhắc lại tựa
-Quan sát, thảo luận nhóm
-Tập kể trong nhóm
-Đại diện nhóm lên kể lại câu chuyện theo ý của mình.
-Lớp tự nhận xét
-HS kể và các bạn khác nhận xét
-HS phát biểu theo ý kiến riêng của mình
IV. Củng cố, dặn dò: 
	- Liên hệ thực tế – GD đạo đức tư tưởng.
	-Nhận xét tiết học
-Về tập kể lại câu chuyện cho gia đình nghe. 
Môn: THỦ CÔNG
CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu :- HS biết cách cắt, dán hình tam giác
- HS cắt, dán hình tam giác theo 2 cách
- Rèn cho HS tính cẩn thận, tỉ m khéo léo, thẩm mỹ
II. Chuẩn bị :Mẫu hình tam giác, giấy màu, kéo
Giấy màu, kéo, hồ, bút chì, thước
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Khởi động : Hát
2. Bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nhận xét.
3. Bài mới: - Tiết này các em thực hành cắt dán hình tam giác tiếp theo.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Hoạt động 1 : Hướng dận quan sát, nhận xét 
Cho HS quan sát vật mẫu có hình tam giác
- Nêu hình dáng của vật
- Hình tam giác có mấy cạnh?
- Hình tam giác nằm trong khung hình gì?
Nhận xét
Chốt : Hình tam giác có 3 cạnh, muốn vẽ được hình tam giác ta vẽ khung hình chữ nhật. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hiện 
Gv giới thiệu hình tam giác mẫu
Hướng dẫn cách vẽ : Hình tam giác là 1 phần hình chữ nhật có độ dài 1 cạnh là 8 ô. Muốn vẽ được hình tam giác ta cần xác định 3 điểm, trong đó có 2 đỉnh là 2 điểm của hình chữ nhật. Sau đo,ù lấy điểm giữa cạnh của cạnh đối diện làm điểm thứ 3. Nối 3 điểm với nhau ta được hình tam giác.
Hướng dẫn vẽ cách đơn giản 
 A C
 A
B C B
NGHỈ GIẢI LAO 
Gv hướng dẫn Hs cách cắt rời hình tam giác và dán thành sản phẩm
- Cắt rời hình chữ nhật, cắt tiếp theo đk AB, AC ta được hình tam giác
Gv quan sát – chỉnh sửa cho HS
Hoạt động 2 : Củng cố
Nêu cách vẽ hình tam giác, cách cắt hình tam giác.
Nhận xét
HS nêu
Hs theo dõi
Hs tập kẻ hình tam giác và cắt rời hình tam giác trên giấy nháp
HS nêu
5. Củng cố – Dặn dò : Chuẩn bị : Thựa hành cắt, dán hình tam giác 
SINH HOẠT LỚP
	Chủ trì: Giáo viên chủ nhiệm
Thành phần: Tất cả học sinh của lớp
Nội dung:
Nhận xét đánh giá tuần qua:
- Ưu điểm: 
Đi học đúng giờ - Học bài, làm bài đầy đủ
Vệ sinh lớp sạch sẽ, gọn gàng, dép để đúng nơi quy dịnh
- Tồn tại: 
Còn một vài em không thuộc bài.
Còn nói chuyện trong giờ học .
Nêu kế hoạch tuần tới

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 29(7).doc