Giáo án Lịch sử 5 học kì I

Giáo án Lịch sử 5 học kì I

Lịch sử

Bài 1

BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH

I.MỤC TIÊU :

-Kiến thức : Học xong bài này học sinh biết :

+Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kì .

+Với lòng yêu nước , Trương Định đã không tuân theo lệnh vua , kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược .

-Kỹ năng : +Xác đinh được vị trí 3 tỉnh miền Đông ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa ) và 3 tỉnh mièn Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên ) trên bản đồ Việt Nam .

 +Trình bày được suy nghĩ của Trương Định .

-Thái độ : +Giáo dục các em lòng tôn kính các danh nhân và truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta .

 

doc 37 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 5 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
Bài 1
BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
I.MỤC TIÊU :
-Kiến thức : Học xong bài này học sinh biết :
+Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kì .
+Với lòng yêu nước , Trương Định đã không tuân theo lệnh vua , kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược .
-Kỹ năng :	 +Xác đinh được vị trí 3 tỉnh miền Đông ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa ) và 3 tỉnh mièn Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên ) trên bản đồ Việt Nam .
	+Trình bày được suy nghĩ của Trương Định .
-Thái độ :	+Giáo dục các em lòng tôn kính các danh nhân và truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 	-Hình trong SGK 
-Bản đồ hành chính Việt Nam 
-Phiếu học tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu giai đoạn lịch sử của dân tộc ta “ Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ ” mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của “ Bình Tây Đại Nguyên Soái ” Trương Định đó cũng là tên của bài học hôm nay . ( Gọi vài HS nhắc lại tựa bài ) .
* Hoạt động 1 : Làm việc kết hợp với bản đồ
-Mục tiêu :Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kì .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Treo bản đồ và yêu cầu HS lên chỉ vị trí Đà Nẵng .
-Các em đọc thầm đoạn chữ nhỏ trên bài .
? Vào sáng ngày 1- 9 -1858 ở thành phố này đã xảy ra sự kiện gì ?
-Các em ạ từ phát súng này thực dân Pháp đã từng bước xâm lược nước ta , biến nước ta thành thuộc địa của chúng . Nhưng nhân dân ta đã đứng lên cùng chống giặc ngoại xâm . 
-Các em đọc thầm tiếp từ “ Ngay sau khi Gia Định ( 1859 ) ” và cho biết các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong giai đoạn này và tóm tắt sơ lược về ông Trương Định .
+Bước 2 : HS trả lời và nhận xét . Giáo viên chốt ý .Ghi nội dung chính lên bảng 
*.Trương Định, Hồ Huân Nghiệp , Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực trong đó lớn nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định .
-.Trương Định sinh năm 1820 quê ở Bình Sơn ( Nay thuộc huyện Sơn Tịnh ), Quãng Ngãi (chỉ bản đồ vị trí tỉnh Quãng Ngãi ) sau theo cha vào Nam giữa thời Thiệu Trị ( 1841 - 1847 ) và lập nghiệp ở Tân An . Khi Trương Cầm làm Lãnh binh Gia Định . Trương Định đã chiêu mộ dân nghèo kai hoang lập đồn điền , được phong chức Quản cơ , nên còn được gọi là Quản Định . Ông chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định ( 1859 ) .
*Hoạt động 2 : Lý do khiến Trương Định phải băn khoăn 
-Mục tiêu : Hiểu được lý do làm cho Trương Định băn khoăn .
-Cách tiến hành : 
-Bước 1 : 
-Các em đọc thầm từ “ Năm 1862.cho phải ” và thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi sau :
? Điều gì khiến Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ ?
-Bước 2 : 
-Giáo viên chốt ý .Ghi nội dung chính lên bảng 
*Năm 1862 giữa lúc quân Pháp đang lúng túng vì gặp phải sự chóng trả quyết liệt của nhân dân ta thì triều đình nhà nguyễn với tư tưởng cầu hòa vội kí hòa ước , nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp : Gia Định, Định Tường, Biên Hòa ( Chỉ bản đồ ) cho thực dân Pháp . Để tách ông ra khỏi cuộc khởi nghĩa này nhà vua đã thăng chức cho ông làm lãnh binh An Giang ( 1 trong 3 tỉnh mièn Tây Nam Kì : Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên ) ( chỉ bản đồ ) và yêu cầu ông đi nhận chức ngay . Nhưng dân chúng và nghĩa quân quyết tiếp tục kháng chiến .. Giữa lệnh vua và lòng dân , Ông không biết hành động như thế nào cho phải lẽ .
 * Hoạt động 3 : Thái độ của Trương Định 
-Mục tiêu :Với lòng yêu nước , Trương Định đã không tuân theo lệnh vua , kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược .
*Cách tiến hành : 
-Bước 1 : Các em thảo luận theo nhóm 4 đọc thầm đoạn “ Trong khi đó..chống thực dân Pháp ” với phiếu học tập :
? Trước những băn khoăn đó ngghĩa quân và dân chúng đã làm gì ?
? Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
-Bước 2 : -Giáo viên nhận xét và chốt ý .
*Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trương Định làm “ Bình Tây Đại nguyên soái ”.
*Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua , ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
4. Củng cố :
? Cuộc khởi nghĩa mà các em vừa học là do ai lãnh đạo ? 
? Trong lúc phong trào đang thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn đã làm gì ? 
* Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước , nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp . Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến .
? Thái độ của Trương Định ra sao ? 
*Trương Định cương quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược .
-Gọi HS đọc nội dung bài học .
-Gọi HS lên bản chỉ bản đồ vị rí tỉnh Quãng Ngãi, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì .
5. Nhận xét , dặn dò :-Nhận xét tiết học . 
-Về nhà viết bài vào tập và nắm nội dung bài . Sưu tầm tranh ảnh tư liệu nói về Nguyễn Trường Tộ để tiết sau trình bày trước lớp .
-Hát vui 
-Kiểm tra dụng cụ học tập .
-Vài HS nhắc lại tựa bài .
-Cả lớp .
-HS lên chỉ .
-Đọc thầm .
-.Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta 
-Đọc thầm và trả lời .
-Nhận xét .
-Nhóm đôi .
-HS trả lời và nhận xét . 
-Làm việc nhóm 4 .
-Trình bày , nhận xét 
-Trương Định .
-Trả lời ở nội dung bài học 
-Nhận xét 
-Trả lời à Nhận xét 
-Đọc lại nội dung bài . 
-HS lên chỉ bản đồ .
Bài 2 :
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN 
CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
-Kiến thức : 	+Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ .
+Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn trường Tộ như thế nào .
-Kỹ năng : Biết nêu những đề nghị canh tân đất nước của nguyễn trường Tộ .
-Thái độ : Giáo dục ở các em lòng yêu kính các bậc tiền nhân .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hình ở SGK và bản đồ hành chính Việt Nam .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS 
1.Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi ở SGK ở bài Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định .
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : 
-Giới thiệu bài : Đất nước ta ở nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp , bên cạnh những cuộc khởi nghĩa còn có một số nhà nho yêu nước trong đó có Nguyễn Trường Tộ chủ trương canh tân đất nước để đủ sức tự lập tự cường nhằm tránh họa xâm lăng . Để biết được ông đã làm những gì để thực hiện ý muốn của mình .Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “ Nguyễn trường tộ mong muốn canh tân đất nước ” 
*Hoạt động 1 : Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ 
-Mục tiêu : HS biết được những đề nghị để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ .
-Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Cho HS đọc thầm đoạn “ Năm 1860..sử dụng máy móc ” 
? Nêu những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ ?
+Bước 2 : Thảo luận và đại diện nhóm trình bày 
-Nhận xét chốt ý :
*-Mở rộng quan hệ ngoại giao , buôn bán với nhiều nước .
 -Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế .
 -Mở trường dạy cách đóng tàu , đúc súng, sử dụng máy móc .
? Canh tân là gì ? 
? Theo em, qua những đề nghị nêu trên , Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì ? (..làm cho đất nước giàu mạnh ) 
? Bản điều trần ? 
*Hoạt động 2 : Vì sao Nguyễn Trường Tộ không thực hiện 
-Mục tiêu : Biết được vì sao những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ không thực hiện .
-Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Cho HS đọc thầm đoạn “ Vua quan nhà Nguyễn ..thực hiện ” 
? Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không ? Vì sao ?
+Bước 2 : Thảo luận và đại diện nhóm trình bày 
-Nhận xét chốt ý :
*Triều đình bàn luận không thống nhất , vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ .
-Vì vua quan nhà Nguyễn lạc hậu , không hiểu được những thay đổi ở các nước trên thế giới . Ngay cả những sự việc như : đèn treo ngược , không có dầu vẫn sáng ( đèn điện ); xe đạp 2 bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ ..vua quan nhà Nguyễn vẫn không tin điều đó là sự thật . Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ , không muốn có một sự thay đổi . Vua Tự Đức cho rằng : “ Không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ , những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi .
*Hoạt động 3 : Nhận xét về Nguyễn Trường Tộ của nhân dân 
-Mục tiêu : Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn trường Tộ như thế nào .
-Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Cho HS đọc thầm đoạn “ Mặc dù vậy .nước mạnh ” và trả lời câu hỏi :
? Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng ?
+Bước 2 : Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 
*Trước họa xâm lăng , bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp như : Trương Định , Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân .. còn có những người đề nghị canh tân đất nước , mong muốn dân giàu , nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ .
3. Củng cố :
? Hãy nêu những đề nghị canh tâ ... n Việt Nam ra đời .
-khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội 
-Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập .Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập .
*Hoạt động 3 : Ý nghĩa sự kiện chính trong giai đoạn này 
*Mục tiêu : Nắm được ý nghĩa của hai sự kiện (Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cách mạng tháng Tám ? 
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS thảo luận và thảo luận theo ý sau 
? Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và sự kiện Cách mạng tháng Tám ? 
+Bước 2 : Trình bày à nhận xét à chốt ý 
*Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn .
*Lòng yêu nước , tinh thần cách mạng ; giành độc lập, tự do cho nước nhà ; đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Gọi HS nhắc lại các sự kiện chính theo bảng 
-Nhận xét tiết học . Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài 12 bài mở đầu của giai đoạn lịch sử ( 1945-1954 ) .
-Trả lời 
-Nhắc lại tựa bài . 
-Nhóm đôi .
-Trình bày à nhận xét .
-Nhóm 4 
-Trình bày à nhận xét .
-Trả lời à Nhận xét 
	Rút kinh nghiệm:
BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NON TRẺ
TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
Bài 12
 	VƯỢT QUA TÌNH TÌNH HIỂM NGHÈO
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : 
-Tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc “ ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945.
-Nhân dân ta, dưới sự lảnh đạo của đảng và Bác Hồ, đã vượt qua Tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc “ đó như thế nào.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Hình trong SGK . -Phiếu học tập .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu câu hỏi bài 11
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : Nêu tình thế nguy hiểm ở nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám. Từ đó đặt vấn đề: chế độ mới, chính quyền non trẻ ở trong tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc”, hết sức hiểm nghèo, chúng ta làm thế nào để vượt qua. Để biết rõ hơn hôm nay chúng ta học bài VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO.
*Hoạt động 1 : 
*Mục tiêu :sau CMT8 năm 1945, những khó khăn của nhân dân ta, những việc làm của Đảng và Bác Hồ để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo.
 *Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Thảo luận nhóm.
Nhóm 1:+Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là giặc?
 +Nếu không chống được hai thứ giặc nay, điều gì sẽ xảy ra?
Nhóm 2:+ Để thoat khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lảnh đạo nhân dân ta làm những gì?
 + Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, chính phủ đã đề ra biện pháp gì để chống giặc ngoại xâm và nội phản?
Nhóm 3:+ Ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “ Nghìn cân treo sợi tóc” ? Uy tín của chính phủ và Bác Hồ ra sao?
+Bước 2 : Trình bày à nhận xét à chốt ý ( SGV ) 
*Hoạt động 2 : Quan sát và nhận xét ảnh tư liệu.
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Quan sát và nhận xét ảnh tư liệu các em sưu tầm được, nói cho nhau nghe.
+Bước 2 : Trình bày à nhận xét à chốt ý 
3.Củng cố-dặn dò : 
-Nhận xét à Chốt ý .
-Nhận xét tiết học . về nhà các em xem lại bài học hôm nay . xem lại 12 
-Trả lời 
-Nhắc lại tựa bài . 
-Nhóm 4 .
HS đọc thầm SGK trả lời câu hỏi.
-Trình bày à nhận xét .
-Nhóm 2 
-Trình bày à nhận xét .
- HS đọc nội dung bài . 
Rút kinh nghiệm:
Bài 13 
“THÀ HI SINH TẤT CẢ ,
CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : 
-Ngày 19/12/1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
-Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong nhưng ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Hình trong SGK . -Phiếu học tập .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu câu hỏi bài 12
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới :. Sử dụng đoạn băng ghi âm lời kêu gọi của Hồ chủ tịch để dẫn dắt HS vào bài. Để biết rõ hơn hôm nay chúng ta học bài“THÀ HI SINH TẤT CẢ ,CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
*Hoạt động 1 : 
*Mục tiêu : +nguyên nhân phải tiến hành kháng chiến toàn quốc
 *Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Hướng dẫn HS quan sát bảng thống kê và nhận xét thái độ của thực dân pháp.
+Bước 2 : Trình bày à nhận xét à chốt ý ( SGV ) 
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS hình thành biểu tượng về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến..
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 Phát phiếu thảo luận
+Bước 2 : Trình bày à nhận xét à chốt ý 
3.Củng cố-dặn dò : 
-Nhận xét à Chốt ý .
-Nhận xét tiết học . về nhà các em xem lại bài học hôm nay . xem lại 12 
-Trả lời 
-Nhắc lại tựa bài . 
-Cả lớp
HS quan sát Sảtút ra kết luận
-Trình bày à nhận xét .
-Nhóm 4
Thảo luận , trả lời câu hỏi.
-Trình bày à nhận xét .
- HS đọc nội dung bài . 
Rút kinh nghiệm:
Bài 14
THU-ĐÔNG 1947,
VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I.MỤC TIÊU : 
*Kiến thức : Qua bài này , giúp HS ;
-Diễn biến sơ lượt của chiến dịch Việt Bắc thu động 1947.
-Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
Có thể sử dụng bản đồ để chỉ một số địa danh căn cứ địa Việt Bắc ( Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng và nhấn mạnh đây là thủ đo kháng chiến của ta, nói tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực. Vì vậy, thức dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại, tấn công lên Việt Bắc bằng 3 mũi: đường bộ, đường thuỷ và đường không nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Bản đồ hành chính Việt Nam .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
Nêu câu hỏi về bài 13
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa.
*Hoạt động 1 : 
*Mục tiêu : +Nguyên nhân địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc.
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS đọc câu hỏi ở SGK và tự trả lời với nhau 
+Bước 2 : Đính câu hỏi lên bảng từng nhóm nêu câu hỏi để hỏi các nhóm còn lại . Các nhóm lên trình bày à nhận xét à chốt ý .
*Hoạt động 2 : Trình bày các sự kiện lịch sử theo phiếu học tập 
*Mục tiêu : HS Nêu diễn biến sơ lượt của chiến dịch Việt Bắc thu -đông 1947
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS thảo luận theo 4 nhóm theo phiếu học tập 
+Bước 2 : Các nhóm lên trình bày à nhận xét à chốt ý .
*Hoạt động 3 : Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
*Mục tiêu : Nắm được ý nghĩa của sự kiện chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS thảo luận 
+Bước 2 : Trình bày à nhận xét à chốt ý 
3.Củng cố-dặn dò : 
-Gọi HS nhắc lại các sự kiện chính theo bảng 
-Nhận xét tiết học . Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài 15
-Trả lời 
-Nhắc lại tựa bài . 
-Nhóm đôi .
-Trình bày à nhận xét .
-Nhóm 4 
-Trình bày à nhận xét .
Nhóm 2
-Trả lời à Nhận xét 
Rút kinh nghiệm:
Bài 15 
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
I.MỤC TIÊU : 
*Kiến thức : Qua bài này , giúp HS nắm được :
-Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950.
-Ý nghĩa của chiến thấng Biên Giới thu-đông 1950.
-Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Viết Bắc thu đôäng 1947 và chiến thắng Biên Giới thu đông 1950.
Sử dụng bản đồ để chỉ đường biên giới Việt Trung, nhấn mạnh âm mưu của Pháp trong việc khoá chặt biên giới nhằm bao vây cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta với quốc tế. Vì vậy ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Bản đồ hành chính Việt Nam .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
Nêu câu hỏi về bài 14
-Nhận xét và cho điểm . 
2.Bài mới : 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa.
*Hoạt động 1 : 
*Mục tiêu : + Nguyên nhận quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950.
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS đọc câu hỏi ở SGK và tự trả lời với nhau 
+Bước 2 : Đính câu hỏi lên bảng từng nhóm nêu câu hỏi để hỏi các nhóm còn lại . Các nhóm lên trình bày à nhận xét à chốt ý .
*Hoạt động 2 : Lí do quân ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch. Tác dụng của chiến thằng Biên Giới thu đông 1950 đối với cuộc kháng chiến của ta.
*Mục tiêu : HS hiểu được vì sao quân ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch. Tác dụng của chiến thằng Biên Giới thu đông 1950 đối với cuộc kháng chiến của ta.
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS thảo luận theo 4 nhóm theo phiếu học tập 
+Bước 2 : Các nhóm lên trình bày à nhận xét à chốt ý .
*Hoạt động 3 : Tác dụng của chiến thắng Biên Giới thu -đông 1950.
*Mục tiêu : Nắm được tác dụng của chiến thắng Biên Giới thu -đông 1950.
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm hiểu.
+Bước 2 : Nhận xét à chốt ý 
*.Củng cố-dặn dò : 
-Gọi HS nhắc lại các sự kiện chính theo bảng 
-Nhận xét tiết học . Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài 16
-Trả lời 
-Nhắc lại tựa bài . 
-Nhóm đôi .
-Trình bày à nhận xét .
-Nhóm 4 
-Trình bày à nhận xét .
cả lớp
-Trả lời .Bạn nhận xét , bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su 5.doc