Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần thứ 18

Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần thứ 18

Học vần (2 tiết)

BÀI 73 : IT - IÊT

I.Mục đích - yêu cầu:

- HS nắm đư¬ợc cấu tạo của vần “it, iêt”, cách đọc và viết các vần đó.

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Em tô, vẽ viết.(Phần luyện nói giảm từ 1 đến 3 câu).

- Yêu thích môn học.

II. Đồ dùngdạy học:

 -Bộ đồ dùng dạy học vần. Tranh từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.

- Bộ đồ dùng học vần. Bảng con

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

 1.Ổn định tổ chức:

 2.Kiểm tra bài cũ

- Đọc bài: ut, ưt.

- Viết: ut, ưt, sút bóng, nứt nẻ.

 3.Bài mới : Giới thiệu bài

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.

 a) Dạy vần mới

- Ghi vần: it và nêu tên vần.

- Nhận diện vần mới học.

- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.

- Muốn có tiếng “mít” ta làm thế nào?

- Ghép tiếng “mít” trong bảng cài.

 Đọc, phân tích tiếng và đọc tiếng.

- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.

- Đọc từ mới.

-Tổng hợp vần, tiếng, từ

b) Ghi vần iêt

 

docx 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - 2 buổi - Tuần thứ 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012
Sáng: 	 
Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
Mĩ thuật
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
..
Học vần (2 tiết)
BÀI 73 : IT - IÊT 
I.Mục đích - yêu cầu:
- HS nắm được cấu tạo của vần “it, iêt”, cách đọc và viết các vần đó.
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Em tô, vẽ viết.(Phần luyện nói giảm từ 1 đến 3 câu).
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùngdạy học:
 -Bộ đồ dùng dạy học vần. Tranh từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Bộ đồ dùng học vần. Bảng con 
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1.Ổn định tổ chức: 
 2.Kiểm tra bài cũ 
-Lớp hát
- Đọc bài: ut, ưt.
- Đọc SGK.
- Viết: ut, ưt, sút bóng, nứt nẻ.
- Viết bảng con.
 3.Bài mới : Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
 a) Dạy vần mới 
- Ghi vần: it và nêu tên vần.
- Theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- Cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- Cá nhân,dãyhàng dọc đọc 
- Muốn có tiếng “mít” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “mít” trong bảng cài.
- Thêm âm m trước vần it, thanh sắc trên đầu âm i.
- Ghép bảng cài.
 Đọc, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- Cá nhân,nhóm,lớp đọc đồng thanh 
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- Trái mít
- Đọc từ mới.
-Tổng hợp vần, tiếng, từ
- Cá nhân,dãy hàng ngang,đọc lớp đọc đồng thanh 
b) Ghi vần iêt
-Nhận diện vần 
-Vần iết được tạo nên bởi âm nào?
 -So sánh vần it với vân iêt 
 -Cho HS đánh vần, đọc trơn
-Giáo viên quan sát chỉnh sửa
Ghi các từ ứng dụng
-Âm iê và âm t 
-Giống: Kết thúc bằng âm t
-Khác: it có i còn iêt có iê 
-Cá nhân ,nhóm lớp đọc đồng thanh 
 Con vịt thời tiết
 Đông nghịt hiểu biết
gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
-Giải thích từ:đông nghịt, thời tiết
-GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc
- Cá nhân,đọc thầm 
-Hai học sinh lên bảng tìm tiếng có vần mới 
Viết bảng : Gv viết mẫu,gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút
Lớp theo dõi
Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao..
Luyện vết bảng.
 Tiết 2
1. Luyện tập
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- Vần “it, iêt”, tiếng, từ “trái mít, Việt Nam”.
2. Đọc bảng 
 Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- Cá nhân,nhóm , lớp đọc đồng thanh 
3. Đọc câu 
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- Đàn vịt đang bơi
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- Luyện đọc các từ: biết, xuống.
 Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- Cá nhân, dãy hàng ngang đọc 
4. Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK.
- Cá nhân,nhóm ,lớp đọc đồng thanh 
5. Luyện nói: 
Treo tranh ,vẽ gì?
-Các bạn đang vẽ.
-Nêu câu hỏi về chủ đề.
-Em tô, viết, vẽ
-Hãy đặt tên cho các bạn trong tranh?
-Bạn Nam, bạn Tuấn, bạn Hồng
-Bạn nữ đang làm gì?
- Theo em các bạn làm như thế nào ?
 6.viết vở 
 -Bạn đang vẽ 
-Các bạn chăm chỉ miệt mài 
-Luyện viết vở
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngồi cách cầm bút ,đặt vở.Chấm một số bài viết và nhận xét.
7.Củng cố-dặn dò.Nhận xét giờ
Về nhà ôn lại bài.
Học sinh lắng nghe
Chiều Tự nhiên xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH
(Có tích hợp nội dung GD và BVMT: mức độ tích hợp liên hệ)
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết: Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
- HS có hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh.
- HS có ý thức gắn bó yêu mến quê hương
* Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh
II. Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong bài 18 và bài 19 SGK
III. Hoạt động dạy học:
 1:Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Nhận xét về quanh cảnh hai bên đường
- GV phổ biến nội dung khi tham quan: Yêu cầu HS phải luôn đảm bảo hàng ngũ, không được đi lại tự do
- Phải trật tự, nghe hướng dẫn của giáo viên
Bước 2: Đưa HS đi tham quan
- GV cho HS xếp hàng đi quanh khu vực trường. Trên đường đi GV sẽ quyết định những điểm dừng cho HS quan sát kĩ và khuyến khích các em nói với nhau về những gì em nhìn thấy.
Bước 3: Đưa HS về lớp
HĐ2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân
- GV hướng dẫn HS thảo luận bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến bài học.
 HĐ3 Thảo luận và thực hành theo nhóm
GV kết luận: Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở nông thôn và bức tranh 19 vẽ về cuộc sống thành phố.
*Có ý thức giữ gìn lớp học sạch sạch sẽ, không vứt rác , vẽ bậy, bừa bài.
Lớp hát
- HS trả lời: Có
-HS lắng nghe
-HS đi thăm quan
- HS nhận xét về quang cảnh trên đường
- HS nhận xét về quang cảnh hai bên đường: Có nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ .
Cho HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
 4. Củng cố dặn dò;
Nhận xét giờ, về nhà ôn lại bài.
 Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “it, iêt”.
 -Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “it, iêt”.
 -Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Hệ thống bài tập.tranh vẽ vở bài tập 
Học sinh :vở bài tập tiếng việt+ bảng con 
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
 1.Ổn định tổ chức: 
 2.Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: it, iêt.
- Viết : it, iêt, trái mít, chữ viết.
-GV nhận xét chỉnh sửa
 3.Bài mới: Ôn và làm vở bài tập 
Đọc: 
- Gọi HS yếu đọc lại bài: it iêt.
- Gọi HS đọc thêm: Việt Nam, viết bài, quay tít, vít cành, thời tiết, bịt mắt, đàn vịt, bàn viết
Viết:
-Đọc cho HS viết: it, iêt, im, iêm, Việt Nam, viết bài, thời tiết, bịt mắt, đàn vịt, 
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần it, iêt.
Cho HS làm vở bài tập trang 74:
-HS tự nêu yêu cầu bài tập nối từ và điền - Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được tiếng, từ cần nối. Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối,
 GV giải thích từ mới: thời tiết, vít cành.
-Cho HS viết bài vở .GV quan sát cách cầm bút, đặt vở, tư thế ngồi..
- Thu và chấm một số bài.nhận xét
4 . Củng cố dặn dò
-Lớp hát
HS đọc bài cá nhân
-Lớp viết bảng con
-Đọc toàn bài 
-Cá nhân đọc
-Lớp viết vở ô li
Từ cần nối 
Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Cánh quạt quay tít
Mùa thu tiết trời mát mẻ
-Học sinh lắng nghe
-HS viết 1 dòng từ đông nghịt
 1 dòng từ hiểu biết
-Học sinh lắng nghe
 -Thi đọc nhanh,viết nhanh , từ có vần cần ôn Nhận xét giờ học
Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI: ĐỨNG, NGỒI THEO LỆNH
I. Mục tiêu:
- Thông qua trò chơi nhằm rèn luyện khả năng tập trung chú ý và phản ứng nhanh.
- HS tham ra vào trò chơi nhiệt tình.
- Lòng say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi, còi.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát
 2. Kiểm trabài cũ:
- GV kiểm tra sân bãi
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài 
-GV phổ nội dung giờ học -Học sinh lắng nghe
- Cho HS tập hợp 2 hàng dọc, em nọ cách em kia 0,8 – 1m
- GV gọi tên trò chơi:
- Đứng ngồi theo lệnh.
- GV giải thích, hướng dẫn cho HS chơi theo nhịp độ chậm, vừa dùng một tay làm kí hiệu ngồi xuống hoặc đứng lên.
- GV hô nhịp độ chậm sau đó hô nhịp tăng dần rồi hô lặp lại “ngồi !”, “ngồi !” hoặc “đứng !”, “đứng!” để tạo sự hấp dẫn, và sự tập trung chú ý của HS. 
- GV có thể dùng còi 1 tiếng thì “ngồi” 2 tiếng thì “đứng”.
- GV đến từng nhóm quan sát uốn nắn thêm.
 4. Củng cố, dặn dò- 
-GV cho HS tập các động tác hồi tĩnh
- Nhận xét tiết học. Về nhà chơi.
- HS tập hợp
- HS nghe
- 5 HS lên làm thử.
- HS chơi thật
- HS làm sai phải nhảy cò dò hoặc hát một bài.
- HS chơi theo nhóm do nhóm trưởng điều khiển.
 Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
Sáng Toán
 ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG 
I- Mục tiêu:
 - HS nhận biết được điểm, đoạn thẳng.
 - HS kẻ được đoạn thẳng qua hai điểm, đọc tên các điểm, đoạn thẳng.
 - Yêu thích môn Toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:Bộ đồ dùng dạy toán ,Thước kẻ, bút chì.
- Học sinh:Vở viết ,bút chì thước kẻ 
III- Hoạt động dạy học chính:
 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ - HS lên chữa bài ở nhà.
- Nhận xét bài làm kiểm tra của học sinh 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
 -Giới thiệu điểm, đoạn thẳng 
- Hoạt động cá nhân
- Chấm vài điểm lên bảng, ghi tên điểm gọi HS đọc.
- Điểm trông giống gì?
- Điểm a, bêm xê, đê, mờ, nờ
- Giống thanh nặng, dấu chữ i
- Trả lời câu hỏi của bài toán ?
- Còn lại một con
- Vẽ hai chấm khác lên bảng, trên bảng cô có mấy điểm?
- Nối hai điểm A, B cô được đoạn thẳng AB.
- Có hai điểm
- Đọc đoạn thẳng AB
* Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng 
- Thực hành cá nhân
 - Giới thiệu cách vẽ: Ta dùng thước thẳng, yêu cầu HS lấy thước thẳng, dùng tay di trên mặt thước thẳng.
- Tiến hành trên thước thẳng đã chuẩn bị.
- Hướng dẫn vẽ: Bước 1 chấm hai điểm , đặt tên cho hai điểm A, B.
Bước 2 đặt mép thước qua hai điểm, tay trái giữ cố định thước, tay phải cầm bút trượt trên thước từ A đến B.
 Bước 3 Nhấc thước và bút ra, ta được đoạn thẳng AB.
- Quan sát
- Đọc lại tên đoạn thẳng AB
- Cho HS vẽ vài đoạn thẳng trên giấy.
- Tiến hành vẽ trên giấy
 *Luyện tập 
Bài 1: Vẽ hình lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu.
- Đọc yêu cầu.
- Chỉ vào đoạn thẳng.
- HS đọc tên đoạn thẳng
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS dùng thước để nối 2 điểm thành đoạn thẳng.
- Gọi HS đọc tên các đoạn thẳng.
- Đọc yêu cầu của bài
- Nối vào vở
- Đọc tên đoạn thẳng AB, BC
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- Treo hình vẽ. Gọi HS nêu số đoạn thẳng trong mỗi hình.
- Gọi HS nêu tên các đoạn thẳng đó.
- Đọc yêu cầu
- Tự đếm và nêu
- Đọc tên đoạn thẳng trong mỗi hình
4. Củng cố- dặn dò 
- Thi vẽ đoạn thẳng nhanh.
- Nhận xét giờ học
- Xem trước bài: Đo độ dài đoạn thẳng.
Học vần (2 tiết)
BÀI 74: UÔT - ƯƠT
I.Mục đích - yêu cầu:
- HS nắm được cấu tạo của vần “uôt, ươt”, cách đọc và viết các vần đó.
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Chơi cầu trượt.
-Phần luyện nói giảm từ 1 đến 3 câu hỏi
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học :
-Bộ đồ dùng dạy học vần. Tranh từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Bộ đồ dùng học v ...  độ dài bằng bước chân.
- Cho HS ra sân trường tiến hành đo độ dài vườn hoa sân trường bằng bước chân.
- Đo theo tổ để nhận thầy bước chân là đơn vị đo không chuẩn.
Gang tay,bước chân .
Không .vì gang tay của mỗi người mỗi khác 
-Học sinh thực hành bằng gang tay, que tính 
-Các nhóm thực hành đo rồi so sánh 
-Dùng sợi dây thực hành 
-Cá nhân thực hành đo bước chân vườn hoa của trường 
4. Củng cố- dặn dò 
- Thi đo nhanh, chính xác chiều dài lớp học.
- Nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “oc, ac”.
 - Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “oc, ac”.
 - Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Hệ thống bài tập, bộ đồ dùng dạy học vần
Học sinh :Vở bài tập tiếng việt + bảng con 
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
 1.Ổn định tổ chức: Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: oc, ac.
- Viết : oc, ac, hạt thóc, bản nhạc.
 3.Bài mới: Ôn và làm vở bài tập 
Đọc: 
- Gọi HS yếu đọc lại bài: oc, ac.
- Gọi HS đọc thêm: viên ngọc, bản nhạc, nóc nhà.
Viết:
- Đọc cho HS viết: đọc báo, học bài, chúng em học hai buổi mỗi ngày.
- Gọi HS tìm thêm tiếng, từ có vần oc, ac.
Cho HS làm vở bài tập trang 77:
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm.
 - Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới: viên ngọc, bản nhạc, nóc nhà.
-Cho HS viết vở 
GV hướng dẫn độ cao của các con chữ,khoảng cách, cách cầm bút đặt vở 
- Thu và chấm một số bài.nhận xét 
4.Hoạt động : Củng cố dặn dò 
Cá nhân đọc bài
Lớp viết bảng con 
-Học sinh yếu đọc bài 
-Lớp viết bảng con 
-HS sử dụng bộ đồ dùng ghép thành tiếng cần tìm.
Từ cần nối
 Chúng em học ---hai buổi mỗi ngày
 Bé đọc báo ----cho bà nghe
 Mặt trời mọc----ở đằng đông
HS viết vở
-HS theo dõi 
Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần ôn
- Nhận xét giờ học 
Đạo đức
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập củng cố lại kiến thức đã qua các bài đã học : Nghiêm trang khi chào cờ, đi học đúng giờ
 -Củng cố kỹ năng các bài đã học.
 -Yêu quý lá cờ Tổ Quốc, tự giác có ý thức giữ trật tự trong giờ học, đi học đều và đúng giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
GV hệ thống câu hỏi và bài tập của các bài đã học.
HS : Vở bài tập đạo đức 
III. Hoạt động dạy – học:
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
-Nêu những việc cần làm để giữ trật tự trong trường học?
 3) Bài mới:Nêu yêu cầu giờ học 
*Ôn cách chào cờ
Tổ chức cho HS thi đua đứng chào cờ theo tổ.
Chốt: Cần đứng đúng tư thế bày tỏ thái độ nghiêm túc..
*Đi học đúng giờ
-GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau?Tại sao phải đi học đúng giờ?
Để đi học đều và đúng giờ em cần làm những việc gì?
Chốt: Cần đi học đúng giờ để học tập được tốt..
*Trật tự trong trường học 
*Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: Vì sao phải trật tự trong trường học? Để giữ trật tự trong trường học em cần làm những gì?
.4. Củng cố- dặn dò: 
-Thi đua tổ nào ngồi học đúng tư thế, giơ tay đẹp.
Nhận xét giờ học Và tổng kết tiết học
-Hát bài : Ba thương con.
HS thảo luận nhóm các bài đạo đức đã học.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Hoạt động theo cặp .
-Thảo luận sau đó trả lời trước lớp 
-HS trả lời.
-Hoạt động theo tổ 
-Thảo luận theo tổ sau đó lên trả lời trước lớp 
Tổ khác bổ sung ý kiến 
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Sáng Toán
MỘT CHỤC, TIA SỐ
I. Mục tiêu:
- Giúp hs biết được 10 đơn vị còn gọi là 1 chục
- Biết đọc và ghi số trên tia số
-Học sinh ham thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
 1.Ổn định tổ chức 
 2.Bài cũ:
 3.Bài mới: a)Giới thiệu “ 1 chục”
- Xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng quả
- GV nói 10 quả còn gọi là 1 chục
- HS đếm số que tính trong 1 bó que tính và nói số lượng que tính
- 10 que tính còn được gọi là gì?
- 10 đơn vị còn lại là mấy chục
 b) Giới thiệu tia số
- GV vẽ tia số rồi giới thiệu, giới thiệu điểm gốc là 0. Các điểm cách đều nhau được ghi số: Mỗi điểm ghi một số theo thứ tự tăng dần
- HS quan sát và đếm số quả: Có 10 quả
- HS đếm số que tính: 10 que tính
- Gọi là 1 chục que tính
10 đơn vị = 1 chục
- HS nhắc lại những kết luận đúng
- HS quan sát tia số và đọc số trên tia số 
 c) Thực hành
- Bài 1: Đến số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ 1 chục chấm tròn.
-GV chữa bài 
- Bài 2: Đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ rồi khoanh vào 1 chục con
 đó 
- Bài 3: Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần
GV chấm bài nhận xét 
 2 HS lên bảng làm bài 
-Lớp làm giấy nháp 
- HS làm bài tập vào phiếu cá nhân
-Đổi phiếu chấm điểm .
-HS làm bài vào vở 
4. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại, khắc sâu nội dung bài
- Về nhà thực hành đo các vật bằng gang tay, bước chân.
 Học vần( 2 tiết)
 KIỂM TRA HỌC KÌ 1
 ( Đề do PGD ra)
Thể dục
SƠ KẾT HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra bài thể dục: Yêu cầu thuộc và thực hiện được động tác tương đối chính xác
-Kiểm tra kỹ năng cơ bản của từng động tác 
-Học sinh ham thích môn học 
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm là sân trường, GV chuẩn bị còi
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2.Bài cũ: 
 3.Bài mới: 
 Phần mở đầu
- GV nhận lớp và phổ biến nội dung
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 50 – 60m 
- Đi đường vòng và hít thở sâu: 1 phút
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại
-GV hướng dẫn cách chơi
- Đứng vỗ tay, hát
- HS luyện tập theo sự hướng dẫn của giáo viên
-Học sinh chơi
 Phần cơ bản
- Nội dung kiểm tra: Bài thể dục phát triển chung
- Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thành nhiều đợt, mỗi đợt 3 – 5 HS
- Cách đánh giá: Theo mức độ thực hiện động tác để đánh giá điểm cho HS
 Phần kết thúc 
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc và hát 1 – 2 phút
- HS thực hành kiểm tra theo sự phân công của giáo viên
- HS tập các động tác hồi tĩnh.
- Đánh giá về giờ kiểm tra
- Về nhà tiếp tục ôn lại các động tác thể dục
Chiều Toán 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - HS củng cố kiến thức 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
 -Củng cố cách đọc và cách ghi trên tia số.
 -HS yêu thích môn toán.
II.Đồ dùng dạy học
Vở bài tập, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Hỏi cô có 1 chục quả trứng, có nghĩa là bao nhiêu quả trứng?
Hỏi 10 đơn vị bằng bao nhiêu chục?
 3.Bài mới : Giới thiệu bài
Bài 1: Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm. tròn
GV cho HS làm bài theo nhóm.
Đại diện nhóm lên trình bày.
-GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Vẽ bao quanh 1 chục con vật.
Cho HS làm vào vở bài tập.
Gọi HS nêu kết quả.
GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
Cho HS làm VBT- 1 em lên làm trên bảng phụ.
Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu)
GV vẽ lên bảng hình 1 rồi hướng dẫn HS hiểu bài mẫu, rồi cho HS làm bài vào VBT
GV chấm bài, nhận xét.
HS trả lời: có 10 quả trứng.
HS : 10 đơn vị = 1 chục.
HS đọc yêu cầu
HS làm bài theo nhóm.
Đại diện nhóm lên trình bàykết quả.
0
0 0
0 0 0
0 0 0
0 0 0 0
0 0
0 0 0
..
Lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu.
 -HS làm VBT- đổi vở chem. bài.
 - Một số HS nêu kết quả.
 - HS khác nhận xét, kết luận.
HS làm VBT- 1 HS làm bảng phụ.
Lớp nhận xét bài trên bảng.
HS nêu yêu cầu.
HS quan sát, lắng nghe.
 -HS làm vào VBT.
 4.Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học, Nhắc nhở HS về nhà ôn bài.
Thể dục
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
-Học sinh biết được kết quả học tập của mình qua học kì 1để có hướng phấn đấu trong học kì 2
- Kiểm tra bài thể dục
-Cho HS chơi trò chơi mà mình yêu thích 
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm là sân trường, GV chuẩn bị còi
III. Các hoạt động dạy và học:
 1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:Giới thiệu bài
 Phần mở đầu
- GV nhận lớp và phổ biến nội dung
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 50 – 60m 
- Đi đường vòng và hít thở sâu: 1 phút
* Ôn một số động tác Thể dục RLTTCB
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại
- Đứng vỗ tay, hát
- HS luyện tập theo sự hướng dẫn của giáo viên
-HS tập theo nhóm 
 Phần cơ bản
* Sơ kết học kì 1
 GV nêu kết quả học tập của từng em trong học kì 1.
-Nhắc nhở chung một số tồn tại của học kì 1 và đă ra phương hướng học kì 2 phấn đấu .
Trò chơi: Do học sinh tự chọn 
 Phần kết thúc 
- Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc và hát 1 - 2 phút
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS chơi trò chơi theo nhóm.
 HS thực hiện 
- Đánh giá về giờ kiểm tra.Về nhà tiếp tục ôn lại các động tác thể. 
-HS lắng nghe
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần
Tổ chức cho học sinh ôn lại những bài hát đã học , lớp hát tập thể , cá nhân.
Nhận xét kết quả học kì 1
Nhắc nhở các em chuẩn bị sách vở cho học kì 2
II. Chuẩn bị: 
 - Nội dung sinh hoạt
III. Hoạt động:
1. Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần
a. Ưu điểm: 
-* Các em ngoan, chấp hành tốt các nội quy của trường của lớp
- Dụng cụ học tập tương đối đầy đủ
-Trong tuần không có em nào đi học muộn 
-Thể dục giữa giờ các em ra tập đầy đủ 
- Chữ viết có nhiều tiến bộ
- Lớp sôi nổi
* Nhận xét kế quả học tập của học sinh trong học kì 1
 Hạnh kiểm :33/ 33 em thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ
 Học lực : - Giỏi: 9/ 33 em
 Khá: 12/ 33 em
 TB : 10/ 33 em
 Yếu ; 2/ 33 em
 GV nhắc nhở các em phấn đấu hơn nữa nhất là những em lực học TB cần cố gắng . Đặc biệt là em Hiếu lực học còn yếu kì 2 phấn đấu nhiều để đạt HS TB
Vui văn nghệ 
Các tổ thảo luận các tiết mục văn nghệ ; Đơn ca, song ca, tốp ca..
-Đại diện các tổ lên trình diễn các tiết mục của tổ mình 
 GV và lớp nhận xét 
 b) Nhược điểm: 
-Lớp còn 2 em lực học yếu: Lê Ngọc Anh, Minh, 
- Vẫn còn có em đến lớp không thuộc bài 
- Dụng cụ học tập chưa được bảo quản tốt
Vẫn còn hiện tượng đi học quên sách vở như em; Hùng, Nam, Ngọc Anh, Quân
2. Phương hướng tuần tới
- Phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm
- Luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch chữ đẹp
- Tích cực phát biểu xây dựng bài.
Nhắc nhở các em chuẩn bị sách giáo khoa học kỳ 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 12 buoiTuan 18(1).docx