Giáo án Lớp 1 - Buổi chiều - Tuần 9 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Lớp 1 - Buổi chiều - Tuần 9 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng

ÔN TIẾNG VIỆT

TIẾT 27: ÔN BÀI 35 : uôi- ươi

I. Mục tiêu :

- Luyện đọc: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.

- Luyện viết bài vào vở ô li: buổi tối, túi lưới

- Luyện nói theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.

II. Chuẩn bị :

GV : - Chữ mẫu

 HS : -Vở ô li, bảng con

 

doc 15 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Buổi chiều - Tuần 9 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
 Soạn: 01/10/2009.
Giảng: Thứ 2, 05/10/2009.
Ôn tiếng việt
Tiết 27: Ôn bài 35 : uôi- ươi 
I. Mục tiêu :
- Luyện đọc: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
- Luyện viết bài vào vở ô li: buổi tối, túi lưới
- Luyện nói theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.
II. Chuẩn bị : 
GV : - Chữ mẫu 
	HS : -Vở ô li, bảng con
III. Các HĐ dạy - học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài 35. 
2. Bài mới: 
a. Luyện đọc
- Cho HS đọc bài trong SGK 	
- Giúp HS yếu chú ý đọc đúng.
- Kiểm tra đọc.
b. Luyện viết 
- Giáo viên viết mẫu: buổi tối, túi lưới
- Quan sát, sửa lỗi.
- Cho HS viết bài vào vở ô ly .
- Giúp đỡ các em viết đúng cỡ chữ, khoảng cách, dấu phụ,
c- Luyện nói:
- Theo chủ đề: chuối, bưởi, vú sữa.
- Phát triển lời nói tự nhiên cho HS theo câu hỏi gợi ý:
- Tranh vẽ gì?
- Hãy chỉ và nói tên từng loại quả có trong tranh vẽ?
- Trong ba loại quả trên em thích loại quả nào nhất?
- Kể về một loại quả mà em thích ăn nhất? 
- Nhận xét .
 - Đọc bài SGK.
- Viết bảng con: nải chuối, múi bưởi, cái túi. 
- HS đọc theo nhóm , cá nhân, đt
- Đọc cá nhân.
- Quan sát
- Viết bảng con
- HS viết bài vào vở ô li:
 buổi tối
 túi lưới. ( mỗi từ 3 dòng).
 - HS nói đúng theo chủ đề và nói
thành câu dựa vào câu hỏi gọi ý.
- Học sinh trình bày trước lớp.
3 . Củng cố – Dặn dò. 
	- Trò chơi : thi nói nhanh các tiếng, từ có chứa vần uôi, ươi.
	- GV nhận xét giờ.
	- Dặn dò : về nhà ôn lại 
Đạo đức:
Tiết 9 lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (T2)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	HS hiểu được lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ, sẽ giúp cho anh chị em hoà thuận, đoàn kết, cha mẹ mới vui lòng.
2. Kỹ năng.
	- HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
3. Thái độ.
	HS có thái độ yêu quý chị em trong gia đình mình.
B. Đồ dùng dạy học.
	- Vở BT đạo đức 1.
	- Một số đồ dùng, dụng cụ để sắm vai. ( nếu co )
C. Các hoạt động dạy học.
I. KTBC.
- Đối với anh, chị, em phải như thế nào?
- Đối với em nhỏ, em phải làm gì?
- Một vài em trả lời.
GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: HS trình bày về việc thực hiện hành vi ở nhà?
- GV gọi một HS có số anh, chị, em trình bày trước lớp việc mình đã vâng lời anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
-Em đã vâng lời nhường nhịn ai chưa?
- SH lần lượt kể hành vi của mình.
- Khi đó việc gì xảy ra?
- Em đã làm gì?
- Tại sao em làm như vậy?
- Kết quả như thế nào?
- GV nêu nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi trong tranh.
- HS các cặp HS làm bài tập 3 (với tranh 3,4,5).
- Trong từng tranh có những ai?
- Họ đang làm gì?
- Việc nào đúng thì nối trang đó với chữ "Nên", việc làm nào sai thì nối tranh đó với "Không nên".
- Từng cặp HS làm bài tập.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả theo tranh.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận theo từng tranh.
Tranh 1:
Hai chị em bảo nhau cùng làm việc nhà, đó là việc làm tốt cần nối tranh 3 với chữ "Nên"
Tranh 4:
Hai chị em đang dành nhau quyển sách, như vậy chị chưa biết nhịn em, nối với "Không nên".
- HS chú ý nghe.
Tranh 5:
Mẹ đang dọn dẹp, nấu trong bếp em đòi mẹ, anh đến dỗ dành và chơi với em, anh đã biết dỗ em nối với "Nên".
4. Hoạt động 3:
- Trò chơi sắm vai theo BT2.
- GV HD các nhóm HS phân tích tình huống ở các tranh theo BT2 để sắm vai.
- Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
- HS thực hiện trò chơi sắm vai theo từng tranh.
-Người chị, người anh cần phải làm những gì với quả táo, chiếc ô tô đồ chơi.
- Hãy phân vai cho nhau để thể hiện điều đó qua trò chơi.
- HS NX trò chơi.
- GV nhận xét chung và kết luận.
Tranh 1: Hai chị em chơi với nhau, được mẹ cho quả, chị cảm ơn mẹ sau đó cho em quả to và quả bé cho mình.
Tranh 2: Anh em chới trò chơi, khi anh đang chơi chiếc ô tô đồ chơi thì em mượn, anh phải nhường cho em.
- HS nghe và nghi nhớ.
5. Củng cố dặn dò.
- HD HS đọc phần ghi nhớ.
- HS nghe.
- NX chung giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Soạn: 01/10/2009.
Giảng: Thứ 3, 6/10/2009.
ôn Toán
 Tiết 25. luyện tập.
I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về:
 - Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học. 
 - Tính chất của phép cộng.
II. Chuẩn bị :
	GV : Bảng phụ.
	HS : Bộ TH toán. 
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu :
1. ổn định tổ chức : 	
2. KT bài cũ :
	- Đọc bảng cộng trong phạm vi 3, 4, 5.
3. Bài mới :
Bài 1: Tính. 
 2 + 3 = 1 + 4 = 1 + 2 = 0 + 5 =
 3 + 2 = 4 + 1 = 2 + 1 = 5 + 0 =
- Nhận xét.	
- HS đọc.
- Nhắc lại yêu cầu bài tập 
- Làm bảng con.
Bài 2: >, <, = ?
3 + 2  4 5 + 0  5 3 + 1  4 + 1
2 + 1 2 0 + 4  3 2 + 0 0 + 2
- Vẽ hình lên bảng
1 + 3 . 3 + 1
- Chấm bài, nêu nhận xét.
 Bài 3: Viết kết quả phép cộng:
+ 
1
2
3
4
1
2
3
4
 - Chữa bài nêu nhận xét.
- Làm bài vào vở.
- Làm bài vào phiếu (Theo nhóm) 
4. Củng cố – Dặn dò. 
+ Trò chơi : thi tìm số từ 0 đến 10 mà các em nhìn thấy.
+ GV nhận xét giờ . 
Ôn âm nhạc.
 Tiết 9 Ôn bài hát : Lý cây xanh
I. Mục tiêu:	
- Thuộc bài hát và hát đúng giai điệu. 
- Tập biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ , tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức	
2. Kiểm tra bài cũ
	- Cả lớp hát bài : "Lý cây xanh"
3. Bài mới: 
a- Giới thiệu bài:.
b. Ôn bài hát "Lý cây xanh”
- Cho Học sinh xem lại tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ.
- GV hát mẫu lại bài hát.
- Giáo viên theo dõi, sửa sai.
- GV nhận xét.
c.Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV làm mẫu.
- Tập biểu diễn :
- Nhận xét, động viên.
d. Tập nói thơ theo tiết tấu.
- GV ghi tiết tấu lên bảng
- Hát 1 lần
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Cả lớp hát 1- 2 lần.
- Hát ôn theo tổ, nhóm.
- 2- 3 HS hát trước lớp.
- Hát kết hợp vỗ tay. 
- Vỗ tay theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp nhún chân theo nhịp.
- Tập luyện theo nhóm.
- Các nhóm biểu diễn trước lớp.
- Nói theo tiết tấu bằng chính lời của bài hát.
3.Củng cố, dặn dò :
- Hát lại bài hát 
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài tiết học sau.
ôn tiếng việt
Tiết 28: Ôn bài 36: ay - â - ây
 I- Mục tiêu:
 - Học sinh đọc và viết thành thạo :ay, ây, cối xay, vây cá.
 - Rèn kỹ năng viết chữ cho HS.
 - Luyện nói và phát triển lời nói cho HS theo chủ đề: chạy, bay, đi bộ, đi xe.
II- Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu.
HS: Bảng con, vở ô ly.
III- Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài 36 SGK 
2. Bài mới: 
a. Luyện đọc
- HS luyện đọc.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm .
- Kiểm tra đọc :
b. Luyện viết 
- Giáo viên viết mẫu: cối xay, vây cá.
- Nhận xét, sửa lỗi.
- Viết vở ô ly : cối xay, vây cá. 
- Giúp đỡ HS viết chậm hoàn thành bài, nhắc nhở tư thế ngồi , độ cao con chữ,
- Chấm bài, chữa lỗi.
c- Luyện nói:
- Chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
- Phát triển lời nói tự nhiên cho HS theo câu hỏi gợi ý:
- Tranh vẽ gì? 
- Hãy chỉ và nói từng hoạt động có trong tranh vẽ?
-Hằng ngày em đến trường bằng phương tiện gì?
- Khi tham gia giao thông chúng ta cần chú ý điều gì?
- Động viên, khen ngợi những HS tích cực luyện nói.
- Đọc 
- Viết : cối xay, vây cá.
- Mở SGK.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Đọc cá nhân, thi đọc giữa các nhóm.
- Quan sát
- Viết bảng con
- HS viết bài vào vở ô li. 
- HS nói theo chủ đề , nói tự nhiên và nói
 thành câu dựa vào câu hỏi gợi ý.
- Luyện nói theo nhóm.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
3 . Củng cố - Dặn dò. 
	- Đọc lại bài trong SGK.
	- GV nhận xét giờ.
	- Dặn dò : về nhà ôn lại 
 Soạn: 02/10/2009
Giảng: Thứ 4, 07/10/2009
Ôn Tiếng Việt 
Tiết 29: Ôn bài 37: ôn tập
I- Mục tiêu:
	- Củng cố cho học sinh đọc và viết thành thạo các vần đã học trong tuần.
	- Luyện viết đúng, đẹp từ ngữ : đôi đũa, suối chảy.
	- Nghe và tập kể chuyện: Cây khế.
II. Đồ dùng dạy - học : 
GV: Bảng phụ ghi : đôi đũa, suối chảy
HS: Bảng con - Vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.ổn định tổ chức :
2- Kiểm tra bài cũ
3- Bài mới
a. Luyện đọc: 
- Hướng dẫn luyện đọc
- Cho HS đọc bài SGK.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm.
- Kiểm tra đọc
b. Luyện viết. 
- Viết mẫu: đôi đũa, suối chảy
- Quan sát, chỉnh sửa
- Cho HS viết vào vở
- Uốn nắn giúp đỡ HS viết đúng, đẹp
 - Chấm bài, chữa lỗi .
c. Kể chuyện: Cây khế.
 - Tranh vẽ gì ?
 - GV kể mẫu 1 lần.
- Kể lần 2 theo tranh minh họa.
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Hai anh em có gì khác nhau?
- Cây khế của người em có gì lạ ?
.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
Nhận xét, khen ngợi
- HS hát 
- Đọc toàn bài 37 - SGK
- Đọc thầm 1, 2 lần .
- Luyện đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh 
- Thi đọc cá nhân - nhận xét .
- Thi đọc theo nhóm, bàn.
- Quan sát - nêu nhận xét về độ cao, khoảng cách,
- Viết vào bảng con
- Nhận xét bài.
- Viết vào vở ôly
- Quan sát tranh - nêu yêu cầu - Thảo luận theo câu hỏi gợi ý.
- Một số HS kể chuyện theo tranh.
- Thi kể chuyện trước lớp (tiếp nối)
- Kể lại toàn bộ câu chuyện.
4. Củng cố - dặn dò : 
- Đọc lại toàn bài SGK
- GV nhận xét giờ 
- Dặn dò : ôn lại bài.
Thủ công
tiết 9: Xé, dán hình cây đơn giản
I- Mục tiêu: 
- Biết cách xé, dán hình cây đơn giản.
- Xé được hình cây có thân, tán lá và dán được sản phẩm cân đối, phẳng.
II- Chuẩn bị: 
Giáo viên: Mẫu, giấy màu, hồ dán
Học sinh: Giấy màu, bút chì, hồ dán, vở.
III- Các hoạt động dạy và học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS làm theo yêu cầu của giáo viên.
2- Bài mới: 
* Hướng dẫn, quan sát, nhận xét
- Cho HS xem lại bài mẫu
* Hướng dẫn mẫu:
+ Xé hình tán lá cây.
- Xé tán lá cây tròn
- Xé tán lá cây dài
+ Xé hình thân cây
+ Hướng dẫn dán hình
- Có thể vẽ thêm mặt trời, mây
* Thực hành:
- Quan sát
- Nhắc lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cây
- Nêu lại các bước xé
- Nêu lại các bước dán hình
- Thực hành xé, dán cây
* Trưng bày và đánh giá sản phẩm:
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV đánh giá , nhận xét bình chọn sản phẩm .
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Cử đại diện đánh giá.
3- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ, kỹ năng thực hành của HS. 
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Theo dõi
 Hoạt động tập thể 
tiết 9: Giáo dục thực hành vệ sinh răng miệng.
I - Mục tiêu : 
- Giúp học sinh biết vệ sinh răng miệng, biết đánh răng đúng cách. 
- Biết vận dụng vào việc làm vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
II - Chuẩn bị :
- GV : Mô hình răng, bàn chải,.
- HS : Bàn chải , thuốc đánh răng.	
III - Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra 
- HS thực hiện theo yêu cầu
3. Bài mới
* Thực hành đánh răng
- Làm mẫu trên mô hình răng.
- Quan sát
- GV cho một số em lần lượt lên đánh răng
- HS thực hiện
- Quan sát - Nhận xét
- Hàng ngày em quen đánh răng như thế nào? vào lúc nào? 
 - Đánh mặt trong, ngoài, mặt nhai
 - Sáng dậy, sau khi ăn.
- Sau khi ăn đồ ngọt em phải làm gì?
- Theo dõi, hướng dẫn thực hiện đúng.
- Súc miệng
- Thực hành súc miệng
- Để có hàm răng đẹp và hơi thở thơm tho em cần phải làm gì ?
- Không ăn nhiều đồ ngọt, không ăn quá lạnh hoặc quá nóng, không cắn vật cứng, đánh răng vào 2 lần/ngày và súc miệng sau khi ăn.
4. Củng cố - dặn dò
 - GV nhận xét giờ
 - Dặn học sinh : Thực hành theo ND bài học.
 Soạn: 02/10/2009 
Giảng: Thứ 5, 08/10/2009
ôn toán
tiết 26: luyện tập 
I - Mục tiêu : 
- Củng cố về:
	+ Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
	+ Phép cộng một số với 0
II - Chuẩn bị : - Giáo viên : Bảng phụ
 - Học sinh : bảng con, vở 
III - Các hoạt động dạy - học:
1-ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- 2,3 học sinh đọc bảng cộng trong phạmvi 3, 4, 5.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Tính
 2 5 1
 + + +
 2 0 3
 . . .
Bài 2: Tính.
2 + 1 + 1 = ; 3 + 1 + 1 =; 2 + 2 + 1 =
1 + 3 + 1 = ; 4 + 1 + 0 =; 2 + 0 + 3 =
Bài 3:
>
<
=
 2 + 2  5 2 + 1  1 + 2 
 ? 2 + 3  5 2 + 2  1 + 2 
 5 + 0  5 2 + 0  1 + 2
Bài 4: viết phép tính thích hợp.
- Treo tranh
- Chấm bài
- Làm bảng con
 3 2 0
 + + +
 2 3 5
 . . .
- Nêu miệng
- Làm bài vào vở
- Quan sát tranh, viết phép tính vào vở.
a) 2 + 1 = 3 c) 2 + 2 = 4
b) 1 + 3 = 4 d) 2 + 3 = 5
4- Củng cố- dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
 ôn Tự nhiên và xã hội 
tiết 9: Hoạt động và nghỉ ngơi
I - Mục tiêu : 
- Học sinh tiếp tục ôn về cách đi, đứng, ngồi học đúng tư thế; biết sự cần thiết phải nghỉ ngơi. 
- Có ý thức tự giác thực hiện vào thực tế cuộc sống hằng ngày.
II - Chuẩn bị: 
	- GV : Hình SGK (bài 9)
	- HS : Vở BT TNXH
III - Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra : 
- HS nêu nội dung đã bài học.
3.Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Chơi trò chơi: 
 “Đèn xanh, đèn đỏ”
- Nêu luật chơi- HD cách chơi.
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS thực hiện trò chơi theo tổ 
- Theo dõi, động viên, khen ngợi. 
* Hoạt động 2:
- YC HS kể tên các hoạt động, trò chơi có lợi và có hại cho SK ?
- GV KL:
- Có lợi : Cầu lông, bóng bàn, nhảy dây...
- Có hại : Trèo cây, đá nhau, chơi ngoài trời nắng,
- GV cho HS thực hành đi, đứng ngồi học đúng tư thế
- Thực hành
* Hoạt động 3 : Làm bài tập
- HS hoàn thiện BT
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Trình bày kết quả
 4 - Củng cố - dặn dò:
- Liên hệ : Thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống,vệ sinh môi trường xung quanh.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò : Thực hiện theo ND bài học
 Ôn Thủ công
tiết 9: Xé, dán hình cây đơn giản
I- Mục tiêu: 
- Hoàn thiện bài xé, dán hình cây đơn giản.
- Xé được hình cây có thân, tán lá và dán được sản phẩm cân đối, phẳng.
II- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Mẫu, giấy màu, hồ dán
- Học sinh: Giấy màu, bút chì, hồ dán, vở.
III- Các hoạt động dạy - học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
2- Bài mới
Yêu cầu HS nêu lại các bước xé lá cây, thân cây.
- GV nhắc và HD lại một lần.
* Thực hành:
+ Xé.
- GV theo dõi và giúp những HS còn lúng túng
+ Dán hình: 
- Y/c HS nhắc lại cách dán
- GV theo dõi và uốn nắn.
- 2, 3 HS nhắc lại
- Quan sát bài mẫu
- Thực hành xé, dán và hoàn thành sản phẩm.
- 1, 2 HS 
* Trưng bày và đánh giá sản phẩm:
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV đánh giá, bình chọn sản phẩm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
3- Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ, kỹ năng thực hành của HS. 
- Vệ sinh lớp học
- Chuẩn bị bài sau
- Học sinh nghe.
 Soạn: 03/10/2009
Giảng: Thứ 6, 09/10/2009
ôn toán
tiết 27: luyện tập phép trừ trong phạmvi 3
I - Mục tiêu : 
Giúp học sinh củng cố về:
- Bảng trừ và cách làm tính trừ trong phạm vi 3
- Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II - Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bảng phụ
- Học sinh : bảng con, vở.
III - Các hoạt động dạy - học:
1 ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Bài 1: Tính
1 + 2 =  3 - 1 =  1 + 1 = 
3 - 2 =  3 - 2 =  2 - 1 =  
3 - 1 =  2 - 1=  3 - 1 =  
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm .
 2 2 3
 - - -
 1  2
  1 
Bài 3: Nối phép tính với số thích hợp.
3 - 1
2 - 1
3 - 2
2
1
3
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- Treo tranh
- HS đọc bảng trừ trong phạm vi 3
- HS làm bài vào vở 
 3 3 3
 - - -
 1  
  2 1
- Làm bảng con
- Làm bài theo nhóm (Phiếu)
- Quan sát tranh, đặt đề toán, viết phép tính.
3 - 1 = 2
3. Củng cố - dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ
	- Chuẩn bị bài sau.
Ôn Tiếng Việt
Tiết 30 luyện đọc, Luyện viết.
I. Mục tiêu : 
- Giúp HS luyện viết đúng, đẹp một số từ ngữ: ngày hội, tuổi thơ, cái kéo, trái đào,... Trình bày đúng khoảng cách các con chữ, nét nối, dấu phụ,
- HS có ý thứcảòen chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Bảng phụ , chữ mẫu.
- HS : Bảng con , vở.
III. Các hoạt động dạy- học 
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Luyện đọc:
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm
* Luyện viết bảng con.
- Treo chữ mẫu: ngày hội, tuổi thơ, cái kéo, trái đào.
- NX, bổ sung 
- HD quy trình viết (vừa nói vừa thao tác trên bảng)
- Nhận xét .
* HD viết vở ô ly:
 ngày hội, tuổi thơ,cái kéo, trái đào.
- Nêu yêu cầu: Mỗi từ viết 2 dòng.
- HD HS viết từng dòng.
Lưu ý: Cách trình bày, khoảng cách, nét nối, dấu phụ,tư thế ngồi.
- Theo dõi, uốn nắn giúp đỡ HS viết 
đúng yêu cầu.
- Chấm bài, nêu NX
4. Củng cố - Dặn dò:
- YC những HS bài viết chưa đẹp luyện viết lại trên bảng con.
- Uốn nắn, sửa sai cho HS.
- Nhận xét chung giờ học.
- Luyện viết thêm ở nhà.
- Luyện đọc CN, ĐT bài SGK
- Quan sát - Đọc (lớp đọc thầm) - NX về độ cao, rộng, nét nối, dấu phụ, (từng từ ngữ)
- Quan sát.
- Viết bảng con
- Đọc lại nội dung luyện viết.
- Viết bài vào vở ô ly
- Nghe, rút kinh nghiệm để viết tốt hơn.
- Luyện viết trên bảng con 1- 2 lần (những chữ viết chưa đúng)
Ôn Mĩ thuật
tiết 9 xem tranh phong cảnh
I- Mục tiêu:
Giúp HS củng cố cách nhận biết được tranh phong cảnh. Mô tả được hình và màu sắc trong tranh.
HS yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước
II- Chuẩn bị:
Tranh phong cảnh, vở tập vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học:
1- ổn định tổ chức: 
2 - Kiểm tra bài cũ: 
3 - Bài mới:
* Giới thiệu tranh phong cảnh.
+ Trong tranh phong cảnh còn có thêm những hình ảnh gì?
 * Hướng dẫn HS xem tranh.
+ Tranh vẽ gì ?
+ Cảnh chính của tranh là gì ?
+ Cảnh phụ của tranh là gì ?
+ Màu sắc tranh thế nào?
+ Em có nhận xét gì về bức tranh đêm hội ?
- GV bổ sung những ý thiếu:
Tranh vẽ cảnh có nhiều loại khác nhau:
 Cảnh nông thôn thì có đường làng, đồng ruộng, luỹ tre,
 Cảnh đường phố thì có nhà cửa, xe cộ,
 Cảnh biển thì có thuyền buồm..
 Cảnh núi có cây cối..
4. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau..
+ Người, chó , mèo, gà,
+ Tranh đẹp , màu sắc tươi vui. ..
- HS tóm tắt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 chieu-The.doc