Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 9 đến 15

Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 9 đến 15

Tiết 1+2.TIẾNG VIỆT:

 BÀI 36: ay - â - ây

I.Mục tiêu: Giúp HS

- Đọc, viết đúng ay, â, ây, máy bay, nhảy dây.

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.

- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.

II. Đồ dùng:

- Bộ đồ dùng TV; Tranh trong SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc SGK, viết bảng con, bảng lớp : uôi, ươi, nải chuối, quả bưởi.

- Nhận xét ghi điểm.

3.Bài mới:

 

doc 90 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 9 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: 1/11/2009.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009.
Tiết 1+2.Tiếng Việt: 
 Bài 36: ay - â - ây
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc, viết đúng ay, â, ây, máy bay, nhảy dây.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng: 
- Bộ đồ dùng TV; Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc SGK, viết bảng con, bảng lớp : uôi, ươi, nải chuối, quả bưởi.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
 Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài bằng tranh
* Dạy vần ay:
- GV ghi bảng: ay
- GV giới thiệu vần ay viết thường.
- Vần ay gồm mấy âm ghép lại ?
- Cài vần ay?
- Có vần ay rồi muốn có tiếng bay ta thêm âm, dấu gì? 
- Cài tiếng bay?
- Phân tích tiếng bay?
- GV ghi bảng: bay 
- Giới thiệu tranh, ghi bảng: máy bay
- Vần ay có trong tiếng nào?
* Dạy vần ây ( tương tự vần ay):
- So sánh vần ây với ay?
- Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
- HS đọc
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp)
- ...âm a và âm y ghép lại.
- HS đọc.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp).
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp).
- Đọc phần bảng vừa học.
- Lớp quan sát
- Tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp 
- HS đọc cối xay, ngày hội,vây cá,cây cối. 
- HS đọc (cá nhân, lớp).
- 2 HS đọc lại bài.
- HS tìm.
- Nhận xét sửa sai cho HS.
* Luyện đọc từ ứng dụng.
- GV ghi bảng từ khoá.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- Giảng từ, đọc mẫu.
4. Củng cố:
- Đọc lại bài.
- Thi tìm tiếng, từ có vần ay, ây.
- Nhận xét giờ, tuyên dương HS.
Tiết 2
* Giới thiệu bài 
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GVgọi HS đọc theo que chỉ
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc câu ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
- Yêu cầu đọc thầm câu ứng dụng trong SGK.
- GV ghi bảng câu ứng dụng: 
Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- GV hướng dẫn HS đọc
- Nhận xét đánh giá.
? Tìm tiếng có vần vừa học trong câu ứng dụng? 
- GV chỉnh phát âm.
Luyện đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
* Luyện nói:Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
Thảo luận cặp 4 phút:
- Tranh vẽ gì?
- Em đến lớp bằng phương tiện gì?
- Chạy, bay, đi bộ,, đi xe thì cách nào nhanh nhất?
- Trong giờ học nếu phải ra ngoài có việc ta có nên chạy nhảy làm ồn không?
- GV nhận xét kết luận.
* Luyện viết vở:
-GVviết mẫu,hướng dẫn viết từng dòng.
- Nhắc tư thế ngồi cầm bút, để vở
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm nhận xét một số bài.
4. Củng cố:
- Nhắc lại những vần vừa học?
- Thi tìm tiếng, từ có vần mới học?
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
5. Dặn dò. Về nhà đọc bài. 
- Xem trước bài 37.
- HS đọc cá nhân .
- Lớp nhận xét
-các bạn đang vui đùa dưới sân trường.
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- HS lên chỉ, đọc tiếng có vần mới.
-..chạy, nhảy, dây.
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- Nêu chủ đề luyện nói
-bạn trai đang chạy, bạn gái đang đi bộ,bạn nhỏ đang đi xe,máy bay 
-đi xe hay đi bộ.
-.. đi xe hay đi máy bay.
-không được làm ồn.
- Các cặp trình bày, nhận xét bổ sung.
- HS viết bài
-vần ay,ây.
-tay, bay, bẩy, thứ bẩy.
 ___________________________________________
Tiết 3: Toán ( tiết 34)
 Luyện tập chung 
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết làm được phép cộng các số trong phạm vi đã học,cộng một số với 0.
- Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5.
- So sánh các số, nhìn tranh viết phép tính thích hợp.
- Giáo dục HS say mê học tập.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ. 
III.Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định: 
2. Bài cũ. 
- Làm bảng con, bảng lớp: 0 + 4 = ; 4 +0 = ; 1 + 2 = ; 2 + 3=
	 2 + 02;	 1 + 2  2 +3
	- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* GV hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1(53): Tính :
- ? Nêu yêu cầu BT ?
- Chữa BT. Đọc lại bài.
- Nhắc lại cách đặt tính?
Bài 2(53): Tính:
- ? Nêu yêu cầu BT ?
- Chữa BT. Nêu cách cộng ?
 Bài 3(53): ( > < = )
- ? Nêu yêu cầu BT ?
- Chấm chữa BT. 
- 
Vì sao em điền dấu >, <, =?
Bài 4(52): Viết phép tính thích hợp:
- ? Nêu yêu cầu BT ?
- HS quan sát tranh và nêu bài toán.
- HS ghi phép tính vào ô trống.
- Chấm chữa BT. 
- Nêu cách làm khác?
1 + 2 = 3; 4 + 1 = 5
-2 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con, 2 HS lên bảng.
2 em nêu yêu cầu.
- HS làm SGK, 1 lên bảng.
2 + 1 +2 = 5 3 +1+ 1= 5 2 + 0 + 2= 4 ( Lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai 
được kết quả cộng với số thứ 3).
- Làm SGK. 1 em làm bảng nhóm.
2 + 3 = 5 2 + 2 > 1 + 2 1+4 = 4 +1
2 + 2< 5 2 +1= 1 + 2 5 +0 = 2+3
( tính ,so sánh số rồi điền dấu)
- 2 HS nêu.
- Có 2 con ngựa thêm 1 con ngựa là mấy con ngựa.
- có một con ngỗng thêm 4 con ngỗng là mấy con ngỗng.
- HS làm SGK, 2 em làm bảng nhóm.
2
+
1
= 
3
1
+
4
= 
5
4. Củng cố: 
-Trò chơi nhìn hình vẽ điền nhanh điền đúng.
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: Về xem lại bài tập đã làm
 ____________________________________________
Tiết4. Đạo đức: 
 Bài 5. Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em.
I. Mục tiêu:HS biết.
- Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
- Yêu quí anh chị em trong gia đình.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập đạo đức1.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gia đình em có mấy người ? Gồm có những ai?
- GV nhận xét- Đánh giá
3. Bài mới. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV giới thiệu bài và ghi bài.
2. Hoạt động1: Quan sát tranh BT1.
Từng cặp học sinh trao đổi về nội dung từng bức tranh.
- Tranh1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói nời cảm ơn. anh rất quan tâm đến anh, em lễ phép với anh.
- Tranh2: Hai chị em đang cùng nhau chơi đồ hàng, chị giúp em mặc áo cho búp bê. 2 chị em chơi với nhau rất hoà thuận , chị biết giúp đỡ em trong khi chơi.
KL: Anh, chị em trong gia đình phải thương yêu và hoà thuận với nhau.
3. Hoạt động2: Thảo luận BT2.
- HS quan sát tranh, bức tranh vẽ gì?
- Theo em ,bạn Lan ở tranh 1có thể có những cách giải quyết nào trong tình huống đó?
GV chốt lại cách ứng xử chính của Lan.
+ Nhận quà rồi nhường cho em bé chọn trước.
- HS quan sát tranh2.GV hướng dẫn cách ứng xử sau.
+ Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn đồ chơi khỏi hỏng.
4. Củng cố:
- Đối với em nhỏ em phải biết làm gì?
- Đối với anh chị thì em phải làm gì để thểhiện người em ngoan?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.Về nhà học bài và chuẩn bị bài T2
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Trao đổi bổ sung.
- Nêu nội dung từng bức tranh.
- HS thảo luận thoe nhóm.
- Tranh1. Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà.
-Tranh2 Bạn Hùng có một chiếc ô tô, đồ chơi . Nhưng em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi.
- HS nêu và chọn cách giải quyết .
- Đối vơi em nhỏ em phải biết nhường nhịn, yêu thương.
-Đối vơi anh chị phải biết lễ phép, tôn trọng.
________________________________________________________________
Ngày soạn: 2/11/2009
Ngày soạn: Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2009.
Tiết1+2: Tiếng Việt: 
 Bài 37: ôn tập
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc, viết chắc chắn các vần kết thúc bằng i và y.
- Đọc đúng các từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến bài 37.
- Nghe hiểu và kể lại được theo tranh truyện kể: Cây khế.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng TV.
- Bảng ôn.
- Tranh phục vụ câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết bảng con, bảng lớp ay, ây, máy bay, nhảy dây.
- Đọc SGK.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
 Tiết 1
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS.
* Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn ôn tập:
- Quan sát khung phần đầu bài cho biết gì?
- Vần ai và ay có gì giống và khác nhau?
- GV gắn bảng ôn (như SGK).
* Luyện ghép vần:
- Hướng dẫn ghép âm ở cột dọc ghép với dòng ngang thành vần.
- GV ghi bảng.
- Chỉnh sửa phát âm.
* Luyện đọc từ ứng dụng:
- GV viết bảng: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.
- Giảng từ, đọc mẫu.
* Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
-...vần được phân tích.
- HS đọc.
- HS đánh vần, đọc (cá nhân, lớp).
- Thi ghép vần theo dãy.
- HS đọc (cá nhân, tổ, lớp).
- HS đọc cá nhân, lớp.
- Lớp quan sát
- Lớp tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp. 
- Nhận xét sửa sai cho HS.
4. Củng cố :
- Thi chỉ đúng, nhanh vần vừa học.
- Nhận xét giờ, tuyên dương tổ, các nhân đọc tốt.
Tiết 2
1. Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GV gọi HS đọc theo que chỉ.
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
 -Yêu cầu đọc thầm trong SGK.
- GV ghi bảng:
- GVhướng dẫn, đọc mẫu.
- Đoạn thơ cho biết em bé đang làm gì?
 2.Luyện viết.
- GVviết mẫu, hướng dẫn HS viết.
- Chấm một số bài.
3. Kể chuyện: Cây khế.
+ GV giới thiệu, kể hai lần.
- Hướng dẫn kể (theo 4 tranh):
- Cây khê thế nào?
- Tại sao người em sở hữu cây khế và túp lều?
- Chuyện gì xảy ra với người em?
- Thấy em giàu có người anh có thái độ như thế nào?
- Người anh có trở lên giàu có như người em không?
+ Học sinh kể:
- HS kể phân vai theo nhóm 4 (5 phút).
- Quan sát giúp các nhóm.
- Em có nhận xét gì về người anh?
- Câu chuyện khuyên em điều gì?
 4. Củng cố:
- Nhận xét giờ,Tuyên dương HS.
5. Dặn dò. 
- Về tập kể chuyện, chuẩn bị bài 38.
 -HS (cá nhân- nhóm- lớp).
- Lớp nhận xét
 -..vẽ người mẹ đang quạt mát và ru con ngủ giữa trưa hè.
- HS đọc thầm
 Gió từ tay mẹ
 Ru bé ngủ say
 Thay cho gió trời
 Giữa trưa oi ả.
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
-..em bé đang ngủ trưa.
- HS viết vở.
-..cây khế ra quả to và ngọt.
-..Tại vì người anh tham lam, khi lấy vợ , ra ở riêng nhận hết của cải và chỉ chia cho người em 1 túp lều và 1 cây khế. 
-..một hôm có con đại bàng từ đâu bay đến ân khế và hứa đưa người em ra một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc..
-..người anh bắt em đổi cây khế lấy nhà cửa , ruộng vườn của mình.
-người anh lấy nhiều vàng ,khi qua biển, chim bị đuối nên nó xà cánh và người anh bị rơi xuống biển.
-người anh tham lam nên bị trừng phạt .
-câu chuyện khuyên chúng ta không nên quá tham lam.
 ___________________ ...  điểm. 
3. Bài mới: * Giới thiệu bài.
* Dạy biểu tượng “dài hơn””ngắn hơn”, so sánh độ dài hai đoạn thẳng: 
- Cho quan sát hai chiếc thước, hai que tính có độ dài ngắn hoặc bằng nhau.
- Gọi HS lên đo và cho biết cái nào dài hơn cái nào ngắn hơn?
- Quan sát hình trong SGK: cái thước nào dài hơn? ngắn hơn? đoạn thẳng nào dài hơn? ngắn hơn?
- GV vẽ đoạn thẳng lên bảng: HS lên so sánh độ dài đoạn thẳng đó với độ dài của một gang tay? 
- Vì sao em biết đoạn thẳng dài hơn?
- Tương tự với hình còn lại.
=>KL: Mỗi đoạn thẳng đều có một độ dài nhất định.
* Thực hành:
Bài 1(96): Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn?
- Nêu yêu cầu BT?
- Nhận xét chữa miệng BT.
Bài 2(97): Ghi số thích hợp vào mối đoạn thẳng theo mẫu.
- Nêu yêu cầu, phân tích mẫu.
- Chữa BT. 
Bài 3(97): Tô màu vào băng giấy ngắn nhất:
- Nêu yêu cầu BT.
- Chữa BT, vì sao em biết đấy là đoạn ngắn nhất?
- HS đọc tên đoạn thẳng.
- HS tập vẽ điểm, đoạn thẳng vào bảng con, 1 HS lên bảng.
- HS làm theo cặp.
a) Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD. đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB.
ý b,c,d. HS nêu.
- HS làm SGK.
- HS tô màu vào băng giấy.ngắn nhất..
- HS làm SGK.
4. Củng cố : - Thi vẽ và đặt tên cho đoạn thẳng.
5.Dặn dò: - Nhận xét giờ học. Về xem lại bài tập đã làm
____________________________________________________
Tiết 4. Đạo đức. 
 Thực hành kĩ năng cuối học kỳ I.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh nắm được các bài Đạo đức đã học.
- Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở BT Đạo đức.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
H? Khi ra vào lớp em phải đi như thế nào?
( Không được chen lấn, xô đẩy nhau)
- GV nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV giới thiệu bài và ghi bài.
* GV hướng dẫn học sinh ôn .
GV cho học sinh nêu tên các bài đã học.
- GV nhận xét .
* Học sinh trả lời.
H? GV gọi 3-4 em lên tự giới thiệu về mình?
- Muốn ăn mặc gọn gàng sạch sẽ em phải làm gì?
- Em hãy kể tên các đồ dùng học tập và cách bảo quản đồ dùng học tập.
- Kể về gia đình em?
- Em đã lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ như thế nào?
- Khi chào cờ em phải đứng như thế nào?
- Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
- Giữ trật tự trong giờ học có lợi gì?
+) GV nhận xét và kết luận.
4. Củng cố.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài?
5. Dặn dò.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sạu.
- HS nêu.
Bài 1. Em là học sinh lớp 1.
Bài2. Gọn gàng sạch sẽ.
Bài 3.Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập.
Bài4. Gia đình em.
Bài 5. Lẽ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
Bài 6. Nghiêm trang khi chào cờ.
Bài 7. Đi học đều và đúng giờ.
Bài 8. Trật tự trong trường học.
- HS tự giới thiệu.
-quần áo sạch, không rách và bẩn..
-bút, thước, phấn, vở, màu.. bảng
dùng xong phải giữ cẩn thận 
- HS kể về GĐ
- phải biết nhường em và không được mắng chửi em. Lễ phép với anh chị
-..Phải đứng thẳng, mắt nhìn lên lá Quốc kì. không được nói chuyện riêng..
-.. giúp em hiểu bài và học tập tốt hơn.
- 1 em nhắc lại ND bài.
___________________________________________________________
Thứ tư đồng chí Sen dạy (.lớp 1B)
__________________________________________________________
Tuần 18.
Ngày soạn: 4/1/2010.
Ngày giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010.
Tiết 1+2. Tiếng việt.
 Bài 75 : ôn tập
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc, viết đúng các vần đã học kết thúc bằng âm t.
- Đọc đúng các tiếng, từ và câu ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại được theo tranh truyện kể: Chuột nhà và Chuột đồng.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng:
-Bộ đồ dùng TV; Bảng ôn; Tranh phục vụ câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc SGK; viết bảng con, bảng lớp: trắng muốt, vượt lên.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
 	Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
* Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn ôn tập:
- Quan sát khung phần đầu bài cho biết gì?
- Kể tên những vần kết thúc bằng t đã học?
- GV gắn bảng ôn (như SGK).
* Luyện đọc âm:
* Luyện ghép vần:
- Hướng dẫn ghép chữ ở cột dọc ghép với chữ ở dòng ngang.
- GV ghi bảng.
- Chỉnh sửa phát âm.
* Luyện đọc từ ứng dụng:
- GV viết bảng: chót vót, bát ngát, Việt Nam.
- Đọc, giải nghĩa từ.
* Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
-...vần được phân tích.
- HS đọc.
- HS đọc theo cô chỉ.
- HS ghép vần.
- HS đọc (cá nhân, tổ, lớp).
- HS đọc cá nhân, lớp.
- Lớp quan sát
- Lớp tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp. 
- Nhận xét sửa sai cho HS.
4. Củng cố:
- Đọc lại bài, thi chỉ đúng nhanh tiếng cô đọc.
- Nhận xét giờ, tuyên dương tổ, các nhân đọc tốt.
Tiết 2
* Giới thiệu bài 
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GV gọi HS đọc theo que chỉ.
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc câu ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
 -Yêu cầu đọc thầm câu ứng dụng trong SGK.
- GV ghi bảng. 
- GV đọc mẫu.
Luyện viết.
- GVviết mẫu, hướng dẫn HS viết.
- Chấm một số bài.
* Kể chuyện: Chuột nhà và Chuột đồng.
+ GV giới thiệu, kể hai lần.
- Hướng dẫn kể (theo 4 tranh):
- Khi về thăm quê, Chuột nhà và Chuột đồng nói với nhau chuyện gì?
+ Học sinh kể:
- HS kể nối tiếp theo nhóm 4 (5 phút).
- Quan sát giúp các nhóm.
- Câu chuyện cho em biết điều gì?
 4. Củng cố : Đọc lại bài.
5. Dặn dò.
- Nhận xét giờ.Tuyên dương HS. 
- Về tập kể chuyện, chuẩn bị bài 76.
-HS (cá nhân- nhóm- lớp).
- Lớp nhận xét.
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS viết vở.
- HS nêu từng tranh.
-dạo này bác có khoẻ không? đưa thử thức ăn của bác ra đây xem nào?
- Vài nhóm kể trước lớp.
-Nên yêu quý những gì do chính tay mình làm ra.
_____________________________________________________
Tiết 3:
Toán
Thực hành đo độ dài
A. Mục tiêu:
- Biết cách và sử dụng đơn vị đó chưa chuẩn, như gang tay, bước chân thước kẻ HS, que tính, để so sánh độ dài 1 số vật quen thuộc như: Bảng đen quyển vở 
- Nhận biết được rằng gang tay, bước chân của những người khác nhau thì có độ dài ngắn khác nhau từ đó có biểu tượng về sự sai lệch “ tính xấp xỉ” hay sự ước lượng trong quá trình đo độ dài sử dụng đơn vị đo chưa chuẩn.
- Bước đầu thấy sự cần thiết phải có đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài.
B. Đồ dùng dạy học:
- Thước kẻ que tính 
- Gv chuẩn bị một số khung tranh
C. Các hoạt động dạy – học
Giáo viên
Học sinh
I. kiểm tra bài cũ:
- Giờ trước chúng ta học bài gì?
- Muốn sử dụng độ dài hai vật có thể đo bằng cách nào?
- GV NX và cho điểm 
II. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh đo độ dài bằng gang tay, bước chân.
- Độ dài đoạn thẳng 
- Đo trực tiếp và gián tiếp qua vật đo trung gian , gang tay ô vuông.
Bước 1: Giới thiệu độ dài “ gang tay” 
- Gv nói gang tay là kích thước tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa ( Gv vừa nói vừa thực hành chỉ vào tay mình)
- Hs giơ tay lên để xác định độ dài gang tay mình.
Bước 2: Hướng dẫn cách đo độ dài = gang tay.
- GV nói và làm mẫu: Đo độ dài một cạnh bảng. Đặt ngón tay sát mép bên trái của cạnh bảng, kéo căng ngón giữa và đặt đấu ngón tay giữa tại 1 điểm nào đó trên mép bảng, co ngón tay cái về trùng với mép bảng, ngón tay giữa rồi đặt ngón tay giữa đến một điểm khác thẳng trên mép bảng và cứ như thế thẳng với mép phải của bảng mỗi lần co ngón tay về = với ngón tay giữađọc một, hai .cuối cùng đọc to kết quả.
VD: Cạnh bảng dài 10 gang tay 
- HS theo dõi
 Bước 3: Hs thực hiện đo cạnh bàn của mình 
- GV gọi một số Hs nêu kết quả đo.
- GV nói: Độ dài gang tay của mỗi người dài ngắn khác nhau.
- Hs thực hành đo cạnh bàn của mình
-VD: 1Hs đo cạnh bàn của mình dài 5 gang
- Học sinh khác đo cạnh bàn dài 4 gang.
3. Hướng dẫn HS đo độ dài bằng bước chân 
Bước 1: Giới thiệu độ dài bằng 
( bước chân)
-GV nói: Độ dài = bước chân được tính = 1 bước đi bình thường mỗi lần nhấc chân lên được tính bằng một bước
Bước 2: 
- GV làm mẫu và nói: Đặt hai chân = nhau, chụm hai gót chân lại, chân phải nhấn lên 1 bước bình thường như khi đi sau đó tiếp tục nhấc chân trái mỗi lần bước lại đếm từ.
- GV hỏi: So sánh độ dài bước chân của cô giáo và bước chân của các bạn thì của ai dài hơn? 
+ GVKL: Mỗi người dôi đều có đơn vị đo = bước chân, gang tay khác nhau đây là đơn vị đo “chưa chuẩn” nghĩa là không thể đo được chính xác độ dài của một vật
- HS theo dõi
- 2HS lên đo bục giảng bằng bước chân và nêu kết quả đo
- HS nêu 
- HS trả lời.
- HS chú ý nghe
4. Thực hành:
- GV cho HS thực hành một số khung tranh ảnh , bảng mê ka bằng gang tay và nói kết quả với nhau.
- GV theo dõi, nhận xét 
- Cho HS thực hành và đo chiều dài chiều rộng của lớp học bằng bước chân.
- GV theo dõi chỉnh sửa
- HS thực hành nêu và nêu miệng kết quả
-HS thực hành và nêu kết quả
5. Củng cố:
- Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng?
6. Dặn dò.
- NX chung giờ học
- Thực hành đo độ dài ở nhà
- 1 vài em nêu
- Nghe và ghi nhớ
Tiết 4
Thể dục
Trò chơi vận động
I. Mục tiêu: 	 
- Làm quen với trò chơi "Nhảy ô tiếp sức"
	- Biết tham gia trò chơi ở mức ban đầu
	- Năng tập thể dục buổi sáng
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
	- Kẻ 2 dãy ô như hình 24 và hướng dẫn như chương IV phần !
III. Nội dung và phương pháp trên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu
4- 5'
1. Nhận lớp:
- KT cơ sở vật chất
- Điểm danh
- Phổ biến mục tiêu
x
x
x
x
x
x
x
x
(GV) ĐHNL
2. Khởi động:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp
x
x
x
(GV)
x
ĐHTC
+ Trò chơi: Diệt các con vật
2 lần
x
 B. Phần cơ bản
22-25'
1- Trò chơi nhảy ô tiếp sức
 - GV nêu tên trò chơi sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi.
2
5
8
1
4
7
10
3
6
9
- GV làm mẫu
- Cho HS chơi thử
- Cách 1: Lượt đi nhảy
ĐHTC
- Từng nhóm 2, 3 HS chơi thử.
Lượt chạy về
- HS chơi chính thức theo tổ
+ Chơi thử
2 lần
- Giáo viên theo dõi và nhận xét
+ Chơi chính thức
2-3 lần
- Tổ thua làm ngựa, tổ thắng cưỡi.
III. Phần kết thúc
4-5'
1. Hồi tĩnh: Vỗ tay và hát
2. Nhận xét giờ học: Khen, nhắc nhở, giao bài về nhà
x
x
x
x
x
x
x
x
(GV)
ĐHXL
____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA sang T915(3).doc