Giáo án Lớp 1 - Học kì 1 - GV: Lê Thị Thuý Hà - Trường tiểu học Trần Phú B

Giáo án Lớp 1 - Học kì 1 - GV: Lê Thị Thuý Hà - Trường tiểu học Trần Phú B

Học vần

Ôn định tổ chức

I. Mục tiêu:

 - Đề ra một số quy chế của lớp trong tiết học.

 - Hớng dẫn các em thực hiện một số quy định trong tiết học cần làm.

 - Tạo hứng thú học tập cho các em.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: SGK; VBT, đồ dùng tiếng việt 1

 - Học sinh: SGK; bộ đồ dùng TV 1, phấn, bảng con, bút chì.

III. Các hoạt động dạy học:

Tiết 1:

1. ổn định trật tự, cơ cấu lớp (25')

- GV quy định khi cô giáo vào tiết đầu tên các con phải đứng dậy chào và nói "Chúng con chào cô ạ" khi nào cô cho ngồi xuống thì các con ngồi ngay ngắn và khi ra về các con cũng nói nh vậy.

- GV sắp xếp chỗ ngồi cho h/s, bé ngồi trớc, lớn ngồi sau và ngồi xen kẽ giữa nam và nữ.

- Khi nghe hiệu lệnh trống ra chơi thì chúng ta cất sách vở vào cặp, để đồ dùng vào trong ngăn và khi cô giáo cho ra chơi mới đợc ra.

 

doc 372 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Học kì 1 - GV: Lê Thị Thuý Hà - Trường tiểu học Trần Phú B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Học vần
Ôn định tổ chức
I. Mục tiêu:
 - Đề ra một số quy chế của lớp trong tiết học.
 - Hướng dẫn các em thực hiện một số quy định trong tiết học cần làm.
 - Tạo hứng thú học tập cho các em.	
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: SGK; VBT, đồ dùng tiếng việt 1
	- Học sinh: SGK; bộ đồ dùng TV 1, phấn, bảng con, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
1. ổn định trật tự, cơ cấu lớp (25')
- GV quy định khi cô giáo vào tiết đầu tên các con phải đứng dậy chào và nói "Chúng con chào cô ạ" khi nào cô cho ngồi xuống thì các con ngồi ngay ngắn và khi ra về các con cũng nói như vậy.
- H/s làm quen và nói câu "Chúng con chào cô ạ"
trước khi vào lớp và ra về.
- GV sắp xếp chỗ ngồi cho h/s, bé ngồi trước, lớn ngồi sau và ngồi xen kẽ giữa nam và nữ.
- H/s ngồi theo sắp xếp của giáo viên
- Khi nghe hiệu lệnh trống ra chơi thì chúng ta cất sách vở vào cặp, để đồ dùng vào trong ngăn và khi cô giáo cho ra chơi mới được ra.
- Cơ cấu lớp
 + Lớp trưởng
 + Lớp phó học tập
 + Lớp phó học văn nghệ
GV chia lớp thành 3 tổ
- Tổ 1
- Tổ 2
- Tổ 3
2. Giới thiệu nội quy của lớp (10')
- Các con phải đi học đúng giờ
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường và ở khu trong thời gian học
- Ngoan ngoãn lế phép với thầy cô giáo, bạn bè
- Luôn có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
- Kính thầy yêu bạn, dũng cảm, thất thà.
- Ăn mặc gọn gàng, đồng phục theo đúng quy định của nhà trường khi đến lớp, khi đi học phải đi dép.
-H/s chú ý lắng nghe những nội quy của giáo viên phổ biến.
- H/s nhắc lại các nội quy.
-H/s nx.
Tiết 2
3. Giới thiệu cách sử dụng SGK (20')
- GV giới thiệu sgk, TV lớp 1 với h/s.
- H/s lắng nghe.
- Cho h/s cầm và quan sát quyển sách tiếng việt lớp 1 tập 1.
- H/s mở sgk tiếng việt 1 quan sát.
- Hướng dẫn học sinh cách mở sgk và cầm sgk.
- H/s mở sách và cầm sách theo sự hướng dẫn của GV.
- GV cho h/s đọc bảng chữ cái trong trang đầu quyển sách.
- H/s đọc bảng chữ cái .
h/s đọc ĐT + CN
- GV giới thiệu qua nội dung của sách. 
-H/s lắng nghe.
4. GV giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng bộ đồ dùng tiếng việt 1 (10')
- GV phát bộ đồ dùng cho h/s quan sát.
- H/s quan sát bộ đồ dùng tiếng việt lớp 1.
- HD học sinh cách mở, cách sử dụng các con chữ trong bộ đồ dùng có 1 bảng gài và 29 chữ cái, có 6 dấu thanh. Khi cô yêu cầu các con ghép chữ trong giờ học Tiếng việt các con lấy chữ cái gài lên bảng gài theo yêu cầu của cô.
- H/s theo dõi và tập quan sát.
- GV kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh.
- Học sinh đặt sách vở và đồ dùng lên bàn để giáo viên kiểm tra.
- GV kiểm tra lần lượt từng h/s nếu em nào còn thiếu thì gv nhắc nhở h/s nhắc bố mẹ chuẩn bị đầy đủ...
5. Củng cố dặn dò (5')
- GV nhắc nhở h/s thực hiện tốt nội quy của lớp học.
H/s chuẩn bị đồ dùng đầy đủ và nắm được cách sử dụng sgk và bộ đồ dùng tiếng việt 1.
- GV nhận xét giờ học, nhắc hs chuẩn bị bài hôm sau.
- Các nét cơ bản
- Về học bài tập, tập viết các nét cơ bản các và chuẩn bị bài sau
===================================================
Toán
Tiết học đầu tiên
 1 Mục tiêu:
	- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.
 - Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong lớp học.
	- Làm quen và cảm thấy yêu mến môn học
B- Đồ dùng dạy học:
	1. GV : Sgk, Bộ đồ dùng dạy toán1
	2. HS : Sgk, Đồ dùng học toán , phấn ,bảng
C- Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức. 1’
II. Kiểm tra bài cũ. 4’
	- Kiểm tra đồ dùng, sách vở học tập của HS
	- GV nhận xét chung
III. Bài mới (27’)
a. HD (H) mở sách đến trang “Tiết học đầu tiên”
 (H) lấy sách và mở bài 
“bài học đầu tiên”
` - Giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1
 (H) quan sát
 +Từ bìa đến tiết học đầu tiên 
 + ‘ Sau tiết đầu tiên” mỗi tiết học có một phiếu tên bài ở đầu trang . Mỗi phiếu thường có phần bài học trong sách toán, phần thực hành 
 - Gv cho HS thực hành gấp sách, mở sách 
-(H) thực hành gấp sách, mở sách
b. Hướng dẫn HS Làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1
- Cho HS mở Sgk 1 đến bài “ tiết học đầu tiên” 
- Gv giới thiệu giải thích ảnh 1
HS làm việc với que tính
? thường sử dụng những dụng cụ đồ dùng học tập nào
Que tính, bảnh con, thước kẻ,phấn,bút chì ... bộ thực hành toán 1 
Các hình: gỗ, bìa để HS học số học, đo độ dài; thước (ảnh 3)
- HS làm việc chung trong lớp(ảnh 4)
c. Giới thiệu với h/s các yêu cầu cần đạt khi học toán.
- h/s biết được học toán cần biết:
- Đếm, đọc số; viết số ( và nêu được ví dụ)
- làm tình cộng , trừ ( nêu VD)
- Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán
- Biết giải các bài toán 
- Biết đo độ dài, biết hôm nay là ngày thứ mấy , là ngày bao nhiêu, biết xem lịch hàng ngày.
- Các em biết cách học tập và làm việc biết cách suy nghĩ thông minh, biết nêu các suy nghĩ bằng lời.
- Nghe
d. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán
- Cho h/s mở bộ đồ dùng học toán lớp1
-h/s mở hộp đồ dùng học toán lớp1
-Gv giơ từng đồ dùng học toán 
h/s lấy và làm theo GV
-Cho hs nêu tên gọi các đồ dùng đó 
-h/s nêu tên đồ dùng
-GV giới thiệu các đồ dùng đó thường làm bằng gì? que tính các hình
Que tính dùng học đếm
- h/s mở hộp lấy đồ dùng theo yêu cầu của GV
-h/s mở lấy đồ dùng .
- Hướng dẫn h/s cất đồ dùng vào chỗ quy định trong hộp, cất hộp vào cặp 
- thực hành theo hướng dẫn của GV
IV. Dặn dò (2’)	- Về chuẩn bị bài học sau
	- GV nhận xét giờ học
================================================================
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Học vần
Các nét cơ bản
I. Mục tiêu:
	- Giúp h/s nắm được và viết thành thạo các nét cơ bản.
	- Rèn luyện tính cẩn thận cho h/s.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: GA, gv viết mẫu các nét cơ bản.
	- H/s: vở tập viết 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra đồ dùng học tập của h/s
GV nhận xét chung
- H/s để đồ dùng lên mặt bàn
3. Bài mới: (29')
Tiết 1:
a. Giới thiệu bài:
- GV Ghi đầu bài lên bảng
- H/s nhắc lại đầu bài.
b. Giảng bài mới:
- GV nhắc lại một số nét cơ bản khi học và khi viết thường gặp trong tiếng việt
- GV vừa viết vừa hướng dẫn h/s
- H/s đọc lại các nét khi gv giới thiệu
+ Nét ngang
+ Nét số thẳng
+ Nét siên phải
+ nét siên trái
+ Nét móc xuôi
+ nét móc ngược
+ Nét móc 2 đầu
+ Nét cong hở phải
+ Nét cong hở trái
+ Nét cong khép kín
+ Nét khuyết trên
+ Nét khuyết dưới
- Cho h/s viết vào bảng con các nét cơ bản trên (lần lượt viết từng nét)
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh
- ( - )
- ( | )
- ( / )
- ( \ )
- ( )
- ( ι ) 
- (с )
- ( כ )
- ( O)
- ( )
- ( )
- H/s viết từng nét vào bảng con .
Tiết 2: (35')
4. Cho h.s đọc lại các nét cơ bản.
- Cho h/s đọc lại các nét cơ bản
-Hướng dẫn h/s viết các nét cơ bản vào vở ô li (mỗi nét 1 dòng)
- H/s đọc ĐT + CN
- H/s viết các nét cơ bản vào trong vở ôli (mỗi nét 1 dòng)
- GV quan sát hướng dẫn các em
- GV thu vở của học sinh chấm
- GV tuyên dương
- H/s nộp vở
5. Tổng kết dặn dò
- Học bài gì
- GV nhấn mạnh nội dung bài
- GV nhận xét giờ học
- Các nét cơ bản
- Về học bài, tập viết các nét cơ bản và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Nhiều hơn - ít hơn
A- Mục tiêu:
	- Biết so sánh số lượng của hai đồ vật .
	- Biết sử dụng các từ “nhiều hơn - ít hơn” khi so sánh các nhóm đồ vật.
B- Đồ dùng dạy học:
	1. GV : Sử dụng tranh của nhóm 1- Sgk
	2. HS : Sgk, , Đồ dùng học toán 
C- Bài mới - Các hoạt động dạy học.
I. ổ định tổ chức. 1’
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
	- Kiểm tra đồ dùng, sách vở học tập của h/s
	- GV nhận xét chung
III. Bài mới (27’)
- Để vở và đồ dùng trên bàn .
1, GTB:- GV giới thiệu nội dung bài và ghi đầu bài nên bảng
h/s nhắc lại đầu bài
2. Giảng bài:
a. So sánh số lượng cốc và số lượng thìa .
? Cô có mấy cái cốc 
Có 5 cái cốc 
-GV cầm một số thìa trong tay(4 cái ) có một số thìa, yêu cầu h/s nên đọc mỗi cái thìa và một cái cốc 
h/s quan sát 
? Còn cốc nào chưa có thìa không 
h/s trả lời và chỉ vào cốc chưa có thìa
GV nêu: khi đặt 4 cái thìa vào 5 cái cốc ta thấy vẫn còn một cái cốc không có thìa ta nói :
 “ số cốc nhiều hơn số thìa” 
h/s đọc ĐT + CN
? khi đặt một cốc vào một thìa thì vẫn còn một cốc không có thìa ta nói:
 “ số thìa ít hơn số cốc ”
h/s đọc ĐT+ CN
- Gọi h/s nêu: 
- Số thìa ít hơn số cốc .
- Số cốc nhiều hơn số thìa
b. GV hướng dẫn h/s quan sát hình vẽ trong bài học.
GV hướng dẫn so sánh hai nhóm đối tượng như sau :
- Ta nối 1- chỉ với 1...
Nhóm nào có đối tượng ( chai và nút chai ,ấm đun nước ...) bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn 
-GV hướng dẫn h/s thực hành 2 cách nêu trên 
h/s thực hành theo hướng dẫn của GV
- Gọi h/s nên bảng nối và trả lời.
- Số chai ít hơn số nút chai
- Số nút chai nhiều hơn số chai
Cho h/s thực hành trên các nhóm đối tượng khác so sánh bạn gái với bạn trai: bàn , ghế trong lớp
h/s thực hành so sánh các nhóm đối tượng khác trong lớp
c. Trò chơi “ nhiều hơn – ít hơn”
- GV đưa 2 nhóm đối tượng có số lượng khác nhau
- h/s nêu 
-Cho h/s thi nhau nêu xem ai nêu được nhanh hơn đúng số lượng hơn nhóm đó thắng 
Số bạn gái ít hơn số bạn trai
Số bạn trai nhiều hơn bạn gái...
GV NX tuyên dương
IV . Củng cố , dặn dò 3’
 ? Học bài gì 
Nhiều hơn – ít hơn
 - GV nhận xét giờ học 
==================================
Tự nhiên xã hội 
Cơ thể chúng ta
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
Nhận ra 3 phần chính của cơ thể ; đầu , mình , chân tay và một số bộ phận bên ngoài của cơ thể như tai, mắt , mũi, miệng , lưng , bụng .
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án, các hình vẽ trong bài 1 - sách giáo khoa.
- Học sinh: - sách giáo khoa, vở BT
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1
Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của cơ thể người.
- GV treo tranh ( trang 4)
- Nhìn từ bên ngoài, cơ thể của chúng ta gồm những bộ phận nào?
- Mắt, mũi, miệng...nằm ở phần nào cơ thể?
- Tiếp theo phần đầu là phần nào?
- Cơ thể  ... ay hoặc dùng bước chân của mình để đo.
- Gọi học sinh đứng nêu tại chỗ kết quả.
- GV quan sát, hướng dẫn thêm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Thực hiện đo độ dài của đoạn dây.
- Chỉ được đo bằng gang tay.
- Gọi học sinh đứng nêu kết quả tại chỗ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh lắng nghe
Học sinh theo dõi hướng dẫn.
- Học sinh đo gang tay trên giấy sau đó dùng bút chì chấm 1 điểm ở đầu ngón tay cái, 1 điểm ở đầu ngón tay giữa sau đó nối hai điểm đó lại được đoạn thẳng AB, đoạn thẳng này có độ dài chính là độ dài của một gang tay.
-Học sinh đo bằng gang tay và nêu kết quả
-Học sinh đo bằng bước chân và nêu kết quả.
-Lớp học có chiều dài là 7 m
-Đoạn dây có độ dài bằng 20 gang.
-Độ dài là 20 gang = 4 m
4 Củng côc dặn dò : về nhà xem trước bài sau 
Về nhà học bài xem trước bài học sau.
 ------------------------------------------@&?------------------------------------------
Thể dục
Sơ kết học kỳ I
I- Mục tiêu: 
-Sơ kết học kỳ I.. Yêu cầu học sinh hệ thống được những kiến thức, kinh nghiệm đã học. Biết những ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục.
nội dung
định lượng
phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động
2 phút
3 phút
- Cán sự tập hợp lớp thành 2- 4 hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang. Để G nhận lớp.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
* Ôn trò chơi "Diệt con vật có hại"
 2. Phần cơ bản:
- Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức".
25 phút
- GV nêu tên trò chơi. Cho HS chơi cách 1
+ Cách 1: Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc. Khi có lệnh, các em số 1 dập nhảy bằng 2 chân vào ô số 1, sau đó bật nháy hai chân vào ô số 2 và 3, nhảy chụm chân vào ô số 4 và cứ lần lượt nhảy như vậy cho đến đích, thì quay lại chạy về vạch xuất phát đưa tay cạm tay bạn só 2. Số 2 làm tương tự vàg cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
 GV giải thích cách chơi, làm mẫu. Tiếp theo 1 HS ra chơi thử. Sau đó cho 1 nhóm 2 - 3 H chơi thử. HS cả lớp chơi thử. GV nhận xét, giải thích thêm để HS nắm vững cách chơi, rồi lại cho HS chơi thử lần 2, sau đó chơi chính thức có phân thắng thua và thưởng phạt: 1 - 2 lần.
 3. Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học. 
- Nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
2 - 3 phút
 2 phút
1 phút
- HS đi thường theo nhịp (2 - 4 hàng dọc) trên địa hình tự nhiên ở sân trường và hát.
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2012
Học vần
oc - ac
A/ Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc viết được : oc – ac – con sóc – bác sĩ.
- Đọc được câu ứng dụng: Da cóc mà bọc bột lọc
	Bột lọc mà bọc hòn than 
phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vừa vui vừa học.
B/ Đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, bộ thực hành tiếng việt.
2- Học sinh: - Sách giáo khoa ,bộ thực hành tiếng việt.
C/ Các hoạt động Dạy học.
I- ổn định tổ chức: (1')
II- Kiểm tra bài cũ (4')
- Gọi học sinh đọc bài trong SGK
- GV: Nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới (29') các bước tương tự bài trước.
* Tiết 1:
1- Giới thiệu bài: Bài hôm nay cô giới thiệu với cả lớp bài học vần: Bài 76: oc- ac.
2- Dạy vần oc
- GV giới thiệu vần, ghi bảng.
- GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc bài.
- Cho hs nêu cấu tạo vần mới.
- Hướng dẫn đọc vần ( ĐV - T)
- Cho hs ghép bảng gài vần mới.
* Giới thiệu tiếng khoá- viết bảng.
- Cho hs đọc bài.
- Cho hs nêu cấu tạo tiếng.
- Cho hs đọc tiếng khoá ( ĐV - T)
- Cho hs ghép bảng gài tiếng mới.
* Giới thiệu từ khoá.
- Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: con sóc
-Cho hs đọc trơn từ khoá ( ĐV - T)
- Cho hs đọc toàn bài khoá ( ĐV - T)
- Cho hs đọc xuôi đọc ngược toàn bài khoá.
2- Dạy vần ac tương tự vần oc..
3- Giới thiệu từ ứng dụng.
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
- Cho hs tìm tiếng mang vần mới trong từ.
- Cho hs đọc vần mới trong tiếng.
- Cho hs đọc tiếng mang âm mới ( ĐV - T)
- Cho hs đọc từ ( ĐV - T)
- GV giải nghĩa một số từ.
- Cho học sinh đọc toàn bài trên bảng lớp.
- Cho hs so sánh vần vừa học.
4- Luyện viết: 
- GV viết lên bảng và hướng dẫn học sinh luyện viết. 
 Oc, ac, con sóc, bác sĩ.
- Cho học sinh viết bảng con.
- GV nhận xét.
5-Củng cố:
? Học mấy vần, là vần gì, đọc lại bài học
* Tiết 2: Luyện tập
1- Luyện đọc:(10')
-Học sinh đọc bài sgk.
-Học sinh nhẩm.
- Nghe.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
-Vần oc gồm 2 âm ghép lại âm 0 đứng trước âm c đứng sau.
-CN - N - ĐT
-Tìm vần oc ghép bảng gài - đọc đồng thanh.
- Theo dõi đọc thầm.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
-Tiếng sóc gồm có âm s ghép vần oc dấu sắc trên đầu vần oc
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
-Tìm tiếng sóc ghép bảng gài.
-Học sinh quan sát tranh và trả lời.
- Tranh vẽ con sóc.
- Theo dõi 
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Theo dõi đọc thầm.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Nghe.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
-H/s so sánh giống và khác nhau giữa các vần vừa học.
-Học sinh viết bảng con
CN - N - ĐT
-Học 2 vần. Vần : oc, ac.
- Cho hs đọc lại bài tiết 1 ( ĐV - T)
- GV nhận xét, ghi câu ứng dụng
- Tranh vẽ gì?.
- Giới thiệu câu ứng dụng, ghi bảng
- Cho hs tìm tiếng mang vần mới trong câu.
- Cho hs đọc tiếng mang vần mới trong câu.
- Cho hs đọc từng câu.
- Cho hs đọc cả câu ( ĐV - T)
- GV đọc mẫu câu, giảng nội dung
- Cho học sinh đọc bài
2- Luyện viết (10')
- Hướng dẫn học sinh mở vở viết bài.
- GV nhận xét, uốn nắn học sinh.
- GV chấm một số bài, nhận xét bài.
3- Luyện nói (7') Tương tự các bài trước.
- Cho hs thảo luận theo cặp.
- GV chốt lại nội dung luyện nói.
- Cho hs nêu tên chủ đề luyện nói.
- Cho học sinh luyện chủ đề luyện nói.
4- Đọc SGK (5')
- GV đọc mẫu SGK và gọi học sinh đọc bài. Gõ thước cho học sinh đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm
5-Trò chơi(3')
- Chơi tìm tiếng mang âm mới
- GV nhận xét tuyên dương.
- Đọc bài tiết 1.
- Theo dõi.
-Học sinh quan sát, trả lời
-Lớp nhẩm.
-CN tìm đọc
-Cn tìm chỉ và đọc
-CN - N - ĐT
-CN - N - ĐT
-CN - N - ĐT
-Học sinh mở vở tập viết, viết bài
- H/s thảo luận theo cặp.
- Vừa vui vừa học.
- luyện chủ đề luyện nói.
-Lớp nhẩm
-Đọc ĐT
-CN tìm ghép: mọc, bác, thóc, vạc,
IV. Củng cố, dặn dò (5')
? Hôm nay chúng ta học bài gì.
- GV nhận xét giờ học
-Học vần oc, ac.
=================================================
	Toán
Một chục, tia số
A. Mục tiêu:
 - Nhận biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
 - Biết đọc và ghi số trên tia số.
B. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án, bộ đồ dùng dạy toán lớp 1
2- Học sinh: - Sách giáo khoa, đồ dùng học tập. 
C. Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức: (1')
2- Kiểm tra bài cũ (4')
- Gọi học đo độ dài bàn học.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới (28')
a- Giới thiệu bài: Hôm nay cô hướng dẫn về một chục, tia số.
b- Giảng bài
* Giới thiệu một chục:
- Cho học sinh quan sát SGK và đếm số quả.
? Trên cây có bao nhiêu quả.
- 10 quả hay còn gọi là 1 chục quả.
- Cho học sinh nhắc lại
- Cô có mấy que tính.
- 10 que hay còn gọi là bao nhiêu que.
* Giới thiệu tia số
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trên tia số có một điểm gốc là 0 ( được ghi số 0 ), các điểm gạch cách đều nhau được ghi số thứ tự tăng dần.
 (0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10)
- Số ở bên trái so với số bên phải ntn?
- Số ở bên phải so với số bên trái ntn?
c, Thực hành.
Bài 1: Thêm cho đủ một chục chấm tròn
- Gọi học sinh đứng nêu tại chỗ kết quả.
- GV quan sát, hướng dẫn thêm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Khoanh vào một chục con vật .
- Cho học sinh làm bài nhóm đôi.
- Gọi học sinh đứng nêu kết quả tại chỗ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
Học sinh thực hiện.
Học sinh lắng nghe
-Học sinh theo dõi hướng dẫn.
- 10 quả
- 10 quả hay còn gọi là 1 chục quả.
- Cô có 10 que tính.
-10 que hay còn gọi là 1 chục que.
- Theo dõi.
- Đếm số trên tia số.
-Số ở bên trái bé hơn các số ở bên phải nó. 
-Số ở bên phải lớn hơn các số ở bên trái nó. 
Học sinh làm bài vào phiếu bài tập
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Học sinh làm bài theo nhóm đôi và điền
 vào phiếu bài tập.
Các nhóm trình bày kết quả.
- Làm bài cá nhân. 
4- Củng cố, dặn dò (2')
- GV nhấn mạnh nội dung bài học
- GV nhận xét giờ học.
Về nhà học bài xem trướsc bài học sau.
================================================================
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2012
Học vần
Đề kiểm tra do phòng GD ra
========================================
Đạo đức
Thực hành kỹ năng cuối học kỳ I
A/ Mục tiêu:
Ôn tập những kiến thức đã học, củng cố kiến thức về: gọn gàng, sạch sẽ, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ, nghiêm trang khi chào cờ...
B/ Tài liệu và phương tiện. 
1- Giáo viên: - Giáo án, vở bài tập đạo đức, một số tranh ảnh minh hoạ.
2- Học sinh: - SGK, vở bài tập.
C/ Các hoạt động Dạy học.
1- ổn định tổ chức: (1')
2- Kiểm tra bài cũ (4')
?Tại sao chúng ta phải trật tự trong trường học
- GV nhận xét, đánh giá.
3- Bài mới (27')
a- Giới thiệu bài. 
Tiết hôn nay cô cùng các em ôn lại những kiến thức đã học trong phần học vừa qua.
b-Bài giảng.
 ? Như thế nào là gọn gàng, sạch sẽ.
? ở trong lớp mình bạn nào đã biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
? Như thế nào là giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
? Em cần làm gì để nhường nhịn em nhỏ và lễ phép với anh chị.
? Những thành viên trong gia đình phải sống như thế nào.
? Khi chào cờ em phải thể hiện như thế nào.
- Gọi đại diện từng học sinh trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
4- Củng cố, dặn dò.
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
Học sinh hát.
Trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời.
Mặc quần áo sạch, gọn, đúng cách,, phù hợp với thời tiết, không làm bẩn quần áo.
- Học sinh nêu.
Không làm bẩn sách, không vẽ bẩn ra sách vở, khi học song phải cất đúng nơi qui định.
- Biết vâng lời anh chị, biết thương yêu đùm bọc em nhỏ.
- Phải thương yêu đùm bọc và có trách nhiệm với mọi người trong gia đình mình.
- Phải đứng nghiêm, mắt nhìn lá cờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAK1.doc