Giáo án lớp 1 - Huỳnh Thị Kim Hoàng - Tuần 29 năm 2011

Giáo án lớp 1 - Huỳnh Thị Kim Hoàng - Tuần 29 năm 2011

A.Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu nội dung bài : Vẻ đẹp của lá hoa, hương sắc loài sen.

 Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).

B. Đồ dùng dạy học:

- GV : Bảng phụ, bảng con, tranh đầm sen

- HS : Bảng con

C. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Vì bây giờ mẹ mới về

- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi:

? Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ?

? Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ?

? Bài có mấy câu hỏi ? Đọc các câu hỏi và các câu trả lời ?

→ Nhận xét, ghi điểm

 

doc 11 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 - Huỳnh Thị Kim Hoàng - Tuần 29 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 21 tháng 03 năm 2011
Tiết 25+26: Môn: Tập đọc	
 Bài: Đầm sen 	SGK / 91,92	 Thời gian dự kiến: 70/
A.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : Vẻ đẹp của lá hoa, hương sắc loài sen. 
 Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ, bảng con, tranh đầm sen
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Vì bây giờ mẹ mới về
- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi: 
? Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không ?
? Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ?
? Bài có mấy câu hỏi ? Đọc các câu hỏi và các câu trả lời ?
→ Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
2.1: Giới thiệu bài: 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 
a. Luyện đọc tiếng, từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Học sinh (đọc thầm) xác định các câu -> GV đánh số câu.
- Học sinh tiếp tục đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc-> HS nêu ->GV gạch chân: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại .
=>Hướng dẫn học sinh phát âm lại các tiếng, từ khó.
- GV giảng từ: thanh khiết 
b. Luyện đọc câu, đoạn, bài:
- GV hướng dẫn học sinh đọc từng câu -> hết bài.( 2 lượt )
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn -> hết bài.
	* Thư giãn :
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu -> hết bài.
- Học sinh đọc trơn cả bài: CN + ĐT.
2.3 : Ôn vần: en – Học vần mới : oen .
- GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần en
- GV đính và giới thiệu 2 vần - HS đọc
- HS đọc và tìm tiếng có vần en.
- GV giới thiệu các từ có vần oen , HS đọc từ, phân tích.
TIẾT 2
2.4: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói : 
a. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: 
- Học sinh mở sách đọc thầm
- HS đọc tiếng toàn bài
- HS luyện đọc theo dãy, đọc mời
Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài:
(?) Khi nở , hoa sen trông đẹp ntn ?
(?) Đọc câu văn tả hương sen ?
→ Gv chốt nội dung bài
b.Luyện nói: 
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi tranh phần luyện nói với các câu hỏi gợi ý
- Mời HS lên trình bày nói về hoa sen
-> Nhận xét, chốt ý .
3. Củng cố: 
- HS thi đua đọc bài theo dãy
- GV hỏi lại nôi dung bài.
* NX – DD :
D. Bổ sung:
	Tiết 29: Môn: Đạo đức	
	 Bài: Chào hỏi và tạm biệt (tt)	 	
 Thời gian dự kiến: 35/
( Đã soạn ở tuần 28 )
 Thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2011
Tiết 5: Môn: Tập viết	
 Bài: Tô chữ hoa L, M, N	
 Thời gian dự kiến: 35/
A.Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa: L, M,N .
- Viết đúng các vần : en, oen, ong, oong; các từ ngữ : hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong, kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập 2.(Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần.)
+ HS Khá giỏi: Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng,số chữ qui định trong vở tập viết 1, tập 2.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Khung bảng, mẫu chữ viết.
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
- Gv nhận xét bài tiết trước
- HS luyện viết lại các chữ hoa : H, I, K
2. HDHS tô chữ hoa:
*Cho học sinh quan sát chữ mẫu L,M,N.( Theo thứ tự )
- HS quan sát chữ mẫu và nhận xét: độ cao con chữ, cấu tạo các nét; qui trình viết.
- GVHDHS về qui trình viết.
- HS luyện viết trên không
- Hs luyện viết bảng lớp, bảng con
3.HDHS viết vần, từ ngữ ứng dụng:
- HS đọc vần và các từ
- GV yêu cầu HS luyện viết bảng con
- GV nhận xét, kiển tra , chỉnh sửa
	* Thư giãn : 
4. HDHS thực hành viết:
- GV chỉnh sửa và nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
- HS thực hành viết – GV quan sát
* GV thu vở HS chấm điểm – Nhận xét bài viết.
5. Củng cố : 
- HS luyện viết các vần , từ chưa đạt
* NX - DD:
D. Bổ sung : ...
Tiết 9: Môn: Chính tả	
Bài: Hoa sen.	SGK/ 93	 Thời gian dự kiến: 35/
A.Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát: Hoa sen: 28 chữ trong khoảng 12-15 phút.
- Điền đúng vần : en, oen; chữ g, gh vào chỗ trống.
 Làm được bài tập 2,3 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con
C.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài mới:
a. GTB:
b. HDHS tập chép:
- GV đính đoạn văn cần viết.
- HS đọc đoạn văn: CN + ĐT
- HS luyện viết các tiếng khó dễ viết sai trên bảng con
c. HS tập chép:
- GV nhắc nhở HS trước khi viết
- HS nhìn và tập chép vào vở
- GV đọc lại bài → HS soát lỗi bằng bút chì
- HS đổi vở kiểm tra bài viết 
- GV thu và chấm vở cho Hs
	* Thư giãn :
d. HDHS làm bài tập chính tả:
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài tập	
- Cả lớp nhận xét, sửa bài
2. Củng cố:
- GV nhận xét bài viết của HS
- HS luyện viết các tiếng, từ viết sai
* NX – DD :
D. Bổ sung:
..
 Tiết 113:	 Môn: Toán	
	 Bài: Phép cộng trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ ) SGK : 154,155
 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt : Nắm được cách cộng số có hai chữ số; biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số; vận dụng để giải toán.
- Bài tập cần làm : bài 1, bài 2, bài 3.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Mẫu vật, bảng phụ, phiếu học tập
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: *Giới thiệu tính cộng dạng 35 + 24
+ Cho học sinh lấy 35 que tính: tách 3 thẻ chục và 5 que rời . Gv nhận xét HS có cách lấy nhanh, gon
+ Tiếp tục lấy 24 que tính nữa: tách 2thẻ chục và 4 que rời.
* Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng (tương tự các dạng đã học – lấy các que rời cộng trước: 5 + 4 = 9; lấy các thẻ chục cộng sau: 30 + 20 = 50 ->35 que tính cộng 24 que tính bằng 59 que tính).
* Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính.
35 	- 5 cộng 4 bằng 9.
24	- 3 cộng 2 bằng 5.
59	-> Cộng theo hàng, viết thẳng cột.
*Giới thiệu tính cộng dạng 35 + 20 và 35+ 2 
	- HS thực hiện tính trên bảng con, kiểm tra theo nhóm
	* Thư giãn : 
2.Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Biết làm tính cộng các số có 2 chữ số
HS làm bài trên phiếu học tập theo nhóm 6
Các nhóm kiểm tra, nhận xét
Bài 2: Biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số
- HS làm bài, 6 HS làm bảng con, nhận xét, sửa bài 
 Bài 3: Vận dụng phép cộng các số có 2 chữ số để giải toán có 1 phép cộng.
HS đọc đề , GVHDHS phân tích đề toán
HS làm bài, cả lớp làm bảng phụ, nhận xét, sửa bài
3. Hoạt động 3: Củng cố
- Trò chơi : Câu cá
* NX-DD:
D. Bổ sung:
 Thứ tư, ngày 23 tháng 03 năm 2011
 Tiết 27+28: Môn: Tập đọc	
 Bài: Mời vào 	SGK / 94,95	 Thời gian dự kiến: 70/
A.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ : kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. 
 Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
- Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ, bảng con, tranh chong chóng 
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đầm sen
- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi: 
? Tìm tiếng trong bài có vần en ?
? Khi nở hoa sen trông đẹp ntn ?
? Đọc câu văn tả hương sen ?
→ Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
2.1: Giới thiệu bài: 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 
a. Luyện đọc tiếng, từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Học sinh (đọc thầm) xác định các thơ, khổ thơ.
- Học sinh tiếp tục đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc-> HS nêu ->GV gạch chân: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền 
=>Hướng dẫn học sinh phát âm lại các tiếng, từ khó.
- GV giảng từ: kiễng chân 
b. Luyện đọc câu, khổ, bài:
- GV hướng dẫn học sinh đọc từng dòng -> hết bài.( 2 lượt )
- GV hướng dẫn học sinh đọc bài theo khổ -> hết bài.
	* Thư giãn :
- Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ -> hết bài.
- Học sinh đọc trơn cả bài: CN + ĐT.
2.3 : Ôn vần: ong – Học vần mới : oong .
- GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần ong
- GV đính và giới thiệu 2 vần - HS đọc
- HS đọc và tìm tiếng có vần ong.
- GV giới thiệu các từ có vần oong , HS đọc từ, phân tích.
TIẾT 2
2.4: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói : 
a. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: 
- Học sinh mở sách đọc thầm
- HS đọc tiếng toàn bài
- HS luyện đọc theo dãy, đọc mời
Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài:
(?) Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà ?
(?) Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì ?
-> Gv chốt ý nội dung bài.
b.Luyện nói: 
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi tranh phần luyện nói
- Mời HS lên trình bày nói về những con vật mà em yêu thích
-> Nhận xét, chốt ý .
3. Củng cố: 
- HS thi đua đọc bài theo dãy
- GV hỏi lại nôi dung bài.
* NX – DD :
D. Bổ sung:
	Tiết 114: Môn: Toán	
	 Bài: Luyện tập	 SGK : 156	 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt : Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100, tập đặt tính rồi tính; biết tính nhẩm.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 .
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ.
- HS: bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính vào bảng con : 26 + 33 
→GV kiểm tra, yêu cầu HS trình bày cách tính
2.Hoạt động 2 : Luyện tập
	Bài 1: Làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100, tập đặt tính rồi tính
HS làm bài trên bảng phụ theo nhóm 3
Các nhóm đính kết quả, nhận xét, sửa bài
 Bài 2: Thực hiện tính nhẩm các bài theo hàng ngang.
- GV HD HS cách tính nhẩm, 4 HS làm bảng con
-> Giáo viên sửa bài.
	* Thư giãn:
Bài 3: Giải toán có phép cộng trong phạm vi 100
- Học sinh làm bài cá nhân và 01 học sinh làm bảng phụ -> GV hướng dẫn sửa bài.
 -> Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: Vẽ đoạn thằng có độ dài cho trước
HS đọc yêu cầu, dùng thước vẽ được các đoạn thẳng có độ dài 8 cm.
HS kiểm tra theo nhóm đôi. 
3. Hoạt động 3: Củng cố 
- Trò chơi : Tạo nhóm theo kết quả .
D. Bổ sung:
Thứ năm, ngày 24 tháng 03 năm 2011
	Tiết 29: Môn: Tự nhiên – Xã hội	 Bài: Nhận biết cây cối và con vật SGK: 60,61	
 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật.
- Yêu cầu phát triển : Nêu điểm giống ( hoặc khác ) nhau giữa một số cây và một số con.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Tranh về cây cối và động vật.
- HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Thảo luận. 
+ Mục tiêu: Khắc sâu học sinh những hiểu biết về đặc điểm của cây cối và động vật.
Giáo viên cho học sinh nhìn vào tranh quan sát và từng cặp học sinh lên chỉ cho nhau biết về các bộ phận của con vật, cây cối mà mình đã học.(04 – 06 nhóm)
(?) Con vật có những bộ phận nào mà giống nhau ?
(?) Điều đó giúp gì cho các con vật?
(?) Ngược với động vật thì cây cối có đặc điểm gì?-> Học sinh nêu. 
Kết luận: Động vật thì di chuyển được còn thực vật thì không.
* Thư giãn : 
* Hoạt động 2: Trò chơi : Đố bạn.
+ Mục tiêu: Học sinh nhớ lại những đặc điểm chính của động vật và thực vật đã học.
	 HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi.
- GV tổ chức cho mỗi lượt 1 HS lên đứng xoay vào bảng. HS đeo một tấm bìa trên đó có ghi tên một loại cây hay con vật . Em HS đó sẽ tự đặt 3 câu hỏi, hs dưới lớp trả lời đúng hoặc sai, để em đó đoán tên.
- GV làm mẫu cho HS
- HS chơi thử
- HS thi đua chơi theo dãy
- GV nhận xét, tuyên dương
* NX – DD: 
D. Bổ sung:
Tiết 10: Môn: Chính tả	
 Bài: Mời vào.	SGK/ 96	 Thời gian dự kiến: 35/
A.Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng khổ thơ 1,2 bài: Mời vào khoảng 15 phút.
- Điền đúng vần ong hay oong; chữ ng hay ngh vào chỗ trống.
 Làm được bài tập 2 ,3(SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con
C.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài mới:
a. GTB:
b. HDHS tập chép:
- GV đính bài thơ cần viết.
- HS đọc bài thơ: CN + ĐT
- HS luyện viết các tiếng dễ viết sai.
c. HS tập chép:
- GV nhắc nhở HS trước khi viết cách trình bày bài thơ
- HS nhìn và tập chép vào vở
- GV đọc lại bài → HS soát lỗi bằng bút chì
- HS đổi vở kiểm tra bài viết 
- GV thu và chấm vở cho Hs
	* Thư giãn :
d. HDHS làm bài tập chính tả:
- HS đọc yêu cầu bài 2, 3
- HS làm bài tập thi đua theo dãy
- Cả lớp nhận xét, sửa bài
2. Củng cố:
- GV nhận xét bài viết của HS
- HS luyện viết các từ viết sai
* NX – DD :
D. Bổ sung:
..
..
 Tiết 5 : Môn: Kể chuyện	
 Bài: Niềm vui bất ngờ SGK : 72	 Thời gian dự kiến: 35/
 A.Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh .
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ.
+ HS khá-giỏi: kể được toàn bộ câu chuyện.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Tranh truyện.
- HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học: 
1. GV giới thiệu câu chuyện
2. GV kể mẫu câu chuyện:
- GV kể chuyện lần 1
- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa 
3. GV HDHS kể chuyện:
- GV gợi ý cho HS kể từng đoạn truyện → HS luyện kể
- GV + HS nhận xét, bổ sung
	* Thư giãn: 
4.GVHDHS kể phân vai:
- GV yêu cầu HS đóng vai luyện tập và lên kể theo nhóm → chỉnh sửa lời thoại cho Hs 
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ về câu chuyện – Liên hệ về tấm gương đạo đức của Bác: Qua câu chuyện có thật về Bác,các em sẽ thấy được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng lúc nào Bác cũng nhớ đến thiếu nhi. Thiếu nhi cả nước cũng rất yêu quý Bác, lúc nào cũng mong gặp Bác.
- GV nhận xét chốt lại về ý nghĩa câu chuyện.
6. Củng cố, dặn dò:
D. Bổ sung:
Tiết 115: Môn: Toán	
	 Bài: 	Luyện tập 	 SGK : 157	
 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100; biết tính nhẩm, vận dụng để cộng các số đo độ dài.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 4.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100
HS làm bài theo nhóm 3.
Các nhóm đính bài, nhận xét sửa bài
Bài 2: Vận dụng để cộng nhâm các số đo độ dài.
- Cả lớp làm bài, 02 học sinh làm bảng con
 - GV sửa bài ở bảng phụ- học sinh đổi vở KT.
	* Thư giãn :
Bài 4: Giải toán.
- GV cho học sinh tự suy nghĩ và tự giải bài.
- 01 học sinh làm bảng phụ - GV hướng dẫn sửa bài
 -> Giáo viên nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động 2: Củng cố 
- HS thi nối phép tính với số thích hợp.
D. Bổ sung:
.
 Thứ sáu, ngày 25 tháng 03 năm 2011
Tiết 29+30: Môn: Tập đọc	
 Bài: Chú Công 	SGK / 97,98	 Thời gian dự kiến: 70/
A.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành. 
 Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bảng phụ, bảng con, tranh con công
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Mời vào
- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi: 
? Những ai đến gõ cửa ngôi nhà ?
? Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì ?
? Tìm tiếng có vần ong ?
→ Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: 
2.1: Giới thiệu bài: 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 
a. Luyện đọc tiếng, từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Học sinh (đọc thầm) xác định các câu -> GV đánh số câu.
- Học sinh tiếp tục đọc thầm và tìm các tiếng, từ khó đọc-> HS nêu ->GV gạch chân: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh .
=>Hướng dẫn học sinh phát âm lại các tiếng, từ khó.
- GV giảng từ: rực rỡ, lóng lánh 
b. Luyện đọc câu, đoạn, bài:
- GV hướng dẫn học sinh đọc từng câu -> hết bài.( 2 lượt )
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn -> hết bài.
	* Thư giãn :
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu -> hết bài.
- Học sinh đọc trơn cả bài: CN + ĐT.
2.3 : Ôn vần: oc – Học vần mới : ooc
- GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần oc
- GV đính và giới thiệu 2 vần - HS đọc
- HS đọc và tìm tiếng có vần oc.
- GV giới thiệu các từ có vần ooc, HS đọc từ, phân tích.
TIẾT 2
2.4: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói : 
a. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài: 
- Học sinh mở sách đọc thầm
- HS đọc tiếng toàn bài
- HS luyện đọc theo dãy, đọc mời
Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài:
(?) Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì , chú đã biết làm động tác gì?
(?) Đọc câu văn tả vẻ đẹp của đuôi công trống sau 2,3 năm ?
=> GV chốt ý nội dung bài.
b.Luyện nói: 
- GV yêu cầu HS hát bài hát về con công
- Mời HS lên trình bày -> Nhận xét, tuyên dương .
3. Củng cố: 
- HS thi đua đọc bài theo dãy
- GV hỏi lại nôi dung bài.
* NX – DD :
D. Bổ sung:
Tiết 116: Môn: Toán 
Bài: Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ) SGK: 158 Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt : Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số; biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Mẫu vật, bảng phụ, bộ ĐDDH
- HS : Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: *Giới thiệu tính trừ dạng 57 - 23
+ Cho học sinh lấy 57 que tính: tách thành 5 thẻ chục và 7 que rời.
+ Tiếp tục lấy 23 que tính: tách thành 2 thẻ chục và 3 que rời.
* Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ (tương tự các dạng đã học – lấy các que tính rời trừ trước: 7 – 3 = 4; lấy các số chục trừ sau: 50 - 20 ->57 que tính trừ 23 que tính bằng 34 que tính).
* Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính.
57 	- 7 trừ 3 bằng 4.
23	- 5 trừ 2 bằng 3.
34	-> Trừ theo hàng, viết thẳng cột.
* HS làm bảng con : 65 – 32
- GV kiểm tra, nhận xét
* Thư giãn: 
2.Hoạt động 2:	Luyện tập
Bài 1: Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số
Cho học sinh tự thực hiện trên phiếu theo nhóm
Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét
Bài 2: Điền được chữ đ vào bài đúng, chữ s vào bài sai
Học sinh đọc yêu cầu, HS làm bài , 1 HS làm bảng phụ.
HS nhận xét bài tập theo hình thức đưa thẻ đúng sai
Bài 3: Biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số
- Học sinh đọc đề toán, các nhóm làm phiếu học tập – trình bày kết quả tại góc học tập – các nhóm tự nhận xét – giáo viên sửa bài.
3. Hoạt động 3 Củng cố 
- Cho học sinh cho ví dụ và tính bảng con.
* NX- DD:
D. Bổ sung:
Tiết 29: Sinh hoạt tập thể: 	 Tổng kết tuần
- Giáo viên chỉ cho học sinh biết được những việc mà mình đã thực trong tuần và nhắc nhở các em phát huy những điều đã làm tốt. Tăng cường luyện viết chữ, làm tính các số có 2 chữ số.
- Nêu ra những mặc mà các em chưa thực hiện được (vệ sinh thân thể, nề nếp nhặt giấy rác cuối giờ và yêu cầu các em cố gắng ở tuần sau).
- Hướng dẫn bầu học sinh xuất sắc.
- Cả lớp sinh hoạt trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 29(2).doc