Giáo án lớp 1 năm 2010 - 2011 - Tuần 20

Giáo án lớp 1 năm 2010 - 2011 - Tuần 20

A. MỤC TIÊU:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của 4 anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện: Hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh: chậm rãi khoan thai ở lời kết.

Tốc độ đọc 90 tiếng /1 phút.

 - Hiểu các từ ngữ mới ( chú giải).

 - ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.

 

doc 23 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 năm 2010 - 2011 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 1 / 1 / 2010
 Ngày dạy Thứ hai ngày 3 / 1 / 2010 
Tập đọc
Tiết 39: Bốn anh tài ( tiếp theo).
A. Mục tiêu:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của 4 anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện: Hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh: chậm rãi khoan thai ở lời kết.
Tốc độ đọc 90 tiếng /1 phút.	
 - Hiểu các từ ngữ mới ( chú giải).
	- ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
B. Chuẩn bị
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk phóng to ( nếu có).
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức. 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ : Chuyện cổ tích về loài người? 
- 2,3 Hs đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
1. Giới thiệu bài. Bằng tranh.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
HĐ của trò
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc.
- Chia đoạn:
- Đ1: Từ đầu...để bắt yêu tinh đấy.
 Đ2: Còn lại.
- Đọc nối tiếp : 2 lần
- 2 Hs đọc / 1 lần
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- 2 Hs 
- 2 Hs khác.
- Đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc, lớp theo dõi.
+ Nêu cách đọc đúng?
- Đọc trôi chảy, lưu loát, phát âm đúng toàn bài.
- Gv đọc toàn bài.
- Lớp nghe, theo dõi.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc lướt đoạn 1, trả lời:
- Cả lớp đọc
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp những ai và được giúp đỡ như thế nào?
- ...gặp 1 bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó, bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ.
+Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì?
- ...giục 4 anh em chạy trốn.
+Nêu ý chính đoạn 1?
-ý 1: Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ cứu giúp.
- Đọc thầm đoạn 2, trao đổi theo N2:
- Lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh.
- Trao đổi trong nhóm, thuật cho nhau nghe:
+Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
- ...phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng làng mạc.
+huật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh?
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nx trao đổi, bổ sung.
- Gv chốt lại ý đúng và đủ.
+Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
-...anh em Cẩu Khấy có sức khoẻ và tài năng phi thường, đoàn kết,...
+Nêu ý đoạn 2?
- Bốn anh em Cẩu KHây chiến thắng được yêu tinh bằng sức khoẻ, tài năng và sự đoàn kết của mình.
+Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- ý nghĩa: (MĐ,YC).
c. Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp toàn bài :
- 2 Hs đọc. Lớp theo dõi.
+Tìm giọng đọc bài văn?
- Hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh: chậm rãi khoan thai ở lời kết. Nhấn giọng: vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi, hét lên, nổi ầm ầm, tối sầm, như mưa, be bờ, tát nước ầm ầm, , khoét máng, quy hành,...
- Luyên đọc đoạn: Cẩu Khây hé cửa...tối sầm lại.
+ Gv đọc mẫu.
- Lớp theo dõi, nêu cách đọc đoạn.
+ Luyện đọc theo cặp:
- Cặp luyện đọc.
+ Thi đọc:
- Cá nhân đọc, cặp đọc.
+ Gv cùng hs nx, khen hs, nhóm đọc tốt.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nd bài học.
	 	- Nx tiết học. 
	- VN kể lại chuyện cho người thân nghe.
Toán
Tiết 96: Phân số
A. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh:
	- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
	- Biết đọc, viết về phân số.
B. Đồ dùng dạy học.
- Bộ đồ dùng dạy học toán các hình sử dụng bài hình thành phân số: (TBDH).
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Một số học sinh trình bày lại bài tập 4/ 105.
- 2,3 hs . Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung.
III Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu phân số: 
- GV lấy hình tròn dán lên bảng.
+ Hình tròn của các em được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Đã tô màu bao nhiêu phần bằng nhau?
- Y/c hs lấy hình tròn giống của gv.
- 6 phần 
- 5 phần trong số 6 phần bằng nhau.
+ Đã tô màu bao nhiêu phần hình tròn?
- Năm phần sáu hình tròn.
+ Cách viết năm phần sáu:
 ( Viết số 5, viết gạch ngang,
 viết số 6 dưới gạch ngang 
 và thẳng cột với số 5)
 được gọi là gì? TS là bao nhiêu 
 và MS là bao nhiêu?
- Phân số. Tử số là 5, mẫu số là 6.
+ Mẫu số và tử số viết ở vị trí nào so với gạch ngang? MS và TS cho biết gì? Em có nhận xét gì?
- MS viết dưới gạch ngang, MS cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0.
- TS viết trên gạch ngang, TS cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên.
- Gv tổ chức cho hs lấy ví dụ với một số hình có trong bộ đồ dùng:
Phân số: ; ; ; .
3. Thực hành:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu phần a.b.
- Gv yêu cầu hs tự làm bài vào nháo đối với từng hình kết hợp cả 2 phần:
- Cả lớp tự làm bài.
- Trình bày miệng, lên bảng:
- Lần lượt từng học sinh trình bày từng hình, lớp nx, trao đổi bổ sung:
- Gv nx chung chốt từng câu đúng:
Hình 1: (hai phần năm). MS là 5 cho biết hình chữ nhật đã được chia thành 5 phần bằng nhau; TS là 2 cho biết đã tô màu 2 phần bằng nhau đó.
( Làm tương tự với các hình còn lại).
Bài 2. Gv kẻ bảng lớp
- Gv chốt ý đúng.
- Hs trao đổi trong nhóm 2, 
- 2, 3 Hs lên bảng điền. Nhiều hs trình bày miệng. Lớp nx, trao đổi bổ sung.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở :
- Cả lớp làm bài.
- Gv chấm 1 số bài:
- Gv nx chung.
- 2, 3 Hs lên bảng chữa bài, lớp nx trao đổi. Các phân số lần lượt là:
; ; ; ; 
Bài 4. ( Làm tương tự bài 3)
- Hs làm bài vào vở.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhắc lại nd bài.
	 	- Nx tiết học. 
- VN trình bày lại bài 1,2 vào vở BT.
 Chính tả ( Nghe - viết).
Tiết 20: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
A. Mục tiêu.
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
- Phân biệt tiếng có âm vần dễ lẫn: ch/tr; 
B. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết đoạn bài 2a. 3a lên bảng.
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức
II Kiểm tra bài cũ:
+ Viết : sản sinh; sắp xếp, bổ sung; sinh động...?
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp, đổi nháp kiểm tra.
- Gv cùng hs nx, trao đổi chốt từ viết đúng.
III. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1.Giới thiệu bài: Nêu MT.
2. Hs nghe - viết.
- Đọc bài chính tả 
- 1 Hs đọc, lớp theo dõi.
+ Nêu nội dung đoạn văn?
- Đoạn văn nói về Đân- lớp , người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su.
- Lớp đọc thầm nêu những từ khó, dễ viết lẫn?
- Hs đọc thầm và nêu.
-VD: Đân-lớp, nwocs Anh, XIX, 1880, nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm,...
- Gv tổ chức cho hs luyện viết cá từ trên:
- 1 số hs lên bảng viết, lớp viết nháp. đổi chéo nháp sửa cho nhau.
- Gv nhắc nhở Hs trước khi viết bài:..
Gv đọc....
- Lớp viết bài vào vở chính tả.
- Gv đọc toàn bài:
- Hs soát lại bài, 
- Gv thu chấm5,6 bài. Nx chung.
- Lớp đổi chéo kiểm tra bài của bạn.
3. Bài tập.
Bài 2a. Gv treo bảng phụ.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs tự làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Trình bày:
- 1 số học sinh đọc bài,lớp nx trao đổi bổ sung.
- Gv nx chốt bài làm đúng:
Thứ tự các từ điền đúng: Chuyền trong; chim; trẻ.
Bài 3a. ( Làm tương tự)
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
+ Thứ tự từ điền: đãng trí, chẳng thấy, xuất trình.
IV. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhắc lại nd bài.
- Nx tiết học. 
- Ghi nhớ các hiện tượng chính tả đã học.
Ngày soạn: 1/1/2011
 Ngày dạy Thứ ba ngày 4/1/2011
Toán
Tiết 97: Phân số và phép chia số tự nhiên.
A. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh nhận ra rằng:
	- Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên ( khác 0 ) không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên.
	- Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên ( khác 0 ) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
B. Đồ dùng dạy học.
	- Bộ đồ dùng dạy- học toán.
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Có một cái bánh cắt theo phần tô màu: Viết phân số biểu thị số phần cắt đi và số phần còn lại:
- Gv nx chốt bài đúng, ghi điểm.
III. Bài mới: 
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm nháp, nx chữa bài.
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Các ví dụ cụ thể: 
VD1: Có 8 quả cam chia đều cho 4 em,
 mỗi em được mấy quả cam?
8 : 4 = 2 ( quả cam)
+ Kết quả phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 là một số..
- ...là một số tự nhiên.
VD 2: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh?
- Hs suy nghĩ và nêu cách chia:
- Chia đều 3 cái bánh cho 4 em.
+ Mỗi em được bao nhiêu phần cái bánh?
... cái bánh
+ Ta viết : 3 : 4 = ?
 3 : 4 = ( cái bánh)
+ Nhận xét gì?
* Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia mẫu số là số chia.
+ Ví dụ:
 6 : 3 = ; 4 : 4 = ; 2 : 3 = 
3. Thực hành:
Bài 1. 
- Hs đọc yêu cầu.
- Gv viết đề bài lên bảng:
- Lớp viết bảng con; một số học sinh lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng. Lưu ý học sinh cách viết:
7 : 9 = ; 5 : 8 = ; 6 : 19 = 
1: 3 = 
Bài 2. 
- Gv chấm một số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
- Hs đọc yêu cầu thực hiện làm bào vào vở( theo mẫu)
- Một số học sinh lên bảng chữa bài.
36 : 9 = = 4; 88 : 11 = = 8; 
0 : 5 = = 0; 7 : 7 = = 1.
Bài 3. ( Cách làm tương tự như bài 2).
- Hs làm bài vào vở.
+ Qua đó em có nhận xét gì?
- Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhắc lại nd bài.
- Nx tiết học. 
- Vn làm bài tập 1 vào vở.
Luyện từ và câu
Tiết 39: Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
A. Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Xác định được bộ phận CN,VN trong câu.
	- Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì?
B. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu viết rời các câu văn trong bài tập 1.
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
+ Học thuộc lòng 3 câu tục ngữ 
BT 3/11.
+ Em thích câu tục ngữ nào ? Vì sao?
- Gv nx chung, ghi điểm.
III. Bài mới.
- 2, 3 Hs nêu, ... ạy học.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc đoạn văn bài tập 3 sgk /19?
- Gv nx ghi điểm.
III. Bài mới.
- 2,3 hs đọc. Lớp nx, bổ sung.
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC
2. Hướng dẫn hs làm bài tập.
a) Bài 1.
- Trao đổi theo nhóm2:
- Hs đọc nội dung bài tập 1.
- Làm vào nháp, 2,3nhóm làm phiếu.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm, dán phiếu, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung chốt từ đúng:
- VD: a. tập thể dục; đi bộ; chạy; chơi thể thao; du lịch; nghỉ mát; giải trí; an dưỡng;...
b. Vạm vỡ; lực lưỡng; cân đối; rắn rỏi; rắn chắc; săn chắc; chắc nịch; dẻo dai; nhanh nhẹn;...
b) Bài 2. Hs làm bài cá nhân vào vở.
- Hs đọc yêu cầu bài và tự làm bài.
- Nêu miệng:
- Lần lượt hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv chốt ghi bảng một số môn thể thao:
VD: Bóng đá, bóng chuyền, chạy, nhảy cao, bơi, đua môtô, cờ vua, cờ tướng, nhảy ngựa,...
c) Bài 3. ( Làm tương tự bài 2)
- Hs làm bài vào vở, nêu miệng: 
a. Khoẻ như voi ( Trâu; hùm; ...)
b. Nhanh như cắt ( gió; chớp; điện; sóc; ...)
d) Bài 4. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs trao đổi theo N2, trả lời.
- Gv nx bổ sung chốt lại ý đúng:
- Ăn được ngủ được nghĩa là có sức khoẻ tốt,
Tiên: sống nhàn nhã thư thái trên trời, tượng trưng cho sự sung sướng.
có sức khoẻ tốt sung sướng chẳng kém gì tiên.
IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nd bài.
- Nx tiết học.
- Nhắc hs về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ trong bài.
Khoa học
Tiết 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch.
A. Mục tiêu: 
	Sau bài học, hs biết:
	- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong và sạch.
	- Cam kết bảo vệ bầu không khí trong và sạch.
	- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
B. Đồ dùng dạy học.
	- Hình sgk phóng to (nếu có), giấy Ao, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định ttổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu những nguyên nhân và tác hại của không khí bị ô nhiễm?
- 2 Hs trả lời, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Tổ chức cho hs quan sát tranh theo cặp: Chỉ vào từng hình nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí?
- Từng cặp thực hiện yêu cầu: Nêu nội dung từng hình và kết luận của hình đó nên hay không nên.
- Trình bày:
- Đại diện các cặp, lớp nx trao đổi.
- Gv nx chung chốt ý:
+ Những việc nên làm ...:
 Hình 1;2;3;5;6;7.
+ Việc không nên làm ....: Hình 4.
* Liên hệ bản thân, gia đình, nhân dân làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Hs nhiều em trao đổi và liên hệ.
	* Kết luận: Chống ô nhiễm không khí bằng cách:
	- Thu gom và sử lý rác, phân hợp lí.
	- Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu của nhà máy, giảm khí đun bếp,...
	- Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành....
3. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Tổ chức cho hs hoạt động theo N4:
- 2 Bàn là 1 nhóm. Hs thực hành .
- Nhiệm vụ: 
- Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh.
- Nhóm trưởng phân công từng thành viên trong nhóm vẽ, viết từng phần.
- Trình bày: 
- Gv nx, khen nhóm có nội dung trình bày phong phú.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Đại diện nhóm nêu ý tưởng của nhóm mình, lớp nx trao đổi bổ sung. 
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu mục bạn cần biết? ( Hs nêu).
- Nx tiết học. 
- Chuẩn bị theo N4 cho tiết học sau: ống bơ; thước; sỏi; trống nhỏ; giấy vụn; kéo; lược;
địa lí
Tiết 20: Đồng bằng Nam Bộ
A. Mục tiêu:
- HS biết chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam: Sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, mũi Cà Mau.
	- Trình bày những đặc điểm tiểu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.B. Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ địa lý Việt Nam, tranh ảnh.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra:
Gọi HS đọc ghi nhớ.
III. Dạy bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu: 
2. Đồng bằng lớn nhất nước ta:
a) HĐ1: Làm việc cả lớp.
- GV đặt câu hỏi:
HS: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp lên
HS: Nằm ở phía Nam nước ta do phù sa của sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai)
- Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước có diện tích lớn gấp 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình có nhiều vùng trũng.
+ Tìm và chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, một số kênh rạch
3. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
b) HĐ2: Làm việc cá nhân.
HS: Quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi mục 2.
+ Nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta lại có tên là Cửu Long
- Là 1 trong những con sông lớn trên thế giới bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều nước và đổ ra biển đông. Đoạn hạ lưu sông chảy trên đất Việt Nam chỉ dài trên 200 km và chia thành 2 nhánh: Sông Tiền, sông Hậu do 2 nhánh sông đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long (chín con rồng).
- GV gọi HS lên chỉ vị trí các sông lớn và 1 số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
c) HĐ3: Làm việc cá nhân.
Bước 1: 
HS: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông
- Vì hàng năm vào mùa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập 1 diện tích lớn.
+ Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì
- Bồi đắp phù sa cho đất màu mỡ.
+ Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân nơi đây đã làm gì
- Xây dựng nhiều hồ lớn như hồ: Dầu Tiếng, hồ Trị An.
=> Rút ra bài học (ghi bảng)
HS: Đọc bài học.
IV. Củng cố: Dặn dò: 
- Nhắc lại nd bài
	 	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “ Tiết 20”
 Ngày soạn:	 3/1/2011
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 7/1/2011
Toán
Tiết 100: Phân số bằng nhau.
A. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số.
	- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Các băng giấy như sgk.
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
+ Viết 2 phân số bằng 1; bé hơn 1; lớn hơn 1?
- Gv cùng hs nx, chữa bài
III. Bài mới.
- 3 hs lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
1. Giới thiệu bài.
2. Nhậnbiết hai phân số bằng nhau:
- Gv cùng hs lấy hai băng giấy :
- 2 băng giấy bằng nhau.
- Gv cùng hs thao tác trên 2 băng giấy:
- băng giấy thứ nhất chia thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần.
+ Tô màu bao nhiêu phần bằng nhau của băng giấy?
- Tô màu của băng giấy 
+ Làm tương tự băng giấy 2: 
- Chia thành 8 phần bằng nhau và tô màu 6 phần được phần tô màu là 6/8 băng giấy.
+ SS 2 phần tô màu của 2 băng giấy ?
- Bằng nhau:
+ Từ đó so sánh 2 phân số:
- Bằng nhau.
+ Phân số 3/4 có TS và MS nhân với mấy để có được ps 6/ 8?
; 
+ Nêu kết luận?
* Kết luận: ( sgk).
3. Thực hành: 
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống.
- Hs tự làm bài vào nháp:
- Một số học sinh lên bảng chữa bài.
- Trình bày:
- Gv nx chốt bài làm đúng
- Nhiều hs nêu miệng kết quả bài làm.
- Lớp nx, trao đổi.
Bài 2. a. Tính và so sánh kết quả:
- Lớp làm bài vào vở.2 Hs lên bảng.
- Gv chấm, cùng hs nx, trao đổi, chữa bài:
18 : 3 = 6; (18 x 4) : (3 x 4)= 72:12=6
81:9 = 9; (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
+ Từ đó nêu nhận xét?
- Nếu nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia với (cho) cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không thay đổi.
Bài 3. Viết số thích hợp vào ô trống:
- Gv chấm, cùng hs nx chữa bài:
- Hs đọc yêu cầu bài, tự làm bài vào vở. 2 Hs lên bảng chữa bài.
a. ; b. = = 
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nd bài.
- Nx tiết học. 
- Vn trình bày bài tập 1 vào vở BT.
Tập làm văn
Tiết 40: Luyện tập giới thiệu địa phương.
A. Mục tiêu:
- Hs nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn.
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
B. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ đổi mới của địa phương sưu tầm được.
	- Viết dàn ý bài giới thiệu.
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới.
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC
2. Hướng dẫn hs làm bài tập.
 - Đọc yêu cầu.
*) Bài 1. 
- Đọc đoạn văn:
- 1 Hs đọc to, lớp theo dõi.
- Đọc thầm bài và trả lời?
- Cả lớp.
a. Bài văn giới thiệu đổi mới của địa phương:
- ...xã Vĩnh Sơn, H Vĩnh Thạch, Bình Định, là xã nghèo đối quanh năm, khó khăn nhất huyện.
b.Kể lại những nét đổi mới nói trên:
- Lần lượt hs kể: ...biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm; nghề nuôi cá phát triển; đời sống người dân cải thiện...
+ Lập dàn ý vắn tắt?
- Hs lập nháp, trình bày, lớp nx, bs.
- Gv nx dán dàn ý đã cb lên bảng.
- Hs đọc lại.
+ Mở bài:
+ Thân bài:
+ Kết bài:
- Giới thiệu những đổi mới ở đphương
- Gt chung về đphương em sinh sống.
- Nêu kq đổi mới, cảm nghĩ của em.
* Bài 2. 
- Đọc yêu cầu đề bài, xác định yc đề.
- Gv nhắc nhở hs chọn những đổi mới em ấn tượng nhất...hoặc giới thiệu mơ ước đổi mới...
- Hs tiếp nối nhau giới thiệu nội dung chọn:...
- Thực hành giới thiệu N2:
- Cả lớp thực hành.
- Thi giới thiệu :
- Cá nhân, nhóm.
- Gv khen hs giới thiệu tốt.
-Hs nx, trao đổi bổ sung.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhắc lại nd bài.
- NX tiết học.
- VN viết lại bài giới thiệu vào vở. Treo ảnh sưu tầm được.
Sinh hoạt tuần 20.
A. Mục tiêu:
- Sơ kết cuối tuần.
- Phương hướng tuần sau.
B. Nội dung sinh hoạt.
I. Sơ kết tuần.
1. Đạo đức: - Nhìn chung các em đều ngoan, lễ phép đoàn kết, có ý thức trong mọi hoạt động. Xong bên cạnh đó còn một số em chưa hay mất trật tự trong giờ học.
2. Học tập: - Nhiêu em dẫ có sự tiến bộ rõ rệt như: Diều, Quýnh, Luới, Nhung.
3. Các hoạt động khác:
a) Vệ sinh: - vệ sinh cá nhân còn bẩn
	 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
b) Thể dục – múa hát tập thể: cả lớp thực hiện nghiêm túc, tập đề, xếp hàng nhanh...
II. Phương hướng tuần tới:
	- Tiếp tục duy trì các nề nếp đã có.
	- Phụ đạo hs yếu kém, bồi dưỡng hs khá giỏi.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc