4. Đánh giá hoạt động và thông báo mới
- GV trực tuần tổng kết các hoạt động trong tuần, nêu ưu điểm và hạn chế, tổng kết xếp hạng các lớp.
- Tuyên dương HS hoa thơm
- Phát động các phong trào và công việc trong tuấn kế tiếp: Tiếp tục ổn định nền nếp, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sách vở và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, thực hiện giữ vệ sinh lớp học và sân trường,
Tuần 4 ( 26/9 -> 30/9/2022) THỨ NGÀY BUỔI MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY Thứ hai Ngày 26/9/ 2022 Sáng HĐTN 10 SHDC: G/T những học sinh chăm ngoan của khối lớp 1 T.Việt 37 N n M m (T.1) T.Việt 38 N n M m (T.2) Toán 10 Các số 4, 5 (T.1) Chiều Đ đức 4 Bài 2: Quân tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (T.2) TV(BS) 7 Tự ôn tập TN-XH 7 Bài 4: Đồ dùng trong nhà (T.1) Thứ ba Ngày 27/9 Chiều T.Việt 39 U u Ư ư (T.1) T.Việt 40 U u Ư ư (T.2) Toán (BS) 4 Tự ôn tập Thứ tư Ngày 28/9 Sáng Chiều HĐTN 11 SH theo chủ đề: Tự giới thiệu về em T.Việt 43 ng ngh (T.1) T.Việt 44 ng ngh (T.2) Thứ sáu Ngày 30/9 Sáng Âm nhạc 4 Góc âm nhạc của em T.Việt 47 Ôn tập (T.2) T.Việt 48 Kể chuyện: Nghỉ hè HĐTN 12 SH lớp: Cùng làm sơ đồ lớp Chiều NGHỈ Sáng Thứ hai ngày 26 tháng 09 năm 2022 Kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm TIẾT 10: GIỚI THIỆU NHỮNG HỌC SINH CHĂM NGOAN CỦA KHỐI LỚP 1 SINH HOẠT DƯỚI CỜ Ổn định HS tập hợp và ổn định Cho HS chơi trò chơi “Tôi bảo”, GV hô Tôi bảo tôi bảo, HS hô Bảo gì bảo gì, GV nêu Tôi bảo các bạn đứng lên, Tôi bảo các bạn so hàng. Nghi lễ Chào cờ Hát Quốc ca Làm nóng và dẫn nhập vào sinh hoạt sau chào cờ GV tổ chức trò chơi nhỏ hoặc cho HS biểu diễn văn nghệ Đánh giá hoạt động và thông báo mới GV trực tuần tổng kết các hoạt động trong tuần, nêu ưu điểm và hạn chế, tổng kết xếp hạng các lớp. Tuyên dương HS hoa thơm Phát động các phong trào và công việc trong tuấn kế tiếp: Tiếp tục ổn định nền nếp, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sách vở và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, thực hiện giữ vệ sinh lớp học và sân trường, Sinh hoạt giáo dục theo chủ đề, chủ điểm Sinh hoạt chủ đề: Em và những người bạn + GV tổ chức cho HS tham gia nêu tên những bạn chăm ngoan của lớp mình. + GV có thể cho HS giới thiệu về bạn của mình. + GV cùng tập cho HS hát bài: Lớp chúng mình Tổng kết GV kết luận ngắn gọn các hoạt động chính và khuyến khích tinh thần học tập của HS. B. SINH HOẠT CHỦ ĐỀ I. Mục tiêu 1. Năng lực - Nhận ra và nêu được một số bạn chăm ngoan của lớp mình. - Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn. - Bước đầu biết tự đánh giá hoạt động của bản thân. - Biết tham gia dọn dẹp ngăn nắp sau khi làm. 2. Phẩm chất - Thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè. - Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè. - Nâng cao trách nhiệm qua việc thu dọn. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Hình ảnh, máy chiếu. Bức chân dung mẫu; Một số vật liệu dùng để trang trí: lá cây, que tre, giấy bìa, giấy báo 2. Học sinh: Sách giáo khoa; Bút chì; Bộ thẻ cảm xúc. III. Hoạt động dạy học Thời gian Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3p 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. - GV yêu cầu các nhóm lấy hình chân dung đã chuẩn bị trước: Quan sát chân dung và chỉ ra điểm khác nhau của hai bạn (mái tóc, hình dáng bên ngoài) - GV dẫn dắt vào bài học mới. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV. 6p 2. Khám phá - GV giới thiệu cho HS 1-2 bạn chăm ngoan của lớp. Quan sát các bạn trong lớp hoặc lớp bạn, con cần biết những điểm gì? - GV giới thiệu một số bạn chăm ngoan của lớp mình. - HS lắng nghe yêu cầu và trả lời. HS quan sát 14p 3. Luyện tập - GV phát cho HS nêu tên các bạn và khuyến khích các em thực hành tốt như bạn của mình. - GV hỗ trợ HS thực hành – lưu ý các em cẩn thận khi thực hành và giữ vệ sinh. - HS thực hành 8p 4. Mở rộng - GV nêu tên những HS chăm ngoan của lớp mình và các lớp bạn. - Hướng dẫn HS quan sát và đặt câu hỏi: + Em ấn tượng nhất là bạn nào? + Em học được điều gì ở bạn? - HS tham gia triễn lãm và quan sát. - HS trả lời câu hỏi. 3p 5. Đánh giá GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để học sinh làm quen với việc đánh giá. HS sử dụng bộ thẻ cảm xúc để tự đánh giá. 1p * Kết nối: - GV yêu cầu HS tập giới thiệu về mình. - HS lắng nghe nhiệm vụ Tiếng việt CHỦ ĐỀ 4: KÌ NGHỈ BÀI 1: N n M m (tiết 1-2, sách học sinh, trang 40-41) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Kì nghỉ (mũ, nơ, nghỉ, nghé, ngựa, gà,).Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa n, m (nơ, nấm, me,). - Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của n, m, nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn nơ, me.Viết được các chữ n, mvà các tiếng, từ có n, m(nơ, me).Đánh vần các tiếng, từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học có nội dung liên quan với nội dung bài học. Gọi tên vật, nói câu có từ ngữ chứa tên gọi vật đã tìm qua các hoạt động mở rộng. - Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. - Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Thẻ chữ n, m(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (cái nơ, quả me, quả na (mãng cầu), quả mơ, ca nô, cá mè,); video clip về cảnh đi nghỉ có các hình ảnh giúp học sinh sử dụng các từ ngữ chứa âm chữ được học trong tuần; tranh chủ đề. 2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: * Mục tiêu: Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Kì nghỉ (mũ, nơ, nghỉ, nghé, ngựa, gà,); quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa n, m. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhómđôi. * Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”. Quản trò yêu cầu các bạn học sinh kể tên, đọc viết từ, nói câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học ở chủ đề Đi chợ; hoặc trả lời câu hỏi về nội dung của các bài đọc, truyện kể thuộc chủ đề Đi chợ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học. - Học sinh mở sách học sinh trang 40. - Giáo viên cho học sinh nhận diện và đọc chữ mà học sinh đã học:k, i. - Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Kì nghỉ. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa âm n, m. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa n, m). - Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. - Giáo viên nêu mục tiêu của bài học. - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu tên chủ đề và quan sát chữ ghi tên chủ đề. - Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra. - Học sinh nêu được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề như:đi nghỉ, nhà ga, ghế gỗ, ca nô, mũ, nón, - Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa n, m như: bố mẹ, nơ, nụ hoa, cây me, me đất, cá mè, - Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa n, m. Từ đó, học sinh phát hiện ra n, m. - Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài. 2.Khám phá: * Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của n, m, nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn nơ, me.Viết được các chữ n, mvà các tiếng, từ có n, m(nơ, me). * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: a. Nhận diện âm chữ mới: a.1. Nhận diện âm chữ n: - Giáo viên gắn thẻ chữ n lên bảng. - Giáo viên giới thiệu chữ n. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ n. a.2. Nhận diện âm chữ m: Tiến hành tương tự như nhận diện âm chữ n. b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng: b.1. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó âm chữn: - Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng nơ lên bảng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng nơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếng nơ. - Giáo viên yêu cầu học sinh thử ghép thêm một số tiếng khác có chứa âm n. b.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó âm chữm: Tiến hành tương tự như âm chữ n. c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa: c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa nơ: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ nơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa nơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa nơ. c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa me: Tiến hành tương tự như từ khóa nơ. - Học sinh quan sát chữ nin thường, in hoa. - Học sinh đọc chữ n. - Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng nơ. - Học sinh phân tích tiếng nơ(gồm âm n và âm ơ). - Học sinh đánh vần: nờ-ơ-nơ. - Học sinh ghép: na, no, nôn nóng; - Học sinh quan sát từ nơ, phát hiện âm ntrong tiếng khoá nơ. - Học sinh đánh vần: nờ-ơ-nơ. - Học sinh đọc trơn: nơ. Nghỉ giữa tiết d. Tập viết: d.1. Viết vào bảng con chữ n, nơ, m, me: - Viết chữ n: Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ n. - Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ n. - Học sinh viết chữ nvào bảng con. - Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. - Viết chữ nơ: Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ nơ(chữ nđứng trước, chữ ơđứng sau). - Viết chữ m, me: Tương tự như viết chữ n, nơ. d.2. Viết vào vở tập viết: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ n, nơ, m, mevào vở Tập viết. - Giáo viên giúp đỡ HSCHT. - Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ nơ. - Học sinh viết chữ nơvào bảng con. - Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có. - Học sinh viết chữ n, nơ, m, me. - Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kế ... TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng: - Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa ng, ngh. - Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa ng, ngh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ ngủhoặc nghĩ, ngừ, củ nghệ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ ng, nghbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa ng, ngh. - Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa ng, ngh(ngủ, nghĩ, ngừ, củ nghệ). - Học sinhđánh vần và đọc trơn các từ: ngủ, nghĩ, ngừ, củ nghệ. - Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng:ngủ, nghĩ, ngừ, củ nghệ. - Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp. - Học sinh tìm thêm chữ ng, nghbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh. - Học sinh nêu, ví dụ: ngày, ngoan, nghi, nghề, b. Đọc và tìm hiểu nội dung câu ứng dụng: - Giáo viên đọc mẫu: Mẹ chỉ cho bé ngô và nghé. - Giáo viên nhắc học sinh hình thức chữ M in hoa. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng:Ai chỉ cho bé nghé, ngô?Mẹ chỉ gì cho bé? - Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu. - Học sinhnhớ lại hình thức chữ M in hoa. - Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc: ngô, nghé. - Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng. - Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng: Mẹ chỉ cho bé ngô và nghé. Nghỉ giữa tiết 4. Vận dụng: * Mục tiêu: Học sinh biết nói vè Nghe vẻ nghe ve có tiếng chứa ng, ngh. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi. * Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh. - Giáo viên yêu cầu học sinh nói nội dung tranh theo các câu hỏi gợi ý: + Tranh vẽ hai bạn nhỏ đang làm gì? + Hãy đọc câu có trong bóng nói của bạn nam! - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc nối tiếp bài vè có ng, ngh. - Học sinh quan sát tranh. - Học sinh phát hiện được nội dung tranh. - Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: nói vè Nghe vẻ nghe ve có tiếng chứa ng, ngh. - Học sinh nói vè: Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè lớp tớ/ ngập ngà ngập ngừng, ngúng nga ngúng nguẩy, v.v.. 5. Hoạt động nối tiếp: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có ng, ngh. Giáo viên dặn học sinh. - Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có ng, ngh. - Học sinh nắm lại nội dung bài ở giờ tự học. - Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (Thực hành) Thứ sáu ngày 30 tháng 09 năm 2022 Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tuần 04 CHỦ ĐỀ 4: KÌ NGHỈ BÀI 5: Ôn tập (tiết 10-11, sách học sinh, trang 48-49) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Củng cố được các âm chữn, m, u, ư, g, gh, ng, ngh. - Nhận diện được n, m, u, ư, g, gh, ng, ngh. Sử dụng được các âm chữ đã học trong tuần để tạo tiếng mới.Đánh vần và bước đầu đọc trơn bài đọc.Nhận diện, phân biệt và phát biểu thành lời quy tắc chính tả g/ gh, ng/ngh.Viết đúng cụm từ ứng dụng, rèn luyện việc viết nối thuận lợi, không thuận lợi. - Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập. - Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết (chữ); rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Thẻ các chữ n, m, u, ư, g, gh, ng, ngh. Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật dùng minh hoạ kèm theo thẻ từ;bảng phụ dùng ghi các nội dung rèn chính tả cho g/gh, ng/ngh; bảng cài và chữ cái. 2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Tập viết và chính tả: * Mục tiêu: Học sinh nhận diện, phân biệt và phát biểu thành lời quy tắc chính tả g/ gh, ng/ngh; viết đúng cụm từ ứng dụng, rèn luyện việc viết nối thuận lợi, không thuận lợi. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thực hành. * Cách tiến hành: a. Viết cụm từ ứng dụng: - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần, đọc trơn cụm từ ứng dụng kì nghỉ hè. - Giáo viên treo tranh, yêu cầu học sinhnhìn tranh minh họa và đọc lại danh sách âm chữ đã học. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện từ có chứa âm chữ được học trong tuần ngh. - Giáo viên viết mẫu và phân tích hình thức chữ viết của từng từkì, nghỉ, hè. - Giáo viên yêu cầu học sinh viết cụm từ ứng dụng “kì nghỉ hè” vào vở. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có. - Học sinhđánh vần, đọc trơn cụm từ ứng dụng kì nghỉ hè. - Học sinh nhìn tranh minh họa và đọc lại danh sách âm chữ đã học. - Học sinh nhận diện từ có chứa âm chữ được học trong tuần ngh. - Học sinh quan sát cách giáo viên viết. - Học sinh viết cụm từ ứng dụng vào vở. - Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có. b. Bài tập chính tả: - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập chính tả vào vở bài tập. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh luyện tập bài tập chính tả g/gh, ngh/ngh, bằng việc ghi vào bảng con các từ chữ, như gà, ghi, ngà, nghĩ, - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự kiểm tra bài làm, tự đánh giá, sửa lỗi nếu mắc lỗi. - Học sinh thực hiện bài tập chính tả vào vở bài tập. - Học sinh ghi vào bảng con các từ chữ, như gà, ghi, ngà, nghĩ, - Học sinh kiểm tra bài làm, tự đánh giá bài của mình (theo hướng dẫn của giáo viên), sửa lỗi nếu mắc lỗi. - Học sinh chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài làm của mình. Nghỉ giữa tiết 4. Vận dụng: * Mục tiêu:Giúp học sinh mở rộng vốn từ và phát triển lời nói về chủ đề Kì nghỉ về các phương diện như thời gian, nơi nghỉ, đi cùng với ai, sự yêu thích. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi. * Cách tiến hành: - Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh nói về chủ đề kì nghỉ. - Giáo viên tổ chức trò chơi “Nhảy lò cò vòng quanh thế giới”. - Học sinh nghe giáo viên gợi ý. - Học sinh cử quản trò, quản trò thực hiện: + Vẽ các vòng kế tiếp hoặc xoắn ốc, mỗi vòng có các từ ngữ có tên gọi liên quan đến nơi em muốn đến tham quan, du lịch, cùng người thân, có âm vần được học. + Học sinh nhảy vào vòng nào đọc các từ ngữ đó,. 5. Hoạt động nối tiếp : - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng/ từ chứa âm chữ g/ gh, ng/ngh; chữ, tiếng có l/ n. Giáo viên dặn học sinh. - Học sinh nhận diện lại tiếng/ từ chứa âm chữ g/ gh, ng/ngh; chữ, tiếng có l/ n. - Học sinh nắm lại nội dung đọc, viết ở giờ tự học. - Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (kể chuyện Nghỉ hè). SINH HOẠT LỚP BÀI: CÙNG LÀM SƠ ĐỒ LỚP HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh biết sơ đồ lớp học. - Có khả năng thực hiện tạo sơ đồ lớp học. - Xây dựng bầu không khí thân thiện, vui tươi, hợp tác, yêu thương trong lớp. - Tổ chức lớp học: Giải quyết các tình huống có thể gây cản trở cho các hoạt động của lớp; thống nhất (bổ sung thêm) các quy tắc ứng xử, nội quy làm việc, cần thiết cho lớp. - Kiến tạo động lực học tập, niềm hứng khởi trong học tập, động viên tinh thần học sinh: đánh giá, khích lệ thành quả đạt được của cá nhân, nhóm, lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản tóm tắt nội dung tổng kết lớp; danh sách sinh nhật của tuần (nếu có); ... Bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân, nhóm, lớp; III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: * Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn luật chơi: Một bạn làm quản trò hô to “Tôi mến! Tôi mến!”. Người chơi đáp: “Mến ai? Mến ai?”. Bạn quản trò nêu tên một bạn trong lớp cùng một đức tính tốt của bạn đó. Tương tự đến hết thời gian. - Học sinh tham gia trò chơi. 2. Đánh giá tình hình của lớp: - Giáo viên yêu cầu lớp trưởng (chủ tịch Hội đồng tự quản) lên điều khiển. - Giáo viên khen ngợi, động viên những việc làm tốt, gương tốt mà lớp đã thực hiện, đồng thời nhắc nhở, rút kinh nghiệm đối với những bạn chưa làm tốt. - Lớp trưởng yêu cầu từng tổ trưởng nhận xét, đánh giá và báo cáo kết quả học tập, sinh hoạt của tổ trong tuần qua. - Lớp trưởng yêu cầu các lớp phó lên nhận xét, đánh giá tình hình học tập, lao động, kỉ luật, phong trào, của lớp mình trong tuần qua. - Lớp trưởng nhận xét chung kết quả học tập, rèn kuyện của lớp. 3. Giải pháp cho tình hình thực tế: * Cách tiến hành: - Giáo viên sử dụng bộ 4 câu hỏi để giúp học sinh nhận ra các hành vi chưa đúng trong tuần qua và đề ra biện pháp khắc phục: + Em mong muốn lớp của mình là lớp học như thế nào? + Tuần qua, mỗi em (nhóm, lớp) đã làm gì? + Những gì em đã làm có giúp em đạt được mong muốn như trên không? + Em cần làm gì để có được lớp học như em mong muốn? - Học sinh tự nhìn nhận những việc đã qua, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, bạn bè, nhóm, lớp. - Học sinh thảo luận, suy nghĩ và trả lời. - Học sinh thảo luận, cùng đề ra hành động và cam kết. 4. Thông tin quan trọng: * Cách tiến hành: - Giáo viên thông báo nhắc nhở những việc làm cần chuẩn bị cho tuần sau: về học tập, phong trào Đội, - Học sinh lắng nghe, thực hiện. 5. Hoạt động kết nối: * Mục tiêu: Giúp rèn luyện các kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho học sinh: làm việc nhóm, hợp tác. * Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm và phân công nhiệm vụ. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm vệ sinh lớp học. - Mỗi nhóm trang trí 1 phần nội dung sơ đồ lớp học: tô màu, cắt giấy, dán, vẽ, - Học sinh thu dọn sạch sẽ, gọn gàng sau khi làm xong.
Tài liệu đính kèm: