Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

 TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

(Trừ không nhớ)

I. Mục tiêu

- Củng cố kĩ năng cộng trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 100

- Rèn kĩ năng tính nhẩm.

- Củng cố kĩ năng đo đô độ dài đoạn thẳng và làm phép tính có số đo độ dài.

- Giáo dục học sinh có ý thức ham học và rèn luyện tính tỉ mỉ trong làm bài.

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm:

III. Hoạt động thực hành

 

doc 9 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Nguyễn Thị Tơ 
 GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 - 2017
TUẦN 32
Soạn ngày 01 tháng 04 năm 2017
Thứ hai ngày 11 tháng 04 năm 2017
TIẾNG VIỆT
 Luyện tập 
Sách thiết kế (trang 99), SGK (trang 45) 
Tiết 1 - 2
Thứ ba ngày 12 tháng 04 năm2017
TIẾNG VIỆT
 Luyện tập 
Sách thiết kế (trang 103), SGK (trang 47) 
Tiết 3 - 4
 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
(Trừ không nhớ)
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng cộng trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 100
- Rèn kĩ năng tính nhẩm.
- Củng cố kĩ năng đo đô độ dài đoạn thẳng và làm phép tính có số đo độ dài.
- Giáo dục học sinh có ý thức ham học và rèn luyện tính tỉ mỉ trong làm bài.
II. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: 
III. Hoạt động thực hành
Bài 1: 
 a. Đặt tính rồi tính:
	37 + 21 	47 - 23	49 + 20	39 - 16
	52 + 14	58 - 33	42 - 20 	32 + 25
- HS làm bài - chữa bài cho nhau.
* Lưu ý: HS phải thành thạo các phép tính cộng trừ trong phạm vi 100.
Bài 2: Tính:
	23 + 2 + 1 = ?	40 + 20 + 1 = ?	90 - 60 - 20 = ?
- HS làm bài theo thứ tự các phép tính từ trái sang - chữa bài cho nhau.
Bài 3: Đo rồi viết số đo độ dài đoạn thẳng AB.
 	 ?cm ?cm
	A B C
- HS thực hành đo độ đài các đoạn thẳng AB, BC, AC.
 Bài 4: Nối đồng hồ với câu thích hợp:
HS nhìn tranh bài 4 trang 168, đọc yêu cầu của bài - làm bài:
Bạn An ngủ dậy lúc 6 giờ?
Bạn An tưới hoa lúc 5 giờ?
Bạn An ngồi học lúc 8 giờ sáng?
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân ôn lại kiến thức bài học
Thứ tư ngày 13 tháng 04 năm 2017
TIẾNG VIỆT
 Phân biệt âm đầu gi/d/v 
Sách thiết kế (trang 106), SGK (trang 49) 
Tiết 5 - 6
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
NỘI DUNG TỰ CHỌN CỦA ĐỊA PHƯƠNG:
TỔ CHỨC HỌC SINH THAM QUAN LỄ HỘI CHÙA NGỌC TỈNH
 NHÂN NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG MỒNG 10 THÁNG 3 ÂM LỊCH
I. Mục tiêu
HS được đi tham quan và biết được cảnh đẹp của lễ hội ở chùa.
- Hiểu ý nghĩ của ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt lớn lên xây dựng quê hương đất nước ngày càng giầu đẹp.
II. Hoạt động cơ bản
- GV tổ chức cho học sinh đi tham quan - đảm bảo an toàn trên đường đi.
- GV giới thiệu cho học sinh quang cảnh ở chùa - nêu ý nghĩa của ngày giỗ 
tổ Hùng Vương.
- Qua đó giáo dục học sinh ra sức học tập tốt để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân tham quan lễ hội tại quê hương
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- HS củng cố về làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100 (trừ không nhớ), cộng trừ các số đo độ dài.
- Kĩ năng so sánh các số với nhau trong phạm vi 100.
- Giáo dục HS cẩn thận trong khi làm bài.
II. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: Tính nhẩm: 15 - 5 = ?; 10 + 5 = ?
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới 
III. Hoạt động thực hành
Bài 1: Dấu >, <, =:
32 + 7  40	32 + 14  14 + 32
45 + 4  54 + 5	69 - 9  96 - 6
55 – 5  40 + 5	57 – 1  57 + 1
HS làm bài chữa bài cho nhau.
Bài 2: Một thanh gỗ dài 97cm, bố em đem cưa đi 2cm. hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng ti mét.
HS làm bài chữa bài cho nhau
* Lưu ý: Có đơn vị cm kèm theo.
Bài 3: Giải toán theo tóm tắt sau:
	Giỏ 1 có: 48 quả cam
	Giỏ 2 có: 31 quả cam.
	Tất cả 2 giỏ có:quả cam.
HS tự đặt đầu bài toán và làm theo tóm tắt để giải như sau:
Số quả cam ở cả 2 giỏ có là: 48 + 31 = 79 ( quả cam).
Đáp số: 79 quả cam.
Bài 4: Kẻ thêm một đoạn thẳng để có:.
Một hình vuông và 1 hình tam giác:
Hai hình tam giác:
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân ôn lại kiến thức bài học 
Thứ năm ngày 14 tháng 04 năm 2017
TIẾNG VIỆT
 Luyện tập 
Sách thiết kế (trang 110), SGK (trang 51) 
Tiết 7 – 8
TOÁN
ĐỀ KIỂM TRA:
Thời gian làm bài: 35 phút ( không kể thời gian chép bài)
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 4đ ( mỗi phép tính 1 đ):
32 + 45	46 - 13	76 - 55	48 - 6
Bài 2: Ghi giờ đúng vào ô trống theo đồng hồ tương ứng:
	6 giờ	9 giờ	8 giờ	3 giờ	12 giờ.
Bài 3: Lớp A có 37 học sinh, sau đó có 3 học sinh chuyển đến lớp B, hỏi lớp A còn bao nhiêu học sinh?
Bài 4: Số:
35
+ 21
- 21
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 BÀI GIÓ
I. Mục tiêu
- Học sinh biết nhận xét về trời có hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để miêu tả cảm giác khi gió thổi vào người.
- HS khá giỏi nêu một số tác dụng của gió đối với đời sống con người.
ví dụ: Phơi khô, hóng mát thả diều, thuyền buồm, cối xay gió
II. Hoạt động cơ bản
Giới thiệu bài: Hôm nay sẽ học bài gió.
 Hoạt động 1: HS làm việc với sách giáo khoa.
Mục tiêu: 
HS nhận biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong sách giáo khoa và phân biệt dấu hiệu cho biết có gió mạnh, gió nhẹ.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV HDHS quan sát hình 32 SGK.
- HS trả lời các câu hỏi trong SGK (trang 66)
- Đối với câu hỏi nêu nhừng gì bạn nhận thấy khi gió thổi vào người.
- GV cho HS lấy quạt vào mình và đưa ra nhận xét. Các em sẽ nói ra cảm nhận cụ thể: ( nếu trời nóng các em cảm thấy mát, nếu về mùa đông các em thấy lạnh).
- GV yêu cầu các em trở lại quan sát cậu bé đang cầm quạt phe phảy trong SGK và nói với nhau về cảm giác của cậu bé.
Bước 2: GV yêu cầu 1 số cặp HS lên hỏi và trả lời nhau trước lớp
- Các bạn khác bổ sung.
Kết luận: Khi trời lặng gió cây cối đứng im, gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động, gió mạnh làm cho cành lá nghiêng ngả
Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời 
Mục tiêu:
 HS nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
Cách tiến hành:
- Bước 1: GV nêu nhiệm vụ cho HS khi ra ngoài trời quan sát.
- Bước 2: Tổ chức cho HS ra ngoài trời làm việc theo nhóm
- HS nêu những nhận xét của mình với các bạn trong nhóm 
- G V quan sát giúp đỡ HS.
- GV tập hợp cả lớp chỉ định đại diện các nhóm báo cáo kết quảKết luận: Nhờ quan sát cây cối mọi vật xung quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được là khi đó trời có gió hay lặng gió.Kết thúc bài học: GV cho HS ra chơi chong chóng theo nhóm đảm bảo em nào cũng được chơi.Tiến hành: bạn lớp trưởng hô: Gió nhẹ, các bạn trong nhóm cầm chong chóngchạy từ từ.Bạn quản trò hô “ gió mạnh” các bạn trong nhóm chạy nhanh để chong chóng quay tít.
Bạn lớp trưởng hô: Trời lặng gió. Các bạn trong nhóm đứng lại để chong chóng ngừng quay.
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân
Thứ sáu ngày 15 tháng 04 năm 2017
 TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10 
I. Mục tiêu
- Đếm đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: Điền dấu , = cho phù hợp: 105
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới 
III. Hoạt động thực hành
Bài 1: 
Viết số từ 0 đến 10 vào mỗi vạch của tia số:
ž	ž	ž	ž	ž	ž	ž	ž	ž	ž	ž	ž
HS làm bài - chữa bài
Bài 2: Điền dấu , = vào chỗ chấm:
a.	97	2 5	01	8 5
	7  9	5 2	1 0	6  6
b.	6 .. . 4	3  8	51	 2  6
	4  3	8  10	1 .. 0	6 .. 10
- HS làm bài - chữa bài.
* Lưu ý: Học sinh đọc rõ kết quả.
Bài 3: 
a. Khoanh vào số lớn nhất:	6 3  4 9
b. Khoanh vào số bé nhất: 	5 7  3 8
HS làm bài - chữa bài cho nhau.
Bài 4: Viết các số 10, 7, 5, 9 theo thứ tự:
Từ bé đến lớn:...
Từ lớn đến bé:..
Bài 5: Đo độ dài đoạn thẳng:
A
B
P
M
N
Q
HS thực hành đo độ dài và điền số cho phù hợp.
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân xem lịch và tập đọc thứ, ngày tháng.
 TIẾNG VIỆT
 Luyện tập 
Sách thiết kế (trang 114), SGK (trang 53) 
 Tiết 9 – 10 
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em.
II. Hoạt động cơ bản
1. Nhận xét tuần
+ Ưu điểm:
- Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra.
- Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự.
- Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt 
 - Các em có thành tích học tập tốt đó là: Long, Ly, Vi, Khánh, Dương. 
- Các em có tinh thần phát biểu trong giờ học như: Thư, Minh Anh, Phong
+ Khuyết điểm còn tồn tại 
- Một số em chưa thực sự gương mẫu trong giờ học còn nói chuyện riêng trong lớp như: 
2. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những 
điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được 
nhắc tên trước lớp.
3. Hoạt động vui chơi giải trí:
a. Ca múa hát.
- HS tham gia hát cá nhân bài: (Năm ngón tay ngoan )
b. Hái hoa dân chủ: ( Bốc thăm trả lời câu hỏi)
- Trả lời đúng sẽ được thưởng ( Tràng pháo tay)
- Trả lời sai - bạn khác có quyền trả lời.
Câu hỏi: 
1.HS làm phép tính: 90 – 50 + 30 = ? 
2. Khi viết tên người nước ngoài ta viết như thế nảo? ( Viết hoa chữ cái đầu) của tiếng thứ nhất và giữa các tiếng có gạch nối.
3. Em hãy tìm tiếng có phụ âm đầu l/n, ch/tr.
4. Em hãy tìm những tiếng bắt vần với nhau trong bài đồng giao( tiên – tiền)
( bài đồng giao: Ông tiển ông tiên)
5. Em hãy tìm tiếng có âm gi, r, d
- HS tự nêu ví dụ: giắt, ra, giường, rơm, giáp, dọn
6. Em hãy tìm các tiếng có âm tr
- Hs tự nêu ví dụ: trung thực, tập trung, trung bình, trung thu, trực nhật,
THỦ CÔNG
CẮT DÁN VÀ
TRANG TRÍ NGÔI NHÀ
I. Mục tiêu
- HS vận dụng được kiến thức đã học vào bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà 
- Cắt, dán được ngôi nhà mà em yêu thích
+ đồ dùng học tập
- Bài mẫu một ngôi nhà có trang trí
- Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
- Giấy thủ công nhiều màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, bút màu (nếu có) - 1 tờ giấy trắng làm nền
- Vở thủ công
III. Hoạt động cơ bản
Hoạt động của GV
Hoat động của HS
1. GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- GV hướng dẫn HS quan sát bài mẫu ngôi nhà được cát, dán phối hợp từ những bài đã học bằng giấy màu.
Định hướng sự chú ý của HS vào các bộ phận của ngôi nhà và nêu các câu hỏi : thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì ? Cách vẽ, cắt các hình đó ra sao?
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành
* GV hướng dẫn kẻ, cắt ngôi nhà :
Nội dung bài này chủ yếu là vận dụng kĩ năng của các bài trước, vì vậy khi GV hướng dẫn, HS thực hành kẻ, cắt ngay.
*Kẻ, cắt thân nhà :
Trong những bài trước HS đã học vẽ, cắt các hình, GV chỉ cần gợi ý để HS tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu một hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5ô (H1). Cắt rời hình chữ nhật đó khỏi tờ giấy màu (H2).
*Kẻ, cắt mái nhà :
GV gợi ý để HS vẽ lên mặt trái của tờ giấy 1 hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô và cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3. Sau đó cắt rời được hình mái nhà (H4)
*Kẻ, cắt cửa ra vào, cửa sổ :
- GV hướng dẫn HS kẻ lên mặt trái của tờ giấy màu xanh, hoặc tím, hoặc nâu v.v... 1 hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô làm cửa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ (H5)
- Cắt hình cửa ra vào, cửa sổ rời khỏi tờ giấy màu (H6)
3. HS thực hành dán vào vở :
- Trước khi dán vào vở, cho học sinh đặt thử các bộ phận của ngôi nhà để cân đối, đẹp mắt giữa trang giấy 
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân ôn lại kiến thức bài học để cắt, dán và trang trí ngôi nhà 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_32_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_t.doc