Giáo án lớp 1 – Nguyễn Thị Ý - Tuần 33

Giáo án lớp 1 – Nguyễn Thị Ý - Tuần 33

I.Mục tiêu:

-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

-Hiểu nội dung bài: cây bàng thân thiết với các trường học, Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng.

-Trả lời được câu hỏi 1 SGK

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Ảnh một số loại cây trồng ở sân trường.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 33 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 – Nguyễn Thị Ý - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ ngày
Môn
Tên bài dạy
Hai
25/4
Chào cờ
Thể dục
Tập đọc
Đạo đức
Giáo viên chuyên dạy
Cây Bàng 
Giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi
Ba
26/4
Toán
Tập viết
Chính tả
TN&XH
Ôn tập các số đến 10
Tô chữ hoa U, Ư, V
Cây Bàng
Trời nóng, trời rét 
Tư
27/4
Âm nhạc
Toán
Tập đọc
Thủ công
ÔN bài hát: Đi tới trường, tiếng chào theo em
Ôn tập các số đến 10
Đi học
Cắt, dán trang trí hình ngôi nhà (tiết 2)
Năm
28/4
Toán
Tập đọc
Chính tả
Mĩ thuật
Ôn tập các số đến 10
Nói dối hại thân
Đi học
Vẽ tranh bé và hoa
Sáu
29/4
Toán
Chính tả
Kể chuyện
SHTT
Ôn tập các số đến 100
Đi học
Cô chủ không biết quý tình bạn. 
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Tập đọc:
CÂY BÀNG
I.Mục tiêu:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
-Hiểu nội dung bài: cây bàng thân thiết với các trường học, Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng.
-Trả lời được câu hỏi 1 SGK
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Ảnh một số loại cây trồng ở sân trường.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Sau cơn mưa” và trả lời các câu hỏi 1 trong SGK.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài (giọng đọc rõ, to, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ). 
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách đọc nối tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài.
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần oang, oac.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập1:
Tìm tiếng trong bài có vần oang ?
Bài tập 2:
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần oang hoặc oac ?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
	Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Cây bàng thay đổi như thế nào ? 
Vào mùa đông ?
Vào mùa xuân ?
Vào mùa hè ?
Vào mùa thu 
Luyện nói:
Đề tài: Kể tên những cây trồng ở sân trường em.
Yêu cầu thảo luận N4
Tuyên dương nhóm hoạt động tốt.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, Trả lời câu hỏi. xem bài mới: CT: Cây bàng.
2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Rút từ ngữ khó đọc, phân tích
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Khoảng.
Học sinh đọc câu mẫu SGK.
Bé ngồi trong khoang thuyền. Chú bộ đội khoác ba lô trên vai.
Thi nói cá nhân
2 em.
Cây bàng khẳng khiu trụi lá.
Cành trên cành dưới chi chít lộc non.
Tán lá xanh um che mát một khoảng sân.
Từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá
Học sinh quan sát tranh SGK và luyện nói theo nhóm nhỏ 3, 4 em: cây phượng, cây tràm, cây bạch đàn, cây bàng lăng, 
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Đạo đức:
 GIỮ YÊN LẶNG KHI ÔNG BÀ, CHA MẸ NGHỈ NGƠI
I/ Mục tiêu :
- Biết cần phải giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi 
- Phân biệt được hành vi nên làm và không nên làm khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi
- Thực hành: đi nhẹ, nói khẽ, làm nhẹ tay khi ông bà cha mẹ nghỉ ngơi
II/ Tài liệu và phương pháp :
 - Kết hợp các phương pháp
 III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Kiểm tra bài cũ :
 Gọi học sinh trả lời bài 
Câu 1 : Khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi em cần phải làm gì ? 
Câu 2 : Giữ yên lặng là phải thế nào? 
 2 . Bài mới :
Thực hành : Học sinh đóng vai.
+ B1 : Nêu tình huống 
 -Tình huống 1 : Em đi chơi về, thấy 
 bà đang nằm nghỉ trên giường, em sẽ
 làm gì ?
 - Tình huống 2 : Mẹ đi làm về, kêu 
 mệt và lên giường nằm . Mẹ vừa đi 
 nằm được một lúc thì bạn em sang 
 chơi. Em sẽ ứng xử như thế nào ?
+ B2 : Đóng vai .	
+ B3 : Giáo viên kết luận : Khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi, chúng ta phải hết sức giữ gìn yên lặng , nói khẽ , làm nhẹ tay để ông bà, cha mẹ mạnh khỏe và sống lâu.
3 . Củng cố - dặn dò : 
 - Hỏi : Hôm nay các em học đạo 
đức gì ?	
- Hỏi : Khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi 
 em phải làm ? 
- Dặn dò : Dặn học sinh thực hành giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi và nhắc nhở anh chị cùng thực hiện .
Em phải giữ yên lặng.
Là nói khẻ, làm nhẹ khi ông bà cha mẹ nghỉ ngơi.
- Học sinh thảo luận nhóm và phân đóng vai.
- Đại diện một số học sinh của nhóm trình bày. 
- Nhận xét
- Giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơ
- Đi nhẹ, nói khẽ, làm nhẹ tay để giữ yên lặng cho ông bà cha mẹ nghỉ ngơi.	
Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2011
Toán:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10 (S/171)
I.Mục tiêu:
- Biết cộng trong phạm vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ; biết nối các điểm để có hình vuông, hình tam giác.
- Bài tập 1, 2, 3, 4
II.Chuẩn bị:
Hình vẽ cho bài tập
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Viết các số: 10, 7, 5, 9
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn:.........
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé:.........
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Ôn tập các số đến 10.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài.
 Theo tổ
Bài 2: Đọc yêu cầu bài.
Cọi 3 em lên bảng
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Cho thảo luận cặp
Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
Cho làm cá nhân
Gọi 2 em len bảng
Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
 3 + ... = 7 .... + 5 = 10
 9 - ... = 3 .... - 8 = 2
Nhận xét.
Dặn dò:
Làm lại các bài còn sai 
Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 10.(S/172)
Hát.
2 em làm ở bảng lớp.
Nhận xét.
Tính:
Nối tiếp nhau mỗi em 1 phép tính
Tính:
a) 5 em nối tiếp nhau
b) Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3
Điền số ? vào chỗ chấm
3 cặp trình bày
Nối các điểm để có
a) Một hình vuông
b) Một hình vuông và 2 hình tam giác
Cá nhân
 Tập viết:
 TÔ CHỮ HOA U, Ư, V
I.Mục tiêu: -Giúp HS tô được các chữ hoa U, Ư, V.
-Viết đúng các vần oang, oac, ăn, ăng; các từ ngữ: khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non – chữ thường, cỡ vừa
- HS khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách, đúng số chữ qui định trong vở tập viết.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
-Chữ hoa: U, Ư, V đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Gọi 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: Hồ Gươm, nườm nượp, tiếng chim, con yểng.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ U, Ư, V.
Nhận xét học sinh viết bảng con.
Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện:
Đọc các vần và từ ngữ cần viết.
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
Viết bảng con.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, HS khá giỏi hoàn thành bài
4.Củng cố :
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ U, Ư, V.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: Viết bài nếu chưa hoàn thành, xem bài mới.
Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
2 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con
Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Học sinh quan sát chữ hoa U, Ư, V trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
Chính tả: (tập chép)
CÂY BÀNG
I.Mục tiêu:
-HS nhìn sách hoặc bảng chép lại cho đúng đoạn văn cuối trong bài: Câu bàng.36 chữ tong khoảng 15- 17’
-Làm đúng các bài tập chính tả: 2, 3 SGK: Điền vần oang hoặc oac, chữ g hoặc gh.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3.
-Học sinh cần có VBT.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Giáo viên đọc cho học sinh viết 
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm đoạn văn cần chép và tìm những tiếng thường hay viết sai viết vào bảng con.
Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
Thực hành bài viết (tập chép).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi câu.
Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh  ... ới nhau, nói lời khuyên chú bé chăn cừu.
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: 
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Kể lại câu chuyện trên cho bố mẹ nghe.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Rút từ ngữ khó đọc, phân tích: kêu toáng, giả vờ.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
Thi đọc cá nhân, 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn để thi đọc đoạn 1.
2 em.
Nghỉ giữa tiết
Thịt. 
It: quả mít, mù mịt, bưng bít, 
Uyt: xe buýt, huýt còi, quả quýt, 
Mít chín thơm phức. Xe buýt đầy khách.
2 em đọc lại bài.
-Các bác nông dân làm việc quanh đó chạy tới giúp chú bé đánh sói nhưng họ chẳng thấy sói đâu cả.
-Không ai đến cứu. Kết cuộc bầy cừu của chú bị sói ăn thịt hết.
Nhắc lại.
2 học sinh đọc lại bài văn.
Cậu không nên nói dối, vì nối dối làm mất lòng tin với mọi người.
Nói dối làm mất uy tín của mình.
1 học sinh đọc lại bài, trả lời câu hỏi và nhắc lại lời khuyên với người nói dối.
Thực hành ở nhà.
MĨ THUẬT: 
VẼ TRANH BÉ VÀ HOA
I.MỤC TIÊU : 
-Nhận biết được nội dung đề tài bé và hoa.
- Biết cách vẽ tranh đề tài có hình ảnh bé và hoa.
-Vẽ được bức tranh về đề tài bé và hoa.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Một số tranh ảnh về đề tài bé và hoa.
-Hình minh hoạ bé và hoa.
-Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Kiểm tra đồ dùng học tập của các em.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ Giới thiệu đề tài
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu để học sinh thấy “Bé và hoa” đề tài này gần gũi với sinh hoạt vui chơi của các em. Tranh vẽ thể hiện vẻ đẹp hồn nhiên thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc.
Trong tranh chỉ cần vẽ một em bé và một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé, nhiều bông hoa, cửa hàng bách hoá, chợ hoa.
 Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại hình dáng và trang phục của em bé, đặc điểm màu sắc các loại hoa.
Màu sắc và kiểu áo của em bé.
Em bé đang làm gì?
Hình dáng các loại hoa.
Màu sắc của hoa.
Tự chọn loại hoa mà em thích nhất.
Giáo viên hướng dẫn các em vẽ:
Vẽ em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp trong vườn hoa.
Vẽ thêm cảnh vật khác như cây cối, lối đi, chim, bướm, 
Vẽ màu theo ý thích.
Ž Học sinh thực hành:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài vẽ: “Vẽ tranh bé và hoa”.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp.
3.Nhận xét đánh giá:
Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài)
Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lí hay rời rạc)
Hình dáng ngộ nghỉnh, vui.
Màu csác của tranh rực rỡ và tươi sáng hay không ?
4.Dặn dò: Thực hành ở nhà.
Xem lại tất cả các bài vẽ đã học.
Vở tập vẽ, tẩy, chì,  .
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát tranh ảnh SGK và tranh phóng lớn của giáo viên và nhận xét.
Tranh vẽ em bé trai hay gái, mấy em bé và mấy bông hoa ?
Cảnh vật xung quanh vẽ như thế nào?
Hình dung cách vẽ cho bài vẽ của mình, (học sinh nêu theo thực tế của tranh)
Học sinh lắng nghe và lựa chọn cách vẽ cho bài vẽ của mình.
Nhắc lại yêu cầu.
Học sinh thực hiện bài vẽ của mình theo ý thích.
Học sinh tham gia đánh giá nhận xét cùng giáo viên về bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên:
Chọn ra tranh vẽ đúng đề tài và đẹp nhất để trưng bày trước lớp.
Thực hành ở nhà.
Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011
Toán:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (S/174)
1.Mục tiêu:
- Biết đọc, viết, đếm các số đến 100 ; biết cấu tạo số có 2 chữ số; biết cộng trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100
- Bài tập 1, 2, 3 (cột 1, 2, 3), 4 (cột 1, 2, 3, 4).
2.Chuẩn bị:
Giáo viên:	Đồ dùng luyện tập.
3.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Ổn định:
2)Bài cũ:
Học sinh làm bài ở bảng lớp:
10 – 5 – 4 = 7 – 3 – 2 =
4 + 2 – 2 = 10 – 4 – 4 =
Nhận xét – ghi điểm.
3)Bài mới:
Giới thiệu: Ôn tập các số đến 100.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Gọi đọc để kiểm tra
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Gọi đọc để kiểm tra
Bài 3: Đọc đề bài.
Cột 1 cho 2 HS làm mẫu
H: số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
D1 cột 2, D2 cột 3
Gọi đọc để kiểm tra
Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
Làm cột 1, 2, 3, 4
2 em lên bảng
4)Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Số 40 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Số 99 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Số 55 có mấy chữ số?
Nhận xét.
5)Dặn dò:
Làm lại các bài còn sai.
Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 100.
Hát.
2 em lên làm ở bảng lớp.
Lớp nhận xét.
Đọc tựa bài
Viết các số:
Làm vào vở
Viết các số vào dưới mỗi vạch của tia số: Làm vào vở
Viết theo mẫu: Đọc mẫu: 35 = 30 + 5
Số 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị
Số 45 gồm 4 chục và 5 đơn vị
Làm vào vở 
27 = 20 + 7
47 = 40 + 7
87 = 80 + 7
Tính: Theo cột dọc
Nêu cách tính, tính: làm vào vở
Kiểm tra chéo, sửa sai
Học sinh thi đua cá nhân.
Ai nhanh và đúng sẽ thắng.
Chính tả: (nghe viết)
ĐI HỌC
I. Mục tiêu:	
-HS nghe viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài: Đi học.Khoảng 15 đến 20 phút
	-Làm đúng các bài tập chính tả: 2, 3 SGK: Điền vần ăn hoặc ăng, chữ ng, ngh.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung hai khổ thơ cần chép và bài tập 2 và 3.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Đọc cho học sinh cả lớp viết các từ ngữ sau: xuân sang, khoảng sân, chùm quả, lộc non.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài “Đi học”.
3.Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả:
Học sinh đọc lại hai khổ thơ đã được giáo viên chép trên bảng.
Cho học sinh phát hiện những tiếng viết sai, viết vào bảng con.
Nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày bài viết sao cho đẹp.
Đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong sách Tiếng Việt. 
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
Cả lớp viết bảng con: xuân sang, khoảng sân, chùm quả, lộc non.
Học sinh nhắc lại.
Đọc hai khổ thơ trên bảng phụ. 
Viết tiếng khó vào bảng con: dắt tay, lên nương, nằm lặng, rừng cây.
Chép chính tả theo giáo viên đọc.
Dò lại bài viết của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2: Điền vần ăn hay ăng.
Bài tập 3: Điền chữ ng hay ngh.
Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 6 học sinh
Giải 
Bài tập 2: Ngắm trăng, chăn phơi nắng.
Bài tập 3: Ngỗng đi trong ngõ. Nghé nghe mẹ gọi.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
Kể chuyện;
CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN
I.Mục tiêu : 	
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Biết được lời khuyên của câu chuyện: Ai không biết quý tình bạn người ấy sẽ bị cô độc.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”. 
Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Hôm nay, các em nghe cô kể câu chuyện có tên là “Cô chủ không biết quý tình bạn”. Với câu chuyện này các em sẽ hiểu: Người nào không biết quý tình bạn, thích thay đổi bạn, “có mới nới cũ”, thì sẽ gặp chuyện không hay.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.
Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì?
Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1.
Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4
	Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Từng nhóm luyện tập thi kể câu chuyện
	Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
1 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe câu chuyện.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
Cảnh cô bé ôm gà mái âu yếm và vuốt ve bộ lông của nó. Gà trống đứng ngoài hàng rào, mào rũ xuống và ỉu xìu.
Câu hỏi dưới tranh: Vì sao cô bé đổi gà trống lấy gà mái?
Học sinh thi kể đoạn 1 (mỗi nhóm đại diện 1 hs)
Lớp góp ý nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Tiếp tục kể các tranh còn lại.
Một số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện.
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Phải biết quý trọng tình bạn. Ai không quý trọng tình bạn người ấy sẽ không có bạn. Không nên có bạn mới thì quên bạn cũ. Người nào thích đổi bạn sẽ không có bạn nào chơi cùng.
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
Tuyên dương các bạn kể tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 33 20102011.doc