Giáo án lớp 1 - Nguyễn Thị Ý - Tuần 34

Giáo án lớp 1 - Nguyễn Thị Ý - Tuần 34

I.Mục tiêu:

-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu

- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác.

-Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 30 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Nguyễn Thị Ý - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ ngày
Môn
Tên bài dạy
Hai
2/5
Chào cờ
Thể dục
Tập đọc
Đạo đức
Giáo viên chuyên dạy
Bác đưa thư
Giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi (tiết 1)
Ba
3/5
Toán
Tập viết
Chính tả
TN&XH
Ôn tập các số đến 100 (S/175)
Tô chữ hoa X , Y
Bác đưa thư
Thời tiết 
Tư
4/5
Âm nhạc
Toán
Tập đọc
Thủ công
Ôn tập và biểu diễn
Luyện tập chung (S/176)
Làm anh
Ôn tập chủ đề cắt, dán giấy
Năm
5/5
Toán
Tập đọc
Mĩ thuật
Luyện tập chung (S?177)
Người trồng na
Vẽ tự do
SÁU
6/5
Toán
Chính tả
Kể chuyện
SHTT
Luyện tập chung (S/178)
Chia quà
Hai tiếng kì lạ 
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011
Tập đọc:
BÁC ĐƯA THƯ
I.Mục tiêu:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu
- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác.
-Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Gọi học sinh đọc đoạn 2 bài tập đọc “Nói dối hại thân” và trả lời các câu hỏi: Khi chú bé kêu cứu có ai đã đến giúp?
Khi sói đến thật chú bé kêu cứu có ai tới giúp không? Vì sao? 
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu (giọng đọc vui).
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Đọc từng câu, đọc nối tiếp các câu
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 2 đoạn)
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần inh, uynh.
Tìm tiếng trong bài có vần inh?
Tìm tiếng ngoài bài có vần inh, uynh?
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Nhận được thư của bố, Minh muốn làm gì?
Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh muốn làm gì?
Luyện nói:
Đề tài: Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư.
Cho từng nhóm 2 học sinh đóng vai bác đưa thư và vai Minh để thực hiện cuộc gặp gỡ ban đầu và lúc Minh mời bác đưa thư uống nước (Minh nói thế nào ? bác đưa thư trả lời ra sao ?)
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: 
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới: Chính tả: Bác đưa thư
2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi:
Các bác nông dân đã đến giúp.
Không ai đến giúp chú bé cả. Vì mọi người tưởng chú nói dối như mọi lần.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Rút từ ngữ khó đọc, phân tích.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Đọc câu, nối tiếp các câu.
Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Minh.
Đọc từ trong SGK “tủ kính, chạy hỳnh huỵch”
Inh:xinh xinh, hình ảnh, cái kính, 
Uynh: phụ huynh, khuỳnh tay, 
2 em đọc lại bài.
Chạy vào nhà khoe với mẹ ngay.
Chạy vào nhà rót nước mát lạnh mời bác uống.
Quan sát tranh SGK và luyện nói theo nhóm nhỏ 2 em
VD:Cháu chào bác ạ. Bác cám ơn cháu, cháu ngoan nhỉ ! Cháu mời bác uống nước cho đỡ mệt. Bác cám ơn cháu. 
Nhắc tên bài 
1 học sinh đọc lại bài, trả lời câu hỏi.
Thực hành ở nhà.
ĐẠO ĐỨC:
GIỮ YÊN LẶNG KHI ÔNG BÀ, CHA MẸ NGHỈ NGƠI (tiết 1)
I/ Mục tiêu :
- Biết cần phải giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi 
- Phân biệt được hành vi nên làm và không nên làm khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi
- Học sinh biết đi nhẹ, nói khẽ, làm nhẹ tay khi ông bà cha mẹ nghỉ ngơi
II/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Kiểm tra bài cũ :
 Gọi học sinh trả lời bài 
Câu 1 : Nêu ích lợi của cây và hoa nơi công cộng ? 
Câu 2 : Để góp phần bảo vệ môi trường trong lành em cần phải làm gì? 
 2 . Bài mới :
a . Giới thiệu bài : Ông bà, cha mẹ là những ngưòi quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng thương yêu các em . Để thấy được(Ghi đề bài lên bảng)
b . Tiến hành bài học :
 Hoạt động 1 : Khái quát thành bài học
+ B1 : Nêu câu hỏi 
 -Cần làm gì khi ông bà, cha mẹ nghỉ 
ngơi ? 
- Vì sao cần giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi ? 
+ B2 : Trình bày	 
+ B3 : Kết luận :
 - Cần phải đi nhẹ, nói khẽ, làm nhẹ tay khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi.
 - Cần giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi để ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu. 
Hoạt động 2 : Thảo luận xử lý tình huống :
+ B1 : Nêu thình huống 
 - Em đang chơi với bạn trong nhà thì bố đi làm ca về. Em sẽ làm gì ?
 - Bà đang ngủ thì bạn em sang chơi. Em sẽ làm gì ?
+ B2 : Kết luận : Cần giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi.
Hoạt động 3 : Học sinh đóng vai.
+ B1 : Nêu tình huống 
 -Tình huống 1 : Em đi chơi về, thấy bà đang nằm nghỉ trên giường, em sẽ làm gì ?
 - Tình huống 2 : Mẹ đi làm về, kêu mệt và lên giường nằm . Mẹ vừa đi nằm được một lúc thì bạn em sang chơi .Em sẽ ứng xử như thế nào ?
+ B2 : Đóng vai .	
+ B3 : Kết luận : Khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi, chúng ta phải hết sức giữ gìn yên lặng , nói khẽ , làm nhẹ tay để ông bà, cha mẹ mạnh khỏe và sống lâu. 
3 . Củng cố - dặn dò : 
 - Hỏi : Hôm nay các em học đạo đức gì ?	
- Hỏi : Khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi 
 em phải làm ? 
- Dặn dò : Dặn học sinh giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi và nhắc nhở anh chị cùng thực hiện .
”Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng”
- Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp , không khí trong lành
- Chăm sóc, bảp vệ cây và hoa nơi công cộng .
Lặp lại đề
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi
- Cần phải đi nhẹ, nói khẽ, làm nhẹ tay.
- Để ông bà, cha mẹ mạnh khỏe.
- Đại diện nhóm.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm.
- Thảo luận nhóm và phân đóng vai.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung. 
- Giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơ
- Đi nhẹ, nói khẽ, làm nhẹ tay để giữ yên lặng cho ông bà cha mẹ nghỉ ngơi.	
Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2011
Toán:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (S/175)
Mục tiêu:
-Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100; biết viết số liền trước, số liền sau của 1 số; biết cộng, trừ số có 2 chữ số.
-Bài tập cần làm 1, 2, 3, 4.
Chuẩn bị: Bài tập 2
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Học sinh làm bài ở bảng lớp:
14 + 2 + 3
52 + 5 + 2
30 – 20 + 50
80 – 50 – 10
Nhận xét – ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập chung.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
GV đọc
Gọi đọc lại các số để kiểm tra
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Đính lên bảng
Muốn tìm số liền trước ta làm sao?...
Bài 3: Gọi đọc yêu cầu.
Gọi đọc, kiểm tra
Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Muốn tìm số liền trước ta làm sao?
Muốn tìm số liền sau ta làm sao?
Nhận xét.
Dặn dò:
Làm lại các bài còn sai.
Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hát.
2 em lên làm ở bảng lớp.
Nhận xét
S/175
Viết các số:
Viết vào vở: 38, 28, 54, 61, 30, 19, 79, 83, 77.
Viết số thích hợp vào ô trống:
Đọc: Số đã biết:...., Tìm số liền trước, tìm số liền sau
.....ta bớt 1 ở số đã cho
Làm nhẩm, trả lời miệng
a) Khoanh vào số bé nhất
b) Khoanh vào số lớn nhất
Làm vào vở: a) 76 b) 39
Đặt tính rồi tính:
Làm vào vở, kiểm tra chéo
Nhận xét.
Tập viết:
 TÔ CHỮ HOA X, Y
I.Mục tiêu:-Giúp HS tô được chữ hoa X, Y.
	-Viết đúng các vần inh, uynh, ia, uya;các từ ngữ: bình minh, phụ huynh, tia chớp, đêm khuya – chữ thường theo mẫu chữ trong vở tập viết.(mỗi từ ngữ viết ít nhất 1 lần); HS khá giỏi viết đủ số dòng quy định.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
-Chữ hoa: X, Y đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh tiết trước chưa hoàn thành. 
Gọi 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: khoảng trời, áo khoác
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết, giới thiệu và ghi tựa bài.
Treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học
Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ X, Y.
Nhận xét học sinh viết bảng con.
Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Đọc các vần và từ ngữ cần viết.
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
Viết bảng con.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
Theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, HS khá giỏi hoàn thành tại lớp.
4.Củng cố :
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ X, Y.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: 
Viết bài nếu chưa xong, xem bài mới.
Mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
2 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: khoảng trời, áo khoác,khăn đỏ, măng non.
Nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Quan sát chữ hoa X, Y trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Tuyên dương các bạn viết tốt.
Chính tả: (nghe viết)
BÁC ĐƯA THƯ
I.Mục tiêu:
	-HS tập chép đúng đoạn văn trong bài: Bác đưa thư. Đoạn: “Bác dưa thư  mồ hôi nhễ nhại”; Khoảng 15 đến 20 phút
	-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần inh hoặc uynh, chữ c hoặc k.Bài tập 2, 3
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Đọc cho học sinh viết hai dòng thơ sau: 	Trường của em be bé
	Nằm lặng giữa rừng cây.
Nhận xét chung .
2.Bài mới:
Giới thiệu bài ghi tựa bài.
Hướng dẫn học sinh viết chính tả
Đọc lần thứ nhất đoạn văn sẽ nghe viết. Cho học sinh theo dõi trên bảng phụ.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn cần chép và tìm những tiếng thường hay viết sai viết vào bảng con.
Thực hành bài v ...  từ.
Luyện đọc câu:
Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc lời người hàng xóm và lời cụ già
Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
Luyện học sinh đọc cả bài. Khi đọc chú ý lời người hàng xóm vui vẻ, xởi lởi lời cụ già tin tưởng.
Luyện tập:
Ôn các vần oai, oay:
Tìm tiếng trong bài có vần oai?
Tìm tiếng ngoài bài có vần oai, oay?
Điền tiếng có vần oai hoặc oay?
Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Thấy cụ già trồng na người hàng xóm khuyên cụ điều gì?
Cụ trả lời thế nào?
Luyện nói:
Đề tài: Kể về ông bà của em.
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và đọc các câu dưới tranh, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, theo nhóm 3 học sinh, kể cho nhau nghe về ông bà của mình
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: 
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới: Anh hùng biển cả.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Rút từ ngữ khó đọc, phân tích.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
Các em luyện đọc, thi đọc giữa các nhóm.
2 học sinh đọc lại cả bài văn.
Nghỉ giữa tiết
Ngoài. 
Thi đua tìm 
Oai: củ khoai, phá hoại, 
Oay: hí hoáy, loay hoay, 
Điền vào chỗ trống:
Bác sĩ nói chuyện điện thoại. Diễn viên múa xoay người.
2 em đọc lại bài.
Nên trồng chuối vì trồng chuối nhanh có quả còn trồng na lâu có quả.
Con cháu cụ ăn na sẽ không quên ơn người trồng.
2 học sinh đọc lại bài,trả lời.
Luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Ông tớ rất hiền.
Ông tớ kể chuyện rất hay.
Ông tớ rất thương con cháu. 
Nêu tên bài, đọc, trả lời câu hỏi.
Thực hành ở nhà.
MĨ THUẬT:
VẼ TỰ DO
I. MỤC TIÊU :
 - HS biết chọn đề tài phù hợp.
 - HS bước đầu biết cách vẽ hình, vẽ màu, biết cách sắp xếp hình ảnh.
 - Vẽ được tranh đơn giản, có nội dung và vẽ màu theo ý thích.
 * HS khá, giỏi : Sắp xếp hình ảnh cân đối, vẽ màu phù hợp.
II. CHUẨN BỊ :
 Giáo viên chuẩn bị :
+ Một số tranh của hoạ sĩ, học sinh về nhiều thể loại , đề tài 
 - Học sinh chuẩn bị :
+ Vở tập vẽ 1
+ Bút chì , tẩy, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
T/gian
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
2’
Ổn định lớp 
Kiểm tra vở vẽ 1, màu vẽ, bút chì, tẩy
Giới thiệu bài :
- Ổn định trật tự
- Để vở, bút chì, màu vẽ lên bàn
3’
Hoạt động1: Hướng dẫn Hs tìm, chọn nội dung đề tài
 - Giới thiệu 1 số tranh cho HS xem để các em biết các loại tranh : Phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt, chân dung 
 - Nêu yêu cầu của bài vẽ để SH chọn đề tài theo ý thích 
 - Gợi ý 1 số đề tài :
 + Gia đình :
Chân dung : Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,..
Cảnh sinh hoạt gia đình : Bữa cơm gia đình, đi chơi ở công viên, cho gà ăn,...
 + Trường học :
Cảnh đến trường, học bài, trồng cây, vui chơi ở trường
Mừng ngày 20/11, ngày khai trường,..
 + Phong cảnh : Biển, nông thôn, miền núi,.. 
 + Các con vật : Gà, chó , trâu,..
- yêu cầu HS chọn nội dung, đề tài để vẽ tranh
- Quan sát tranh , ảnh và nhận biết nội dung, đề tài
20’
Hoạt động 2: Thực hành
 - Bao quát lớp và hướng dẫn HS còn lúng túng.
* HS khá, giỏi : Sắp xếp hình ảnh cân đối, vẽ màu phù hợp.
-Làm bài 
5’
Hoạt động3: Nhận xét, đánh giá
 + Gợi ý HS nhận xét, xếp loại các bài theo cảm nhận riêng
 + nhận xét chung
- Đưa ra ý kiến nhận xét và xếp loại
1’
Dặn dò 
 - HS tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm học , chuẩn bị trưng bày kết quả học tập cuối năm
- Ghi nhớ
Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010
Toán: 
LUYỆN TẬP CHUNG (S/178)
I.Mục tiêu:
- Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 100; biết cộng, trừ các số có hai chữ số; biết đo độ dài đoạn thẳng; giải được bài toán có lời văn.
- Bài tập: 1, 2 (b), 3 (cột 2, 3), 4, 5
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh: Vở bài tập.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Tính nhẩm.
96 – 32 =
44 + 44 =
56 – 20 -4 =
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Đọc cho HS viết 
Bài 2: Yêu cầu gì? (câu b)
Tính theo cột dọc em thực hiện như thế nào?
Bài 3: Yêu cầu gì?
(cột 2, 3) Dựa vào đâu để điền?
Gọi 2 em lên bảng
Bài 4: 
 Cho nêu tóm tắt:
Băng giấy: 75 cm
Cắt đi: 25 cm
Còn lại :  cm?
 Bài 5: Đo rồi viết số đo:
Củng cố:
Thi điền nhanh dấu gì?( >, < hay =)
Chia lớp thành 2 đội: 1 đội nêu phép tính, 1 đội nêu đáp số và ngược lại.
Dặn dò:
Về nhà làm các bài sai.
Luyện tập chung S/ 179
Hát.
1 em lên bảng làm
Viết số:
Viết vào vở, đọc và kiểm tra chéo: 59, 74, 9, 38, 69, 0, 41, 55.
Tính:
Tính từ phải sang trái
Làm vào vở, kiểm tra chéo
Điền dấu >, < , =
Dựa vào số chục, nếu số chục bằng nhau thì dựa vào số đơn vị
Làm vào vở
Đọc đề, nêu tóm tắt, trình bày:
Bài giải:
Băng giấy còn lại dài là:
75 – 25 = 50 (cm)
Đáp số: 50 cm
Đo và nêu:
a) 5 cm b) 7 cm
Mỗi đội cử 1 bạn nêu phép tính, đội kia nêu dấu ; ngược lại
Chính tả: (Tập chép)
CHIA QUÀ
I.Mục tiêu:
-HS nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng bài: Chia quà.Khoảng 15 – 20’
-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền chữ s, x vào chỗ trống. Bài 2: a 
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung hai khổ thơ cần chép và bài tập 2a.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh cho về nhà chép lại bài lần trước.
Đọc cho học sinh cả lớp viết các từ ngữ sau: mừng quýnh, nhễ nhại, khoe.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài ghi tựa bài “Chia quà”.
Hướng dẫn học sinh tập chép
Học sinh đọc đoạn văn đã được giáo viên chép trên bảng phụ.
Cho học sinh phát hiện những tiếng viết sai, viết vào bảng con.
Nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày bài viết sao cho đẹp.
Cho học sinh tập chép đoạn văn vào tập.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài (bài tập 2a)
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn bài tập giống nhau của bài tập 2a.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại đoạn văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
Cả lớp viết bảng con: mừng quýnh, nhễ nhại, khoe.
Nhắc lại.
Đọc đoạn văn trên bảng phụ. 
Viết tiếng khó vào bảng con: Phương, tươi cười, xin.
Chép đoạn văn vào tập vở của mình.
Dò lại bài viết của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2a: Điền chữ s hay x.
Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 2 học sinh
Giải: 
Bài tập 2a: Sáo tập nói. Bé xách túi.
Nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
Kể chuyện:
HAI TIẾNG KÌ LẠ
I.Mục tiêu : 
- Kể đước 1 đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Biết được ý nghĩa câu chuyện: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ.
- Hs khá giỏi kể được toàn câu chuyện dựa theo tranh.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. 
Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Một cậu bé giận cả nhà nên ra công viên ngồi, vì sai câu giận cả nhà ? viậc gì xảy ra tiếp theo? Các em nghe câu chuyện “ Hai tiếng kì lạ” sẽ hiểu những điều vừa nêu trên.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Lưu ý: 
Đoạn đầu: Kể chậm rãi, làm rõ các chi tiết.
Lời cụ già: thân mật, khích lệ Pao-lích. 
Lời Pao-lích nói với chị, với bà, với anh: nhẹ nhàng âu yếm.
Các chi tiết tả phản ứng của chị Lê-na, của bà, của anh cần được kể với sự ngạc nhiên, sau đó là sự thích thú trước thay đổi của Pao-lích.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
Tranh 1 vẽ cảnh gì? 
Câu hỏi dưới tranh là gì?
Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1.
Kể theo tranh 2, 3 và 4
	Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Hs khá giỏi
	Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Theo em, hai tiếng kì lạ mà cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào? Vì sao Pao-lích nói hai tiếng đó, mọi người lại yêu mến và giúp đỡ cậu
 3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
4 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ” theo 4 đoạn, mỗi em kể mỗi đoạn. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
Nhắc tựa b ài.
Lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
Quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
Pao-lích đang buồn bực.
Cụ già nói điều gì làm em ngạc nhiên?
Thi kể đoạn 1 (mỗi nhóm đại diện 1 học sinh)
Lớp góp ý nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Kể theo nội dung các tranh còn lại.
Kể toàn câu chuyện
Hai tiếng vui lòng cùng lời nói dịu dàng, cách nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Hai tiếng vui lòng đã biến em bé Pao- lích thành em bé ngoan ngoãn, lễ phép, đáng yêu. Vì thế em được mọi người yêu mến và giúp đỡ.
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
Tuyên dương các bạn kể tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 34(6).doc