Giáo án Lớp 1 - Soạn ngang - Tuần 19

Giáo án Lớp 1 - Soạn ngang - Tuần 19

CHÀO CỜ

Sinh hoạt dưới cờ

HỌC VẦN

ăc- âc

I/ Yêu cầu cần đạt :

- Học sinh đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; Từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.

- Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa từ khóa: mắc áo, quả gấc.

- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói.

- SGK, vở tập viết, bảng con.

 III/ Các hoạt động dạy học:

Tiết 1

1/ Ổn định : Kiểm diện

2 / Bài cũ : Kiểm tra cuối học kỳ I

- GV nhận xét bài kiểm tra - Chữa bài.

- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS .Nhận xét chung

3 / Dạy học bài mới

 a/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu vần: ăc, âc. GV viết bảng HS đọc theo.

 b/ Dạy vần mới:

 . Vần ăc:

 * Nhận diện, phân tích , so sánh:

- Nhận diện: GV viết vần ăc và hỏi: vần ăc có mấy âm? Âm nào đứng trước? Âm nào đứng sau ?

- HS: Vần ăc có 2 âm: ă và c . ă trước, c sau. HS yếu nhắc lại

- HS so sánh ăc và ăt

 + Giống nhau: ă trước

 + Khác nhau : ăc có c sau, ăt có t sau. HS yếu nhắc lại

 * Đánh vần đọc – ghép tiếng:

- Em nào có thể đánh vần được cho cô?

- GV: h/d đánh vần ăc: ă– cờ – ăc

- HS: CN – N –L.

- GV, HS chỉnh sửa cách đánh vần.

- GV: Cho HS lấy vần ăc từ bộ chữ ghép vào bảng cài.

- HS đọc: ăc

- GV: Thêm m, dấu sắc tạo tiếng mới.

- HS: mắc. GV ghi bảng.

- GV: Kiểm tra bảng cài, yêu cầu HS phân tích tiếng mắc.

- HS: tiếng mắc có m trước vần ăc sau, dấu sắc trên ă. HS yếu nhắc lại

- GV: H/d HS đánh vần đọc, đọc mẫu ( mờ - ăc – mắc– sắc – mắc )

- HS đánh vần: CN – N –L.

- GV cho HS q/sát tranh SGK và nhận xét xem tranh vẽ gì?

- GV giảng tranh GD HS và rút ra từ khóa ghi bảng: mắc áo.

- Gọi HS đọc và phân tích từ CN. GV chỉnh sửa phát âm, lớp đọc ĐT: mắc áo.

 

doc 28 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Soạn ngang - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
 Tuần 19: Từ ngày 28/12 đến ngày 01/01/2010
Thứ/ ngày
Buổi
 MÔN
 HỌC
TIẾT
THỜIGIAN
TÊN BÀI DẠY
Thứ hai
28/12/09
Sáng
Chào cờ
19
30
Chào cờ đầu tuần
Học vần
165+166
50+40
 ăc - âc
Toán
73
45
Mười một, mười hai
Chiều
Đạo đức
19
35
Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.(T1)
Âm nhạc
19
35
Học hát bài: Bầu trời xanh.
Học vần
45 
 Ôn luyện thêm cho HS
 Thứ ba
29/12/09
Sáng
Học vần
167+168
50+40
 uc- ưc
Toán
 74
45
 Mười ba, mười bốn, mười lăm.
Toán
45
 Ôn tập
Chiều
Mĩ thuật
 19
35
 Vẽ gà
Ng/Thuật
35 
 Ôn gấp cái ví.
Học vần
45 
Ôn luyện thêm cho HS
 Thứ tư
 30/12/09
Sáng
Học vần
169+170
50+40
 ôc- uôc
Toán
 45
 Ôn tập
TC(HV)
45 
GV ôn học vần cho HS.
Chiều
TNXH
 19
35 
Cuộc sống xung quanh (TT)
Học vần
45
Ôn luyện thêm cho HS
Tập viết
 45 
Luyện viết thêm
Thứ năm
31/12/09
 Sáng
Học vần
171+172
50+40
 iêc- ươc
 Toán
 75
 45
 Mười sáu, mười bảy, mười chín.
 Toán
45
 Ôn tập
Chiều
Thể dục
 19
35
Động tác vươn thở và tay
Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
Học vần
45 
Ôn luyện thêm cho HS
 Tập viết
45
Luyện viết thêm.
Thứ sáu
01/01/10
Sáng
 Tập viết
17
45
Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, ...
Tập viết
18
45
Con ốc, đôi guốc, rước đèn,
 Toán
76
45
 Hai mươi. Hai chục
Thủ công
19
35
 Gấp mũ ca lô (T1) 
SHL
19
30 
 Sinh hoạt cuối tuần.
-----------------------------¯------------------------------
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
CHÀO CỜ
Sinh hoạt dưới cờ
-----------------------------¯------------------------------
HỌC VẦN
ăc- âc
I/ Yêu cầu cần đạt :
- Học sinh đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; Từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa từ khóa: mắc áo, quả gấc.
- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói. 
- SGK, vở tập viết, bảng con.
 III/ Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1/ Ổn định : Kiểm diện
2 / Bài cũ : Kiểm tra cuối học kỳ I
- GV nhận xét bài kiểm tra - Chữa bài.
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS .Nhận xét chung
3 / Dạy học bài mới
 a/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu vần: ăc, âc. GV viết bảng HS đọc theo.
 b/ Dạy vần mới:
 . Vần ăc:
 * Nhận diện, phân tích , so sánh:
- Nhận diện: GV viết vần ăc và hỏi: vần ăc có mấy âm? Âm nào đứng trước? Âm nào đứng sau ?
- HS: Vần ăc có 2 âm: ă và c . ă trước, c sau. HS yếu nhắc lại
- HS so sánh ăc và ăt
 + Giống nhau: ă trước 
 + Khác nhau : ăc có c sau, ăt có t sau. HS yếu nhắc lại 
 * Đánh vần đọc – ghép tiếng:
- Em nào có thể đánh vần được cho cô?
- GV: h/d đánh vần ăc: ă– cờ – ăc 
- HS: CN – N –L.
- GV, HS chỉnh sửa cách đánh vần.
- GV: Cho HS lấy vần ăc từ bộ chữ ghép vào bảng cài.
- HS đọc: ăc
- GV: Thêm m, dấu sắc tạo tiếng mới.
- HS: mắc. GV ghi bảng.
- GV: Kiểm tra bảng cài, yêu cầu HS phân tích tiếng mắc.
- HS: tiếng mắc có m trước vần ăc sau, dấu sắc trên ă. HS yếu nhắc lại
- GV: H/d HS đánh vần đọc, đọc mẫu ( mờ - ăc – mắc– sắc – mắc )
- HS đánh vần: CN – N –L.
- GV cho HS q/sát tranh SGK và nhận xét xem tranh vẽ gì? 
- GV giảng tranh GD HS và rút ra từ khóa ghi bảng: mắc áo.
- Gọi HS đọc và phân tích từ CN. GV chỉnh sửa phát âm, lớp đọc ĐT: mắc áo.
- GV đọc mẫu: ă- cờ- ăc, mờ- ăc- mắc- sắc- mắc, mắc áo.
- HS đọc cá nhân, tập thể. 
 .Vần âc: 
 * Nhận diện, phân tích , so sánh:
- Nhận diện: Vần âc có 2 âm: â đứng trước, c đứng sau. 
- HS so sánh âc và ât: 
 + Giống nhau : â trước.
 + Khác nhau: âc kết thúc bằng c, ât kết thúc bằng t. HS yếu nhắc lại 
 * Đánh vần đọc – ghép tiếng:
- Em nào có thể đánh vần được cho cô?
- GV đánh vần mẫu HDHS đánh vần âc: â– cờ – âc.
- HS: CN –N -L
- GV: Thêm âm g dâú sắc tạo tiếng mới.
- HS: gấc .GV ghi bảng.
- GV: Kiểm tra bảng cài, yêu cầu HS phân tích tiếng gấc.
- HS: Tiếng gấc có âm g đứng trước vần âc sau dấu sắc trên âm â HS yếu nhắc lại
- GV: H/d HS đánh vần đọc, đọc mẫu (gờ - âc – gấc – sắc – gấc)
- HS: CN – N –L.
- GV đưa tranh hỏi : Tranh vẽ gì?
- GV giảng tranh viết bảng từ khóa: quả gấc.
- Gọi HS đọc và phân tích từ CN. GV chỉnh sửa phát âm, lớp đọc ĐT: quả gấc.
- GV đọc mẫu: â- cờ - âc, gờ - âc – gấc – sắc – gấc ,quả gấc. 
- HS đọc cá nhân, tập thể. 
- HS đọc 2 vần: cá nhân, nhóm, lớp.
 c / Luyện viết : 
- GV viết mẫu trên bảng: ăc- âc- mắc áo, quả gấc.
- HS viết bảng con, GV quan sát và sửa lỗi cho HS 
- HS yếu viết: ăc- âc- mắc, gấc.
 d/ Đọc từ ngữ ứng dụng :
- GV viết bảng các từ ngữ ứng dụng : 
 màu sắc giấc ngủ
 ăn mặc nhấc chân
- HS đọc thầm tìm tiếng có vần mới học gạch chân. 
- Gọi HS phân tích, đánh vần và đọc tiếng mới: CN - N - L .
- HS đọc từ ( CN có phân tích tiếng mới ): CN - N - L
- GV giải thích từ qua tranh, lời và đọc mẫu .
- HS đọc toàn bài CN – L. GVNX
 Củng cố : HS đọc bài phân tích tiếng mới .
 Nhận xét tiết 1 
 Tiết 2
 * Luyện tập :
 a/ Luyện đọc: Luyện đọc lại bài ở tiết 1
- HS đọc vần, từ ngữ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 HS yếu đánh vần lần lượt : ăc - mờ - ăc - mắc - sắc - mắc – mắc áo
 âc - gờ - âc - gâc - sắc - gấc – quả gấc 
 * Đọc câu ứng dụng 
- GV đưa tranh hỏi HS tranh vẽ gì ? (HSTL)
 GV chốt lại n/dung và đưa câu ứng dụng:
 Những đàn chim ngói . 
 Như nung qua lửa. 
- Hs đọc thầm tìm tiếng có vần mới học gạch chân. 
- 2-3 em đánh vần và đọc tiếng mới .
- Cho HS đọc củng cố 1 số tiếng khó đã học.
- GV hỏi: Bài có mấy dòng thơ, chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu. 
- HS đọc câu ứng dụng theo: cá nhân, tập thể. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. 
 b/ Luyện đọc SGK : 
- GV đọc mẫu toàn bài 
- HS đọc cá nhân, lớp đồng thanh. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 c/ Luyện nói: HS đọc chủ đề luyện nói : Ruộng bậc thang
- GV cho HS q/sát tranh trong SGK thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau:
 + Trong tranh vẽ cảnh gì ? (HS khá trả lời, HS yếu nhắc lại). 
 + Ruộng là nơi người ta thường trồng cây gì? 
 + Chỉ vào trong tranh đâu là nơi trồng lúa ở ruộng bậc thang? 
 + Xung quanh bậc thang có gì ? Ruộng bậc thang ở miền nào? 
 => GV chốt ND tranh và GDHS 
 d/ Luyện viết : 
- GV cho HS viết vào vở tập viết: ăc- âc- mắc áo, quả gấc.
- HS yếu HD các em viết đúng ô li. 
- GV chấm điểm 1 số bài NX. 
4/ Củng cố : 
- Gọi HS đọc bài, tìm tiếng ngoài bài có vần ăc, âc và phân tích.
5/ Nhận xét- dặn dò:
- Tuyên dương những HS học tốt, những em có tiến bộ. 
- Dặn dò : học và làm bài tập 
Chuẩn bị bài sau: uc- ưc
-----------------------------¯------------------------------
TOÁN
Mười một, mười hai
I/ Y/C cần đạt: Làm bài 1, 2, 3. 
- Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai. Biết đọc, viết các số đó. 
- Bước đầu nhận biết số có hai chữ số: Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. 
 II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bó chục que tính và các que tính rời.
 III/Các hoạt động dạy học: 
1/ Ổn định: HS hát
2/ Bài cũ : Một chục. Tia số.
- Cho 1 HS lên bảng điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:
 0 10
- Hỏi HS: Một chục que tính còn gọi là bao nhiêu que tính?
 Mười que tính còn gọi là mấy chục que tính?
- GV kiểm tra ĐDHT của HS – NX.
3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu vào bài. Ghi tựa, HS nhắc lại.
 b/ Giới thiệu các số:
 * Giới thiệu số 11:
- Cho HS lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời .
- GV hỏi : '' Được tất cả bao nhiêu que tính ? ” 
- HS trả lời : " 10 que tính và 1 que tính là 11 que tính ''
 Gv ghi : 11
- GV ta đọc số trên là : “ Mười một” - HS yếu đọc nhiều lần.
- GV dùng que tính để hướng dẫn HS:
 Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị . GV: Số đứng trước thuộc hàng chục, số đứng sau thuộc hàng đơn vị. 
 Số 11 có 2 chữ số 1 viết liền nhau.
- HS nhắc lại rồi viết vào bảng con số 11. GVNX chỉnh sửa. 
 * Giới thiệu số 12:
- Cho HS lấy bó 1 chục que tính và 2 que tính rời
GV hỏi : '' Được tất cả bao nhiêu que tính ". 
- HS trả lời : 10 que tính và 2 que tính là 12 que tính. 
 Gv ghi: 12 
- H/dẫn HS cách đọc: " Mười hai " - HS yếu đọc nhiều.
- GV : Số 12 có mấy chữ số ?
 Số nào và số nào ? Số nào đứng trước , số nào đứng sau ?
 Số bên trái thuộc hàng nào , số bên phải thuộc hàng nào ?
- GV chốt lại :
 Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. 
 Số 12 có 2 chữ số , chữ số 1 viết bên trái thuộc hàng chục và chữ số 2 viết bên phải thuộc hàng đơn vị . HS nhắc lại rồi viết vào bảng con số 12. GVNX chỉnh sửa. 
 c/Thực hành:
 * Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống
- GV : Em hãy đếm số ngôi sao rồi điền số tương ứng vào ô trống ở dưới . 
- HS tự đếm và điền vào Sgk . 
- HS đọc lại các số vừa mới điền: 10, 11, 12.
- GV có thể hỏi lại HS : 
 Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 HS yếu nhắc lại.
 * Bài 2: Vẽ thêm chấm tròn ( theo mẫu ) 
- HS đọc yêu cầu (Vẽ thêm chấm tròn ) 
- GVHD mẫu: Vẽ thêm 1 chấm tròn vào cột đơn vị để có: 1 chục và 1 đơn vị.
- Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vàò SGK hai hình còn lại. Gv hướng dẫn hs yếu đếm và vẽ.
- Chữa bài : yêu cầu HS nêu lần lượt từng hình 
- VD : Hình 2 đã có chấm tròn và vẽ thêm  chấm tròn. Tất cả là bao nhiêu chấm tròn .
 * Bài 3:
- HS đọc yêu cầu: Tô màu 11 hình tam giác và 12 hình vuông.
- Trước khi HS tô màu GV lưu ý các em không tô màu lem ra ngoài đường kẻ .
- HS tự đếm và tô màu vào Sgk . GV hướng dẫn HS yếu đếm xong sau đó tô màu. 
- Chữa bài : HS đổi bài và nhận xét cách tô màu của bạn . 
 * Bài 4: Điền số vào tia số- HDHS về nhà làm. 
4/Củng cố: 
- Gọi 2 HS viết số 11, 12 và đọc. 
 Trả lời: 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 
 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 
5/ Nhận xét tiết học: 
- Nhận xét đánh giá tiết học. Tuyên dương những em học tốt. 
- Dặn dò : Học và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài: “Mười ba, mười bốn, mười lăm”.
-----------------------------¯------------------------------
BUỔI CHIỀU
ĐẠO ĐỨC
Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 1)
I/ Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
II/Đồ dùng dạy  ... --------------------
 * Toán: Ôn tập
- Hs làm vở ô li bài 1 và 4 SGK. GVHD các em học yếu nhẩm đọc sau đó viết số.
- HS làm vở bài tập: GV h/dẫn chung HS làm CN.
- HS yếu: GV h/dẫn cụ thể từng bài: 
 + Bài 1: Dựa vào chữ, viết số. Điền số theo thứ tự từ 10->19.
 + Bài 2: Đếm số chấm tròn, điền số thích hợp vào ô trống.
 + Bài 3: Đếm và tô màu vào 18 quả táo, 19 HTG.
 + Bài 4 : GV nhắc lại là số chục đứng trước, số đơn vị đứng sau. 
 + Bài 5 : Đếm số đoạn thẳng, đếm số hình vuông rồi điền số vào chỗ chấm.
- GV chấm điểm nhận xét bài làm của HS.
-----------------------------¯------------------------------
BUỔI CHIỀU
THỂ DỤC
Động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”
-----------------------------¯------------------------------
 * Học vần: Ôn luyện thêm cho HS.
- HS đọc bài cũ, bài mới (chú ý phát âm đúng tiếng có vần vừa học. Lưu ý các em phát âm vần iêc/iêt, ươc/ ươt) 
- HS viết vần, từ, câu ứng dụng trong bài: iêc- ươc vào vở ô li. (Mỗi vần, từ viết 2 dòng)
 HS yếu chỉ Y/C viết vần, từ: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn. 
- HS làm vở bài tập CN (GV gợi ý qua từng bài tập) 
 HS yếu GVHD cụ thể từng bài:
 + Nối: GV đọc câu HS đánh vần từ hai bên để nối tạo thành câu.
 + Điền: Nhìn tranh, đánh vần tiếng và tìm vần còn thiếu - điền .
 + Viết: GV chấm điểm đặt bút. Lưu ý khoảng cách tiếng, từ. 
 -----------------------------¯------------------------------
 *Tập viết: Luyện viết thêm
- GVHDHS viết các vần, từ câu: 
 + iêc, iêt, ươc, ươt, ênh, anh, ôm, ung, om, on, ươu, ôc, ôt, uôc, uôt, uôn....
 + Tiệc rượu, cái lược, uống nước, hạt gạo, bướu cổ, lộc non, rộng mênh mông, ...
 + Con suối sau nhà rì rấm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.
- HS viết bảng con vần, từ. GV nhận xét.
- HS viết vào vở các vần, từ câu - GV nhắc nhở các em viết đúng khoảng cách, độ rộng, độ cao các con chữ.
- GV thu vở chấm điểm nhận xét- chữa lỗi cho HS( Mẫu chữ, chính tả)
-----------------------------¯------------------------------
Thứ sáu ngày 01 tháng 01 năm 2010
-----------------------------¯------------------------------
TẬP VIẾT
Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp.
 I/ Yêu cầu cần đạt:
- HS viết đúng các chữ: Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp.Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập hai.
 II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: + Viết sẵn nội dung bài viết trên bảng phụ.
 + Bài viết mẫu của Gv trong vở T.viết	
- HS: Vở tập viết 1, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định. Hát
2/ Bài cũ: Bài 17
- Gọi 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con(theo nhóm): Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc,
- GV kiểm tra bút bảng con, vở của HS- NX.
3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu vào bài. Ghi tựa HS nhắc lại.
 b/ Tìm hiểu bài tập viết:
- GVđính bảng phụ đã viết sẵn ND bài viết: Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp.
 Gọi HS đọc kết hợp phân tích từ, tiếng khó theo CN- GVNX.
- HSNX chiều cao của từng con chữ. GVNX đọc mẫu và giảng nghĩa từ.
c/ H/d HS viết bảng con:
- GV viết mẫu lên bảng lớp từng từ: Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp.
Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- HS lần lượt viết bảng con từng từ- GV nhận xét chỉnh sửa.
d/ H/d viết vở tập viết: 
- Cho HS mở vở tập viết, đọc ND bài viết: Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp.
- GV đưa bài viết đã viết mẫu cho HS xem h/d cách trình bày.( Lưu ý HS khoảng cách 
giữa các tiếng, từ).
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
- HS viết vào vở - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. 
e/ Đánh giá:
- GV chấm một số vở - Nhận xét bài viết của HS. Khen ngợi những em viết đẹp.
4/ Củng cố: 
- HS: 2 em thi viết đúng, đẹp: đôi guốc, kênh rạch.
- Cho lớp bình chọn chữ đẹp – Tuyên dương giáo dục.
5/ Nhận xét - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học, tuyên dương những em học tốt.
- Về nhà luyện viết bảng con các từ vừa học.
-----------------------------¯------------------------------
TOÁN
 Hai mươi. Hai chục
 I/ Y/cầu cần đạt: Làm bài tập 1, 2, 3.
- Nhận biết được số hai mươi gồm 2 chục. 
- Biết đọc, biết viết số 20. Phân biệt số chục, số đơn vị.
 II/Đồ dùng dạy học: 
- Hai bó, mỗi bó 2 chục que tính. 
 III/Các hoạt động dạy học: 
1/Ổn định : HS hát
2/Bài cũ : Gọi 1 HS viết các số: 16, 17, 18, 19. Cả lớp viết vào bảng con. 
 Các số trên có mấy chữ số? 
 Mỗi số có mấy chục, mấy đơn vị? 
 HS yếu chỉ viêt và đọc số. 
3/Bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu vào bài. Ghi tựa. HS nhắc lại 
 b/Giới thiệu số 20: 
- HS lấy 1bó chục que tính rồi lấy thêm 1 bó chục que tính nữa.
- GV : Được tất cả bao nhiêu que tính ? 
- HS : 10 que tính và 10 que tính là 20 que tính 
- GV : 1 chục que tính và 1 chục que tính là 2 chục que tính. 
 20 que tính còn gọi là 2 chục que tính - HS nhắc lại.
- GV : Hay ta nói cách khác 20 còn gọi là 2 chục. 
 H/dẫn HS đọc: Hai mươi - HS đọc CN, ĐT. 
 Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. 
 Số 20 có 2 chữ số, chữ số 2 (viết trước) và chữ số 0 (viết sau).
- HS viết số 20 vào bảng con. GV NX chỉnh sửa. 
 c/Thực hành: 
 * Bài 1: Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10, rồi đọc các số đó:
- HS đọc xác định yêu cầu bài rồi làm vào SGK. GV theo dõi HDHS yếu viết đúng.
- Chữa bài: Gọi 2 HS lên bảng: 
 HS 1: Viết các số từ 10 à 20.
 HS 2: Viết các số từ 20 à10.
 Yêu cầu HS đọc các số vừa viết . GV, HS nhận xét 
 * Bài 2: Trả lời câu hỏi:
- HS đọc yêu cầu : " Trả lời các câu hỏi." 
- GV h/dẫn mẫu: Số 12 gồm 1 chục và hai đơn vị.
- Tương tự HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
 + Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 + Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 + Số 10 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 + Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Gọi từng nhóm trình bày câu hỏi. - GV, HS nhận xét. 
 * Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó: 
- 1 HS lên bảng điền, lớp điền vào vở. GV theo dõi HDHS yếu viết đúng.
- Chữa bài yêu cầu hs đọc lại các số vừa điền. HS, GVNX. 
 * Bài 4: Trả lời câu hỏi :
- Cho HS nhắc lại mẫu : Số liền sau của 15 là 16 .
- Gv hỏi hs trả lời: Số liền sau của 15 là 16.
 Số liền sau của 10 là 11.
 Số liền sau của 19 là 20.
 Hs yếu đọc lại sau bạn.
4/Củng cố: 
- Gọi 1 HS viết số 20.
 + 20 còn gọi là mấy chục ? 
 + 20 là số có mấy chữ số ? 
5/Nhận xét tiết học: 
- Tuyên dương những em học tốt. 
- Dặn dò: Chiều làm vở bài tập, xem lại bài vừa học . 
- Chuẩn bị bài: Phép cộng dạng 14+3.
	-----------------------------¯------------------------------
THỦ CÔNG
Gấp mũ ca lô
 I/ Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
- Với HS khéo tay: Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng. 
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv 1 chiếc mũ ca lô có kích thước lớn.
 1 tờ giấy màu hình vuông to.
- HS 1 tờ giấy kẻ ô li.
 III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp
2/ KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. GV nhận xét.
3/ Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài: Gv nêu y/c ghi bảng tên bài.
b/ HDHS quan sát và nhận xét.
- Cho Hs xem chiếc mũ ca lô mẫu. Sau đó cho 1 em lên đội mũ cho cả lớp quan sát gây sự hứng thú cho HS
- Gv đặt 1 số câu hỏi gợi ý cho HSTL về hình dáng và tác dụng của mũ ca lô.
c/ Gv hướng dẫn mẫu:
 Gv làm mẫu các thao tác gấp mũ ca lô cho Hs quan sát từng bước gấp:
- Gv hướng dẫn cho HS tạo tờ giấy hình vuông. Sau đó gấp chéo tờ giấy hình vuông, gấp tiếp theo hình 1(b) và miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé phần giấy thừa ta được hình vuông.
- Cho HS gấp giấy tạo hình vuông từ tờ giấy nháp và tờ giấy màu để gấp mũ ca lô.
- Gv đặt tờ giấy hình vuông trước mặt và lật màu úp xuống rồi gấp đôi hình vuông theo hình chéo ở (H.2) được (H.3).
- Gấp đôi H.3 để lấy đường dấu giữa sau đó mở ra gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa.
- Gấp 1 lớp giấy phần dưới của (H.5) lên sao cho sát với cạnh bên vừa gấp.(H.6)
- Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên được( H.8)
- Lật mặt sau ( H.8) cũng làm tương tự được H.9
Sau khi Gv làm mẫu xong cho Hs thực hành tập gấp mũ ca lô trên tờ giấy vở Hs hình vuông được tạo ra ở đầu tiết cho thuần thục.
 Cho thực hành gấp. GV theo dõi uốn nắn cho những em còn lúng túng.
 HS khéo tay: Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng. 
4/ Củng cố: Cho 2 em lên thi gấp lại chiếc mũ ca lô theo các thao tác trên. Lớp theo dõi nhận xét.
* Nhận xét đánh giá tiết học.
5/ Dặn dò: VN tập gấp gấp lại chiếc mũ ca lô để tiết sau thực hành gấp mũ ca lô bằng giấy màu.
-----------------------------¯------------------------------
SINH HOẠT LỚP
1/Nhận xét đánh giá tuần 19:
- HS đi học đều, đúng giờ, mặc đồng phục gọn gàng, sạch sẽ. 
- Vệ sinh cá nhân, VSTL tương đối sạch sẽ.
- Duy trì tương đối tốt tiếng trốngVS, xếp hàng ra, vào lớp, ATGT
- Thực hiện dạy bồi dưỡng HS giỏi, kèm HS yếu, rèn chữ viết cho HS vào các tiết học.
- Nhận xét kết quả thi cuối kỳ I: Các em làm bài thi đạt kết quả cao. Biều dương những em làm bài thi tốt. Nhắc nhở một số em như: Minh, Huy, Nhật, Phụng, Hoa cần cố gắng hơn trong HKII.
- Nhắc HS về nói với cha mẹ mua sắm đủ sách, vở, đồ dùng HT của HKII.
- Chỉnh đốn ĐDHT, bao bìa dán nhãn sách vở cẩn thận.
2/Kế hoạch tuần 20: 
- Duy trì sĩ số, ổn định nề nếp.
- Thực hiện tốt VSCN, VSTL sạch sẽ. Chăm sóc tốt cây xanh trong và ngoài lớp
- Thực hiện tốt tiếng trống vệ sinh, xếp hàng ra, vào lớp. Trật tự, nhanh nhẹn.
- GDHS: Ngoan, lễ phép, chăm học, giữ gìn tốt sách, vở, đồ dùng học tập. Cẩn thận khi viết bút mực. 
- Dạy kèm HS yếu, chữ viết chưa đẹp; Bồi dưỡng HS giỏi vào các tiết học.
- Dặn HS luyện viết bút mực bằng chữ nhỏ ở nhà.
- Đổi chỗ ngồi cho HS tránh bị hại mắt.
-----------------------------¯------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 19 20112012.doc