Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Chũ - Tuần 6 năm 2009

Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Chũ - Tuần 6 năm 2009

I. Mục đích yêu cầu: - Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

 - Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ từ khoá và câu ứng dụng.

- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập

- Bộ thực hành học vần.

- Dự kiến hoạt động: Cá nhân, nhóm.

- Tăng cường TV: chợ, thị xã.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 37 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 972Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Trường Tiểu học Chũ - Tuần 6 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 6.
Ngày soạn: 26/ 9/ 2009
Ngày dạy: 28/ 9/ 2009. Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009.
Tiết 1: Chào cờ.
=====Ø&×=====
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt
Bài 22: p – ph – nh.
I. Mục đích yêu cầu: - Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.
	- Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
	- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
	- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ từ khoá và câu ứng dụng.	
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập 
- Bộ thực hành học vần.
- Dự kiến hoạt động: Cá nhân, nhóm.
- Tăng cường TV: chợ, thị xã.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định lớp.
2.KTBC : Hỏi bài trước.
- 4 học sinh lên bảng viết: thợ xẻ, chả cá, củ sả, cá rô
GV nhận xét chung.
- Yêu cầu HS đọc bài trên bảng và SGK.
Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Giới thiệu và ghi bài lên bảng.
b.Dạy chữ ghi âm
 Âm p
* Nhận diện chữ:
- Gv ghi bảng và nêu cấu tạo: 
Chữ p in: Gồm một nét sổ thẳng và một nét cong hở trái.
Chữ p viết: gồm một nét xiên phải, một nét sổ thẳng và một nét móc ngược hai đầu
So sánh chữ p và chữ n?
- Phát âm và đánh vần tiếng: 
 . GV hướng dẫn phát âm: uốn lưỡi, hơi thoát mạnh, không có tiếng thanh.
 . Gv phát âm mẫu.
GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
 . Yêu cầu học sinh tìm chữ p trong bộ chữ.
 Nhận xét, bổ sung.
 Âm ph.
- Nhận diện chữ
? Ai có thể cho cô biết chữ ph được ghép bởi những con chữ nào?
- GV ghi bảng và nêu cấu tạo: Âm ph gồm 2 âm ghép lại âm p đứng trước, âm h đứng sau.
So sánh chữ ph và p?
- Phát âm và đánh vần tiếng
 + Hướng dẫn phát âm. môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát ra nhẹ, không có tiếng thanh
 + GV phát âm mẫu
 Gv nhận xét và chỉnh sửa.
? Tìm và ghép âm ph trong bộ thực hành học vần.
- Giới thiệu tiếng:
? Tìm và ghép thêm âm ô và dấu sắc?
 GV nhận xét và ghi tiếng phố lên bảng. 
+ Nêu cấu tạo.
+ GV đánh vần mẫu
GV chỉnh sữa cho học sinh. 
+ Gv giới thiệu tranh và rút ra từ khoá – ghi bảng: phố xá.
 GV đọc mẫu.
 GV chỉnh sửa cho HS.
* Hướng dẫn HS đọc lại toàn bài trên bảng.
 Âm nh.
* Nhận diện chữ:
- GV ghi bảng và nêu cấu tạo: âm “nh” được ghép bởi 2 âm n và h.
- So sánh chữ “nh” và chữ “kh”.
-Phát âm và đánh vần tiếng: 
+ Gv hướng dẫn phát âm: : mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, thoát hơi qua miệng và mũi.
+ GV phát âm mẫu.
Nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
? Tìm và ghép âm nh.
- Giới thiệu tiếng:
? Có âm nh muốn có tiếng nhà ta làm như thế nào? 
+ Gv ghi bảng và yêu cầu HS nêu cấu tạo.
+ GV đánh vần mẫu.
GV chỉnh sữa cho học sinh. 
+ Gv giới thiệu tranh và rút ra từ khoá – ghi bảng: nhà lá.
 GV đọc mẫu.
 GV chỉnh sửa cho HS.
* Hướng dẫn HS đọc lại toàn bài trên bảng.
 Nghỉ giữa tiết.
c. Đọc từ ứng dụng.
- GV ghi lên bảng: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.
?Gọi học sinh lên gạch chân âm mới.
- Cho HS nêu cấu tạo một số tiếng.
- GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng.
- Giải nghĩa.
* Cho HS đọc toàn bảng.
d. Viết bảng con.
- Gv viết mẫu lên bảng.
 Gv nhận xét và chỉnh sửa.
* Củng cố bài tiết 1:
? Tìm tiếng mang âm mới học
 - Đọc lại bài
 NX tiết 1.
d. Luyện tập.
- Luyện đọc: Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
 GV nhận xét.
- Đọc câu ứng dụng: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: nhà dì na ở phố, nhà dì na có chó xù.
? Gạch chân tiếng chứùa âm mới học.
+ GV đọc mẫu.
 GV nhận xét.
* Đọc lại toàn bài trên bảng.
- Luyện nói: 
GV ghi bảng chủ đề luyện nói.
GV giới thiệu tranh và gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề 
? Trong tranh vẽ cảnh gì?
(TCTV: chợ, thị xã)
? Nhà em có gần chợ không?
? Nhà em ai đi chợ?
? Chợ dùng để làm gì?
? Thị xã (thành phố) ta đang ở có tên là gì? (Học sinh ở nông thôn, GV bỏ phần này)
* Giáo dục tư tưởng tình cảm.
- Đọc bài SGK.
+ GV đọc mẫu kết hợp chỉ trong sách.
+ Gọi học sinh đọc bài trước lớp.
 GV nhận xét cho điểm.
- Viết vở tập viết.
+ GV cho học sinh quan sát bài viết mẫu (hoặc vở tập viết đã viết)
+ Cho HS viết ở vở Tập viết.
 Theo dõi và sữa sai.
 Nhận xét cách viết.
4.Củng cố – dặn dò:Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học.
Về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Học sinh nêu tên bài trước.
Học sinh đọc bài.
N1: thợ xẻ, chả cá; N2: củ sả, cá rô.
HS đọc bài trên bảng và câu ứng dụng SGK
Theo dõi và lắng nghe.
Giống nhau: Đều có nét móc hai đầu.
Khác nhau: Chữ p có một nét xiên phải và nét sổ thẳng, còn chữ n có nét móc trên.
HS đọc cá nhân – nhóm - ĐT.
Tìm chữ p đưa lên cho cô giáo kiểm tra.
Lắng nghe.
Chữ p và h.
Giống nhau: Đều có chữ p.
Khác nhau:Chữ ph có thêm h sau p.
Lắng nghe.
HS đọc CN – nhóm - ĐT
HS tìm và ghép tiếng.
HS nêu: tiếng phố gồm âm ph đứng trước, âm ô đứng sau, dấu sắc trên âm ô.
HS đánh vần CN – nhóm - ĐT
HS đọc CN – nhóm - ĐT
HS đọc từ trên xuống.
Giống nhau: Đều có chữ h.
Khác nhau: Chữ nh có thêm chữ n, chữ kh có thêm chữ k.
Lớp theo dõi hướng dẫn của GV.
HS đọc CN – nhóm – ĐT.
HS tìm và cài âm nh.
Ta thêm âm a sau âm nh, thanh huyền trên âm a.
Cả lớp
HS đánh vần CN – nhóm – ĐT.
HS đọc CN – nhóm - ĐT
2 em đọc.
 1 em gạch chân: phở, phá, nho, nhổ.
HS nêu cấu tạo.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
1 em.
Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em.
HS quan sát và viêtứ bảng con lần lượt.
Học sinh tìm âm mới học trong câu: nhà, phố .
HS đọc CN
nhà dì na ở phố, nhà dì na có chó xù.
HS đọc CN – nhóm - ĐT
Vẽ cảnh chợ, cảnh xe đi lại ở phố và nhà cửa ở thị xã.
Có ạ (không ạ).
Mẹ.
Dùng để mua và bán đồ ăn.
HS đọc bài theo nhóm.
3 HS đọc bài trước lớp.
HS quan sát.
HS viết bài vào vở.
=====Ø&×=====
Tiết 4: Toán:
Số 10.
I. Mục tiêu: - Biết 9 đếm thêm 1 được 10, viết số 10.
	- Đọc, đếm được từ 0 đên10.
	- Biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
	- Giáo dục HS có ý thức cao trong tiết học.
II.Đồ dùng dạy học:
	Bộ thực hành học Toán.
11 tấm bìa, trên từng tấm bìa có viết mỗi số từ 0 đến 10 .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng viết số 0.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng so sánh:
09 65 98 77 
Nhận xet svà cho điểm HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
b.Giới thiệu số 10:
* Bước 1: Lập số
- Hướng dẫn HS lấy ra 9 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông nữa. GV hỏi:
? Tất cả có bao nhiêu hình vuông?
- GV nêu và cho HS nhắc lại: Chín hình vuông thêm một hình vuông là 10 hình vuông
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ: Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi “ Rồng rắn lên mây” GV lần lượt hỏi:
? Có bao nhiêu bạn làm rắn?
? Có mấy bạn làm thầy thuốc?
? Có tất cả bao nhiêu bạn?
- GV nói: “Chín bạn thêm một bạn là mười bạn”
- Cho HS quan sát các hình vẽ còn lại trong SGK và giải thích:
+Chín chấm tròn thêm một chấm tròn là mười chấm tròn; Chín con tính thêm một con tính là mười con tính”
- GV yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ, nhắc lại: “Có mười bạn, mười chấm tròn, mười con tính”
- GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là mười”ta dùng số 10 để chỉ số lượng đó
* Bước 2: Giới thiệu chữ cách ghi số 10
- GV giơ tấm bìa có số bìa có số 10 và giới thiệu: “Số mười được viết bằng chữ số 1 và chữ số 0”
- GV viết số 10 lên bảng, vừa viết vừa nói: “Muốn viết số mười ta viết chữ số 1 trước rồi viết thêm 0 vào bên phải của 1”
- GV chỉ vào số 10 và cho HS đọc
* Bước 3: Nhận biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 1 đến 10
- GV hướng dẫn HS đếm từ 0 đến 10 rồi đọc ngược lại từ 10 đến 0
- Giúp HS nhận ra số 10 đứng liền sau số 9 
* Thực hành:
Bài 1: Viết số 10
- GV giúp HS viết đúng qui định
GV theo dõi chỉnh sửa cho HS.
Bài 4: Khoanh tròn số lớn nhất
- GV nêu yêu cầu của bài
GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5: Khoanh vào số lớn nhất
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- Nếu có gặp gì khó khăn, GV hướng dẫn HS quan sát lại dãy số từ 0 đến 10, từ đó HS dựa vào thứ tự của các số mà xác định số lớn nhất trong các số trò chơi
4.Nhận xét – dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: 
+Luyện viết số 10
+Chuẩn bị bài 22: “Luyện tập”
HS cả lớp viêts bảng con.
HS so sánh.
0 5 9 > 8 7 = 7
HS lấy hình vuông theo yêu cầu.
 mười
+HS nhắc lại: “Có chín hình vuông thêm 1 hình vuông là 10 hình vuông
+Chín
+Một
+Mười
- HS nhắc lại: “Chín bạn thêm một bạn là mười bạn”
HS nhắc lại
- HS nhắc lại: “Có mười bạn, mười chấm tròn, mười con tính”
- HS đọc: Mười
HS đọc: Mười
HS đọc 0 đến 10 và ngược lại.
HS viết 1 dòng số 10
+Viết bảng
+Viết vở
- Làm bài vào vở .
2 HS lên bảng làm .
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
HS làm bài trên bảng.
a. 4 2 
b. 8 10 
c. 6 3 
- Đọc kết quả
=====Ø&×=====
Tiết 5: Âm nhạc
Học hát bài: Tìm bạn thân.
(Gv chuyên dạy)
=====Ø&×=====
Ngày soạn: 27/ 9/ 2009.
Ngày dạ ... 30/ 9/ 2009.
Ngày dạy: 1/ 10/ 1009. Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009.
Tiết 1 + 2: Tiếng việt.
Bài 26: y – tr.
I. Mục đích yêu cầu: 
- Đọc được: y, tr, y tá, tre ngà; từ và câu ứng dụng.
	- Viết được: y, tr, y tá, tre ngà.
	- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ.
	- Giáo dục HS biết yêu thương và chăm sóc em nhỏ.
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng và bài luyện nói.
- Bộ thực hành học vần
- Dự kiến hoạt động: Cá nhân, nhóm.
- TCTV: y tá, nhà trẻ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định lớp.
2.KTBC : Hỏi bài trước.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
- Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
3.Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
b. Dạy chữ ghi âm:
Âm y
* Nhận diện chữ:
- Gv ghi bảng: y
+ Nêu cấu tạo: Chữ y in: gồm một nét xiên trái và một nét xiên phải kéo dài xuống phái dưới.
Chữ y viết: gồm một nét xiên phải, một nét móc ngược và một nét khuyết dưới.
+ So sánh với âm u với âm y.
- Phát âm và đánh vần tiếng.
+ Gv hướng dẫn phát âm: Miệng hơi mở hẹp hơn khi phát âm ê. 
+ Gv phát âm mẫu.
Gv nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
? Tìm chữ y trong bộ thực hành học vần? 
(Âm y trong bài đứng một mình tạo nên tiếng y)
+ Gv đánh vần mẫu.
Chỉnh sửa cho HS.
- GV giới thiệu tranh rút ra từ khoá và ghi bảng.
+ Gv đọc trơn .
Gv nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
* Hướng dẫn HS đọc lại toàn bài trên bảng.
Âm tr.
- Gv ghi bảng: tr
+ Nêu cấu tạo: Chữ tr được ghép bởi 2 âm đó là âm t và âm r.
+ So sánh âm tr với t ? 
- Phát âm và đánh vần tiếng.
+ Gv hướng dẫn phát âm: đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh.
+ Gv phát âm mẫu.
Gv nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
? Tìm chữ tr trong bộ thực hành? 
? Tìm thêm âm e đứng sau tr?
+ Gv ghi bảng và nêu cấu tạo.
+ Gv đánh vần mẫu.
Chỉnh sửa cho HS.
- GV giới thiệu tranh rút ra từ khoá và ghi bảng.
+ Gv đọc trơn .
Gv nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
* Hướng dẫn HS đọc lại toàn bài trên bảng.
Hát giữa tiết.
c. Đọc từ ứng dụng.
- Gv ghi bảng từ ứng dụng: y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ.
? Yêu cầu HS lên bảng gạch chân âm mới?
Gv nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
- Cho HS nêu cấu tạo một số tiếng.
- GV đánh vần mẫu
- Giải nghĩa: 
+ Y tế: chuyên phòng và chữa bệnh để bảo vệ sức khoẻ(TCTV: y tế)
+ chú ý: tập trung, để hết chú ý vào việc gì đó.
d. Hướng dẫn viết bảng con:
- Gv viết mẫu lên bảng
Gv nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
* Củng cố lại bài tiết 1.
Tiết 2.
đ. Luyện tập.
- Luyện đọc: Hướng dẫn HS đọc lại toàn bài trên bảng.
- Đọc câu ứng dụng.
+ Giới thiệu tranh và ghi bảng câu ứng dụng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã
? Gạch chân tiếng chứa âm mới học?
Gv nhận xét và sửa sai cho HS.
+ GV đọc mẫu.
* Đọc lại toàn bài trên bảng.
- Luyện nói:
+ GV ghi bảng chủ đề: nhà trẻ 
* TCTV: nhà trẻ	
? Tranh vẽ gì?
? Các em đang làm gì?
? Người lớn nhất trong tranh gọi là gì?
+ Liên hệ.
- Đọc bài SGK.
+ Gv đọc mẫu.
+ Hướng dẫn HS đọc bài theo nhóm
+ Cho HS đọc bài trước lớp.
Nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
- Viết vở tập viết.
+ Gv viết mẫu vào bảng phụ.
+ Cho HS viết vào vở tập viết.
Theo dõi nhận xét và chấm điểm cho HS
4. Củng cố – dặn dò:
- Đọc lại toàn bài.
- Nhận xét giờ hoc. Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị bài ôn tập.
HS nêu tên âm đã học hôm trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : ngã tư . N2 : nghé ọ
HS nhắc lại.
Giống nhau: đều có một nét xiên phải và một nét móc ngược.
Khác nhau: u có thêm một nét móc ngược.y có một nét khuyết dưới.
HS đọc CN – nhóm – ĐT.
HS tìm và cài chữ y trong bộ thực hành học vần.
HS đánh vần CN – nhóm – ĐT.
HS đọc CN – nhóm – ĐT
HS đọc lại toàn bài trên bảng.
Giống nhau: Đều có t
Khác nhau: âm tr có thêm r.
HS đọc CN – nhóm – cả lớp.
HS tìm và cài âm tr.
HS tìm và cài tre.
HS đánh vần CN – nhóm – cả lớp.
HS đọc CN – nhóm – ĐT.
1 – 2 HS đọc.
HS lên bảng gạch chân âm mới
y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ.
HS đọc CN – nhóm – cả lớp.
HS viết bài.
HS đọc lại toàn bài trên bảng
HS lên bảng gạch chân.
bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã
HS đọc CN – nhóm – cả lớp.
Các em bé ở nhà trẻ.
Các em đang vui chơi.
Cô giáo.
HS đọc bài theo nhóm đôi
cá nhân HS đọc bài trước lớp.
HS viết vở tập viết bài 26.
HS đọc lại toàn bài.
=====Ø&×=====
Tiết 3: Thủ công
Xé dán hình quả cam.
I. Mục tiêu: - Biết cách xé, dán hình quả cam.
- Xé, dãn được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống lá và lá.
II. Chuẩn bị: Bài mẫu xé, dán hình quả cam.
	Giấy màu các loại.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng.
b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
 - Giáo viên cho học sinh xem tranh mẫu và hỏi :
 ? Em hãy tả hình dáng bên ngồi của quả cam?
 Quả cam cĩ hình gì? Màu gì? Cuống như thế 
 nào? Khi chín cĩ màu gì? Em hãy cho biết cịn 
 cĩ những quả gì cĩ hình quả cam?”
c. Hướng dẫn xé quả cam.
- Giáo viên thao tác mẫu.
 a) Xé hình quả cam :
 Giáo viên lấy giấy màu cam,lật mặt sau đánh dấu vẽ hình vuơng cạnh 8 ơ,xé rồi lấy hình vuơng ra xé 4 gĩc của hình vuơng sau đĩ chỉnh sửa cho giống hình quả cam.Lật mặt màu để học sinh quan sát.
 b) Xé hình lá :
 Lấy giấy màu xanh xé hình chữ nhật cạnh dài 4 ơ,ngắn 2 ơ.
 Lần lượt xé 4 gĩc của hình chữ nhật như đã đánh 
dấu,sau đĩ xé dần chỉnh sửa cho giống cái lá.
 Giáo viên lật mặt sau cho học sinh quan sát.
c) Xé hình cuống lá :
 Lấy giấy màu xanh vẽ xé hình chữ nhật cĩ cạnh 4x1 ơ,xé đơi hình chữ nhật lấy một nửa để làm cuống.
 d) Dán hình :
- Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu.
Bơi hồ,dán quả sau đĩ đến cuống và lá lên giấy nền. 
4. Củng cố - dặn dị: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành tiếp tiết sau hồn thành sản phẩm.
Học sinh quan sát và trả lời.
 Học sinh suy nghĩ để trả lời.
 Học sinh quan sát kỹ,lắng nghe và ghi nhớ.
 Học sinh thực hành.
 Học sinh theo dõi, ghi nhớ để thực hành.
Học sinh quan sát để thực hành trên giấy nháp trắng.
Tiết 4: Luyện viết.
phố xá, nhà lá, chợ quê, ghế gỗ.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố kĩ năng viết các từ ứng dụng: phố xá, nhà lá, chợ quê, ghế gỗ.
 - Tập viết kĩ năng nối chữ cái, kĩ năng viết liền mạch.
 - Thực hiện tốt các nề nếp : Ngồi viết , cầm bút, để vở đúng tư thế.
 -Viết nhanh, viết đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Chữ mẫu các tiếng được phĩng to . 
 -Viết bảng lớp nội dung và cách trình bày theo yêu cầu bài viết.
-HS: -Vở tập viết, bảng con, phấn , khăn lau bảng.
 III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định lớp.
2.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 4 HS lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
- Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
- GV viết mẫu trên bảng lớp các từ: nho khô, nghé ọ, chú ýù, cá trê.
- GV hướng dẫn HS quan sát bài viết.
Gọi HS đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao khoảng cách chữ ở từ phố xá
G v theo dõi chỉnh sửa cho HS
Phân tích độ cao khoảng cách chữ ở từ nhà lá
Gv theo dõi chỉnh sửa cho HS.
Phân tích độ cao khoảng cách chữ ở từ chợ quê
GV theo dõi chỉnh sửa cho HS
Phân tích độ cao khoảng cách chữ ở từ ghế gỗ
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết .
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước,
4 HS lên bảng viết:
Cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô.
Lớp viết chữ số.
Chấm bài tổ 1.
HS nêu đầu bài.
HS theo dõi ở bảng lớp
HS viết bảng con
HS viết bảng con
HS viết bảng con
HS viết bảng con.
HS viết bài vào vở luyện viết.
HS nêu lại nội dung.
=====Ø&×=====
Tiết 5: Sinh hoạt lớp.
I. Mục tiêu: 
	Qua giờ sinh hoạt HS nhận thấy được những ưu khuyết điểm của lớp trong tuần vừa qua.
	Nắm được những phương hướng hoạt động của lớp mình để thực hiện cho tốt.
II. Nội dung sinh hoạt 
	1. Hoạt động tập thể: GV kể cho HS một câu chuyện về gương một bạn ở điểm trường mình đã biết khắc phục khó khăn vươn lên đạt kết quả cao trong học tập.
	2. Sinh hoạt lớp: 
	- Nhìn chung các đều ngoan, lễ phép đoàn kết, không có hiện tượng nghỉ học không lí do. Không bạn nào nói tục chửi bậy.
	- Các em đã có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tương đói sạch sẽ, đã có ý thức giữ gìn sách vở và đò dùng học tập.
	- Các em đi học tương đối đúng giờ
Song bên cạnh đó vẫn còn có em chưa chăm học, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân chưa được đảm bảo: Tủa, Dờ
	- Trong tuần qua cá em đã tham gia đầy đủ buổi kiểm tra chất lượng cuối tháng còn một em: Lý A Tủa là chưa đạt yêu cầu, bên cạnh đó còn bạn Lử, Dờ viết còn yếu.
	3. Phương hướng:
	- Tiếp tục hướng dẫn HS duy trì nề nếp giữ vở và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Có ý thức rèn luyện chữ viết.
	- Đi học đầy đủ đúng giờ.
	- Chú ý tập trung vào việc học, đi học đầy đủ các buổi chiều.
	- Thăm gia đình em: Chang Thị Số
=====Ø&×=====

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 6.doc