Giáo án lớp 1 – Trường tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 30

Giáo án lớp 1 – Trường tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 30

Tiết 30 Trò chơi

Tiết 117 Phép trừ trong phạm vi 100( trừ không nhớ)/159

 Chuyện ở lớp

 Tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P

Tiết 30 Trời nắng, trời mưa.

 

doc 24 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 – Trường tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
LỊCH BÁO GIẢNG ( Từ 4/4 ĐÊN 8/4/2011)
THỨ
TIẾT
TÊN BÀI GIẢNG
2
4/4
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Đạo đức
 Chào cờ
 Chuyện ở lớp
 Nt
Tiết 30 Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ( T1)
3
 5/4
Thể dục
Toán
Chính tả
Tập viết
TN&XH
Tiết 30 Trò chơi
Tiết 117 Phép trừ trong phạm vi 100( trừ không nhớ)/159
 Chuyện ở lớp
 Tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P
Tiết 30 Trời nắng, trời mưa.
4
 6/4
Âm nhạc
Toán
Tập đọc
Tập đọc
Tiết 30 ôn tập bài hát: Đi tới trường
Tiết 118 Luyện tập/ 160
 Mèo con đi học
 Nt
5
 7/4
Toán
Tập đọc
Tập đọc
Mĩ thuật 
Thủ công
Tiết 119 Các ngày trong tuần lễ/161
 Người bạn tốt
 Nt
Tiết 30 Xem tranh thiếu nhi vẽ về: Đề tài sinh hoạt
Tiết 30 Cắt, dán hàng rào đơn giản ( tiết 1)
6
 8/4
Toán
Chính tả
Kể chuyện
HĐTT
Tiết 120 Cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100/162
 Mèo con đi học
 Sói và sóc.
 Sinh hoạt chủ nhiệm.
 Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011 
	CHÀO CỜ: Nói chuyện dưới cờ
 ------------------------------------------------- 
TẬP ĐỌC :	 CHUYỆN Ở LỚP
I.Mục đích: Giúp HS :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc; bước đầu
 biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. 
- Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào? 
- Trả lời câu hỏi 1; (SGK).
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài học.
- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, bộ chữ học Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ : Chú công
- Gọi 3 HS đọc bài và TL các câu hỏi sau :
+ Lúc mới chào đời, bộ lông chú công đẹp như thế nào?
+ Sau 2, 3 năm đuôi chú công có màu sắc như thế nào ?
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : Chuyện ở lớp.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc mẫu: GV đọc mẫu bài đọc viết bằng chữ in thường trên bảng lớp.
b. Tìm tiếng, từ khó đọc: 
- GV treo bảng phụ giao việc cho tổ :
+ Tổ 1: Tìm từ có vần êu.
+ Tổ 2: Tìm từ có vần ây.
+ Tổ 3 :Tìm từ có vần ân.
+ Tổ 4: Tìm từ có vần uôt?
- GV dùng phấn màu gạch chân.
c. Luyện đọc tiếng, từ : 
d. Luyện đọc câu :
- Yêu cầu học sinh nêu bài thơ có mấy dòng?
- Hướng dẫn HS đọc lần lượt từng dòng.
- GV uốn sửa lỗi phát âm sai của học sinh
 *GIẢI LAO
e. Luyện đọc đoạn : GV chia đoạn
- Khổ 1 : “Mẹ có biết ... tai”
- Khổ 2 : “Mẹ có biết ... ra bàn”
- Khổ 3 : “Vuốt tóc ... thế nào?”.
h. Luyện đọc cả bài :
i. Tìm tiếng có vần cần ôn :
-YC1/101:Tìm tiếng trong bài có vần uôt?
-YC2/101:Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt.
k. Luyện đọc tiếng dễ nhầm lẫn :
- Cho HS luyện đọc: uôt # ut 
 vuốt tóc # vùn vụt
 Tiết 2 
3 . Luyện tập:
a. HS đọc bảng lớp ( bài tiết 1)
b. Luyện đọc SGK
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, bài.
4. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ , GV nêu câu hỏi :
- Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe chuyện gì ở lớp ?
- Mẹ nói gì với bạn nhỏ ?
- Bài thơ nói lên điều gì?
 Bài thơ cho biết mẹ muốn biết ở lớp Bé ngoan thế nào. 
5. Luyện nói : Hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào ?
- GV treo tranh và yêu cầu HS nói theo mẫu : Bạn nhỏ làm được việc gì ngoan ?
+ T1: Bạn nhỏ nhặt rác, bỏ vào thùng rác.
+ T2 : Giúp bạn đeo cặp
+ T3: Dỗ một em bé đang khóc.
+ T4: Được điểm 10
- Cho từng cặp HS đóng vai.
III. Củng cố - Dặn dò :
- Em vừa học bài thơ gì?
- Yêu cầu HS đọc bài và TL câu hỏi :
+ Ở lớp em đã ngoan như thế nào ?
- Bài sau : Mèo con đi học.
- 3 HS đọc bài.
+ ... màu nâu gạch
+ ... màu sắc rực rỡ
- HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu bài.
- 3 HS đọc đề bài.
- HS nhìn bảng, nghe GV đọc.
- HS tìm và trả lời.
+ ... trêu
+ ... đứng dậy, đầy mực
+ ... bôi bẩn
+ ... vuốt tóc
- Hs luyện đọc từ ( CN,ĐT)
- HS đếm và nêu bài thơ có 12 dòng 
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng dòng thơ
- Đọc CN hết dòng này đến dòng khác.
- HS múa, hát tập thể.
- HS đọc Cá nhân ( Nối tiếp từng đoạn thơ)
- Hs đọc đồng thanh theo dãy bàn
- Đọc Cá nhân.
- HS tìm và nêu: Vuốt.
- HS dùng bảng con tìm nêu: thuốc, guốc, rau luộc.chải chuốt, trắng muốt, tuốt lúa.
- Cá nhân, ĐT.
- HS đọc bảng lớp
- Đọc bài SGK/100.
- HS đọc SGK kết hợp trả lời câu hỏi
- ... bạn Hoa không học bài, bạn Hùng trêu con, bạn Mai bôi mực ra bàn.
- ... kể cho mẹ nghe con đã ngoan thế nào
- HS hiểu nội dung bài thơ
- HS từng đôi đóng vai mẹ, con
Ví dụ: 
Mẹ : Ở lớp con đã ngoan thế nào ?
Con : Mẹ ơi ! Hôm nay con nhặt sạch rác dưới chân và bỏ vào thùng rác.
Mẹ : Con mẹ ngoan quá nhỉ?
- HS đọc bài và TL câu hỏi.
ĐẠO ĐỨC :TIẾT 30 BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG (T1)
I. Mục đích: Giúp HS biết:
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
- Nêu dược một vài việc làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
+HS khá, giỏi: Nêu được ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
II. Đồ dùng dạy học :
- Vở Bài tập Đạo đức 1, Bảng phụ.
- Bài hát : Ra chơi vườn hoa.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Khi nào em cần nói lời chào hỏi ?
+ Khi nào em cần nói lời tạm biệt ?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới :
* Giới thiệu : Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
 1. Hoạt động 1 : Quan sát
- GV cho HS quan sát cây và hoa ở sân trường; thảo luận theo các nội dung sau :
+ Ra chơi ở sân trường, vườn hoa em có thích không ?
+ Những nơi đó có đẹp, có mát không ?
+ Để sân trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát mẻ, em phải làm gì ?
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành, mát mẻ. Các em có quyền được sống tronng môi trường trong lành, an toàn. Các em cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
2. Hoạt động 2: Làm BT1/45 
- GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận :
+ Tranh vẽ các bạn nhỏ đang làm gì ?
+ Những việc làm đó có tác dụng gì ?
+ Em có làm được như các bạn không ?
- Gọi HS trình bày.
 - Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : Các em biết tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi sống em thêm đẹp, thêm trong lành.
* GIẢI LAO
3. Hoạt động 3: Bài tập 2/46
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các nội dung sau :
+ Các bạn trong tranh đang làm gì ?
+ Em tán thành những việc làm nào? Tại sao?
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV hướng dẫn HS tô màu vào quần áo của bạn có hành động đúng.
* Kết luận: Biết nhắc nhở, khuyên bạn không phá hoại cây là hành động đúng.
- Bẻ cành, đu cây là hành động sai. Vì các bạn không biết bảo vệ cây và nếu bị ngã thì rất nguy hiểm cho bản thân.
+ GD bảo vệ môi trường: Các em cần phải biết bảo vệ cây và hoa ở vườn trường em, nơi công cộng để các em được học tập và vui chơi trong môi trường trong lành.
C. Củng cố, dặn dò
- Vì sao em không được bẻ cành, hái hoa nơi công cộng ?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng (T2)
- 2 HS trả lời.
- HS đọc đầu bài.
- HS quan sát cây và hoa ở sân trường; và thảo luận.
+ Các em rất thích ra chơi ở sân trường.
+ Sân trường em rất đẹp
+Để sân trường, vườn hoa đẹp em không xả rác, không bẻ cành, hái hoa, 
- HS cùng kết luận
- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
- Hs quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 em
- Các nhóm trình bày.
- HS nghe kết luận
- HS múa, hát tập thể.
- HS thảo luận nhóm 4 theo các tình huống trên.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS tô màu vào bài tập
- HS nghe kết luận
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
THỂ DỤC: TIẾT 30 Trò chơi vận động
 ( Soạn giáo án riêng )
 --------------------------------------------------------------- 
TOÁN (T117): PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ)
I. Mục đích : Giúp HS :
- Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65- 30 , 36 - 4.
- HS làm bài tập: 1,2,3( cột 1,3)
II. Đồ dùng dạy học :
- Các bó, mỗi bó một chục que tính và một số que tính rời.
- Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Đặt tính rồi tính :
 75 - 64 55 - 21
- Nhận xét, tuyên dương.
II. Bài mới :
1.Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 65 – 30:
- GV yêu cầu HS lấy 65 que tính
- GV cũng thể hiện ở bảng : Có 6 bó chục, viết 6 ở cột chục; có 5 que tính rời, viết 5 ở cột đơn vị.
- Cho HS tách ra 3 bó.
- GV cũng thể hiện ở bảng :
 Có 3 bó, viết 3 ở cột chục dưới 6; 0 que tính rời, viết 0 ở cột đơn vị, dưới 5.
- Số que tính còn lại gồm 3 bó chục và 5 que tính, viết 3 ở cột chục và 5 ở cột đơn vị
- GV hướng dẫn cách đặt tính :
+ Viết 65 rồi viết 30 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị.
+ Viết dấu -
+ Kẻ vạch ngang dưới hai số đó.
- Hướng dẫn cách tính : Tính từ phải sang trái 65 . 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
 - . 6 trừ 3 bằng 3, viết 3.
 30
 35
 65 trừ 30 bằng 35 (65 - 30 = 35)
2.Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 36 - 4:
- GV hướng dẫn ngay cho HS cách làm tính trừ (bỏ qua bước thao tác với que tính)
- Lưu ý HS : 
+ 4 phải đặt thẳng cột với 6 ở cột đơn vị.
3. Thực hành :
* Bài 1 (SGK/159): 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 (SGK/159)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- GV nêu phép tính , yêu cầu HS dùng thẻ nêu kết quả.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3 (SGK/159) (cột 1, 3)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
a. 66 – 60 = 98 – 90 =
 78 – 50 = 59 – 30 =
b. 58 – 4 = 67 – 7 =
 58 – 8 = 67 – 5 =
- Chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : Chiếc hộp kì diệu
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau : Luyện tập
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào BC.
- HS thao tác trên que tính
- HS lấy 65 que tính và sử dụng các bó que tính để nhận biết 65 có 6 chục và 5 đơn vị.
- HS tách ra 3 bó que tính.
- HS quan sát.
- HS nêu cách đặt
- HS quan sát.
- Hs nêu cách tính.
- Tương tự HS tự làm trên que tính và nêu 
* 36 - 4 = 32
* Bài 1: 
a. HS lên bảng, cả lớp làm BC.
b. HS lên bảng, cả lớp làm BC.
* Bài 2: 
- HS dùng thẻ ( Đ) , ( S).
-  ... đọc: uc # ut 
 hạnh phúc # giây phút 
l. Nói câu chứa tiếng có vần vừa ôn : 
- Cho các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần cần ôn : ut, uc.
- Nhận xét, tuyên dương.
 Tiết 2 
3 . Luyện đọc SGK :
a. Luyện đọc bài tiết 1
b. Luyện đọc SGK
- Cho HS đọc nối tiếp câu, đoạn, bài.
4. Tìm hiểu bài : HS đọc từng đoạn, GV nêu câu hỏi :
- Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?
- Ai đã giúp Cúc sửa dây đeo cặp?
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt? (HS khá, giỏi)
* GIẢI LAO
5. Đọc hiểu : Gọi nhiều em đọc cả bài văn.
6. Luyện nói : Kể về một người bạn tốt của em
- GV treo tranh, yêu cầu HS kể theo tranh.
+ T1: Trời mưa, hai bạn cùng khoác chung áo mưa đi về.
+ T2: Bạn ốm, em đến thăm và giúp bạn chép bài.
+ T3: Mời bạn cùng ăn chuối với mình
+ T4: Hai bạn cùng học tập.
- Gọi các nhóm lên trình bày. 
III. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi :
+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà ?
+ Ai đã giúp Cúc sửa dây đeo cặp ?
+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt
 - Bài sau : Ngưỡng cửa.
- 2 HS đọc bài và trả lời.
- HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu bài.
- 3 HS đọc đề bài.
- HS nhìn bảng, nghe GV đọc.
- HS tìm và trả lời.
+ ... liền
+ ... sửa lại
+ ... nằm
+ ... ngượng nghịu
- Cá nhân, ĐT.
- Đọc cá nhân hết câu này đến câu khác.
- Cá nhân thi đọc.
- Cá nhân đọc.
- Cá nhân, ĐT.
- HS tìm, đọc các tiếng đó.
- Cá nhân, ĐT.
- Các tổ thi nói câu chứa tiếng có vần cần ôn.
- Đọc thầm bài SGK/106.
- Cá nhân, ĐT.
- ... Nụ
- ... Hà
- ... luôn quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ nhau
- Cá nhân.
- HS quan sát tranh và kể theo nhóm đôi.
- Các nhóm lên trình bày.
- HS đọc và trả lời.
THỦ CÔNG : CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (T1)
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV : Bài mẫu, giấy màu.
- HS : Giấy vở.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhận xét bài trước, KT đồ dùng.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV cho HS xem mẫu và giới thiệu bài.
- Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét :
- GV chỉ vật mẫu trên bảng :
+ Hàng rào được tạo nên từ những cái gì?
+ Có mấy nan dọc, mấy nan ngang ?
+ Khoảng cách giữa các nan dọc và giữa các nan ngang là mấy ô ?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Hướng dẫn mẫu :
- GV lật mặt trái tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ các đường thẳng cách đều :
+ 4 nan dọc (6 ô + 1 ô)
+ 2 nan ngang ( 9 ô + 1 ô)
- Cắt rời các nan giấy.
* GIẢI LAO.
4. Thực hành :
- Cho HS thực hành vẽ, cắt các nan giấy trên giấy màu.
- GV theo dõi, hướng dẫn cho các em.
5. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Hoàn thành sản phẩm.
- HS để đồ dùng lên bàn.
- HS quan sát mẫu.
- HS quan sát, nhận xét :
+ ... các nan giấy.
+ ... 4 nan dọc và 2 nan ngang.
+ ... nan dọc là 1 ô, nan ngang là 2 ô.
- HS quan sát GV hướng dẫn.
- HS thực hành.
THỦ CÔNG : CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (T1)
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV : Bài mẫu, giấy màu.
- HS : Giấy vở.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhận xét bài trước, KT đồ dùng.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV cho HS xem mẫu và giới thiệu bài.
- Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét :
- GV chỉ vật mẫu trên bảng :
+ Hàng rào được tạo nên từ những cái gì?
+ Có mấy nan dọc, mấy nan ngang ?
+ Khoảng cách giữa các nan dọc và giữa các nan ngang là mấy ô ?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Hướng dẫn mẫu :
- GV lật mặt trái tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ các đường thẳng cách đều :
+ 4 nan dọc (6 ô + 1 ô)
+ 2 nan ngang ( 9 ô + 1 ô)
- Cắt rời các nan giấy.
* GIẢI LAO.
4. Thực hành :
- Cho HS thực hành vẽ, cắt các nan giấy trên giấy màu.
- GV theo dõi, hướng dẫn cho các em.
5. Nhận xét, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Hoàn thành sản phẩm.
- HS để đồ dùng lên bàn.
- HS quan sát mẫu.
- HS quan sát, nhận xét :
+ ... các nan giấy.
+ ... 4 nan dọc và 2 nan ngang.
+ ... nan dọc là 1 ô, nan ngang là 2 ô.
- HS quan sát GV hướng dẫn.
- HS múa, hát tập thể.
- HS thực hành.
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
TOÁN (T120) : CỘNG, TRỪ (không nhớ) TRONG PHẠM VI 100 
I. Mục đích : Giúp HS củng cố về:
- Biết cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ; cộng, trừ nhẩm; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, BC.
- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS :
+ Một tuần lễ có mấy ngày ? Kể tên.
+ Hôm nay là thứ, ngày, tháng mấy ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 trang 162.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập :
* Bài 1 : SGK / 162 Tính nhẩm 
- Yêu cầu HS tính nhẩm rối ghi kết quả vào SGK. Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 : SGK / 162 Đặt tính rồi tính
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV giúp HS nhận biết mối quan hệ giữa hai phép tính cộng và trừ.
* Bài 3 : SGK/162 
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và cách trình bày bài giải.
- GV chữa bài, nhận xét.
* Bài 4 : SGK/162 
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS trình bày bài giải vào V3.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : Chiếc hộp kì diệu.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Bài sau : Luyện tập.
- 2 HS lên bảng, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp mở SGK trang 162.
- HS tính nhẩm rồi lần lượt nêu kết quả.
- 6 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
- HS đọc đề toán.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
- HS đọc đề toán.
- 1HS lên bảng, HS trình bày bài giải vào Vở.
- HS chơi như các tiết học trước.
CHÍNH TẢ MÈO CON ĐI HỌC
I.Mục đích: Giúp HS :
- Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học: 24 chữ trong khoảng 10-15 phút.
- Điền đúng chữ r, d hay gi; vần in hay iên vào chỗ trống. 
- Bài tập( 2) a hoặc b.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết nội dung bài chính tả.
- Vở bài tập Tiếng Việt tập 2.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ : 
- uôt hay uôc : buộc tóc, chuột đồng
- c hay k ? túi kẹo, quả cam
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài.
- GV ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS tập chép :
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung 8 dòng thơ đầu bài Mèo con đi học
- Cho HS tìm và đọc những tiếng khó : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, be toáng
- Cho HS tự viết các tiếng đó vào BC.
- Hướng dẫn HS tập chép vào vở.
- Hướng dẫn HS tự sửa lỗi bằng bút chì.
- GV sửa trên bảng những lỗi phổ biến.
- Yêu cầu HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- GV chấm một số vở, nhận xét.
* GIẢI LAO
3 . Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
- GV treo bảng phụ :
a. Điền âm r, d hay gi : 
- Cho HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.
- Cho cả lớp sửa bài vào VBT.
b. Điền vần iên hay in :
- Cho HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.
- Cho cả lớp sửa bài vào VBT.
III. Củng cố - Dặn dò :
- Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
- Nhận xét tiết học, - Bài sau : Ngưỡng cửa-
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS nhìn bảng đọc thành tiếng khổ thơ.
- Cá nhân, ĐT.
- HS viết vào BC.
- HS tập chép vào V2.
- HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- HS tự ghi số lỗi ra lề vở .
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- HS nêu yêu cầu, 1HS lên bảng.
- Cả lớp sửa bài vào VBT.
- HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.
- Cả lớp sửa bài vào VBT.
KỂ CHUYỆN SÓI VÀ SÓC
I.Mục đích : Giúp HS :
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.
* HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa câu chuyện Sói và Sóc.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ : 
- Cho HS kể lại truyện Niềm vui bất ngờ.
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : Giới thiệu. Ghi đề bài.
2. GV kể chuyện :
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2 (kết hợp tranh minh họa).
3 . Hướng dẫn HS kể từng đoạn của chuyện theo tranh :
- Tranh 1: Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây ?
- Tranh 2: Sói định làm gì Sóc ?
- Tranh 3: Sói hỏi Sóc thế nào ? Sóc đáp ra sao?
- Tranh 4: Sóc giải thích vì sao Sóc buồn ?
* GIẢI LAO
4 . Hướng dẫn HS toàn bộ câu chuyện :
- GV yêu cầu HS đóng vai theo nhóm 3 : người dẫn chuyện, Sói, Sóc.
 - Cho các nhóm thi kể chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương. 
5 . Tìm hiểu ý nghĩa của truyện :
- GV nêu câu hỏi :
+ Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
+ Em thích nhất nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
- GV kết luận : Sóc là con vật thông minh nên đã thoát ra khỏi tình thế nguy hiểm.
III. Củng cố - Dặn dò :
- Cho vài em xung phong kể lại câu chuyện.
- Dặn dò : Về nhà các em tập kể lại nhiều lần.
- Bài sau : Dê con nghe lời mẹ.
- 4 HS kể theo nội dung 4 tranh.
- HS nghe GV giới thiệu bài, đọc đề bài.
- HS nghe GV kể.
- HS quan sát tranh và nghe GV kể.
- HS nhìn tranh, dựa vào các câu hỏi gợi ý kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- HS tự phân vai kể lại câu chuyện.
- Các nhóm thi kể chuyện.
- HS trả lời.
- HS nghe và nhắc lại.
- Vài em xung phong kể lại câu chuyện.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: Sinh hoạt chủ nhiệm
1/Tập họp hàng dọc, điểm danh báo cáo.
2/Tổ trưởng báo cáo thành tích học tập và các hoạt động trong tuần:
3/ GV chủ nhiệm:
	Trong tuần qua các em đo học chuyên cần, học tập tiến bộ, Làm bài tập đầy đủ khi đến lớp, tập thể dục đều , vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Tồn tại: Vẫn còn 1 số em ăn quà vặt, đi học quá sớm.
4/ Dặn dò: 
Tuần đến vừa học vừa ôn tập chuẩn bị thi cuối kỳ 2
Ôn các bài hát múa tập thể
Ôn 5 điều Bác Hồ dạy, ôn các chủ điểm tháng.
5/ Nhận xét tiết sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP TUAN 30 LOP 1 CKTKN.doc