Tiết 2: Đạo đức: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (T1)
A/ Yêu cầu:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. Biết tên trường lớp, tên thầy, cô giáo một số bạn bè trong lớp
- Bước đầu biết giới thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp
- Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt
- Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn
B/ Đồ dùng dạy học:
- GV:Các điều khoản 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.Các bài hát về quyền được học tập “ Trường em”,”Đi học”, “ Em yêu trường em”
- HS: Vở bài tập Đạo đức
TUẦN 1 ~~~~~~&~~~~~~ Ngày soạn: Ngày 20 tháng 8 năm 2010 Ngày giảng :Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010 Tiết 1 CHÀO CỜ Tiết 2: Đạo đức: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (T1) A/ Yêu cầu: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. Biết tên trường lớp, tên thầy, cô giáo một số bạn bè trong lớp - Bước đầu biết giới thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp - Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt - Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn B/ Đồ dùng dạy học: - GV:Các điều khoản 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em..Các bài hát về quyền được học tập “ Trường em”,”Đi học”, “ Em yêu trường em” - HS: Vở bài tập Đạo đức C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Bài cũ: II. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên - Em thứ nhất g/t tên mình - Em thứ 2 giới thiệu tên bạn 1+ tên mình - Em thứ 3 giới thiệu tên bạn 1+ bạn 2+ tên mình ....đến em cuối cùng + Em cảm thấy như thế nào khi nghe các bạn giới thiệu tên mình, giới thiệu tên mình với các bạn? - Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên Hoạt động 2: HS tự giới thiệu sở thích của mình + Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích? + Những điều bạn thích có hoàn toàn giống như em không? - Kết luận:: Mỗi người đều có những điều mình thích............. bạn khác Hoạt động 3: Kể về ngày đầu tiên đi học của mình + Em đã mong chờ chuẩn bị cho ngày đầu tiên như thế nào? + Bố mẹ em đã chuẩn bị những gì cho em? + Em sẽ làm gì để xứng đáng hs lớp1? - Kết luận: Vào lớp Một......... thật ngoan III. Củng cố ,dặn dò: - GV chốt lại nội dung chính của bài - Dặn dò: HS phải nhớ được tên một số bạn trong lớp - Nhận xét giờ học - Kiểm tra sách vở - Đứng thành vòng tròn 6-10 em điểm danh từ 1 đến hết - Tiến hành chơi - Trả lời câu hỏi - HS lắng nghe - Tự giới thiệu trước lớp - Tự giới thiệu - Tự nhận xét - HS lắng nghe - Tự kể lại theo gợi ý câu hỏi - Nhận xét - HS kể theo nhóm đôi - Một số HS kể trước lớp - Một số HS lên kể trước lớp - Cả lớp chú ý theo dõi, nhận xét - HS chú ý lắng nghe - HS chú ý theo dõi Tiết 3 - 4: Tiếng Việt: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC A/ Yêu cầu: Giúp HS biết: - Một số nề nếp được quy định của lớp - Một số quy định để thực hiện tốt trong giờ học - Phân chia tổ, sắp xếp lại chỗ ngồi cho hợp lý - HS có ý thức vươn lên trong học tập B/ Chuẩn bị: GV: Sơ đồ lớp C/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1 - GV đưa ra một số quy định về nề nếp của lớp học - Nêu tên một số kí hiệu để HS nắm và thực hiện tốt trong giờ học - Phân chia tổ, sắp xếp lại chỗ ngồi cho hợp lí - GV hướng dẫn HS thực hiện đúng các quy định để uốn nắn dần cho HS thực hiện tốt trong giờ học. Tiết 2 * Bình bầu ban cán sự lớp: - Lớp trưởng: Lê Võ Bảo Quốc - Lớp phó học tập: Nguyễn Ngọc Linh - Lớp phó văn nghệ: Hoàng Thị Thảo Nhi - Tổ trưởng tổ 1: Phạm Tuấn Kiệt - Tổ trưởng tổ 2:Trần Văn Nam - Tổ trưởng tổ 3: Trưong Đình Huỳnh - Gọi các tổ lên xếp hàng dưới sự điều khiển của tổ trưởng - GV quy định vị trí đứng cho HS khi xếp hàng - Cho HS sinh hoạt văn nghệ - Dặn dò:HS thực hiện tốt các quy định và một số kí hiệu đã đề ra - Nhận xét giờ học Ngày soạn: Ngày 21 tháng 8 năm 2010 Ngày giảng :Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: Mĩ thuật: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI ( GV bộ môn dạy ) _________________________________________________________ Tiết 2+3: Tiếng Việt: CÁC NÉT CƠ BẢN A/ Yêu cầu: - HS nắm được tên gọi các nét cơ bản - HS viết được các nét cơ bản - HS có ý thức tốt trong học tập B/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu các nét cơ bản, kẻ sẵn bảng C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ II. Bài mới: Giới thiệu bài TIẾT 1 1. Giới thiệu các nét cơ bản: - Viết và giới thiệu các nét cơ bản + Nét sổ ngang, nét sổ dọc, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu, nét cong hở trái, nét cong hở phải, nét cong kính, nét khuyết trên, nét khuyết dưới - Cho HS đọc các nét cơ bản - GV chú ý theo dõi để uốn nắn cho HS - Nhận xét TIẾT 2 2. Luyện viết các nét cơ bản: - GV viết lần lượt các nét lên bảng và hướng dẫn cách viết - Nhắc lại các nét cơ bản - Hướng dẫn HS cách viết - Theo dõi bắt tay và uốn nắn cho HS - Nhận xét và sửa sai cho HS 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS nhắc lại các nét cơ bản - Dặn dò : HS nắm được các nét cơ bản đã học - Chuẩn bị cho tiết sau - Nhận xét giờ học - Kiểm tra đồ dùng học tập - Theo dõi trên bảng - Nhắc lại tên các nét cơ bản - HS đọc cá nhân, bàn tổ lớp - HS đọc lần lượt các nét - HS chú ý theo dõi cách viết - Cá nhân, bàn , tổ , lớp - Tập viết trên không trung. - Tập viết trên bảng con - Đọc tên các nét cơ bản đó - Luyện viết trong vở - Nhắc lại các nét cơ bản - Về nhà luyện viết lại. Tiết 4: Toán TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN A/ Yêu cầu: - Tạo không khí vui vẻ trong lớp. - HS tự giới thiệu về mình, bước đầu làm quen với SGK,đồ dùng học Toán, các hoạt động học tập trong giờ học Toán - HS yêu thích học Toán B/ Chuẩn bị - Sách Toán 1, ĐDHT C/ Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Bài cũ II/ Bài mới : Giới thiệu bài 1. Hướng dẫn sử dụng sách Toán 1 - HD mở sách - Giới thiệu về sách 2.Hướng dẫn học sinh làm quen với một số hoạt động học tập toán 1 3. Giới thiệu yêu cầu cần đạt sau khi học toán - Đếm, đọc, viêt số, so sánh hai số - Làm tính cộng, trừ - Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài tập - Biết giải các bài toán - Biết đo độ dài xem lịch 4. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán - Giới thiệu từng đồ dùng - Yêu cầu lấy đồ dùng GV giới thiệu lần lượt từng đồ dùng III. Củng cố dặn dò - GV nhắc lại nội dung chính của bài - Dặn dò: HS nắm được các dụng cụ học Toán - Nhận xét giờ học Kiểm tra dụng cụ học tập - Xem sách Toán 1 - Mở sách - QS các ảnh và thảo luận nội dung các ảnh - HS chú ý lắng nghe - Mở hộp đựng đồ dùng học tập - Nêu tên của từng đồ dùng - Lấy đồ dùng theo yêu cầu. - HS chú ý lắng nghe Tiết 5: Thủ công: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ THỦ CÔNG A/ Yêu cầu: - HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ ( thước kẻ, bút chì, kéo , hồ dán) để học thủ công - Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ côngnhw : giấy báo, hoạ báo, giấy vở học sinh,lá cây B/ Chuẩn bị: - Các loại giấy bìa màu, kéo, hồ dán , thước C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/Bài cũ: II/ Bài mới: Giới thiệu bài: 1. Giới thiệu giấy, bìa: - Giấy bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề - Giới thiệu giấy bìa - Thước: được làm bằng gỗ hay nhựa dùng để do chiều dài - Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng - Kéo: dùng để cắt giấy, bìa - Hồ dán: dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở. Được chế biến từ bột sắn có pha chất chống dán, chuột đựng trong hộp nhựa 2. Nhận xét,dặn dò: - GV nhắc lịa các dụng cụ học thủ công - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để học thủ công - Nhận xét giờ học - Kiểm tra dụng cụ HS - Lắng nghe, theo dõi - HS lấy lần lượt các dụng cụ theo yêu cầu của GV - HS chú ý lắng nghe Ngày soạn: Ngày 22 tháng 8 năm 2010 Ngày dạy :Thứ 4 ngày 25 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: Hát: HỌC HÁT BÀI: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP A/ Yêu cầu: - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca - Biết vỗ tay theo bài hát B/ Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe. - Hát chuẩn xác bài hát C/ Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Dạy bài hát: Quê hương tươi đẹp - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. + Giới thiệu qua cho HS biết: Đây là một trong những bài dân ca của dân tộc Nùng. Họ sinh sống ở những vùng thấp của rừng núi phía Bắc nước ta. Với giai điệu mượt mà, êm ả, bài hát ngợi ca tình yêu quê hương đất nước và con người. - Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát. - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca từng câu ngắn (bài chia làm 5 câu). + Đọc mẫu, có thể đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Chú ý những tiếng cuối câu hát ứng với trường độ từng nốt để nhắc HS ngân đúng phách (Tiếng đẹp, cây, đón là 1 phách: tiếng về một phách rưỡi; tiếng hương 2 phách. - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét. Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ họa. - Hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. Quê hương em biết bao tươi đẹp ... x x x x (GV phát các nhạc cụ gõ và hướng dẫn cách sử dụng cho HS gồm: thanh phách, song loan, trống nhỏ). - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách (mỗi bên gõ hai phách). Củng cố - Dặn dò: - Cho HS ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách một lần trước khi kết thúc tiết học. - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, dân ca của dân tộc nào? - Nhận xét chung (khen những em hát thuộc lời, gõ phách và biết vận động phụ họa nhịp nhàng, đúng yêu cầu; nhắc nhỡ những em chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng hơn). Dặn HS về ôn bài hát vừa tập. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. - Nghe băng mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu) - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Chú ý tư thế ngồi ngay ngắn. Hát ngân đúng phách theo hướng dẫn của GV. - Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng. + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách, trống nhỏ, ... theo hướng dẫn của GV. - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của giáo viên. - Trả lời: + Bài: Quê hương tươi đẹp. + Dân ca Nùng. - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ. Tiết 2+3: Tiếng Việt: E A/ Yêu cầu: - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK - HS khá giỏi luyện nói 4 ... g làm gì? - Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, tay và chân - Chúng ta tích cực vận động, hoạt động giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn Hoạt động 3: Tập thể dục - Đọc mẫu bài hát - Vừa hát vừa làm mẫu động tác Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này là hết mệt mỏi 3. Củng cố dặn dò - GV chốt lại nội dung chgính của bài- - Về nhà cần phải tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh, chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học - Hát một bài - Quan sát chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể - Đại diện các nhóm phát biểu - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Biểu diển lại từng hoạt động như các bạn trong từng hình - HS chú ý lắng nghe - Đọc theo - Làm theo - HS chú ý lắng nghe Ngày soạn: Ngày 23 tháng 8 năm 2010 Ngày dạy :Thứ 5 ngày 26 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: Thể dục. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC - TRÒ CHƠI Thể dục: ỔN ĐỊNH - TRÒ CHƠI A/ Yêu cầu: - Bước đầu biết được một số nội quy tập luyện cơ bản. - Biết làm theo GV sửa lại trang phục cho gọn gàng khi tập luyện - Bước đầu biết cách chơi trò chơi. B/ Đồ dùng: Chuẩn bị sân bãi: C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Phần mỡ đầu: Thổi còi tập trung học sinh. Phổ biến nội dung yêu cầu bài học. Gợi ý cán sự hô dóng hàng. Tập hợp 4 hàng dọc. Giống hàng thẳng, đứng tại chỗ vỗ tay và hát (2 phút) Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 – 2, 1 – 2, (2 phút) đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc. 2.Phần cơ bản: Biên chế tổ tập luyện chọn cán sự bộ môn (2 - 4 phút ) Cán sự bộ môn có thể là lớp trưởng, yêu cầu có sức khoẻ, nhanh nhẹn và thông minh, các tổ trưởng là tổ học tập. Phổ biến nội quy luyện tập (1 – 2 ph) Phải tập hợp ở ngoài sân dưới sự điều khiển của lớp trưởng. Trang phục phải gọn gàng, nên di dày hoặc dép có quai hậu, không đi dép lê. Khi đã vào học ai muốn đi đâu phải xin phép, khi GV cho phép mới được đi. Học sinh sứa lại trang phục (2 phút) GV hướng dẫn các em sửa lại trang phục trước khi luyện tập. Trò chơi: Diệt các con vật có hại (5 – 8 phút) GV nêu trò chơi, hỏi học sinh những con vật nào có hại, con vật nào có ích (thông qua các bức tranh) Cách chơi: GV hô tên các con vật có hại thì học sinh hô diệt, tên các con vật có ích thì học sinh lặng im, ai hô diệt là sai. 3.Phần kết thúc : GV dùng còi tập hợp học sinh, đứng vỗ tay và hát. GV cùng HS hệ thống bài học. 4.Nhận xét giờ học. Hướng dẫn về nhà thực hành. GV hô “Giải tán” HS ra sân tập trung. Học sinh lắng nghe nắmYC bài học. Học sinh tập hợp thành 4 hàng dọc, đứng tại chỗ và hát. Học sinh ôn lại giậm chân tại chỗ do lớp trưởng điều khiển. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV. 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lắng nghe, nhắc lại. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV. Nêu tên các con vật có hại, các con vật có ích. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV. Tập họp, vỗ tay và hát. 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Lắng nghe. Học sinh hô : Khoẻ ! Tiết 2+3. Tiếng Việt: B A/ Yêu cầu: - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm b - Đọc được tiếng’’ be’’ - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK B/ Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ C/ Hoạt động dạy học: Hoạt độngcủa GV Hoạt động của HS I/ Bài cũ: - Đọc viết chữ e - Nhận xét ghi điểm II/ Bài mới: Giới thiệu bài TIẾT1 1. Giới thiệu chữ b: + Các tranh này vẽ ai? Vẽ cái gì? - Các tiếng này giống nhau ở chổ đều có âm b 2. Dạy chữ ghi âm: a) Nhận diện chữ: - GV giới thiệu chữ b và nêu cấu tạo: - Chữ b gồm hai nét: nét khuyết trên và nét thắt + So sánh chữ b và chữ e b) Ghép chữ và phát âm: - Phát âm mẫu b Âm b ghép với âm e ta có tiếng be - Ghi bảng “be” + Phân tích tiếng “be”? - Phát âm mẫu “ be” - Chỉ trên bảng lớp c) HD viết chữ trên bảng con: - Vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình viết: b - Theo dõi nhận xét TIẾT 2 3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - Cho HS đọc lại bài trên bảng - Sửa phát âm cho hs b) Luyện viết: - Theo dõi nhắc nhở HS c) Luyện nói: Nêu câu hỏi gợi ý + Ai đang học bài? + Ai đang tập viết chữ e? + Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không? + Ai đang kẻ vở? Hai bạn gái đang làm gì? - HS luyện nói 2-3 câu về các bức tranh 4. Củng cố, dặn dò: - Cho hS đọc lại bài - Nhắc nhở tiết sau - Nhận xét giờ học - 2 HS lên bảng thực hiện - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi - HS chú ý theo dõi - Nêu được sự giống và khác nhau - Phát âm cá nhân, nhóm, đồng thanh - Ghép tiếng “be” - Đọc theo - Phát âm cá nhân, nhóm, đồng thanh - HS viết trên không trung và viết lên mặt bàn bằng ngón trỏ - Viết bảng con - Phát âm b, be ( đồng thanh cá nhân, nhóm) - Tô chữ b, be trong vở tập viết - Trả lời câu hỏi - Tự nhận xét - Một số HS lên nói trước lớp - Đọc lại bài ở bảng, tìm tiếng có âm vừa học. Tiết 4: Toán HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN A/Yêu cầu: - Giúp hs nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn - Bước đầu nhận ra hình vuông ,hình tròn từ các vật thật - Bài 4 dành cho HS khá giỏi B/ Chuẩn bị: - Một số hình vuông hình tròn khác nhau, một số vật thật có hình vuông, hình tròn C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/Bài cũ: - T đưa ra 2 nhóm đối tượng có số lượng khác nhau - T nhận xét - ghi điểm II/ Bài mới: 1. Giới thiệu hình vuông: - Giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho hs xem và nói “đây là hình vuông” + Những vật nào có hình vuông? 2. Giới thiệu hình tròn: - GV lấy lần lượt từng hình tròn cho HS xem và nói: “đây là hình tròn” +Tìm những đồ vật có dạng hình tròn 3. Thực hành: Bài 1: Nêu yêu cầu - Hướng dẫn thêm cho HS Bài 2: Nêu yêu cầu - Hướng dẫn cho HS tô màu Bài 3: Nêu yêu cầu - Hưóng dẫn HS tô màu khác nhau vào các hình vuông, hình tròn - Quan sát, giúp đỡ Bài 4: Yêu cầu HS khá giỏi làm - GV hướng dẫn cách làm kẻ thêm một số đường thẳng để có các hình vuông 4. Củng cố dặn dò: - GV nhắc lại nội dung chính của bài - Về nhà tìm các vật có hình vuông hình tròn. Chuẩn bị bài sau: Tìm các đồ vật có dạng hình tam giác - Nhận xét giờ học - Gọi HS trả lời - HS chú ý quan sát và theo dõi - Nhắc lại :cá nhân , bàn ,tổ ,lớp - Lấy những hình vuông bỏ lên bàn - Trả lời câu hỏi - Nhắc lại : cá nhân, bàn, tổ , lớp - Lấy những hình tròn bỏ lên bàn - HS tìm và nêu - Tô màu vào các hình vuông - HS tô màu vào các hình vuông - Tô màu vào các hình tròn - HS tô màu vào các hình tròn - HS nêu yêu cầu - Tô màu vào khác nhau vào các hình vuông, hình tròn - HS khá giỏi làm bài vào sách - HS chú ý lắng nghe Ngày soạn: Ngày 24 tháng 8 năm 2010 Ngày dạy :Thứ 6 ngày 27 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: Toán HÌNH TAM GIÁC A/ Yêu cầu: - Giúp hs nhận ra và nêu đúng tên của hình tam giác - Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật - HS tích cực tự giác trong học tập B/ Chuẩn bị: - Một số hình tam giác khác nhau, một số vật thật có hình tam giác C/ Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt độngcủa HS I/ Bài cũ: - Đưa các tấm bìa có hình vuông, hình tròn - Nhận xét, ghi điểm II/ Bài mới: Giới thiệu bài 1. Giới thiệu hình tam giác: - Giơ lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho hs xem và nói “đây là hình tam giác” - Yêu cầu HS tìm các hình tam giác trong bộ đồ dùng Những vật nào có hình tam giác? 2. Thực hành xếp hình: - Yêu cầu HS dùng các hình tam giác để xếp hình: - Xếp hình cái nhà, cái thuyền..... - GV chú ý theo dõi để giúp đỡ cho HS - Dùng bút màu để tô các hình 3. Củng cố dặn dò: - GV chốt lại nội dung chính của bài - Về nhà tìm các vật có hình tam giác - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập - Nhận xét giờ học - Nhận dạng hình - Tự nhận xét - Nhắc lại : cá nhân, đồng thanh - Lấy những hình tam giác bỏ lên bàn - Trả lời câu hỏi - Thực hành xếp hình bằng các hình tam giác - Tô màu vào các hình tam giác - HS chú ý theo dõi Tiết 2 +3: Tiếng Việt DẤU SẮC: / A/Yêu cầu: - HS nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ) - Đọc được tiếng bé -Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK B/ Chuẩn bị - Tranh minh hoạ C/ Hoạt động dạy học Hoạt độngcủa GV Hoạt động của HS I/ Bài cũ - Đọc viết chữ b, be - Nhận xét, ghi điểm II/ Bài mới: . Giới thiệu bài TIẾT1 1. Dạy dấu thanh a) Nhận diện dấu - Dấu thanh sắc là một nét xiên phải b) Ghép chữ và phát âm - Khi thêm dấu ( / ) vào be ta có tiếng bé - Ghi bảng “bé” + Phân tích tiếng “bé”? - Phát âm mẫu “ bé ” - Chỉ trên bảng lớp c) HD viết chữ trên bảng con - Vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình viết: - Lưu ý cho HS vị trí dấu / bé - Theo dõi nhận xét TIẾT 2 2. Luyện tập a) Luyện đọc: - GV cho HS đọc lịa bài trên bảng - Sửa phát âm cho hs b) Luyện viết: - GV yêu cầu HS tô vào vở tập viết - Theo dõi nhắc nhở hs c) Luyện nói - Nêu câu hỏi gợi ý + Quan sát tranh em thấy những gì? + Em thích bức tranh nào nhất ? vì sao? + Em thích làm gì ngoài giờ học? 3. Củng cố dặn dò - Cho HS đọc lại bài trên bảng - Dặn dò HS về nhà học bài, xem trước bài dấu?, dấu . - Nhận xét giờ học - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu - Đọc đồng thanh các tiếng có dấu thanh sắc ( / ) - Phát âm cá nhân, nhóm, ĐT - Ghép tiếng “bé” - Đọc theo - Phát âm cá nhân, nhóm, đồng thanh. Cả lớp đọc bài ở bảng. - Viết lên mặt bàn bằng ngón trỏ - Viết bảng con - Phát âm bé ( đồng thanh, cá nhân, nhóm) - Tô chữ be, bé trong vở tập viết - Trả lời câu hỏi - HS tự nêu theo ý thích của mình - Đọc lại bài ở bảng. Tiết 4: Sinh hoạt: SINH HOẠT LỚP I/ Đánh giá lại các hoạt động trong tuần 1. Nề nếp - Nghiêm túc chấp hành tốt các nề nếp của lớp học - Đi học đầy đủ, đúng giờ 2. Học tập - Có ý thức học tập tốt, hăng say phát biểu xây dựng bài - Một số HS còn thiếu đồ dùng học tập 3. Vệ sinh - Các tổ luân phiên nhau làm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng. 4.Các hoạt động khác: - Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và đội tổ chức II/ Kế hoạch tuần tới: - Thực hiện tốt các nề nếp đã quy định - Tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp - Đi tập khai giảng dều đặn, đảm bảo sĩ số.
Tài liệu đính kèm: