Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - 2 cột

Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - 2 cột

Thứ hai : Tuần 01 Ngày dạy : 23 / 08 / 2009

TIẾT 2 - 3 : Tiếng việt

Bài : Ổn định tổ chức

 I/. MỤC TIÊU :

- Làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt

- Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, nề nếp học tập môn Tiếng Việt

- Có ý thức bảo quản sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tạo hứng thứ cho học sinh khi làm quen với sách giáo khoa của môn học.

II/. CHUẨN BỊ :

1/. Giáo viên

- Sách giáo khoa

- Bộ thực hành Tiếng Việt

2/. Học sinh

- Sách giáo khoa

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - 2 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu báo giảng
TUẦN: 01
Thứ
Ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Hai
23/08
01
02
03
04
05
SHĐT
TV
TV
TOÁN
TC
Bài : Ổn định tổ chức
“
Bài : Tiết học đầu tiên
Bài : Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công
Ba
24/08
01
02
03
04
 TV
 TV
TOÁN
MT
Bài : Các nét cơ bản
“
Bài : Nhiều hơn, ít hơn
TƯ
25/08
 01
02
03
04
TD
TV
TV
TOÁN
Bài 1 : e
 “
Bài : Hình vuông, hình tròn
NĂM
26/08
 01
02
03
04
TV
TV
TOÁN
ĐĐ
Bài 2 : b
 “
Bài : Hình tam giác
Bài : Em là học sinh lớp 1 ( Tiết 1 )
 SÁU
27/08
01
02
03
04
05
AN
TV
TV
TNXH
SHTT
Bài 3 : /
“
Bài 1 : Cơ thể chúng ta
Thứ hai : Tuần 01 Ngày dạy : 24 / 08 / 2009
Thứ hai ngày 24 tháng 08 năm 2009
TIẾT 1 : sinh hoạt đầu tuần
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ hai : Tuần 01 Ngày dạy : 23 / 08 / 2009
TIẾT 2 - 3 : Tiếng việt
Bài : Ổn định tổ chức
	I/. MỤC TIÊU :
- Làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt
- Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, nề nếp học tập môn Tiếng Việt
- Có ý thức bảo quản sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tạo hứng thứ cho học sinh khi làm quen với sách giáo khoa của môn học.
II/. CHUẨN BỊ : 
1/. Giáo viên
Sách giáo khoa
Bộ thực hành Tiếng Việt
2/. Học sinh
Sách giáo khoa
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
GV
HS
TIẾT 1
1/ Giới thiệu Sách tiếng việt 1 : 
	Là sách bài học gồm có kênh hình và kênh chữ giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt là môn học dạy tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ Việt Nam 
Minh họa một số tranh vẽ đẹp, màu sắc.
Hướng dẫm học sinh xem cấu trúc của sách
Gồm 2 phần, phần dạy âm, phần dạy vần
Hướng dẫn học sinh làm quen với các ký hiệu trong sách.
2/ Giới thiệu Sách bài tập Tiếng Việt
	Giúp học sinh ôn luyện và thực hành các kiến thức đã học ở sách bài học
3/ Sách tập viết, vở in :
	Giúp các em rèn luyện chữ viết
4/ Rèn Nếp Học Tập 
Hướng dẫn :
- Cách mở sách, cầm sách, chỉ que, để sách.
- Thao tác sử dụng bảng, viết bảng, xóa bảng, cất bảng.
- Tư thế ngồi học, giơ tay phát biểu.
TIẾT 2
5/ Giới Thiệu Bộ Thực Hành Tiếng Việt
Kiểm tra bộ thực hành
Hướng dẫn học sinh phân loại đồ dùng của môn Tiếng Việt và Toán
- Có mấy loại đồ dùng môn Tiếng Việt
* Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng, tác dụng của bảng chữ cái.
- Bảng chữ có mấy màu sắc?
-Tác dụng của bảng chữ để ráp âm,vần tạo tiếng.
6/ Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng bảng cái
- Bảng cái giúp các em gắn được âm, vần chữ tạo tiếng.
7/ Bầu cán sự lớp, phân chia tổ, nhóm
8/ Giờ giấc ra, vào lớp.
DẶN DÒ 
- Chăm xem sách, giới thiệu sách với bạn
- Bảo quản sách và bộ thực hành.
Chuẩn bị bút và vở tập in, thứ ba học bài các nét cơ bản
-2 màu : Xanh, đỏ
-Thực hiện thao tác ghép một vài âm, tiếng
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 4 : TOÁN
Bài : Tiết học đầu tiên
I/ Mục tiêu
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động trong giờ học toán.
II/ Đồ dùng dạy – học
GV : SGK, vở BT toán, bộ đồ dùng học toán
HS : SGK, vở BT toán, bộ đồ dùng học toán
III/ Hoạt động dạy - học
GV
HS
1/ Bài mới 
Giới thiệu bài
- Để giúp các em biết được những việc cần làm và những yêu cầu đạt được trong tiết học Toán. - Hôm nay cô sẽ dạy các em tiết Toán 1 đó là Tiết Học Đầu Tiên
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng Dẫn Học Sinh Sử Dụng Sách Toán 1
Cách sử dụng và bảo quản sách
a.Đưa mẫu sách Toán và vở bài tập.
b.Hướng dẫn học sinh xem cấu trúc của sách
Mỗi tiết học có 1 phiếu ( 1 trang hay 2 trang) tùy lượng kiến thức của bài, cấu trúc như sau :
Tên của bài học đặt ở đầu trang
Phần bài học
Phần thực hành
+ Nêu lại nội dung của phiếu học?
c. Hướng dẫn làm quen với các ký hiệu lệnh trong sách
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng Dẫn Học Sinh Làm Quen Với Một Số Hoạt Động Học Tập Môn Toán
a. Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ trong sách bài “Tiết học đầu tiên”
- Cô giáo và các bạn trong tranh đang làm gì?
- Bạn gái đang sử dụng que tính để làm gì?
- Bạn trai trong tranh đang làm gì?
- Tranh 4 các bạn đang làm gì?
- Nêu tên các mẫu vật sử dụng khi học Toán
b. Tác dụng khi học toán
Giúp các em biết đếm que, học số, làm tính, biết giải toán
Vậy muốn học tốt môn toán các em cần làm gì?
HOẠT ĐỘNG 3
Giới Thiệu Bộ Thực Hành Môn Toán
- Qua quan sát tranh ở hoạt động 2. Hãy nêu tên gọi đúng của vật dụng trong bộ thực hành.
- Tác dụng
- Que tính dùng để làm gì?
- Các mẫu số, mẫu dấu dùng để làm gì?
- Hướng dẫn cách bảo quản
2/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Giới thiệu sách toán với bạn bè.
- Biết cách giữ gìn để sử dụng đồ dùng được bền
- Xem trước bài học nhiều hơn, ít hơn
-Mở sách quan sát các tranh
- Phần bài học
- Phần thực hành
- Tên bài học
- Giới thiệu sách toán
- Đang học toán
- Học số
- Tập đo độ dài
- Học nhóm
Que tính, đồng hồ, bàng gài, thước, các hình
- Phải chăm học, phải thuộc bài, chăm phát biểu 
- Que tính
- Đồng hồ
- Bảng số
- Bảng cái
- Hình ð D o
- Đếm số
- Làm tính
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 5 : THỦ CÔNG
Bài : Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công
I/ Mục tiêu
- Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ : Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán để học thủ công.
II/ Chuẩn bị :
GV : Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán, giấy thủ công
HS : Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán, giấy thủ công
GV
HS
BÀI MỚI : 
Giới thiệu bài 
Treo các mẫu vật đã thành mẫu sản phẩm à Môn thủ công sẽ tạo cho các em đôi tay khéo léo và các sản phẩm đẹp. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu đến các em
Một số loại giấy bìa
Dụng cụ học thủ công
HOẠT ĐỘNG 1 
Giới Thiệu Dụng Cụ Học Môn Thủ Công
Hướng dẫn phân biệt giấy bìa:
Quan sát vở hoặc sách so sánh bìa vở hoặc sách em thấy có gì khác so với các trang bên trong
à Giấy bìa là một dụng cụ học tập trong môn thủ công. Như các em thấy người ta dùng giấy bìa để làm bìa vở, sách và trang trí rất đẹp giúp cho vở, sách dùng được bền lâu và tạo cái đẹp cho mọi người 
Đưa mẫu các hình xếp gấp hoặc cắt dán bằng thủ công :
Các mẫu hình và các mẫu dán  được làm bằng giấy gì?
Giấy thủ công có màu sắc như thế nào?
Phần sau mặt màu sắc em có nhận xét gì?
à Giấy thủ công cũng là một dụng cụ học tập của môn. Nó giúp các em tạo ra những sản phẩm như các em đã được quan sát.
à Ngoài giấy màu, giấy bìa . các em còn biết những dụng cụ nào khi học thủ công cần có.
Nêu tác dụng của từng dụng cụ
Không dùng thước để gõ bàn hoặc đánh nhau
Không dùng kéo châm chọc nhau à gây nguy hiểm
Nên dùng hồ khô để đảm bảo vệ sinh
( Cho học sinh xem các mẫu hồ dán). Phải biết bảo quản các vật dụng và dọn dẹp vệ sinh sau khi thực hành.
HOẠT ĐỘNG 2 
Trò Chơi
Nội dung
Chọn đúng các dụng cụ theo yêu cầu.
Luật chơi :
Chia nhóm, thi đua lựa chọn các dụng cụ sau mỗi bài hát. - Nhóm nào chọn đúng, nhiếu thắng
HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố – Dặn dò
Giấy bìa so với giấy màu như thế nào?
Kể tên và nêu tác dụng các dụng cụ trong giờ học thủ công.
- Đem đủ các dụng cụ trong giờ học thủ công
Đồ dùng học tập
Giấy màu
Thước, hồ, kéo
Quan sát nhận xét màu sắc các mẫu tranh vẽ, nêu cảm nghỉ
Một vài học sinh sờ và nêu nhận xét
Quan sát mẫu vật và tranh mẫu trả lời:
-làm bằng giấy thủ công
Nhiều màu sắc đẹp xanh, đỏ, tím, vàng
HS thực hiện
Kể 
Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán
Thước để kẻ, để đo
Bút chì để viết, để vẽ.
Kéo dùng để cắt, dán sản phẩm
Hồ để dán
Ý kiến đóng góp : 	
Thứ ba : Tuần 01 Ngày dạy : 24 / 08 / 2009
TIẾT 1 – 2 : Tiếng việt
Bài : Các nét cơ bản
I/. MỤC TIÊU
- Làm quen và thuộc tên các nét cơ bản : Nét ngang __; nét sổ ê; nét xiên trái \; nét xiên phải /; móc xuôi ü; móc ngược ỵ; móc hai đầu ; cong hở phải , cong hở trái ; cong kín , khuyết trên ; khuyết dưới ; nét thắt
- Rèn viết đúng đơn vị nét, dáng nét
II/. CHUẨN BỊ :
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG 1 
Giới Thiệu Nhóm Nét
	Nét cong hở phải
	Nét cong hở trái
	Nét cong kín
Dán mẫu từng nét và giới thiệu
	Nét cong hở (trái) cao mấy đơn vị ?
	Nét cong hở (trái) cong về bên nào?
	Nét cong hở (phải) cao mấy đơn vị ?
	Nét cong hở (phải) cong về bên nào?
	Nét cong kín cao mấy đơn vị?
Vì sao gọi là nét cong kín?
Hướng dẫn viết bảng, nêu qui trình viết :
	Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết nét cong hở (trái), điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất
	Tương tự, nhưng viết cong về bên phải.
	Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét cong kín theo hướng từ phải à trái nét cong khép kín điểm kết thúc trùng với điểm đặt bút.
Nhận xét :
HOẠT ĐỘNG 2 : TIẾT 2
Giới Thiệu Nhóm Nét
Dán mẫu từng nét và giới thiệu :
	Nét khuyết trên
	Nét khuyết dưới
	Nét thắt
Nét khuyết trên cao mấy dòng li
Nét khuyết dưới mấy dòng ô li
à Nét viết 5 dòng li hoặc nói ... ư thế nào?
à Tranh vẽ lại cảnh các bạn đến trường. Để biết được tại sao các bạn trong tranh tươi cười, vui vẻ như thế, chúng ta tìm hiểu qua bài “Em là học sinh lớp 1”
 Ghi tựa bài
Em Là Học Sinh Lớp Một
HOẠT ĐỘNG 1 : Vòng tròn giới thiệu tên
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 em
Phổ biến nội dung
Mỗi nhóm đứng thành vòng tròn, điểm số từ 1 đến hết
Cách chơi : Đầu tiên giới thiệu tên mình. em thứ hai giới thiệu lại tên bạn thứ nhất và tên mình. em thứ ba giới thiệu lại tên bạn thứ nhất, thứ hai, tên mình. tuần tự cho đến người sau cùng :
Yêu cầu một nhóm thực hiện mẫu
Oån định nêu câu hỏi
Trò chơi giúp em điều gì?
Em cảm thấy như thế nào khi giới thiệu tên mình với các bạn?
Em cảm thấy như thế nào khi được biết tên các bạn trong lớp?
à Trò chơi đã giúp em biết được tên mình và tên các bạn. Mỗi em đều có một cái tên  đó là quyền khi sinh ra cần có “ Trẻ em cũng có quyền có họ và tên”
HOẠT ĐỘNG 2 : Giới Thiệu Sở Thích Của Mình
Yêu cầu : Mỗi tổ cử ra 2 bạn lên bảng dán tranh và nêu lên sở thích của mình cho các bạn nghe
à Các tranh vẽ trên bảng có cùng sở thích như nhau không?
à Qua tranh vẽ cũng như khi lắng nghe các em trao đổi với nhau. Mỗi em đều có sở thích ước mơ khác nhau, nhưng cũng có bạn giống nhau. Cô mong muốn các em đều đạt được sở thích và ước mơ của mình. bên cạnh đó các em phải biết tôn trọng sở thích và ước mơ của bạn
HOẠT ĐỘNG 3 : KỂ VỀ NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC
Bố mẹ đã chuẩn bị những gì cho các em đi học?
Ngày đầu tiên đến trường em gặp những ai?
Kể lại niềm vui ngày dự lễ khai giảng
Cảnh vật xung quanh thế nào?
Các bạn học sinh lớp 1 có gì đẹp?
Thầy cô và anh chị đón chào em như thế nào?
Em có thích không?
à Các em phải biết tự hào và yêu quý những tình cảm đó là Quyền được đi học, Quyền có mái ấm gia đình, tự hào là học sinh 
- Em hãy kể những việc làm để trở thành con ngoan trò giỏi?
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố – Dặn dò
Thi đua hát cá nhân, đôi bạn, nhóm những bài hát mà giáo viên đã dặn chuẩn bị 
Hỏi : Trò chơi vòng tròn giúp em điều gì?
Kể lại cho lớp nghe những quyền mà thầy đã dạy?
Để cha mẹ, thầy cô vui lòng em phải làm gì?
Nhận xét tiết học
Kể cho ba mẹ nghe những điều học được trong tiết học. Chuẩn bị xem trước bài
Mẹ và các bạn
Vui vẻ phấn khởi
- Học theo nhóm, lớp
- Chia nhóm, kết bạn theo yêu cầu
- Lắng nghe
- Quan sát nhóm làm mẫu
- Cả lớp cùng thực hiện
- Giới thiệu tên mình, bạn
- Thích thú vì được các bạn biết tên mình
- Vui thích vì có thêm nhiều bạn mới
Kể với nhau về sở thích của mình
Thực hiện dán tranh, nêu sở thích của mình cho cả lớp nghe
Hình thức: Học cả lớp
- Giơ tay phát biểu. Nêu những cảm nghỉ, cảm xúc của mình qua câu hỏi gợi ý
Tham gia xung phong, kết bạn để hát, hát đồng thanh
Giới thiệu tên mình, biết tên bạn
Quyền có họ tên, quyền đi học
Chăm ngoan, học giỏi vậng lời
Ý kiến đóng góp : 	
Thứ sáu : Tuần 01 Ngày dạy : 27 / 08 / 2009
TIẾT 2 – 3 : TIẾNG VIỆT
Bài 3 : /
I/. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.
- Đọc được : bé
- Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
Tranh vẽ SGK 
2/. Học sinh
Sách , bảng, bộ thực hành.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GV
HS
1/. KIỂM TRA BÀI CŨ 
Kiểm traviết bảng
2/. BÀI MỚI ( Tiết 1 )
Giới thiệu bài 
Tranh vẽ gì?
Các tiếng bé, cá, khế có điểm nào giống nhau.
à Giới thiệu bài ghi tựa Dấu /
HOẠT ĐỘNG 1 : Nhận Diện Dấu /
Treo mẫu dấu /
Tô mẫu / và nói dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải
HOẠT ĐỘNG 2
Ghép chữ và phát âm
Phân tích tiếng be
Muốn có tiếng bé làm sao?
Phát âm mẫu
	 b _ e _ / _ bé
	bé (đọc trơn)
HOẠT ĐỘNG 3
Viết dấu thanh trên bảng
Viết mẫu dấu thanh vào khung có kẻ dòng li
Hướng dẫn qui trình viết: Kéo theo hướng từ trên xuống nét sổ nghiêng bên phải.
Viết mẫu trên không trung
Hướng dẫn viết tiếng bé
Hướng dẫn cách đặt dấu thanh trên âm e
Nhận xét và uốn nắn
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG 1 : Luyện Đọc
Đọc mẫu
Hướng dẫn cách đọc theo thứ tự
à dấu sắc : bế, khế, chó, lá, cá, be, bé
nhận xét, sửa sai cách phát âm
HOẠT ĐỘNG 2 : Tập Viết
Tô mẫu hướng dẫn qui trình
Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết âm bờ con chữ be. Lia bút viết e con chữ e. điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện nói
Chủ đề : Bé
Yêu cầu : Thảo luận nhóm đôi, nêu nội dung tranh
Quan sát tranh em thấy những gì?
à Các bạn ngồi học trong lớp, hai bạn gái nhảy dây, bạn gái đi học, đang vẩy tay tạm biệt ch1u mèo, bạn gái tưới rau.
Các bức tranh này có gì khác nhau?
à các hoạt động học, nhảy dây, tưới rau, đi học
 Các bức tranh này có gì giống nhau?
à Đều có bạn
Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
Phát triển chủ đề luyện nói
Em và các bạn ngoài hoạt động kể trên. Còn những hoạt động nào khác?
Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất
Đọc lại tên bài : “bé”
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố – Dặn dò
- Gọi HS đọc lại bài
- Nhận xét tiết học
- Viết bài trong vở BT tiếng việt
Luyện viết trên bảng con
Vẽ bé
Vẽ cá
Chùm khế
Dấu sắc
Xem mẫu, nêu lại dấu / là một nét sổ nghiêng phải.
Tiếng be có 2 âm, âm b và âm e
Thêm dấu / trên âm e. ta có tiếng bé
Đọc cá nhân, đồng thanh
Quan sát thực hành theo mẫu
Viết trên không trung
Viết bảng
Viết bảng
Luyện đọc cá nhân – đồng thanh
Thực hiện
Tô mẫu vào vở tập viết
Thảo luận theo đơn vị nhóm
Trình bày theo gợi ý của giaó viên
Học sinh tham gia nói theo diễn đạt của mình
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 4 :TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 1 : Cơ thể chúng ta
/. MỤC TIÊU :
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể : Đầu, mình, chân, tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
- Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể ( HS khá, giỏi )
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên
Tranh minh họa theo sách giáo khoa
2/. Học sinh
Sách Giáo khoa và bài tập TN
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1/. ỔN ĐỊNH 
2/. BÀI CŨ 
Kiểm tra SGK và vở bài tập TNXH
3/. BÀI MỚI 
Giới thiệu bài 
Yêu cầu học sinh thực hiện bài hát “Thể dục buổi sáng” 
à Qua các hoạt động thể dục của bài hát. Các em thấy từng phần và từng bộ phận của chúng ta đều hoạt động. Vậy tên gọi các phần, các bộ phận và tác dụng đó như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài “Cơ thể chúng ta”
Ghi tựa bài
HOẠT ĐỘNG 1
Quan sát các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
Mục tiêu :
Gọi tên đúng các bộ phận bê ngoài của cơ thể
- Yêu cầu : Học đôi bạn, quan sát các bộ phận bên ngoài của cơ thể mà em thấy được
- Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể
à Tất cả các bộ phận mà em chỉ vềø nêu tên gọi, gọi chung đó là các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
HOẠT ĐỘNG 2
Quan Sát Các Phần Cơ Thể
Mục tiêu :
Nhận biết các phần của cơ thể và tác dụng của các bộ phận trong từng phần của cơ thể
Yêu cầu : Học nhóm
Quan sát và nêu các hoạt động của các phần trong cơ thể. Tác dụng các bộ phận
Giao việc
Quan sát tranh 1. Bạn gái trong tranh đang làm gì?
Quan sát tranh 2
Bạn gái trong tranh đang làm gì?
Các bạn nam trong tranh đang làm gì?
- Hướng dẫn trình bày theo hệ thống câu hỏi :
(Cuí xuống, cưòi áp má, ăn là các hoạt động thuộc phần nào cơ thể.
Ngữa lên, cúi xuống nhờ bộ phận nào?
Cười và ăn nhờ bộ phận nào
Chị và bé áp má nhau ở bộ phận nào?
* Kết luận : Mắt, mũi, miệng, má . cổ là các bộ phận thuộc phần đầu của cơ thể
Bạn cúi xuống nhặt con mèo nhờ bộ phận nào?
à Ngực, lưng, bụng thuộc phần mình của cơ thể
Bạn đá banh bằng gì?
Động tác thể dục của bạn là động tác gì?
Muốn chạy được xe đạp bạn phải nhờ đến bộ phận nào của cơ thể?
à Các bộ phận tay và chân thuộc phần tay và chân
à Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
Phần đầu gồm các bộ phận nào?
Phần mình gồm các bộ phận nào?
Phần tay chân gồm các bộ phận nào?
HOẠT ĐỘNG 3 :Tập Thể Dục
Mục tiêu : Gây hứng thú, rèn luyện thân thể
- Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập thư giãn
Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Thể dục thế này là hết mệt mỏi
à Chúng ta phải tích cực hoạt động để giúp cơ thể chúng ta nhanh nhẹn và khỏe mạnh
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Làm bài tập 1 ở vở bài tập TNXH
Chuẩn bị bài : Chúng ta đang lớn
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Cả lớp hát và thực hiện các hoạt động
Đôi bạn cùng quan sát lẫn nhau
Cả lớp phát biểu
Tóc, Mắt, mũi, miệng, rốn 
Học nhóm, cả lớp 
Các nhóm trình bày và thể hiện động tác
 Phần đầu cơ thể
Cổ
Miệng
Má
Lưng
Chân
Tay
Tay, chân
3 phần: Đầu, minh và tay chân
Hình thức : Hoạt động cả lớp 
Thực hiện động tác theo lời ca
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 5 : SINH HOẠT TẬP THỂ
- Nhắc nhở và hướng dẫn nền nếp học tập
- Nhắc nhở về vệ sinh trường, lớp, trang phục, đồ dùng học tập
- Giờ giấc ra vào lớp
- Học năm điều Bác Hồ dạy.
Ký duyệt : tuần 01
Hiệu phó chuyên môn
Tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 HKI HKII.doc