Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 đến 18 - GV: Nguyễn Thị Nhàn - Trường Tiểu học Tân Lộc

Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 đến 18 - GV: Nguyễn Thị Nhàn - Trường Tiểu học Tân Lộc

Tiết 1 Học vần

 AU, ÂU

A. MỤC TIÊU:

 - HS đọc và viết được: au, âu, cây cau, cái cầu.

 - Đọc được các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng: Chào Mào có áo màu nâu

 Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.

 - Luyên nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bà cháu.

 - HS thích học môn TV.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - Tranh minh họa các TN khóa

 - Tranh minh hoạ bài đọc ứng dụng.

 - Tranh minh họa phần Luyện nói.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 I Ổn định lớp:

 II. Bài cũ:

 - HS đọc đọan thơ: Suối chảy rì rào

 III. Bài mới:

 

doc 213 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 đến 18 - GV: Nguyễn Thị Nhàn - Trường Tiểu học Tân Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ Sáu, ngày 9 tháng 11 năm 2012.
Tiết 1 Học vần
 AU, ÂU
A. MỤC TIÊU:
	- HS đọc và viết được: au, âu, cây cau, cái cầu.
	- Đọc được các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng: 	Chào Mào có áo màu nâu
	 Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.
	- Luyên nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bà cháu.
 - HS thích học môn TV.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
	- Tranh minh họa các TN khóa
	- Tranh minh hoạ bài đọc ứng dụng.
	- Tranh minh họa phần Luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: 
	- HS đọc đọan thơ: Suối chảy rì rào 
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: chúng ta học vần au, âu
2. Dạy vần:
+ Vần au: 
a. Nhận diện vần:
- Vần au được tạo nên từ a và u
- So sánh au với ao
b. Đánh vần: vần
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- GV hướng dẫn cho HS đánh vần a-u-au
- Tiếng và TN khóa
GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS
c. Viết:
GV viết mẫu: au
GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
+ Vần âu:
- Vần âu được tạo nên từ â và u.
- So sánh âu và au.
- Đánh vần
- Viết: nét nối giữa â và u; giữa c và âu, thanh huyền trên âu, viết tiếng và TN khóa: cầu và cái cầu.
d. Đọc TN ứng dụng:
GV có thể giải thích các TN.
GV đọc mẫu.
HS đọc theo GV: au, âu
So sánh: giống nhau: bắt đầu bằng a
Khác nhau: kết thúc bằng u và o.
HS nhìn bảng phát âm.
HS trả lời: vị trí của chữ và vần trong tiếng khóa: cau (c đứng trước, au đứng sau)
Đánh vần và đọc trơn TN khóa.
HS viết vào bảng con: au
HS viết bảng con: cau
So sánh: giống nhau: kết thúc bằng u
Khác nhau: âu bắt đầu bằng â
HS Đánh vần: â - u - âu
cờ - âu - câu - huyền - cầu, cái cầu.
2-3 HS đọc các TN ứng dụng.
Tiết 2 Học vần
 AU, ÂU
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
Luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1
Luyện đọc từ ngữ ứng dụng
GV chỉnh sửa lỗi HS đọc câu ứng dụng.
GV đọc mẫu câu ứng dụng.
c. Luyện nói:
GV gợi ý theo tranh, HS trả lời câu hỏi
HS lần lượt phát âm: au, cau, cây cau và âu, cầu, cái cầu.
HS đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, cả lớp.
HS nhận xét tranh minh họa của đoạn thơ ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng:CN, nhóm, lớp
HS đọc câu ứng dụng:2-3 HS
HS đọc tên bài luyện nói Bà cháu.
HS trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV chỉ SGK cho HS đọc.
	- Dặn: HS học bài, làm bài, tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà; xem trước .
Tiết 3 Toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh : 
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3
 - Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ .
 - Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng 1 phép trừ 
 - HS làm được các BT: BT 1 ( cột 2, 3 ), BT2, BT 3 ( cột 2, 3 ), BT4.
- HSKG được tất cả các BT.
- HS thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bộ thực hành toán 1 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng làm: 
 3 3 
 - -
 1 2
+ Nhận xét bài cũ. 
 3.Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 :Củng cố cách làm tính trừ trong phạm vi 3
Mục tiêu :Học sinh biết tên bài học .Củng cố bảng trừ 
-Gọi học sinh đọc lại bảng trừ phạm vi 3 
-Giáo viên giới thiệu bài – ghi đầu bài .
Hoạt động 2 : Thực hành
Mục tiêu : Củng cố quan hệ cộng trừ .Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính trừ 
-Cho học sinh mở SGK lần lượt giải các bài tập 
*Bài 1 :Lớp làm cột 2, 3 .Tính 
-Em hãy nhận xét các phép tính ở cột thứ 2 và thứ 3 
HSKG làm thêm cột 1, 4.
* Bài 2 : Viết số vào ô trống
-Học sinh nêu cách làm và tự làm bài
Bài 3: ( cột 2, 3) 
GV cho HS đọc yêu cầu.
GV HD HS cách làm
-Sửa bài tập trên bảng lớp .
*Bài 4 : Viết phép tính thích hợp 
-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu bài toán, rồi viết phép tính đúng vào ô dưới tranh 
Cho học sinh nêu cách giải, bài giải và học sinh dưới lớp nhận xét bổ sung 
GV tổ chức trò chơi.
GV phổ biến luật chơi.
-2 em 
-3 học sinh nhắc lại tên bài học 
-Học sinh mở SGK
-Học sinh nêu yêu cầu bài 
-Học sinh làm bài 
-Nêu nhận xét 
 1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 
 2 – 1 = 1 3 – 1 = 2
 2 + 1 = 3 3 – 2 = 1 
 -Học sinh tự làm bài rồi chữa bài vào bảng con.
HS làm vào bảng con.
HS nhận xét.
-Bài 4a: Học sinh nêu : Nam có 2 quả bóng cho Lan 1 quả bóng. Hỏi Nam còn mấy quả bóng ?
 2 – 1 = 1 
-Bài 4b ) Lúc đầu có 3 con ếch trên lá sen.Sau đó 2 con ếch nhảy xuống ao. Hỏi còn lại mấy con ếch ?
 3 – 2 = 1 
- HS cử đại diện tổ lên chơi.
-Học sinh nhận xét, bổ sung
Tuyên dương bạn.
 4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt 
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài. Làm các bài toán còn thiếu 
- Chuẩn bị xem trước các bài tập hôm sau .
Tiết 4 Mĩ thuật
 VẼ QUẢ
( GV chuyên trách dạy)
Buổi chiều:
Tiết 1 Thể dục
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN.
I MỤC TIÊU:	
-Biết cách thực hiện tư thế cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang ( có thể tay chưa ngang vai ) và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
-Bước đầu làm quen với tư thế đứng kiễng gót bằng hai chân, hai tay chống hông ( thực hiện bắt chước GV ).
- HSKG tư thế đứng kiễng gót : Có động tác kiễng gót, hai tay chống hông là được .
- Chơi trò chơi : Diệt con vật có hại. Yêu cầu : Chơi nhiệt tình, chủ động. 
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập. Đảm bảo an toàn trong tập luyện
- GV chuẩn bị 1 còi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
Khởi động :YC HS xoay khớp tay, chân, đầu gối...
Gv quan sát.
Ôn bài cũ.
2. Phần cơ bản:
- GV điều khiển
- Lần 1: GV điều khiển. Lần 2 :cán sự điều khiển dưới sự giúp đỡ của GV. Đội hình hàng ngang. Trong quá trình tập, Giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh
a) Ôn phối hợp : Đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang
N1: Từ TTCB đưa hai tay ra trước.
N2: Về TTCB
N3:Đứng đưa hai tay dang ngang
N4: Về TTCB.
N5,6,7,8 như N1,2,3,4
b) Ôn phối hợp : Đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
N1: Từ TTCB đưa hai tay ra trước.
N2: Về TTCB
N3:Đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V
N4: Về TTCB.
N5,6,7,8 như N1,2,3,4
c) Ôn phối hợp : Đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
N1: Từ TTCB đưa hai tay dang ngang.
N2: Về TTCB
N3:Đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V
N4: Về TTCB.
N5,6,7,8 như N1,2,3,4
d) Đứng kiễng gót hai tay chống hông
- GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích động tác cho HS tập bắt chước. GV hô mẫu 2lần trong quá trình tập, Giáo viên quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS Lần 3 Giáo viên hướng dẫn cho cán sự điều khiển
- Tập để củng cố kiến thức, GV điều khiển
- Gv cho lớp tập hợp theo đúng đội hình chơi, nhắc lại luật chơi, cách chơi sau đó cho HS tập luyện.
- Đội hình hàng ngang, cán sự điều khiển, 
- GV điều khiển.
e) Chơi trò chơi “Diệt con vật có hại”
3. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Cán sự điều khiển.
- HS xoay khớp tay, chân đầu gối.
HS tập luyện theo tổ.
HS tập luyện heo tổ, cả lớp.
HS thực hiện theo cá nhân, tổ, cả lớp.
HS chơi.
HS hệ thống lại bài.
Tiết 2 Học vần
 IU, ÊU
A. MỤC TIÊU
- HS đọc và viết được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng: Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Ai chịu khó ?
- HS thích học môn TV.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
	- Tranh minh họa các TN khóa
	- Tranh minh họa câu ứng dụng.
	- Tranh minh họa phần Luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ:
	- Gọi HS đọc và viết bài.
	- GV nhận xét cho điểm, nhận xét bài cũ.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: chúng ta học vần iu, êu. 
GV viết bảng
2. Dạy vần:
+ Vần iu: 
a. Nhận diện vần:
- Vần iu được tạo nên từ: i và u
- So sánh: iu với êu
b. Đánh vần:
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- GV hướng dẫn cho HS đánh vần i - u - iu
- GV chỉnh sửa nhịp đọc cho
HS
c. Viết: 
GV viết mẫu
GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
+ Vần êu: 
- Vần êu được tạo nên từ ê và u
- So sánh êu và iu
- Đánh vần:
d. Đọc TN ứng dụng
GV giải thích các TN
GV đọc mẫu
HS đọc theo GV : iu, êu
Giống nhau: kết thúc bằng u.
Khác nhau: iu bắt đầu bằng i.
HS nhìn bảng phát âm
HS đánh vần: CN, cả lớp
HS trả lời vị trí của chữ và vần trong tiếng khóa: rìu (r đứng trước, iu đứng sau, dấu huyền trên iu)
HS đánh vần và đọc trơn TN khóa.
HS viết bảng con: iu, rìu.
So sánh: giống nhau: kết thúc bằng u
Khác nhau: êu bắt đầu bằng ê
HS đánh vần: ê - u - êu
phờ - êu - phêu - ngã - phễu
2-3 HS đọc các TN ứng dụng.
Tiết 3 Học vần
 IU, ÊU
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
Luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1
Đọc câu ứng dụng
GV cho HS đọc câu ứng dụng
GV chỉnh sửa lỗi HS đọc câu ứng dụng
GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện Viết:
c. Luyện nói:
GV gợi ý theo tranh, HS trả lời câu hỏi
HS lần lượt phát âm.
HS đọc các TN ứng dụng: nhóm, CN, cả lớp.
HS nhận xét tranh minh họa của đoạn thơ ứng dụng.
HS đọc câu ứng dụng:CN, nhóm, lớp
HS đọc câu ứng dụng:2-3 HS
HS viết vào vở tập viết iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.
HS đọc tên bài luyện nói: Ai chịu khó?
HS trả lời theo gợi ý của GV.
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV chỉ SGK cho HS đọc.
	- Dặn: HS học bài, làm bài, tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà; xem trước bài 41.
Tiết 4 Toán
 PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4.
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh :
 - Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng .
 - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4 .
 - Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 4.
 -HS làm được các BT: BT1 (cột1, 2 ), BT2, BT3.
 -HSKG làm các BT còn lại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :
+Gọi 3 học sinh đọc lại công thức trừ trong phạm vi 3 
+ Học sinh làm bảng con : HS1: 1+1+1 = HS2: 3 1 = 2 
+ Nhận xét bài cũ .
 3. Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 4 
Mục tiêu :Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4 
-Giáo viên treo tranh cho học sinh nêu bài toán và phép tính phù hợp 
-Giáo viên hỏ ... T độ dài gang tay: GV nói gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa.
2. HD đo độ dài bằng gang tay:
Hãy đo cạnh bảng bằng gang tay
GV làm mẫu.
3. HD cách đo độ dài bằng bước chân
Hãy đo độ dài bục giảng bằng bước chân
GV làm mẫu và đọc kết quả.
4. Thực hành:
a. Giúp HS nhận biết: đơn vị đo là gang tay, đo độ dài đoạn thẳng bằng gang tay rồi điền số tương ứng đó hoặc nêu kết quả.
b. Giúp HS nhận biết: 
- Đơn vị đo là bước chân
- Đo độ dài mỗi đoạn thẳng là bước chân.
c. Giúp HS biết: Đơn vị đo độ dài là que tính. Thực hành đo độ dài bàn, bảng...
d. GT đơn vị đo là sải tay.
HS xác định độ dài gang tay của bản thân mình bằng cách chấm 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay cái và 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa rồi nối 2 điểm đó để được 1 đoạn thẳng AB và nói: độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB
Thực hành đo cạnh bàn bằng gang tay của mỗi em và đọc kết quả đo của mình.
HS thực hành đo mỗi đoạn thẳng bằng bước chân, rồi nêu kết quả đo. HS thực hành đo độ dài bàn, bảng, sợi dây bằng que tính, nêu kết quả đo.
HS thực hành đo độ dài bằng sải tay.
	5. Củng cố - dặn dò:
	- Về nhà thực hành đo độ dài các đồ vật ở nhà.
Tiết 4 Tự nhiên xã hội
	 CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tiết 1)
A. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương nơi mình ở.
- HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
-HSKG nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Một số đồ dùng và dụng cụ như: chổi có cán, khẩu trang, khăn lau, hốt rác, kéo, bút màu...
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Trả bài kiểm tra, nhận xét.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: HS nêu hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường.
2. Hoạt động 2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân
a. B1: Thảo luận nhóm
b. B2: Đại diện nhóm lên trình bày.
3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm với SGK.
KL: Bức tranh ở bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn và bức tranh ở bài 19 vễ về cuộc sống ở thành phố.
HS tập quan sát thực tế đường sá, nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các cơ sở sản xuất, ở khu vực xung quanh trường...
HS nói những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân địa phương.
Đại diện nhóm lên nói với cả lớp xem các em đã phát hiện được những công việc chủ yếu nào mà đa số nhân dân ở địa phương làm.
Liên hệ những công việc mà bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình em làm hàng ngày để nuôi gia đình.
HS phân biệt 2 bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn, bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố.
HS nhận ra những nét nổi bật về cuộc sống ở địa phương mình, hình thành những biểu tượng ban đầu.
HS hoạt động trưng bày triển lãm các tranh ảnh giới thiệu các nghề truyền thống của địa phương.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết sau học tiếp.
BUỔI CHIỀU
(Dạy bài sáng thứ năm tuần 18)
Tiết 1 Toán
MỘT CHỤC - TIA SỐ
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
- Biết đọc và ghi số trên tia số.
- Biết quan hệ giữa chục và đơn vị. 1 chục = 10 đơn vị.
- Biết đọc và viết số trên tia số.
- HS làm được các BT1. BT2 , BT3.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Một số HS đo độ dài cái bàn, bảng. Nhận xét bài cũ.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GT Một chục: GV nêu 10 quả còn gọi là 1 chục, GV hỏi: 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính ?
GV nêu lại câu hỏi đúng của HS
Hỏi 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?
Ghi 10 đơn vị = 1 chục
1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?
2. GT tia số:
Vẽ tia số rồi GT. Đây là tia số, trên tia số có 1 điểm gốc là O. Các điểm cách đều nhau được ghi số, mỗi điểm ghi 1 số, theo thứ tự tăng dần (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) có thể dùng tia số để minh họa việc so sánh: số ở bên trái thì bé hơn số ở bên phải nó; số ở bên phải thì lớn hơn số ở bên trái nó.
3. Thực hành:
a. Bài 1:
b. Bài 2:
Bài 3:
HS xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng quả, HS đếm số que tính trong 1 bó que tính và nói số lượng que tính.
HS nhắc lại những kết luận đúng.
Đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ 1 chục chấm tròn.
Đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 1 chục con đó. 
Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần.
	IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Một số HS đọc và viết số trên tia số
	- Về ôn bài, chuẩn bị tiết sau: Mười một, mười hai
Tiết 2 Học vần
 OC - AC
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc và viết được: oc, ac, con sóc, bác sĩ.
- Đọc được các từ và câu ứng dụng.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Vừa vui vừa học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Mô hình con sóc, con cóc, hạt thóc.
- Thanh chữ gắn bài hoặc gắn nam châm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ:
- GV lựa chọn: viết từ - đọc sgk. Tìm từ mới.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
+ Vần oc: GV Giới thiệu vần mới và viết lên bảng: oc.
- GV viết bảng: Sóc.
- GV hỏi theo mô hình: đây là con gì?
- GV viết bảng: con sóc.
+ Vần ac: 
- GV Giới thiệu vần mới và viết lên bảng: ac. Hỏi HS vần thứ hai có gì khác với vần thư nhất ?
GV viết bảng: bác.
GV giơ mô hình và hỏi: Bác sĩ là những người làm công việc gì ?
GV viết bảng: bác sĩ.
GV dạy từ và câu ứng dụng.
GV viết bảng: hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc.
HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần: oc.
HS viết bảng con: oc.
HS viết thêm vào vần oc chữ s và dấu sắc để tạo thành tiếng mới: sóc. 
HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng: sóc.
HS đọc trơn: oc, sóc, con sóc.
HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần: ac. HS viết bảng con: ac, bác
HS viết thêm vào vần ac chữ b và dấu sắc để tạo thành tiếng mới: bác. 
HS đánh vần, đọc trơn, phân tích: bác.
HS đọc trơn: ac, bác, bác sĩ.
HS đọc thầm, phát hiện và gạch chân các tiếng có chứa vần mới trên bảng. 
HS đọc trơn tiếng và từ.
Tiết 3 Học vần
 OC - AC
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
Luyện đọc toàn bài trong SGK.
b. Luyện Viết: oc, ac.
- GV viết mẫu trên bảng lớp.
- Hướng dẫn viết từ: con sóc, bác sĩ.
c. Luyện nói theo chủ đề. 
d. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
HS quan sát và nhận xét bức tranh: 1, 2, 3. HS đọc thầm 2 câu thơ ứng dụng (câu đố); tìm tiếng mới: cóc, bọc, lọc. HS đọc trơn 2 câu thơ ứng dụng.
HS viết bảng: oc, ac, con sóc, bác sĩ.
HS trả lời theo gợi ý của GV.
- HS làm BT vào vở BTTV.
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Vận dụng các trò chơi ở các bài trên.
	- GV khen ngợi HS; Tổng kết tiết học.
Tiết 4 Luyện tiếng việt
LUYỆN ĐỌC: OC AC
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc được: oc, ac, con sóc, bác sĩ.
- Đọc được các từ và câu ứng dụng.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Vừa vui vừa học.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Luyện tập:
- Luyện đọc: 
Luyện đọc toàn bài trong SGK.
- Luyện nói theo chủ đề:Vừa vui vừa học
HS đọc trơn 2 câu thơ ứng dụng.
HS viết bảng: oc, ac, con sóc, bác sĩ.
HS trả lời theo gợi ý của GV.
HS trả lời các câu hỏi của Gv
 Thứ Ba, ngày 05 tháng 01 năm 2010
(Dạy bài sáng thứ Sáu tuần 18)
Tiết 1 Học vần
ÔN TẬP
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc và viết một cách chắc chắn chữ ghi vần vừa học từ bài 1 đến bài 76.
- Đọc đúng các TN và câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
- Nói được từ 2- 4 câu theo các chủ đề đã học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Thanh chữ gắn bìa hoặc gắn nam châm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập: 
a. Các chữ và vần đã học:
- GV viết sẵn 2 bảng ôn vần trong SGK.
- GV đọc vần.
b. Đọc TN và các câu ứng dụng ứng dụng: 
c. Luyện nói các chủ đề đã học.
- HS viết vào vở BT theo dãy. Mỗi dãy viết 1 vần để GV đọc 1 lần.
- HS viết được từ 3 - 4 vần.
- HS nhận xét vần.
- HS luyện đọc vần.
- HS đọc thầm từ và tiếng có chứa các từ vừa ôn tập.
- HS luyện đọc toàn bài trên bảng lớp.
HS nói.
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Vận dụng các trò chơi ở các bài trước.
	- GV khen ngợi HS, tổng kết tiết học.
Tiết 2 Học vần
 KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1.
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kỹ năng: 20 tiếng /1 phút.
- Viết được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kỹ năng: 15 tiếng /1 phút.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HS đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng :
- om, ăng, uôn, ưng, uông, ong, inh, ênh, iêng, ot, ôt, ut.
- cái kéo, chú cừu, xin lỗi, viên phấn, nền nhà, con ong, máy tính, nhà trường, buôn làng, mầm non, bệnh viện, điểm mười.
- "Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng. Trên trời, bướm bay lượn từng đàn".
2. GV đọc cho HS viết các vần, từ, câu sau:
- ăm, eng, anh, uôm, on.
- đấu vật, con tem, nhà rông, hải cảng.
- "Chim tránh rét bay về phương nam. Cả đàn đã thấm mệt nhưng vẫn cố bay theo hàng"
3. GV đánh giá nhận xét 
-HS đọc cá nhân.
-HS viết vào giấy.
Tiết 3 Đạo đức
THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ 1
I. MỤC TIÊU:
- HS thực hành các kỹ năng đã học trong học kỳ 1.
- HS áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HS nêu các nội dung đạo đức đã học trong học kỳ 1.
2. GV nêu câu hỏi nội dung từng bài học để HS trả lời.
3.HS nêu những HS thực hành tốt các hành vi đạo đức.
GV kết luận.
HS nêu 8 nội dung
HS trả lời qua 8 nội dung đã học
HS nêu
Tiết 4: Hoạt động tập thể
 SINH HOẠT LỚP. 
I. MỤC TIÊU:
-GV nhận xét lại tuần 18b, triển khai nhiệm vụ tuần 19.
-Khen và nhắc nhở HS trong tuần.
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Lớp trưởng báo cáo lại tuần qua về học tập, vệ sinh, nề nếp. Khen và nhắc nhở các bạn.
2. GV nhận xét tuần 18: 
+ Học tập : Nhiều em còn chưa tập trung. 
+ Nề nếp : Tốt.
+Vệ sinh : Tốt
3. Khen HS: Hân, Quỳnh, Huyền, Nghiêm, Nghĩa, Trang, Minh.
4. Nhắc nhở : Quý, Đạt, Sô.
3. Tuần 19:
Thực hiện tốt hơn tuần 18b.
HS nghe.
HS nghe.
HS nghe tuyên dương bạn.
HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10 den tuan 18b.doc