Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Nậm Mười

Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Nậm Mười

Tiết 1 chào cờ

Tiết 1+2: Học vần (39): au - âu

A. Mục đích, yêu cầu:

- HS đọc và viết đợc : au, âu, cây cau, cái cầu.

- Đọc đợc từ ứng dụng và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

B. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.

C. Các hoạt động dạy học:

Giáo viên

I- Kiểm tra bài cũ

- Đọc và viết: cái kéo, trái đào, chào cờ, leo trèo.

- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.

II- Dạy - học bài mới

1- Giới thiệu bài:

2- Dạy vần:

 AU:

a- Nhận diện vần:

- GV viết bảng vần au

H: Vần au do mấy âm tạo nên ?

Cho HS phân tích vần au ?

 

doc 18 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Nậm Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10:
Thua hai ngày tháng
Tiết 1 chào cờ
Tiết 1+2: Học vần (39): au - âu
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được : au, âu, cây cau, cái cầu. 
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: cái kéo, trái đào, chào cờ, leo trèo.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
II- Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài: 
2- Dạy vần: 
 AU:
a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần au
H: Vần au do mấy âm tạo nên ?
Cho HS phân tích vần au ?
b- Đánh vần.
- Cho HS ghép vần au vào bảng cài
- GV đánh vần mẫu.
- Muốn có tiếng cau ta phải thêm âm nào?.
- Cho HS tìm và gài tiếng cau.
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng cau
- Cho HS đánh vần tiếng cau.
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
Tranh vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá.
- Vừa rồi các em học vần gì mới ? ( GV kết
hợp viết bảng).
- GV đọc trơn toàn vần: au – cau- cây cau.
ÂU ( Quy trình tương tự ). 
* So sánh vần âu và au.
- GV đọc mẫu đầu bài au, âu
- Cho HS đọc trơn cả 2 vần vừa học.
Nghỉ giải lao
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS lên gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc trơn cả từ.
- GV cho HS đọc ĐT bài một lần.
c- Hướng dẫn viết chữ.
GV viết mẫu và hướng dẫn
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
Học sinh
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
- Vần au do 2 âm tạo nên là âm a và 
U
- Vần au có a đứng trước u đứng sau
- HS gài vần au.
- a – u – au (HS đánh vần CN, lớp).
- Ta phải thêm âm c
- HS lấy bộ đồ dùng thực hành
- Cau âm c đứng trước vần au đứng
 sau
- cờ – au – cau ( CN -ĐT)
- Tranh vẽ cây cau
- 2 HS đọc trơn : cây cau
- HS: vần au
- HS đọc CN - ĐT
- Giống nhau: kết thúc bằng u
- Khác nhau: au bắt đầu bằng a, âu 
bắt đầu bằng â.
- 2 HS đọc đầu bài.
Lớp trưởng điều khiển
 rau cải châu chấu
 lau sậy sáo sậu
- HS đọc trơn CN- ĐT
- HS viết hờ trên không sau đó viết
 trên bảng con.
 Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc: 
* Đọc ND tiết 1:
* Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng
- Cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
- GV cho Hs đánh vần tiếng chứa vần mới
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc sau đó cho HS đọc theo thứ tự.
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc
- GV cho HS đọc cả 2 tiết 1 lần.
b- Luyện viết
- GVHD học sinh viết bài trong VTV.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu bài chấm và nhận xét bài viết.
c- Luyện nói: Bà cháu ?
+ Tranh vẽ những gì ?
+ Người bà đang làm gì ? Hai cháu đang làm gì ?.
+Trong nhà em , ai là người nhiều tuổi nhất?
+ Bà thường dạy các cháu những điều gì?
+ Em yêu quý bà nhất ở điều gì ? Em có thích làm theo lời khuyên của bà không ?
+ Bà thường dẫn em đi chơi đâu? Em có đi cùng bà không ?
+ Em giúp bà được việc gì không ?
III. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố lại ND bài, nhận xét giờ học.
Chào Mào có áo màu nâu
Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.
- HS đọc theo CN- ĐT
- HS đọc ĐT 1 lần.
- HS tập viết trong vở
2 HS đọc tên chủ đề.
Tranh vẽ Bà cháu
- Bố, mẹ, ông, bà
Tiết 4: Toán (35): Luyện tập
A. Mục tiêu: HS được:
- Củng cố về phép trừ, thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 3.
- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
B. Đồ dùng dạy học.
 GV cắt 1, 2, 3, ô vuông, hình tròn, mũi tên, bằng giấy, cắt một số ngôi nhà, con thỏ 
C. Đồ dùng dạy học.
Giáo viên
I. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS đọc bảng trừ trong phạm vi 3
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS lần lượt làm BT trong SGK
Bài 1: Tính:
- Cho HS làm tính, nêu kết quả và nêu miệng
- GV NX bài và cho điểm.
Bài 2: Điền số:
Bài yêu cầu gì?
- HD và giao việc.
GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3: Điền dấu +, -
- Cho HS thi điền tiếp sức
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS quan sát tranh nêu đề toán và viết phép tính thích hợp.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố - Dặn dò.
- GV củng cố ND bài.
- Nhận xét chung giờ học.
Học sinh
HS 1 HS 2
2 + 1 = 3 3 - 1 = 2
3 - 2 = 1 1 + 2 = 3
- HS làm và nêu miệng kết quả.
- Làm tính và ghi kết quả vào ô tròn
- HS làm sau đó lên bảng chữa
- HS khác nhận xét bài của bạn.
- HS thi điền tiếp sức
 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3
 2 – 1 = 1 3 – 2 = 1
- 1HS.
a) Tùng có 2 quả bóng. Tùng cho Nam 1 quả. Hỏi Tùng còn mấy quả bóng.
2 - 1 = 1
b) Có 3 con ếch nhảy đi 2 con hỏi còn mấy con ếch.
3 - 2 = 1
Tiết 5 : Đạo đức (10): Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (T2)
A. Mục tiêu:
- HS hiểu được lễ phép với anh chị, nhường nhin em nhỏ, sẽ giúp cho anh chị em hào thuận, đoàn kết, cha mẹ mới vui lòng.
- HS biết cư sử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
	HS có thái độ yêu quý chị em trong gia đình mình.
B. Đồ dùng dạy học.
	- Vở BTđạo đức 1.
	- Một số đồ dùng, dụng cụ để đi sắm vài.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
I. KTBC.
- Đối với anh, chị, em phải như thế nào?
- Đối với em nhỏ, em phải làm gì?
GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: HS trình bày và thực hiện hành vi ở nhà?
- GV gọi một HS có số anh, chị, em trình bày trước lớp việc mình đã vâng lời anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
Em đã vâng lời nhường nhịn ai chưa?
Khi đó việc gì xảy ra?
- Em đã làm gì?
- Tại sao em làm như vậy?
Kết quả như thế nào?
GV nêu nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi trong tranh.
- HS các cặp HS làm bài tập 3 (với tranh 3,4,5).
- Trong từng tranh có những ai?
- Họ đang làm gì?
- Việc nào đúng thì nối trang đó với chữ
"Nên", việc làm nào sai thì nối tranh đó với "Không nên".
- Yêu cầu HS trình bày kết quả theo tranh.
- GV kết luận theo từng tranh.
Tranh 1:
Hai chị em bảo nhau cùng làm việc nhà, đó là
việc làm tốt cần nối tranh 3 với chữ "Nên"
Tranh 4:
Hai chị em đang dành nhau quyển sách, như vậy chị chưa biết nhịn em, nối với "Không nên".
Tranh 5:
Mẹ đang dọn dẹp, nấu trong bếp em đòi mẹ, anh đến dỗ dành và chơi với em, anh đã biết dỗ em nối với "Nên".
Nghỉ giữa tiết
4. Hoạt động 3:
- Trò chơi sắm vai theo BT2.
- GV HD các nhóm HS phân tích tình huống ở các tranh theo BT2 để sắm vai.
- Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
Người chị, người anh cần phải làm những gì với quả táo, chiếc ô tô đồ chơi.
Hãy phân vai cho nhau để thể hiện điều đó qua trò chơi.
- GV nhận xét chung và kết luận.
Tranh 1: Hai chị em chơi với nhau, được mẹ cho quả, chị cảm ơn mẹ sau đó cho em quả to và quả bé cho mình.
Tranh 2: Anh em chới trò chơi, khi anh đang chơi chiếc ô tô đồ chơi thì em mượn, anh phải nhường cho em.
5. Củng cố dặn dò.
- HD HS đọc phần ghi nhớ.
- NX chung giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh
- Một vài em trả lời.
- SH lần lượt kể hành vi của mình.
- Từng cặp HS làm bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS chú ý nghe.
Lớp trưởng điều khiển
- HS thực hiện trò chơi sắm vai theo từng tranh.
- HS nghe và nghi nhớ.
_______________________________________________---
	Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2008.
Tiết1+2: Học vần(40):	 iu – êu
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được : iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu. 
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai chịu khó ?.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: rau cải, lau sậy, châu chấu, cào cào.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
 IU:
a. Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần iu
H: Vần iu do mấy âm tạo nên ?
-Cho HS phân tích vần iu ?
b- Đánh vần.
- Cho HS ghép vần iu vào bảng cài.
- Muốn có tiếng rìu ta phải thêm âm nào và dấu nào?.
- Cho HS tìm và gài tiếng rìu.
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng rìu.
- Cho HS đánh vần tiếng rìu.
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
- GV giải thích và rút ra từ khoá.
- Vừa rồi các em học vần gì mới ? ( GV kết
hợp viết bảng).
- GV đọc trơn toàn vần: iu- rìu – lưỡi rìu.
 ÊU ( Quy trình tương tự ). 
* So sánh vần iu và êu.
- GV đọc mẫu đầu bài iu, êu.
- Cho HS đọc trơn cả 2 vần vừa học.
Nghỉ giải lao
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS lên gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc trơn cả từ.
- GV cho HS đọc ĐT bài một lần.
c- Hướng dẫn viết chữ.
- GV viết mẫu và hướng dẫn
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
Học sinh
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
- Vần iu do 2 âm tạo nên là âm i và u
- Vần iu có i đứng trước u đứng sau.
- HS gài vần iu
- i – u – iu (HS đánh vần CN, lớp).
- HS lấy bộ đồ dùng thực hành
- Rìu âm r đứng trước vần iu đứng sau
Rờ – iu – riu – huyền – rìu ( CN -ĐT)
- Tranh vẽ lưỡi rìu
- 2 HS đọc trơn : lưỡi rìu
- HS: vần iu
- HS đọc CN - ĐT
- Giống nhau: kết thúc bằng u
- Khác nhau: êu bắt đầu bằng ê, iu bắt đầu bằng i.
- 2 HS đọc đầu bài.
Lớp trưởng điều khiển
 líu lo cây nêu
 chịu khó kêu gọi
- HS đọc trơn CN- ĐT
- HS viết hờ trên không sau đó viết trên bảng con.
 Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc: * Đọc ND tiết 1:
* Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng
- Cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
- GV cho Hs đánh vần tiếng chứa vần mới.
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc sau
đó cho HS đọc theo thứ tự.
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc.
- GV cho HS đọc cả 2 tiết 1 lần.
b- Luyện viết
- GVHD học sinh viết bài trong VTV.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu bài chấm và nhận xét bài viết.
c- Luyện nói: Ai chịu khó ?
+ Tranh vẽ những gì ?
+ Con gà đang bị con chó đuổi, gà có phải là con chịu khó không? Tại sao ?
+ Người nông dân và con trâu , ai chịu khó ? Tại sao ?
+ Con chim đang hót, có chịu khó không?
+ Con mèo có chịu khó không ? Tại sao ?
+ Em đi học có chịu khó không ? Chịu khó thì
phải làm những gì ?
III- Củng cố – dặn dò:
Trò chơi: Viết và đọc chữ có vần vừa học
- Đọc bài trong SGK
ờ: - Học lại bài
-  ... i tập.
- Các nhóm cử đại diện nêu kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét bổ xung.
Lớp trưởng điều khiển
- HS làm việc theo tổ, gắn tranh theo yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện các nhóm lên trình bày SP của mình giải thích cho cả lớp nghe về bức tranh vừa dán
HS lần lượt kể
HS nghe và ghi nhớ.
HS nghe và ghi nhớ.
- HS chơi tập thể.
Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2008.
Tiết 1+2: Học vần: kiểm tra định kì ( trường ra đề)
_____________________________________________________ 
 Tiết3: Thủ công (10): xé, gián hình con gà con (T1)
A- Mục tiêu:
 - Thực hành xé, dán hình con gà con đơn giản.
 - Biết xe, dán hình con gà con, dán cân đối, phẳng.
 - Yêu thích sản phẩm của mình làm ra.
B- Chuẩn bị:
GV: - Bài mẫu về xé, dán hình con gà con ; Hồ dán, giấy trắng làm nền ; khăn lau tay.
HS: - Giấy thủ công màu vàng, bút chì, bút mầu, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay.
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên	Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị bài của HS cho tiết học.
- GV nhận xét.
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài (linh hoạt).
2. Hướng dẫn thực hành:
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước xé, dán ở tiết 1
- HD & giao việc.
3. Học sinh thực hành:
- Yêu cầu HS lấy giấy màu (chọn theo ý thích của các em) đặt mặt kẻ ô lên.
- Lần lượt đếm ô đánh dấu, vẽ hình.
- Xé rời các hình khỏi giấy màu.
- Dán hình.
- GV theo dõi, HD thêm HS yếu.
+ Lưu ý HS: - Khi dán hình dán theo thứ tự, cân đối, phẳng.
- Khuyến khích HS khá, Giỏi trang trí thêm cho đẹp.
III. Nhận xét - dặn dò:
1. Nhận xét chung tiết học:
- Sự chuẩn bị đồ dùng. ý thức học tập.
- Vệ sinh an toàn lao động.
2. Đánh giá sản phẩm:
- Chọn 1 vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
3. Dặn dò:
- Chuẩn bị giấy màu, bút chì, hồ dán  cho tiết học sau.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
B1: Xé hình thân gà. B2: Xé đầu gà.
B3: Xé hình duôi gà.
B4: Xé hình mỏ, chân và mắt gà.
B5: Dán hình.
- HS lần lượt thực hành theo các bước đã học.
Xé xong, dán hình theo HD.
- HS nghe & ghi nhớ
 Tiết 4: Toán (37): Luyện tập
A. Mục tiêu: Sau bài học HS được củng cố về:
- Bảng trừ và phép tính trong phạm vi 3 và 4.
- So sánh các số trong phạm vi đã học.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
B. Đồ dùng dạy học.
- Cắt một số hình tròn, hình vuông và các số 1, 2, 3, 4, dấu.
- Tranh vẽ và phóng to của bài 5.
C. Các hoạt động dạy học. 
Giáo viên
I. KTBC:
- GV cho 2HS lên bảng làm.
- Gọi HS đọc bảng trừ trong phạm vi 4.
- GV NX cho điểm.
II. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài 1: Tính:
- Cho 2 HS lên bảng, dươi lớp làm bảng con.
- GV và HS chữa bài.
Bài 2: Điền số:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi điền tiếp sức.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài 3: Tính:
- Cho 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con
- GV nhận xét , chữa bài.
Bài 4: Điền dấu , = vào chỗ chấm.
- Bài yêu cầu gì?
- Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
- HD và giao việc
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 5:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV treo tranh cho HS quan sát và nêu đề toán.
- Cho 2 HS lên bảng điền. GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
Trò chơi: Viết phép tính thích hợp theo tranh.
NX chung giờ học.
Làm BT (VBT)
Học sinh
a) 3 + 1 = 4 b) 3 - 2 = 1
4 - 3 = 1 4 + 1 = 5
- HS điền kết quả của phép tính vào ô tròn.
 4 – 1 – 1 = 2 4 – 1 – 2 = 1
 4 – 2 – 1 = 1
- Điền dấu vào chỗ chấm.
- Phải thực hiện các phép tính rồi
so sánh các kết quả với nhau.
- HS làm bài rồi đổi vở KT chéo.
 3 - 1 = 2; 3 - 1 > 3 – 2
 4 - 1 > 2; 4 - 3 < 4 – 2
 4 - 2 = 2; 4 - 1 < 3 + 1 
- Dựa vào tranh để viết phép tính.
- HS quan sát tranh và đặt đề toán.
 a. 3 + 1 = 4
 b. 4 – 1 = 3
- Chơi theo tổ sau đó mỗi tổ đại diện 1 em lên viết.
_____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008.
Tiết 4: Toán(38): Phép trừ trong phạm vi 5
A. Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm phép trừ.
- Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.
- Thực hành tính trừ đúng trong phạm vi 5.
B. Đồ dùng dạy học.
- Chuẩn bị 5 hình tam giác, 5 hình tròn, 5 hình vuông bằng bìa.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng thực hiện phép tính 
- 2 HS lên bảng
 3 - 1 + 2 = 4 3 - 3 + 3 = 3
 3 - 2 + 1 = 2 2 - 1 + 2 = 3
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5. 
 a.HDHS thành lập công thức: 5 – 1 = 4 
Bước1: Cho HS quan sát hình vẽ rồi nêu bài toán.
Bước 2: Gọi HS nêu câu trả lời.
Hỏi: năm bớt một còn mấy ?.
Bước 3: GV nêu: “ năm bớt một còn một. Ta viết như sau: 5 – 1 = 4”.
- GV viết và cho HS đọc
- HS quan sát và nêu: “ Có 5 quả cam, bớt đi 1 quả cam. Hỏi còn lại mấy quả cam ?”.
-“5 quả cam bớt đi 1 quả cam còn 4 quả cam”. 
 “5 bớt 1 còn 4”
5 - 1 = 4 ( năm trừ một bằng bốn ).
b. HDHS làm phép trừ : 5 – 2 = 3, 5 – 3 = 2, 5 – 2 = 3 tương tự như phép trừ 5 – 4 = 1
c. HDHS bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5. 
- Cho HS học thuộc bảng trừ 
3. Thực hành:
- HS đọc lại bảng trừ.
Bài 1: Tính:
- GV cho HS trả lời miệng.
 2 - 1 = 1 4 -1 =3
- GV ghi bảng và nhận xét.
 3 - 1 = 2 5 - 1 = 4
Bài 2: Tính (Bỏ cột1)
- Cho HS thi điền tiếp sức. 
- 3 tổ lên thi điền tiếp sức. 
 1 + 4= 5 5 - 1= 4 
 4 +1 = 5 5 - 1 = 4 
- GV- HS chữa bài.
Bài3: Tính:
- Cho HS làm vào vở. Yêu cầu HS đọc kết quả GV ghi bảng, chữa bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- 2HS điền trên bảng.
- Cho HS quan sát từng phần, nêu đề toán và viết phép tính thích hợp.
 a) 5 – 3 = 2
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 b) 5 – 1 = 4
4. Củng cố – dặn dò:
- Cho học sinh thi đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 5 
 - Mổi tổ cử 2 em thi đọc
- Đại diện tổ nào đọc thuộc, to sẽ thắng
 - NX chung giờ học
___________________________________________________________
Tiết 2: Âm nhạc: giáo viên bộ môn dạy
____________________________________________________
Tiết 3 + 4: Học vần(41):	 iêu – yêu
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được : iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé tự giới thiệu?.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
I. Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc và viết: lưỡi rìu, cây nêu, kêu gọi.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
Học sinh
- Mỗi tổ viết 1từ vào bảng con.
 IÊU:
a. Nhận diện vần:
- 3 HS đọc
- GV viết bảng vần iêu
H: Vần iêu do mấy âm tạo nên ?
- Vần iêu do 3 âm tạo nên là âm i, ê và u
-Cho HS phân tích vần iêu ?
- Vần iêu có iê đứng trước u đứng sau.
b- Đánh vần.
- Cho HS ghép vần iêu vào bảng cài.
- HS gài vần iêu.
- GV đánh vần mẫu.
- i – ê - u – iêu (HS đánh vần CN, lớp).
- Muốn có tiếng diều ta phải thêm âm nào và dấu nào?.
- Ta phải thêm âm d và dấu huyền.
- Cho HS tìm và gài tiếng diều.
- HS lấy bộ đồ dùng thực hành
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng diều.
- diều âm d đứng trước vần iêu đứng sau 
- Cho HS đánh vần tiếng diều.
 Rờ – iêu – diêu – huyền – diều ( CN -ĐT)
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
- Tranh vẽ diều sáo
 Tranh vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá.
- Vừa rồi các em học vần gì mới ? ( GV kết
hợp viết bảng).
- GV đọc trơn toàn vần: iêu – diều – diều sáo.
- 2 HS đọc trơn : diếu sáo
- HS: vần iêu
- HS đọc CN - ĐT
 YÊU ( Quy trình tương tự ). 
* So sánh vần iêu và yêu.
- GV đọc mẫu đầu bài iêu, yêu.
- Cho HS đọc trơn cả 2 vần vừa học.
Nghỉ giải lao
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS lên gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc trơn cả từ.
- GV cho HS đọc ĐT bài một lần.
c- Hướng dẫn viết chữ.
- Giống nhau: kết thúc bằng u
- Khác nhau: iêu bắt đầu bằng i ngắn, yêu bắt đầu bằng i dài.
- 2 HS đọc đầu bài.
Lớp trưởng điều khiển
 buổi chiều yêu cầu
 hiểu bài già yếu
- HS đọc trơn CN- ĐT
- GV viết mẫu và hướng dẫn
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS viết hờ trên không sau đó viết trên bảng con.
 Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc: * Đọc ND tiết 1:
- HS đọc CN, nhóm, lớp
 * Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng.
- HS quan sát tranh 
- Cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
- GV cho Hs đánh vần tiếng chứa vần mới.
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc sau
đó cho HS đọc theo thứ tự.
- HS đọc theo CN- ĐT
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho HS đọc.
- GV cho HS đọc cả 2 tiết 1 lần.
- HS đọc ĐT 1 lần.
b- Luyện viết
- GVHD học sinh viết bài trong VTV.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu bài chấm và nhận xét bài viết.
- HS tập viết trong vở
c- Luyện nói: Bé tự giới thiệu ?
+ Tranh vẽ gì ? Bạn nào trong tranh đang tự giới thiệu ?
2 HS đọc tên chủ đề.
Tranh vẽ bé đang tự giới thiệu
+Em năm nay lên mấy ? 
+ Em đang học lớp nào? Cô nào đang dạy em?
+Nhà em có mấy anh em? 
+ Em thích học môn gì nhất? 
+ Em có biết hát và vẽ không ? Em hát cho cả lớp nghe ?.
III- Củng cố – dặn dò:
Trò chơi: Viết và đọc chữ có vần vừa học
- Đọc bài trong SGK
- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
.
 ___________________________________________________
Tiết 5: HĐTT: Sinh hoạt tuần 10 
A. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
 - Các em ngoan ngoãn, lễ phép với các thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè. Trong tuần
 không có em nào vi phạm về đạo đức.
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ 
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài đầy đủ.
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
 - Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Thảo, Quỳnh , Trung
 - Vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Thể dục đúng các động tác đều và đẹp. 
2. Tồn tại: - ý thức giữ gìn sách vở chưa tốt, còn bẩn, nhàu, quăn mép
 - Chưa cố gắng trong học tập như: Ngọc Anh A, Quang, Cao Nam
B. Kế hoạch tuần 11: 
- Duy trì tốt những ưu điểm tuần 10
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt dể chào mừng các ngày lễ lớn.
 - Tìm biện pháp khắc phục tồn tại của tuần qua

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc