Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Thị Huệ - Trường TH Mỹ Cát

Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Thị Huệ - Trường TH Mỹ Cát

Môn: Đạo đức

Nghiêm trang khi chào cờ (T1)

I.MỤC TIÊU :

 *Giúp HS :

-Biết được tên nước , nhận biết được Quốc kì , Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam .

 -Nêu được : Khi chào cơ cần phải bỏ mũ nón ,đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì .

- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần .

- Tôn kính Quốc kì và yêu quí Tổ quốc Việt Nam.

* HS giỏi biết nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quí Tổ quốc Việt Nam .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở bài tập đạo đức 1

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1.Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ :

 -Đối với anh chị em trong gia đình , em cần có thái độ cư xử như thế nào ?

 - Các em đã làm việc gì thể hiện tình thương yêu anh chị , nhường nhị em nhỏ ?

 -GV nhận xét ghi đánh giá .

3.Bài mới:

a.Giới thiệu : Hôm nay các học bài nghiêm trang khi chào cờ .

b.Tiến hành bài học :

 *Hoạt động 1 : Tìm hiểu lá cờ Tổ quốc

 - GV treo quốc kỳ lên bảng , hướng dẫn học sinh tìm hiểu .

 + Các em đã thấy lá cờ Tổ quốc ở đâu ?

 

doc 40 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Thị Huệ - Trường TH Mỹ Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG GIẢNG DẠY TRONG TUẦN
 Từ ngày 08 / 11 / 2010
 Đến ngày 12 / 11 / 2010
Thứ
Môn 
Tiết
Tên bài dạy
ĐDDH
 2
09/11
Chào cờ
Học vần
Học vần
Đạo đức
Thủ công 
1
2
3
4
5
 Bài 46: ôn – ơn 
//
 Nghiêm trang khi chào cờ(T1)
 Ôn tập kỹ thuật xé dán giấy
BĐD - Tranh
 3
10/11
Học vần
Học vần
Âm nhạc Toán 
1
2
3
4
Bài 47 : en – ên
Ôn tập bài hát đàn gà con 
Luyện tập chung (tr.64) 
BĐD - Tranh
 4
11/11
Học vần
Học vần
Mĩ thuật 
Toán 
GDNGLL
1
2
3
4
5
Bài 48: in - un
Vẽ tự do
Phép cộng trong phạm vi 6(tr.65)
Ôn Tiếng Việt
BĐD - Tranh
5
12/11
TN-XH
Học vần
Học vần
Toán 
1
2
3
4
 Nhà ở 
Bài 49: iên – yên
Phép trừ trong phạm vi 6(tr.66)
BĐD - Tranh
6
13/11
Thể dục 
H.vần(TV)
H vần (TV)
Toán( HV)
HĐ TT
1
2
3
4
5
Đội hình ,đội ngũ . TDRLTTCB
Bài 50: uôn - ươn
Luyện tập(tr.67)
Sinh hoạt lớp
BĐD - Tranh
 NỘI DUNG GIẢNG DẠY TRONG TUẦN
 Từ ngày 08 /11 đến ngày12/11 / 2010
Thứ
Buổiù
Môn
Tiết
Tên bài dạy
ĐDDH
2
08/11
Sáng
Chào cờ
Đạo đức
Âm nhạc
Học vần
Học vần
1
2
3
4
5
Nghiêm trang khi chào cờ(T1)
GVC
Bài 46: ôn – ơn 
//
BĐD Tranh-HV
Chiều
Ôn T.Việt
Ôn T.Việt
Ôn Toán
1
2
3
Bài 46 : ôn – ơn 
// 
Luyện tập chung (tr.63)
4
10/11
Sáng
Học vần
Học vần
Mĩ thuật 
Toán 
1
2
3
4
Bài 48: in - un
//
Vẽ tự do
Phép cộng trong phạm vi 6(tr.65)
BĐD-Tranh-
HV
BĐD T
Chiều
Ôn T.Việt
Ôn Toán
Ôn Toán
1
2
3
Bài 48: in - un
Phép cộng trong phạm vi 6(tr.65)
//
6
12/11
Sáng
Thể dục 
H.vần(TV)
H.vần (T)
Toán(TV)
Ôn T.Việt
1
2
3
4
5
Đội hình ,đội ngũ . TDRLTTCB
Bài 50: uôn - ươn
//
Luyện tập(tr.67)
Ôn Học vần 
BĐD Tranh- HV
Chiều
Ôn T.Việt
Ôn T.Việt
H.động TT 
1
2
3
Ôn bài 50: uôn - ươn 
//
Sơ kết tuần 12
Sáng thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010
Môn: Đạo đức
Nghiêm trang khi chào cờ (T1)
I.MỤC TIÊU :
 *Giúp HS : 
-Biết được tên nước , nhận biết được Quốc kì , Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam .
 -Nêu được : Khi chào cơ cần phải bỏ mũ nón ,đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì .
- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần .
- Tôn kính Quốc kì và yêu quí Tổ quốc Việt Nam.
* HS giỏi biết nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quí Tổ quốc Việt Nam .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Vở bài tập đạo đức 1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
 -Đối với anh chị em trong gia đình , em cần có thái độ cư xử như thế nào ?
 - Các em đã làm việc gì thể hiện tình thương yêu anh chị , nhường nhị em nhỏ ? 
 -GV nhận xét ghi đánh giá .
3.Bài mới:
a.Giới thiệu : Hôm nay các học bài nghiêm trang khi chào cờ .
b.Tiến hành bài học :
 *Hoạt động 1 : Tìm hiểu lá cờ Tổ quốc 
 - GV treo quốc kỳ lên bảng , hướng dẫn học sinh tìm hiểu .
 + Các em đã thấy lá cờ Tổ quốc ở đâu ? 
 + Ngôi sao ở giữa có màu gì? có mấy cánh ? 
 + GV giới thiệu quốc ca : 
 -Nêu ý nghiã Quốc ca là bài hát chính thức của đất nước, được hát khi chào cơ, bài này do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác 
- Tổng kết : 
 +Lá cờ tổ quốc hay quốc kỳ tượng trưng cho đất nước Việt Nam thân yêu , cờ có màu đỏ , ở giữa có ngội sao vàng 5 cánh 
+ Quốc ca : là bài hát chính thức được hát khi chào cờ . Mọi người dân Việt Nam phải tôn trọng khi nghe Quốc ca . 
Hoạt động 2 : 
* Giới thiệu tư thế khi chào cờ : 
- Đầu buổi học thứ hai hàng tuần , nhà trường thường tổ chức cho HS làm gì ?
- Khi chào cờ các em đúng như thế nào? 
* GV làm mẫu tư thế đứng khi chào cờ , thấy qua tranh vẽ .
 + Khi chào cờ bạn HS đứng như thế nào ?
 + Tay của bạn để ra sao ?
 + Mắt bạn nhìn vào đâu ? 
* Tổng kết :
 Khi chào cờ các em phải đứng nghiêm, tay xuôi thẳng đứng, mắt nhìn lá cờ, không nói chuyện, không làm việc riêng, không đùa nghịch.
 Giải lao
 Hoạt động 3 : HS tập chào cờ 
-GV treo lá cờ tổ quốc lên bảng , yêu cầu cả lớp thực hiện tư thế chào cờ. 
 -Yêu cầu học sinh nhận xét đúng hay sai , nếu sai thì sửa 
4.Củng cố - dăn dò :
- Khi chào cờ các em cần phải làm gì?
- GV nhận xét , khen ngợi những em có hành vi tốt .
-Về nhà nhớ học bài , tập hát quốc ca và cần nghiêm trang khi chào cờ 
1’
5’
1’
7’
7’
5’
5’
5’
::mnmnmn
-Phải thương yêu chăm sóc anh chị em , biết lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ , có như vậy gia đình mới hoà thuận , cha mẹ vui lòng .
- HS trả lời .
- Thấy ở trường, các nhà thường treo ngày lễ, tết 
 - Ngôi sao có màu vàng , 5 cánh 
 -Lớp nghe hát ( hoặc hát ) bài Quốc ca. 
-Sáng thứ hai hằng tuần thường tổ chức chào cờ 
- Nghiêm trang 
+ Đứng nghiêm mắt nhìn về phía lá cờ, tay để phía trước trên đầu , mắt nhìn về phía lá cờ. 
- Học sinh thực hiện tập chaò cờ 
-GV quan sát học sinh thực hiện đúng sai , sửa chữa .
- Bỏ mũ, sửa sang lại đầu tóc, quần áo cho chỉnh tề, đứng nghiêm.
Rút kinh nghiệm:
..
 Môn: Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Đàn gà con
( GV bộ môn dạy )
Môn: Học vần
 Bài 46: Ôn - ơn
I.Mục tiêu:
- HS đọc được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca từ và câu ứng dụng 
 - Viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn
II. Đồ dùng dạy –học:
- Tranh minh hoạ trong SGK – Bộ đồ dùng học TV
III. Các hoạt động dạy- học: 
 TIẾT 1
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS đọc các từ: ân, ăn, cái cân, con trăn, bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò
 + Đọc đoạn thơ ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn
- GV cho HS viết:
3.Bài mới
Giới thiệu bài:
- Hôm nay, chúng ta học vần ôn, ơn
- GV viết lên bảng ôn, ơn
- Đọc mẫu: ôn, ơn
 Dạy vần: 
 ôn
a) Nhận diện vần: 
- Phân tích vần ôn
- So sánh ôn với ân
- Ghép vần ôn
- Đánh vần Vần:ôn
 Đọc trơn vần
* Tiếng khoá, từ khoá:
- Phân tích tiếng: chồn.
- Ghép tiếng: chồn. 
- Đánh vần tiếng: chồn
- Cho HS đọc trơn từ ngữ khoá :con chồn
- Đọc mẫu:
+Vần: ô-n-ôn
+Tiếng khóa: chờ-ôn-chôn-huyền-chồn
+Từ khoá: con chồn
b) Viết:
* Vần đứng riêng:ôn, viết tiếng: chồn
- GV viết mẫu
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
 ơn
* Nhận diện vần: 
- Phân tích vần ơn
- So sánh ôn với ơn
( Qui trình tương tự như vần ôn)
c) Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Cho HS đọc từ ngữ ứng dụng:
 ôn bài cơn mưa
 khôn lớn mơn mởn
+Tìm tiếng mang vần vừa học
+Đánh vần tiếng
+Đọc từ
- GV giải thích (hoặc có hình vẽ, vật mẫu) cho HS dễ hình dung
- GV đọc mẫu
 TIẾT 2
 Luyện tập:
a) Luyện đọc:
* Luyện đọc các âm ở tiết 1
* Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS xem tranh
- GV nêu nhận xét chung
- Cho HS đọc câu ứng dụng:
+Tìm tiếng mang vần vừa học
+Đánh vần tiếng
+Đọc câu
- Chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
- GV đọc mẫu
b) Luyện viết:
- Cho HS tập viết vào vở
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi học: lưng thẳng, cầm bút đúng tư thế 
 Giải lao
c) Luyện nói:
- Chủ đề: Mai sau khôn lớn
- GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+Trong tranh vẽ gì? 
+Mai sau lớn lên, em thích làm gì?
+Tại sao em thích nghề đó?
+Bố mẹ em đang làm nghề gì?
+Muốn trở thành người như em mong muốn, bây giờ em phải làm gì?
4.Củng cố – dặn dò:
+ GV cho HS đọc SGK
+ Cho HS tìm chữ vừa học
- Học lại bài, tự tìm chữ có vần vừa học ø. 
- Xem trước bài 47
1’
4’
1’
15’
4’
10’
9’
 8’
5’
8’
 5’
 Hát 
+2-4 HS đọc các từ: ân, ăn, cái cân, con trăn, bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò
 + Đọc đoạn thơ ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn
- HS viết: ân, ăn, cái cân, con trăn
- Đọc theo GV
- ô và n
- Giống nhau: Kết thúc bằng n
- Khác nhau: ôn bắt đầu ô
- Cả lớp
- Đánh vần: ô-n-ôn
- CN - ĐT
- 2HS
- Cả lớp
- Đánh vần: chờ-ôn-chôn-huyền-chồn
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
- CN- ĐT
- HS viếùt chữ trên không trung hoặc mặt bàn bằng ngón trỏ 
- Viết bảng con: ôn, chồn
-Giống nhau: Kết thúc bằng n
- Khác nhau: ơn bắt đầu bằng ơ
- 2-3 HS đọc từ ngữ ứng dụng
- Đọc lần lượt: cá nhân, nhóm, bàn, lớp
- 4 HS đọc
- Lần lượt phát âm:ôn, chồn, con chồn; ơn, sơn, sơn ca 
- Đọc các từ (tiếng) ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Thảo luận nhóm về tranh minh họa của câu đọc ứng dụng
- HS đọc theo: nhóm, cá nhân, cả lớp 
- 2-3 HS đọc
- 4 HS đọc
- Tập viết: ôn, ơn, con chồn, con trăn
- Đọc tên bài luyện nói
- HS quan sát và trả lời
+ 1 bạn nhỏ, chú bộ đội cưỡi ngựa
+ HS trả lời 
+ Cố gắng học giỏi
+HS theo dõi và đọc theo. 
+HS tìm chữ có vần vừa học trong SGK, báo, hay bất kì văn bản nào,  
Rút kinh nghiệm :
..
Chiều thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010
Ôn Tiếng Việt
Bài 46: Ôn - ơn
 I.Mục tiêu:
 * Rèn cho HS:
- HS đọc được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca từ và câu ứng dụng 
 - Viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn
II. Đồ dùng dạy –học:
- Tranh minh hoạ trong SGK – Bộ đồ dùng học TV
III. Các hoạt động dạy- học: 
 TIẾT 1
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GVcho HS đọc tư: ...  mẫu đã học, hồ dán, khăn lau tay 
 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
 -Hôm trước các em xé dán hình gì ?
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta ôn tập lại những bài đã học 
b.Ôn tập : 
-Các em đã học các bài nào 
*Giáo viên trình bày các baì dán mẫu : 
 *HS chọn bài mình thích xé dán vào vở
Giải lao
4.Đánh giá sản phẩm: 
Cho học sinh trình bày sản phẩm .
- Gv đánh giá bài làm của các em 
5-Nhận xét -dặn dò :
- Nhận xét về thái độ học tập , vệ sinh an toàn trong lao động .
- Chuẩn bị hôm sau học gấp giấy .
 1’
 4’
15’
 5’
 5’
 5’
Hát 
-Xé dán hình gà con 
-HS nhắc lại bài: Xé dán hình chữ nhật , hình tam hiác , , hình vuông , hình tròn , hình quả cam ,hình cây đơn giản , hình gà con , 
- HS theo dõi. 
- HS thực hành. 
-HS quan sát và tập xé trên giấy trắng.
-Học sinh trình bày sản phẩm 
-HS chú ý nghe.
Rút kinh nghiệm :
Môn :Học vần
	 Bài 49: iên - yên
I.MỤC TIÊU:
 - HS đọc được : iên, yên, đèn điện, con yến; từ và các câu ứng dụng .
 - Viết được: iên, yên, đèn điện, con yến.
 - Luyện nói từ 2 -4 câu theo chủ đề : Biển cả.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1.
 - Tranh ảnh minh hoạ trong SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	( Tiết 1)
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài 48
- GV đọc cho HS viết bảng con:
 vun xới, xin lỗi
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : vần iên , yên
- GV viết lên bảng iên , yên
b.Dạy vần: 
* Vần iên 
- Nhận diện vần :
- Cho học sinh phân tích vần iên. 
- Tìm trong bộ chữ cái , ghép vần iên - Cho học sinh phát âm lại .
*Đánh vần :
 + Vần :
- Gọi HS nhắc lại vần iên 
- Vần iên đánh vần như thế nào ?
+ GV chỉnh sữa lỗi đánh vần .
- Tìm trong bảng chữ cái âm đ, ghép vào vần iên để được tiếng điện
- GV nhận xét , ghi bảng : điện 
- Em có nhận xét gì về vị trí âm đ vần iên trong tiếng điện 
-Tiếng điện được đánh vần như thế nào?
+ GV chỉnh sửa lỗi phát âm 
- Cho học sinh quan sát tranh hỏi : 
+ Trong tranh vẽ vật gì ? 
+ GV rút ra từ khoá : đèn điện , ghi bảng.
- Cho HS đánh vần, đọc trơn từ khoá 
- GV đọc mẫu , điều chỉnh phát âm 
* Viết
- GV viết mẫu trên khung ô ly phóng to vừa viết vừa nêu quy trình viết 
- Cho HS viết vào bảng con 
* Vần yên : 
- GV cho HS nhận diện vần, đánh vần,
phân tích vần, tiếng có vần yên
- So sánh 2 hai vần yên và iên
- GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình
 viết
- GV hướng dẫn và chỉnh sửa.
 Giải lao 
* Đọc từ ứng dụng :
- GV ghi bảng : cá biển , viên phấn, 
 yên ngựa, yên vui.
 - Gọi học sinh đọc từ ứng dụng , nêu tiếng mới có vần iên , yên 
- GV giải thích từ :
+ Cá biển: là loại cá sống ở biển
+ Viên phấn ( Cho HS quan sát viên phấn) 
+ Yên ngựa: là vật đặt trên lưng ngựa để người cưỡi ngồi.
+ Yên vui: nói về sự bình yên và vui vẻ trong cuộc sống
- GV đọc mẫu từ ứng dụng , gọi HS đọc lại
 (Tiết 2)
Luyện tập :
* Luyện đọc : 
+ Cho học sinh đọc lai bài ở tiết 1 
+ GV chỉnh sữa lỗi cho HS 
- Đọc câu ứng dụng 
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng để nhận xét . 
+ Tranh vẽ gì ?
+ Em đọc bài ứng dụng dưới tranh.
- Khi đọc hai câu này , chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- GV đọc mẫu câu ứng dụng , gọi học sinh đọc lại , GV nhận xét 
* Luyện viết :
 - GV cho HS viết vào vở tập viết
- GV theo dõi chỉnh sửa những em viết chưa đúng.
 Giải lao
 Luyện nói theo chủ đề : Biển cả
- GV treo tranh 
- Cho HS quan sát tranh 
+Tranh vẽ gì ?
+ Em thấy trên biển có gì ?
+ Nước biển như thế nào ? Người ta dùng nước biển dùng để làm gì ?
+ Em có thích biển không ?
4.Củng cố - Dặn dò:
- GV cho học sinh đọc SGK. 
- Tìm tiếng mới có vần vừa học
- Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài, xem trước bài 50
1’
4’
1’
 8’
8’
 5’
 8’
9’
8’
5’
8’
5’
 Hát
- HS đọc bài;
- HS viết vào bảng con.
- HS theo dõi.
- HS đọc lại: iên , yên
- iên được tạo bởi 2 âm iê và n
- Lớp ghép iê + nờ – iên
- HS phát âm iên 
- iê – nờ – iên 
- HS ghép điện 
- Âm đ đứng trước iên đứng sau dấu nặng dưới iê
- đờ – iên – điên nặng điện
( cá nhân , nhóm , lớp đánh vần )
- Tranh vẽ đèn điện 
iê – nờ – iên 
- đờ – iên –điên nặng điện 
đèn điện 
- Lớp theo dõi . Viết trên không trung để để định hình cách viết . 
+Viết trên bảng con .
+ HS nhận xét bài viết . 
- Giống: kết thúc bằng n.
- Khác: yê và iê
- HS viết vào bảng con.
- Gọi 2 HS đọc 
-Lớp chú ý , nhẫm đọc từ nêu tiếng có vần yên , iên ( biển, viên, yên )
- Lớp lắng nghe GV giảng nghĩa từ 
- Các nhân , nhóm , lớp đọc từ ứng dụng .
- HS cá nhân, tổ . tâp thể lần lượt đọc 
 - Lớp quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng . 
- Đàn kiến đang chở lá khô để xây nhà.
- Sau cơn bão , kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiến kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới.
- Ngắt hơi đúng chỗ có dấu phảy và dấu chấm 
- HS đọc lần lượt cá nhân, tổ , tập thể.
- HS viết vào vở.
- HS đọc tên bài luyện nói : Biển ca.û
- Biển cả
- Có thuyền, có sóng biển
- Nước biển mặn, dùng làm muối.
HS tự trả lời
- HS đọc
- HS thi nhau tìm.
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm 
.
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Môn: Toán
 Bài: Phép trừ trong phạm vi 6(tr.66)
I.MỤC TIÊU:
*Giúp HS biết :
 - Thuộc bảng trừ , biết làm tính trừ trong phạm vi 6.
 - Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ .
- Làm các bài tập Bài 1 ,2 3(cột 1,2), 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán 1
III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
- GV cho HS nhắc lại bảng cộng trong phạm vi 6.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu phép trừ trong phạm 
vi 6.
* Bước 1 :
- GV hướng dẫn Hs quan sát hình vẽ trong SGK rồi nêu bài toán.
* Bước 2:
- Gọi HS nêu câu trả lời.
- GV viết công thức.
 6 – 1 = 5
* Bước 3: Gv hướng dẫn Hs tự quan sát hình vẽ và nêu kết quả hình đó.
- GV viết công thức.
 6 – 5 = 1
* Thành lập bảng trừ:
6 – 2 = 4 6 – 4 = 2 6 – 3 = 3
- GV tiến hành thao tác qua 3 bước bằng các vật mẫu cho HS tự nêu phép tính.
* Cho HS ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
 Giải lao
Thực hành:
- Hướng dẫn HS thực hiện bài tập.
* Bài 1 :Tính 
- GV cho HS nêu yêu cầu bài toán rồi giải baì toán và chữa bài.
* Bài 2: Tính
- GV cho HS nêu yêu cầu bài toán rồi giải baì toán và chữa bài.
* Bài 3(cột 1,2) Tính 
- GV cho HS nêu yêu cầu bài toán rồi giải baì toán và chữa bài.
* Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- Cho HS nhìn tranh nêu bài toán viết phép tính tích hợp.
+ Muốn biết còn lại mấy con vịt ta thực hiện phép tính gì ?
+ Muốn biết còn lại mấy con vịt ta thực hiện phép tính gì ?
4.Củng cố- dặn dò:
- Cho HS nhắc lại bảng trừ.
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà làm bài tập 3,5 vở bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
1’
4’
10’
 5’
10’
5’
 Hát 
- HS nhắc lại bảng cộng.
- Có 6 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác ?
- 6 Hình tam giác , bớt đi 1 hình tam giác. Còn 5 hình tam giác.
+ 6 bớt 1 còn 5.
- HS tự viết kết quả vào chỗ chấm trong phép trừ.
 6 – 1 =5
- 6 hình tam giác bớt 5 hình tam giác còn 1 hình tam giác.
+ Viết : 6 – 5 = 1
- HS tự nêu vàviết:
 6 – 2 = 4 6 – 4 = 2 6 – 3 = 3
- HS đọc lần lượt bảng trừ trong phạm vi 6.
- Tính và viết kết quả theo cột dọc.
 HS làm vào bảng con
Nhận xét sửa chữa
- Tính viết kết quả theo hàng ngang
 5 + 1 = 6 4 + 2 = 6 3 + 3 = 6
 6 - 5 = 1 6 - 2 = 4 6 – 3 = 3
 6 – 1 = 5 6 – 4 = 2 6 – 6 = 0
 HS làm vào vở
Nhận xét sửa chữa 
- HS nêu yêu cầu 
6 – 4 - 2 = 6 - 2 - 1 = 6 – 3 – 3 =
6 - 2 - 4 = 6 -1 - 2 = 6 – 6 = 
HS lên bảng làm bài 
Nhận xét sửa chữa 
a. Có 6 con vịt bơi dưới ao, 1 con lên bờ. Hỏi còn lại mấy con vịt ?
+ Thực hiện phép trừ.
6
-
1
=
5
b. Có 6 con chim đậu trên dây, 2 con bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim ?
+ Thực hiện phép trừ.
6
-
2
=
4
- 4 HS nhắc lại bảng trừ 
 Rút kinh nghiệm 
.
Sơ kết tuần 12
 I.Mục tiêu:
 - Giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp học tập, các em vui múa hát.
 II. Nội dung:
 - Kiểm tra cách giữ gìn sách vở.
* GV nhận xét chung tuần học vừa qua:
Các em đi học đều, chuẩn bị đầy đủ sách vở, có ý thức giữ sạch trường lớp.
Tuyên dương: Em Khoa, Kiệt , Gấm 
Bên cạnh còn một số em chuẩn bị đồ dùng chưa đầy đủ.
Nhắc nhở em Phong.
 - Giáo dục đạo đức các em: Các em phải thực hiện tốt nội quy nhà trường đề ra, kính trọng lễ phép với người lớn tuổi, biết vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã bạn bè, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, trật tự trong lớp học.
Xây dựng nề nếp học tập của lớp; Đi học phải đúng giờ, mặc đồng phục, ra vào lớp phải xếp hàng.
Không ăn quà vặt, không vẽ bậy và nhảy lên bàn ghế, bỏ rác đúng nơi quy định.
Cho các em sinh hoạt vui múa hát.
Lớp trưởng điều khiển các bạn.
Tổng kết tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 12.doc