Giáo án lớp 1 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Thị trấn Aí Tử

Giáo án lớp 1 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Thị trấn Aí Tử

- 3 tổ viết 3 từ: bạn thân, gần gũi, khăn rằn.

- Đọc câu ứng dụng bài 45.

Trong câu em vừa đọc tiếng nào có vần ân, ăn?

GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu hai vần mới đều kết thúc bằng n. Đó là vần ôn, ơn. GV ghi bảng: ôn, ơn. HS đọc theo GV: ôn, ơn.

 

doc 39 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1177Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Thị trấn Aí Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12: 
Tiếng việt Bài 46: ÔN ƠN. (Tiết 1)
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
I.Bài cũ: (5’) 
MT: Kiểm tra kết quả học bài vần iêu, yêu.
3 tổ viết 3 từ: bạn thân, gần gũi, khăn rằn.
Đọc câu ứng dụng bài 45.
Trong câu em vừa đọc tiếng nào có vần ân, ăn?
II.Bài mới:
Hoạt động1: (1’)
Giới thiệu bài
MT: HS nắm được vần mới học là vần ôn ơn.
GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu hai vần mới đều kết thúc bằng n. Đó là vần ôn, ơn. GV ghi bảng: ôn, ơn. HS đọc theo GV: ôn, ơn.
Hoạt động 2: ( 20’) 
 Dạy vần.
MT: -HS nhận diện được vần ôn ơn. 
-Đánh vần, đọc trơn được vần ,tiếng ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
-Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng.
PP: Trực quan, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành
ĐD:- GV: tranh vẽ, con chồn, sơn ca phóng to. 
 - HS bộ đồ dùng Tiếng Việt.
* Dạy vần ôn:
Bước 1: Nhận diện vần:
+ Vần ôn do âm nào tạo nên ? ( o và n) ...
So sánh vần ôn với vần on?
HS ghép vần ôn, GV kiểm tra, giúp HS chậm.
Bước 2: Phát âm và đánh vần tiếng.
GV đánh vần mẫu: ô -nờ- ôn , đọc ôn.
HS đánh vần nối tiếp cá nhân, tổ, lớp.
Thêm âmch trước vần ôn và dấu huyền để tạo tiếng mới
HS ghép tiếng chồn, GV kiểm tra, giúp HS chậm. .
GV đánh vần mẫu: 
chờ-ôn-chôn-huyền-chồn, chồn, đọc chồn .
HS đánh vần nối tiếp cá nhân, tổ, lớp
GV: tranh vẽ con gì? ( con chồn)
 GV ghi từ: con chồn. HS đoc cá nhân, nhóm.
HS đọc lại bài ở bảng xuôi, ngược ( 3em)
*Dạy vần ơn: ( Quy trình tương tự vần ôn )
So sánh vần ơn với on?
Bước 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
HS tìm tiếng, từ có vần ôn hay ơn .
 GV ghi bảng: ôn bài cơn mưa 
 khôn lớn mơn mởn 
HS gạch chân, đánh vần & đọc trơn tiếng có vần mới.
HS đọc từ mới cá nhân, nhóm.
GV giải thích từ: khôn lớn, mơn mởn.
Hoạt động 3: (10’) 
Luyện viết.
MT: HS viết đúng : ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
PP: Làm mẫu, quan sát, thực hành.
ĐD:Bảng con
GV viết mẫu vần ôn, ơn trên bảng, hướng dẫn quy trình viết.-HS viết bảng con, GV giúp đỡ HS yếu và nhận xét chữ viết của hs.
HS viết từ: con chồn, sơn ca. GV nhận xét, khen ngợi 
1 em đọc lại toàn bộ bài ở bảng
Trò chơi: “ Nói tiếng, từ có vần ôn, ơn.”
GV cùng cả lớp NX.
III.C cố, dặn dò: (4’) 
Đọc lại bài để tiết sau học tốt hơn.Nhận xét tiết học.
Tiếng việt Bài 46: ÔN ƠN. (tiết 2)
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
I.Luyện tập:
Bước1: 
Luyện đọc (18’)
MT: HS đọc đúng ôn, ơn, con chồn, sơn ca, từ và câu ứng dụng. 
PP: Quan sát, đàm thoại
ĐD: Tranh ở SGK/95
1) HS đọc lại bài ở tiết 1.
HS lần lượt phát âm : ôn, ơn, con chồn, sơn ca
Đọc các từ ứng dụng .
2) Luyện đọc câu ứng dụng:
HS quan sát tranh ở SGK - nêu nội dung.
HS đọc thầm, tìm tiếng có vần mới học gạch chân.
HS đọc câu ứng dụng: Cá nhân, tổ, lớp.
GV đọc mẫu, HS đọc 3 em.
Bước2: (7’)
Luyện nói
MT:
 HS nói đúng chủ đề: 
Mai sau khôn lớn.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: Tranh ở sgk / 95
HS đọc tên bài luyện nói: 
Mai sau khôn lớn.
HS thảo luân theo câu hỏi gợi ý của GV .
+ Trong tranh vẽ gì? 
+ Mai sau lớn lên, em thích làm gì?
+Tại sao em thích nghề đó?
+ Bố mẹ em đang làm nghề gì?
+ Em đã nói cho bố mẹ em biết ý định tương lai đó của em chưa?
+Muốn trở thành người như em mong muốn, bây giờ em phải làm gì?
...
Bước 3: 
Luyện viết (10’)
MT: HS viết đúng vần, từ: ôn, ơn, con chồn, sơn ca, 
PP: Quan sát, động não, thực hành.
ĐD: Vở tập viết
GV cho hS quan sát lại vần và chữ mẫu:
ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
Hs nhắc lại quy trình viết,.
HS viết vào vở tập viết theo mẫu.
GV theo dõi và hướng dẫn HS cách cầm bút và ngồi viết đúng tư thế.
GV chấm bài khen ngợi 
II.Củng cố, dặn dò: (5’)
MT: Ôn lại bài đã học.
GV chỉ SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
HS tìm chữ có vần ôn, ơn ở sách, báo văn bản in.
Trò chơi: “Thi tìm tiếng, từ có vần ôn, ơn.”
GV nhận xét, khen ngợi .
Chuẩn bị bài sau: 
Bài 47: EN ÊN.
GV nhận xét tiết học. 
Tiếng việt Bài 47: EN ÊN. (Tiết 1)
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
I.Bài cũ: (5’) 
MT: Kiểm tra kiến thức đã học 
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con
2 HS đọc câu ứng dụng bài 46.
Lớp viết bảng con: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa.
GV nhận xét đánh giá.
II.Bài mới:
Hoạt động 1:(1’)
Giới thiệu bài.
MT: HS nắm được vần mới học là vần en, ên.
GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu hai vần mới đều kết thúc bằng n. Đó là vần en, ên. GV ghi bảng: en, ên HS đọc theo GV: en, ên.
Hoạt động 2: 
Hoạt động 2: ( 20’) Dạy vần
MT: -HS nhận diện được vần en ên. 
-Đánh vần, đọc trơn được vần ,tiếng en, ên, lá sen, con nhện.
-Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng.
PP: Trực quan, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành.
ĐD:-GV: tranh vẽ lá sen, con nhện phóng to. 
 - HS bộ đồ dùng Tiếng Việt
* Dạy vần en:
Bước 1: Nhận diện vần:
+ Vần en do âm nào tạo nên ? ( e và n) ...
So sánh vần en với vần on?
HS ghép vần en, GV kiểm tra, giúp HS chậm. 
Bước 2: Phát âm và đánh vần tiếng.
GV đánh vần mẫu: e - nờ - en , đọc en.
HS đánh vần nối tiếp cá nhân, tổ, lớp.
HS ghép tiếng sen, GV kiểm tra, giúp HS chậm. 
GV đánh vần mẫu: sờ-en-sen-sen, đọc sen .
HS đánh vần nối tiếp cá nhân, tổ, lớp
GV: tranh vẽ gì? ( lá sen)
 GV ghi từ: lá sen. HS đoc cá nhân, nhóm.
HS đọc lại bài ở bảng xuôi, ngược ( 3em)
*Dạy vần ên: ( Quy trình tương tự vần en )
So sánh vần ên với en?
Bước 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
HS tìm tiếng, từ có vần en hay ên .
 GV ghi bảng: áo len mũi tên 
 khen ngợi nền nhà 
HS gạch chân tiếng có vần mới.
HS đánh vần, đọc trơn tiếng có mới (5em)
HS đọc từ mới cá nhân, nhóm.
 GV giải thích từ: mũi tên, nền nhà
Hoạt động 3: (10’) 
Luyện viết
MT: HS viết đúng : en, ên, lá sen, con nhện . 
 PP: Làm mẫu, quan sát, thực hành.
ĐD:Bảng con
GV viết mẫu vần en, ên trên bảng, hướng dẫn quy trình viết.-HS viết bảng con, GV giúp đỡ HS yếu và nhận xét chữ viết của hs.
HS viết từ: lá sen, con nhện .GV nhận xét, khen ngợi 
1 em đọc lại toàn bộ bài ở bảng
Trò chơi: “ Nói tiếng, từ có vần en, ên.”
GV cùng cả lớp nhận xét
III.C cố, dặn dò: (4’) 
Đọc lại bài để tiết sau học tốt hơn.Nhận xét tiết học.
Tiếng việt Bài 47: EN ÊN (tiết 2). 
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
I.Luyện tập:
Bước1: Luyện đọc (18’) 
MT: HS đọc đúng en, ên, lá sen, con nhện, từ và câu ứng dụng. 
PP: Quan sát, đàm thoại
ĐD: Tranh ở SGK./97
1) HS đọc lại bài ở tiết 1.
HS lần lượt phát âm : 
en, ên, lá sen, con nhện, 
Đọc các từ ứng dụng .
2) Luyện đọc câu ứng dụng:
HS quan sát tranh ở SGK - nêu nội dung.
HS đọc thầm, tìm tiếng có vần mới học gạch chân.
HS đọc câu ứng dụng: Cá nhân, tổ, lớp.
GV đọc mẫu, HS đọc 3 em.
Bước2: (7’) Luyện nói
MT: HS nói đúng chủ đề: 
Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới .
PP: Hỏi đáp, đàm thoại.
ĐD: Tranh ở sgk. / 97
HS đọc tên bài luyện nói: 
Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.
HS thảo luân theo câu hỏi gợi ý của GV .
+ Trong tranh vẽ gì? 
+ Trong lớp, bên phải em là bạn nào?
+Ra xếp hàng, đứng trước và đứng sau em là những bạn nào?
+ Em viết bằng tay phải hay tay trái?
...
Bước 3: 
Luyện viết (10’)
MT: HS viết đúng vần, từ:
en, ên, lá sen, con nhện.
PP: Quan sát, động não, thực hành.
ĐD: Vở tập viết.
GV cho hS quan sát lại vần và chữ mẫu:
en, ên, lá sen, con nhện.
Hs nhắc lại quy trình viết,.
HS viết vào vở tập viết theo mẫu.
GV theo dõi và hướng dẫn HS cách cầm bút và ngồi viết đúng tư thế.
GV chấm bài khen ngợi 
II.Củng cố, dặn dò: (5’)
MT: Ôn lại bài đã học 
GV nhận xét tiết học. 
GV chỉ SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
HS tìm chữ có vần en, ên ở sách, báo văn bản in.
Trò chơi: 
“Thi tìm tiếng, từ có vần en, ên.”
GV nhận xét, khen ngợi .
Chuẩn bị bài sau: 
Bài 48: IN UN.
Tiếng việt Bài 48: IN UN (Tiết 1)
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
I.Bài cũ: (5’) 
MT: Kiểm tra kiến thức đã học .
PP: Thực hành.
Đồ dùng: Bảng con.
- 2 HS đọc câu ứng dụng bài 47.
- Lớp viết bảng con: khen ngợi, mũi tên, nền nhà.
- GV nhận xét đánh giá.
II.Bài mới:
Hoạt động 1:(1’)
Giới thiệu bài.
MT: HS nắm được vần mới học là vần in, un.
GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu hai vần mới đều kết thúc bằng n. Đó là vần in, un. GV ghi bảng: in, un. HS đọc theo GV: in, un.
Hoạt động 2: ( 20’) 
 Dạy vần.
MT: -HS nhận diện được vần in un. 
-Đánh vần, đọc trơn được vần ,tiếng in, un, đèn pin, con giun.
-Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng.
PP: Trực quan, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành
ĐD:-GV: đèn pin, tranh vẽ con giun sgk /98. 
 - HS bộ đồ dùng Tiếng Việt.
* Dạy vần in:
Bước 1: Nhận diện vần:
+ Vần in do âm nào tạo nên ? ( i và n) ...
So sánh vần in với vần an?
HS ghép vần in, GV kiểm tra, giúp HS chậm. 
Bước 2: Phát âm và đánh vần tiếng.
GV đánh vần mẫu: i - nờ - in , đọc in.
HS đánh vần nối tiếp cá nhân, tổ, lớp.
HS ghép tiếng pin, GV kiểm tra, giúp HS chậm. 
GV đánh vần mẫu: pờ-in-pin, đọc pin .
HS đánh vần nối tiếp cá nhân, tổ, lớp
GV: tranh vẽ gì? ( đèn pin)
 GV ghi từ: đèn pin. HS đoc cá nhân, nhóm.
HS đọc lại bài ở bảng xuôi, ngược ( 3em)
*Dạy vần un: ( Quy trình tương tự vần in )
So sánh vần un với in?
Bước 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
HS tìm tiếng, từ có vần in hay un .
 GV ghi bảng: nhà in mưa phùn 
 xin lỗi vun xới 
HS gạch chân tiếng có vần mới.
HS đánh vần, đọc trơn tiếng có mới (5em)
HS đọc từ mới cá nhân, nhóm.
GV giải thích từ: nhà in, vun xới
Hoạt động 3: (10’) 
Luyện viết
MT: HS viết đúng : 
in, un, đèn pin, con giun
 PP: Làm mẫu, quan sát, thực hành.
ĐD:Bảng con
GV viết mẫu vần in, un trên bảng, hướng dẫn quy trình viết.-HS viết bảng con, GV giúp đỡ HS yếu và nhận xét chữ viết của hs.
HS viết từ: đèn pin, con giun. GV NX, khen ngợi .
1 em đọc lại toàn bộ bài ở bảng
Trò chơi: “ Nói tiếng, từ có vần in, un.”
GV cùng cả lớp nhận xét
III.C cố, dặn dò: (4’) 
Đọc lại bài để tiết sau học tốt hơn.Nhận xét tiết học.
Tiếng việt Bài 48: IN UN (tiết 2).
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
I.Luyện tập: Bước1: 
Luyện đọc (18’)
MT: HS đọc đúng in, un, đèn pin, con giun từ và câu ứng dụng. 
PP: Quan sát, đàm thoại
Đồ dùng: Tranh ở SGK/99
1) HS đọc lại bài ở tiết 1.
HS lần lượt phát âm : in, un, đèn pin, con giun, 
Đọc các từ ứng dụng .
2) Luyện đọc câu ứng dụng:
HS quan sát tranh ở SGK - nêu nội dung.
HS đọc thầm, tìm tiếng có vần mới học gạch châ ... hể
Bài mới :
Hoạt động 1:(15’) 
Hát tập thể.
MT: Ôn lại các bài hát đã học.
PP: Thực hành .
ĐD: Các bài hát đã học
GV cho học sinh hát lại những bài các em đã học.
+Mời bạn vui múa ca.
+Tìm bạn thân.
+Lý cây xanh.
+Đàn gà con.
HS hát kết hợp vỗ tay.
Hát theo tổ, lớp.
GV lắng nghe, động viên, khen ngợi.
Hoạt động 2:(15’) 
HS hát cá nhân.
MT: giúp các em tính mạnh dạn trước tập thể.
PP: Thực hành giao tiếp.
GV cho học sinh xung phong hát cá nhân.
Lớp lắng nghe, động viên bạn.
+HS hát kết hợp điệu bộ.
+GV cho HS hát những bài hát ca ngợi về thầy cô giáo.
HS hát, lớp động viên.
GV khen ngợi và cùng cả lớp động viên vỗ tay.
Hoạt động 2:(5’) 
Dặn dò - nhận xét
GV nhắc học sinh về nhà ôn lại những bài hát đã học.
Về nhà hát cho gia đình nghe.
Tuyên dương những em hát hay.
 HĐNGLL : LÀM SẠCH, ĐẸP TRƯỜNG LỚP.
Các hoạt động
hoạt động cụ thể
II/Bài mới : (30/)
1,GV giới thiệu về tiêt học
2,HS làm vệ sinh trường , lớp.
*GV chia HS làm 3 tổ
-Tổ 1 làm vệ sinh lớp học: Quét lớp, quét máng nhện, sắp xếp lại bàn ghế, 
-Tổ 2: Lượm rác ở sân trường và bỏ rác đúng nơi quy định.
-Tổ3: Chăm sóc lau lá cây ở trong lớp, đổ nước vào chậuu cây,...
*HS tiến hành làm, GV theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở.
*Tập trung HS, GV nhận xét chung, tuyên dương tổ làm tốt.
III/Củng cố - dặn dò: ( 5 / )
*GV nhắc HS cần bảo vệ cây và hoa ở sân trường.
Luôn làm vệ sinh lớp học sạch sẽ.
Sắp bàn ghế gọn gàng.
Bảo vệ tốt các sản phẩm trong lớp.
Có ý thức chăm sóc và bảo vệ của công.
Luôn có ý thức làm vệ sinh sân trường sạch sẽ.
Gĩư cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp là thể hiện nếp sống của con người mới.
Nhắc nhở các bạn thường xuyên làm trực nhật.
Bỏ rác đúng nơi quy định.
Chăm sóc cây ở cửa sổ lớp học.
-GV nhận xét chung tiết học.
Tuyên dương tổ và cá nhân làm tốt.
Về nhà cần giúp đỡ ba mẹ làm vệ sinh nhà ở và tham gia làm vệ sinh thôn xóm sạch sẽ.
Mĩ thuật: VẼ TỰ DO.
Tên các hoạt động
Hoạt động cụ thể.
I.Bài cũ: (2/)
MT: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Kiểm tra bút chì, chì màu, vở tập vẽ,...
-Nhận xét bài vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm. GV nêu ưu khuyết điểm để HS rút kinh nghiệm, sửa chữa.
II.Bài mới:
Hoạt động 1: (5/)
Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
MT: -Nhận biết nội dung cách vẽ của một số hình vẽ. 
PP: Quan sát,động não.
ĐD:Tranh ảnh của hoạ sĩ, của học sinh về tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh chân dung.
Giới thiệu bài: Vẽ tranh tự do (hay vẽ theo ý thích) là mỗi em có thể chọn và vẽ một đề tài mình thích như: phong cảnh, chân dung, tĩnh vật.
Quan sát.
GV cho HS xem một số tranh để HS nhận biết về nội dung, cách vẽ hình, cách vẽ màu, đồng thời gây cảm hứng cho HS trước khi vẽ.
GV đặt câu hỏi để HS nhận xét:
+Tranh này vẽ những gì?
+Màu sắc trong tranh thế nào?
+Đâu là hình ảnh chính, h.ảnh phụ của bức tranh?
Hoạt động 2: (20/)
Thực hành:
MT:-HS tìm chọn nội dung đề tài.-Vẽ được bức tranh đơn giản có nội dung gắn với đề tài và vẽ màu theo ý thích.	-HS khá giỏi:Vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài đã chọn, hình vẽ sắp xếp cân đối, màu sắc phù hợp.
PP: Quan sát,thực hành.
ĐD:VTVẽ 1,bút chì, b.màu.
-GV gợi ý để HS chọn đề tài.
-Giúp HS nhớ lại các hình ảnh gắn với nội dung của tranh như:
người, con vật, nhà, cây, sông, núi, đường sá...
-GV nhắc HS: 
+Vẽ các hình chính trước, hình phụ sau.
+Không vẽ to hay nhỏ quá so với khổ giấy. 
+Vẽ xong hình, vẽ màu theo ý thích.
-GV giúp HS yếu kém vẽ hình và vẽ màu.
Hoạt động 3: (20/)
Nhận xét, đánh giá.
MT:
Đánh giá bài vẽ của HS.
PP: Quan sát,thuyết trình.
ĐD:Bài vẽ của HS.
-Cho HS trình bày sản phẩm trước lớp.
-GV &HS nhận xét một số bài có hình vẽ và màu sắc thể hiện được nội dung đề tài như:
+Hình vẽ:
 Có hình chính, hình phụ.Tỉ lệ hình cân đối.
+Màu sắc: 
Tươi vui, trong sáng.Màu thay đổi, phong phú.
+Nội dung; Phù hợp với đề tài.
III.Củng cố-dặn dò: (3/)
MT: Củng cố kiến thức vừa học,
-GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương bài vẽ tốt của HS.
-Ai chưa hoàn thành về nhà hoàn thành bài vẽ của mình.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 13 Vẽ cá.
Thể dục: RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN.
TRÒ CHƠI "CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC"
Tên các hoạt động
Hoạt động cụ thể.
I.Phần mở đầu:(10/)
MT:
Giúp HS nắm yêu cầu nội dung bài học và khởi động.
PP:
Thuyết trình, thực hành.
ĐD:
Còi, sân bãi.
-GV thổi còi tập trung học sinh.
-HS ra sân, đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
-GV hướng dẫn HS chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc 30 mét đến 50 mét.
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
-HS ôn lại trò chơi do lớp trưởng điều khiển.
Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
-GV nhận xét phần trò chơi.
II.Phần cơ bản:(25/)
MT:
-Ôn một số động tác thể dục RLCB đã học, yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
-Học đông tác đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông .Y/C thực hiện động tác cơ bản đúng.
PP:
 Làm mẫu, quan sát, thực hành.
ĐD:Còi, sân bãi, GV nắm chuẩn các động tác.
*Bước 1; 
Ôn lại các động tác cơ bản 2 lần.
-HS thực hiện 2-3 lần /một động tác.
+Ôn đứng 2 tay ra trước.
+Ôn đứng 2 tay dang ngang.
+Ôn đưa 2 tay ra trước,đưa 2 tay lên cao h chữ V.
+Ôn đứng kiểng gót hai tay chống hông
*Bước 2; 
Học đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông
-GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu, vừa giải thích động tác,vừa cho HS làm theo 4 nhịp.
Nhịp 1;Đưa chân trái ra trước, 2 tay chống hông.
Nhịp 2:Về TTCB.
Nhịp 3:Đưa chân phải ra trước, 2 tay chống hông.
Nhịp 4:Về TTCB.
-GV vừa hô vừa làm mẫu, Học sinh QS làm theo.
-GV hô, học sinh thực hiện.Tập từ 4 - 8 lần.
-GV theo dõi, sửa sai cho học sinh.
*Bước 3; Trò chơi"chuyền bóng tiếp sức"
-GV nêu tên trò chơi, sau đó HS tập hợp 2 hàng dọc. GV phổ biến trò chơi, Hs chơi thử, HST.hành
-GV nhận xét.
III.Phần kết thúc:(5/)
MT: 
Củng cố nội dung bài học.
-GV dùng còi tập hợp HS.
-HS đứng thành 2 hàng dọc, vỗ tay và hát.
-Làm 1 động tác vừa học.
-Nêu lại nội dung bài học.
-GV nhận xét chung tiết học.
-Về ôn lại các động tác đã học.
HĐNGLL: HỘI THI VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP.
Tên các hoạt động
Hoạt động cụ thể.
I.Yêu cầu hội thi: ( 2/ )
MT:Chọn những bạn vở sạch, viết chữ đẹp, đúng cỡ chữ, mẫu chữ quy định.
PP: Thuyết trình..
GV phổ biến yêu cầu hội thi.
Vòng 1: Thi vở trình bày sạch, viết chữ đẹp.
Vòng 2: 
+Thi viết chữ đẹp trên giấy.
+Chữ viết theo cỡ vừa ( 2 ô li ).
+Chữ viết thường.
+Chữ đẹp, rõ nét.
+Trình bày bài viết sạch, đẹp.
Hoạt động 1: (10/ )
Thi ở tổ.
MT: Thi chọn ở tổ 5 bạn có chữ đẹp để tham dự thi giữa các tổ.
PP: Thực hành.
Chọn mỗi tổ 5 bạn .
GV ghi bài lên bảng.
HS chép bài vào giấy ô li.
Trong tổ quan sát bình chọn 5 bài viết đẹp nhất để dự thi giữa 3 tổ.
5 bạn đó phải có vở sạch, đẹp.
Hoạt động 2: (15/ )
Thi giữa các nhóm
MT: Thi chọn 3 bạn có chữ đẹp nhất, đúng cỡ chữ, mẫu chữ.
PP: Thực hành.
Bình chọn 3 bài đẹp nhất lớp:
Số lượng dự thi: 15 em được chọn ở 3 tổ .
GV phổ biến yêu cầu thi.
Bài viết: Nghe đọc.
GV đọc bài thơ, HS viết bài vào giấy.
 Gió từ tay mẹ.
 Ru bé ngủ say.
 Thay cho gió trời
 Giữa trưa oi ả !
GV chấm bài.
Bình chọn 3 bài đẹp nhất.
GV cho cả lớp quan sát để học tập.
II.Củng cố - dặn dò: ( 3/ )
GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương HS viết chữ đẹp lần nữa.
 Về nhà tiếp tục rèn chữ viết, duy trì gìn giữ vở sạch, chữ đẹp.
Tự học: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Các hoạt động dạy học: 
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
I.Bài cũ: (5’) 
Kiểm tra vở các môn trong ngày.
MT: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
PP: Thực hành
Đồ dùng: các loại vở học.
Các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ và báo cáo tình hình hoàn thành bài của các bạn cho cô giáo.
GV giao nhiệm vụ.
II.Bài mới:
Hoạt động 1: ( 20 / ) 
Hướng dẫn HS tự học
PP: Thực hành – luyện tập.
Đồ dùng: Các loại vở học trong ngày.
GV hướng dẫn HS tự hoàn thành bài học, bài làm trong ngày
+ Học sinh làm bài ở Vở bài tập Tiếng việt và luyện viết 2 hàng cuối bài tập. 
Yêu cầu học sinh viết đúng mẫu chữ.
+ Học sinh luyện viết trong vở tập viết.
+ Học sinh tiếp tục hoàn thành VBTĐĐ: 
Nghiêm trang khi chào cờ.
GV theo dõi, nhắc nhỡ
Hoạt động 2: ( 15’) 
Làm thêm bài tập
MT: Dành cho HS đã hoàn thành bài.
PP: Luyện tập, thực hành.
Đồ dùng: Vở ô li.
1. GV viết bảng lớp các từ sau:
 ôn : 2 hàng ngang.
 ơn : 2 hàng ngang.
 Con chồn: 3 hàng ngang.
 Sơn ca : 3 hàng ngang.
2. Học sinh nhìn bảng viết vào vở ô li.
 GV theo dõi, uốn nắn, chấm bài của một số em.
III.Củng cố - dặn dò: (5’) 
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương một số em hoàn thành bài tốt.
Dặn HS về ôn bài.
Bài sau: 
 Bài 47: en ên.
Luyện tự nhiên và xã hội: 
 THỰC HÀNH
 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
I./Bài cũ: (3’) 
MT: Kiểm tra kiến thức đã học
PP: Hỏi đáp 
Muốn cơ thể khoẻ mạnh các em phải hoạt động và nghỉ ngơi như thế nào?
HS .... 
GV chốt lại 
II./Bài mới:
Hoạt động 1:( 13’) Luyện tập
MT: Củng cố lại bài đã học, Giáo dục HS biết giữ gìn sức khoẻ cho cơ thể, hoạt động và nghỉ ngơi đúng mức.
PP: Thảo luận nhóm
HS thảo luận nhóm hai, kể cho nhau nghe về những hoạt động và nghỉ ngơi hàng ngày.
Kể những việc thường ngày hoạt động và nghỉ ngơi như thế nào?
HS nêu....
Đại diện nhóm lên trình bày.
GV chốt lại và nêu câu hỏi.HS trả lời 
GV kết luận: 
Để có được một cơ thể khoẻ mạnh các em phải ăn uống điều độ, ăn đủ no, ăn đủ chất, không nên ăn quá no, không để quá đói. 
 Ngoài ra các em phải hoạt động và nghỉ ngơi đúng lúc mới có lợi cho sức khoẻ.Khi chơi các em phải giữ an toàn khi chơi. 
Hoạt động 2: (15’) Vẽ tranh
MT: HS vẽ được tranh về các hoạt động có lợi cho sức khoẻ.
PP: Thực hành
Đồ dùng: Vở ô ly
GV hướng dẫn HS vẽ tranh về các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ.
 HS lên trình bày và giới thiệu trước lớp
GV nhận xét tuyên dương
III. Dặn dò - nhận xét
MT: ôn lại bài học
GV nhắc nhỡ HS về nhà cũng như khi đến lớp học các em phải luôn đi đứng tư thế, ngồi học đúng tư thế không ngồi vẹo, cong ...
Tuyên dương một số em vẽ tranh đẹp.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ( giữa học kỳ I )
 Đề thi trường ra

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(27).doc