Giáo án Lớp 1 – Tuần 14 - Giáo viên: Quách Thị Thắm - Trường tiểu học Mậu Lâm 1

Giáo án Lớp 1 – Tuần 14 - Giáo viên: Quách Thị Thắm - Trường tiểu học Mậu Lâm 1

Tiết 2+3: HỌC VẦN

Bài 55: eng – iêng.

I.MỤC TIÊU :

- Đọc được vần eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng. từ và câu ứng dụng

- Viết được vần eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ao , hồ, giếng.

II/ ĐỒ DÙNG : GV : bộ chữ cái , bảng gài, tranh sgk.

 HS : bảng con, bộ chữ cái

III/HOAT ĐỘNG DẠY- HOC :

 TIẾT 1

 1, Bài cũ : lớp viết vào bảng con :cây sung, củ gừng ; 2 HS lên bảng viết .

 - HS đọc lại bài 54 trong SGK.

 2, Bài mới :

HĐ1: Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu.

HĐ2: Dạy vần mới. Vần : eng

 * Nhận diện vần.

- Gv yêu cầu HS nêu cấu tạo vầ eng – HS thực hiện CN.

- GV yêu cầu HS ghép vần : eng - HS sử dụng bộ chữ cái để ghép vần.

- GV viết bảng- yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn- HS đọc(CN, lớp).

- GV theo dõi, sửa sai cho HS.

* Ghép tiếng.

- Để có tiếng xẻng ta làm gì? – HS TB trả lời.

- HS sử dụng bộ chữ cái để ghép tiếng : xẻng - HS thực hiện CN.

- HS phân tích tiếng xẻng - HS thực hiện CN.

- GV viết bảng tiếng xẻng - HS đánh vần - đọc nối tiếp (CN, nhóm).

- Cả lớp đọc đồng thanh- GV sửa sai cho HS.

- Gv treo tranh và yêu cầu HS quan sát tranh và đưa ra từ khoá: lưỡi xẻng.

- HS đọc CN, nhóm, lớp.

- GV chỉnh sửa lỗi phát âm và giải thích qua từ ứng dụng.

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 – Tuần 14 - Giáo viên: Quách Thị Thắm - Trường tiểu học Mậu Lâm 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14:
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: chào cờ đầu tuần
-------------------------------------------------------------------
Tiết 2+3: Học vần
Bài 55: eng – iêng.
I.mục tiêu : 
- Đọc được vần eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng. từ và câu ứng dụng 
- Viết được vần eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Ao , hồ, giếng.
II/ Đồ dùng : GV : bộ chữ cái , bảng gài, tranh sgk.
 HS : bảng con, bộ chữ cái
III/Hoat động dạy- hoc : 
 Tiết 1
 1, Bài cũ : lớp viết vào bảng con :cây sung, củ gừng ; 2 HS lên bảng viết .
 - HS đọc lại bài 54 trong SGK.
 2, Bài mới : 
HĐ1: Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu.
HĐ2: Dạy vần mới. Vần : eng
 * Nhận diện vần.
Gv yêu cầu HS nêu cấu tạo vầ eng – HS thực hiện CN.
GV yêu cầu HS ghép vần : eng - HS sử dụng bộ chữ cái để ghép vần.
GV viết bảng- yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn- HS đọc(CN, lớp).
GV theo dõi, sửa sai cho HS.
* Ghép tiếng.
Để có tiếng xẻng ta làm gì? – HS TB trả lời.
HS sử dụng bộ chữ cái để ghép tiếng : xẻng - HS thực hiện CN.
HS phân tích tiếng xẻng - HS thực hiện CN.
GV viết bảng tiếng xẻng - HS đánh vần - đọc nối tiếp (CN, nhóm).
Cả lớp đọc đồng thanh- GV sửa sai cho HS.
Gv treo tranh và yêu cầu HS quan sát tranh và đưa ra từ khoá: lưỡi xẻng.
HS đọc CN, nhóm, lớp.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm và giải thích qua từ ứng dụng.
 Dạy vần iêng.
* Nhận diện vần:
Gv yêu cầu HS nêu cấu tạo vần iêng – HS thực hiện cá nhân.
Gv yêu cầu HS ghép vần iêng - HS sử dụng bộ chữ cái để ghép vần.
- HS đánh vần.
HS đọc nối tiếp : CN, nhóm, lớp- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
HS so sánh vần eng với vần iêng giống và khác nhau như thế nào?
* Ghép tiếng- từ khoá.
- Gv yêu cầu HS sử dụng bộ chữ cái để ghép tiếng : chiêng - HS thực hiện CN.
HS phân tích tiếng chiêng - HS thực hiện CN.
HS đọc nối tiếp (CN, nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh- GV sửa sai cho HS.
Gv treo tranh và yêu cầu HS quan sát tranh và đưa ra từ khoá: trống, chiêng.
HS đọc CN, nhóm, lớp.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm và giải thích qua từ ứng dụng.
HĐ3: Đọc từ ứng dụng:
GV viết bảng các từ ứng dụng- HS đọc CN, nhóm, lớp.
GV yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần mới học.
GV giải nghĩa từ- đọc mẫu – lớp đọc đồng thanh.
HĐ4: Hướng dẫn HS viết bảng con.
Gv viết mẫu kết hợp nêu quy trình viết các vần : eng, iêng.
GV yêu cầu HS nêu lại quy trình viết các vần đó.
4 HS lên bảng viết bài – lớp viết vào bảng con.
Gv theo dõi uốn nắn , sửa sai cho HS.
 Tiết 2
HĐ1: Luyện đọc
Gv gọi HS đọc lại bài ở tiết 1- HS đọc nối tiếp(CN, nhóm)
Đọc câu ứng dụng: HS đọc CN.
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận.
HS luyện đọc CN, nhóm.
GV viết bảng kết hợp giải nghĩa từ.
Gv đọc mẫu, lớp đọc đồng thanh.
HĐ2: Luyện nói.
 GV HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm(3 nhóm). 
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày – lớp nhận xét. 
HĐ3: Luyện viết.
 - GV viết mẫu: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng và nhắc lại quy trình viết.
 - Gv nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, khoảng cách từ mắt đến vở.
GV yêu cầu HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Gv thu chấm, chữa một số bài.
3)Củng cố bài.
Gọi HS đọc bài trong SGK- HS đọc đồng thanh, cá nhân.
HS thi tìm tiếng, từ có các vần vừa học.
GV và lớp nhận xét, bổ sung.
Tiết 4: Toán (tiết 53)
Phép trừ trong phạm vi 8
I.mục tiêu : 
- Thuộc bảng trừ , biết làm tính trừ trong phạm vi 8; biết viết phép tính thích hợp với hình vẽ. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3(cột 1), bài 4 (Viết 1 phép tính) ; Bài 5 (Dành cho HS khá, giỏi): 
II.Đồ dùng:
GV: ngôi sao cắt bằng bìa.
HS: Bảng con, bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy- học:
 1)Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
 5 + 1 + 2 = 4 - 3 + 7 = 
 7 - 3 + 4 = 6 - 1 + 3 = 
Lớp làm vào bảng con.
 2)Bài mới: 
Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
Bước 1: Hướng dẫn HS thành lập công thức: 8 – 1 = 7 và 8 – 7 = 1.
Gv gắn 8 ngôi sao lên bảng – Hs quan sát.
GV nêu bài toán: Tất cả có 8 ngôi sao, bớt đi 1 ngôi sao. Hỏi còn lại mấy ngôi sao? 
HS trả lời: 8 ngôi sao bớt đi 1 ngôi sao còn lại 7 ngôi sao.
Gv yêu cầu HS nêu cách tìm.
HS nêu cách tìm: đếm số ngôi sao ở nhóm bên trái.
GV hỏi: 8 ngôi sao bớt đi 1 ngôi sao còn lại 7 ngôi sao hay có thể nói ngắn gọn như thế nào?
HS trả lời: 8 bớt đi 1 còn 7.
Gv yêu cầu HS viết 7 vào chỗ chấm thích hợp trong phép trừ : 8 – 1 = 7.
Gv viết bảng : 8 – 1 = 7 – HS đọc (CN, nhóm, lớp).
Gv cho HS đọc lại 2 công thức : 8 – 1 = 7 và 8 – 7 = 1.
Bước 2: Hướng dẫn HS thành lập các công thức.
 8 – 2 = 6 ; 8 – 6 = 2 ; 8 – 3 = 5 ; 8 – 5 = 3 ; 8 – 7 = 1 ; 8 – 1 = 7 ; 8 – 4 = 4.
Cách tiến hành tương tự như bước 1.
Bước 3: Đọc bảng trừ.
Gv cho HS đọc đồng thanh bảng trừ trong phạm vi 8.
Gv xoá bảng sau đó tổ chức cho cả lớp thi nói, viết những công thức vừa xoá.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành.
Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập : Tính
 - HS làm bài CN, GV giúp đỡ HS làm bài.
 - 3 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập : Tính.
 - Gv chia lớp làm 3 nhóm, giao việc cho các nhóm.
HS làm bài theo nhóm, GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
Đại diện các nhóm lên bảng chữa bài, lớp nhận xét. 
Bài 3 : - 1 HS nêu yêu cầu bài tập : Tính. (cột 1)
- HS làm bài CN, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT.
GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp. (Viết 1 phép tính)
 - GV chia lớp làm 3 nhóm – giao việc cho các nhóm.
 - HS làm bài theo nhóm, GV giúp đỡ HS làm bài.
 - Đại diện các nhóm lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp. (Dành cho HS khá, giỏi)
HS quan sát tranh và viết phép tính thích hợp
HS làm bài CN, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
 8 – 2 = 6.
3, Củng cố, dặn dò: 
HS đọc lại phép trừ trong phạm vi 8.
GV nhận xét tiết học
-----------------------------------------------------
Tiết 5: ÂM NHạC
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Toán (tiết 54)
Luyện tập
I. muc tiêu: 
 - Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 8. viết được phép tính thích hợp với hình vẽ 
 - Bài tập cần làm: Bài 1(cột 1, 2); bài 2; bài 3(cột 1, 3), bài 4(Dành cho HS khá, giỏi); Bài 5: 
II/ Đồ dùng : 
 - GV: Các hình tam giác, hình tròn, hình vuông.
 - HS : bảng con , bộ đồ dùng học toán.
III . Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Bài cũ : 
 - 2 HS lên bảng làm bài: 
 8 - 7 = .. 8 - 2 =  
 8 - 1 = .. 8 - 3 = 
 - lớp làm vào bảng con.
 2, Bài mới : 
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài tập: Tính (cột 1, 2)
 - Gv hướng dẫn HS làm bài. 
HS làm bài cá nhân- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi
GV theo dõi HS làm bài và giúp đỡ HS.
HS khá, giỏi làm cả bài.
Bài 2 : HS nêu y/c của bài : Nối theo mẫu.
GV chia lớp làm 3 nhóm, giao việc cho mỗi nhóm.
Các nhóm thảo luận và làm bài vào giấy rô ki , GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, lớp nhận xét, chữa bài vào vở BT.
GV nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc.
Bài 3: HS nêu y/c của bài : Tính.
 - HS làm bài cá nhân
 - GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài – lớp làm bài vào vở BT.
Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Nối theo mẫu. (Dành cho HS khá, giỏi)
GV chia số HS khá, giỏi làm 3 nhóm, giao việc cho mỗi nhóm.
Các nhóm thảo luận và làm bài vào giấy rô ki , GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, lớp nhận xét, chữa bài vào vở BT.
GV nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc.
Bài 5 : Viết phép tính thích hợp.
 - HS quan sát tranh trong SGK rồi nêu phép tính thích hợp.
HS làm bài CN – 1 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
3, Củng cố bài : 
 - HS đọc lại phép trừ trong phạm vi 8.
 - GV nhận xét - tuyên dương 
Tiết 2: Thủ công :
Gấp các đoạn thẳng cách đều.
I. mục tiêu:
Biết cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
Gấp được các đoạn thẳng cách đều theo đường kẻ. Các nếp gấp có thể chưa thẳng, phẳng.
* Với HS khéo tay : Gấp được các đoạn thẳng cách đều . Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Mẫu gấp các nếp gấp cách đều, quy trình các nếp gấp.
HS: Đồ dùng thủ công, giấy học sinh, giấy màu.
III. Hoạt động dạy- học: 
 1)Bài cũ: 
 Kiểm tra đồ dùng của HS.
 2)Bài mới: 
HĐ1: Gv hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
Gv đưa mẫu, yêu cầu HS quan sát mẫu gấp.
HS quan sát – nhận xét: Chúng cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại. 
HĐ 2: Hướng dẫn mẫu cách gấp.
Gv lần lượt thực hiện từng thao tác một, vừa gấp vừa hướng dẫn HS cách gấp.
HS quan sát Gv làm mẫu và kết hợp làm theo.
Gấp nếp thứ nhất.
Gấp nếp thứ hai.
Gấp nếp thứ 3.
Gấp các nếp gấp tiếp theo.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành:
GV yêu cầu HS nhắc lại cách gấp.
HS thực hiện gấp trên giấy cho thành thạo - GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
HS thực hiện gấp trên giấy màu.
HĐ4: Nhận xét giờ học: 
 - HS trưng bày sản phẩm.
 - Đánh giá sản phẩm của HS.
 - GV nhận xét giờ học và dặn chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------
Tiết 3+4: Học vần
 Bài 56: uông – ương.
I.mục tiêu : 
- Đọc được vần uông, ương, quả chuông, con đường. Từ và câu ứng dụng
- Viết được vần uông, ương, quả chuông, con đường.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Đồng ruộng.
II/ Đồ dùng : GV : bộ chữ cái , bảng gài, tranh sgk.
 HS : bảng con, bộ chữ cái
III/Hoat động dạy- hoc : 
 Tiết 1
 1, Bài cũ : lớp viết vào bảng con : cái kẻng, củ riềng ; 2 HS lên bảng viết .
 - HS đọc lại bài 55 trong SGK.
 2, Bài mới : 
HĐ1: Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu.
HĐ2: Dạy vần mới. Vần : uông
* Nhận diện vần.
Gv yêu cầu HS nêu cấu tạo vần uông – HS khá thực hiện CN.
GV yêu cầu HS ghép vần uông - HS sử dụng bộ chữ cái để ghép vần.
GV viết bảng- yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn- HS đọc(CN, lớp).
GV theo dõi, sửa sai cho HS.
* Ghép tiếng.
Để có tiếng chuông ta phải làm gì? – HS TB trả lời.
Gv yêu cầu HS sử dụng bộ chữ cái để ghép tiếng : chuông - HS thực hiện CN.
HS phân tích tiếng chuông - HS thực hiện CN.
GV viết bảng tiếng chuông - HS đánh vần.
HS đọc nối tiếp (CN, nhóm).
Cả lớp đọc đồng thanh- GV sửa s ...  xét.
Gv nhận xét, sửa cách nói cho HS và chốt lời giải đúng.
HĐ3: Luyện viết.
Gv nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Gv nhắc lại quy trình viết vần inh, ênh cho đúng ly, đúng nét.
HS viết bài vào vở tập viết- Gv theo dõi HS viết bài.
3)Củng cố, dặn dò: 
 - Gọi HS đọc lại bài trong SGK- HS đọc CN.
Trò chơi: tìm tiếng có vần mới đã học.
Gv nhận xét- tuyên dương.
Tiết 3: Toán ( tiết 56 )
Phép trừ trong phạm vi 9
I/Yêu cầu : 
- Thuộc bảng trừ , biết làm tính trừ trong phạm vi 9; biết viết phép tính thích hợp với hình vẽ. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(cột 1, 2, 3) , bài 3(bảng 1), bài 4; Bài 5 (Dành cho HS khá, giỏi): 
II.Đồ dùng:
GV: Tranh trong SGK.
HS: Bảng con, bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy- học:
1)Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
 6 + 1 + 2 = 8 - 4 + 4 = 
 8 - 3 + 4 = 6 - 1 + 3 = 
Lớp làm vào bảng con.
2)Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.
Bước 1: Hướng dẫn HS thành lập công thức: 9 – 1 = 8 và 9 – 8 = 1.
Gv cho HS quan sát tranh trong SGK và nêu bài toán – Hs quan sát.
GV gọi bài toán: Tất cả có 9 cái áo, bớt đi 1 cái áo. Hỏi còn lại mấy cái áo?
GV gọi vài HS nhắc lại bài toán. 
HS trả lời: 9 cái áo bớt đi 1 cái áo còn lại 8 cái áo.
HS nêu cách tìm: đếm số cái áo ở nhóm bên trái.
GV hỏi: 9 cái áo bớt đi 1 cái áo còn lại 8 cái áo hay có thể nói ngắn gọn ntn?
HS trả lời: 9 bớt đi 1 còn 8.
Gv yêu cầu HS viết 8 vào chỗ chấm thích hợp trong phép trừ : 9 – 1 = 8.
Gv viết bảng : 9 – 1 = 8 – HS đọc (CN, nhóm, lớp).
Gv cho HS đọc lại 2 công thức : 9 – 1 = 8 và 9 – 8 = 1.
Bước 2: Hướng dẫn HS thành lập các công thức.
 9 – 2 = 7; 9 – 7 = 2; 9 – 3 = 6; 9 – 5 = 4; 9 – 8 = 1 ; 9 – 1 = 8 ; 9 – 4 = 5.
Cách tiến hành tương tự như bước 1.
Bước 3: Đọc bảng trừ.
Gv cho HS đọc bảng trừ trong phạm vi 9 – HS đọc ( CN, nhóm, lớp).
Gv xoá bảng sau đó tổ chức cho cả lớp thi nói, viết những công thức vừa xoá.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành.
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập : Tính
 - HS làm bài CN, GV giúp đỡ HS làm bài.
 - 3 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập : Tính.
 - Gv chia lớp làm 3 nhóm, giao việc cho các nhóm.
HS làm bài theo nhóm, GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
Đại diện các nhóm lên bảng chữa bài, lớp nhận xét. 
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập : Tính.
 - HS làm bài CN, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT.
GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài. HS khá, giỏi làm cả bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
 - GV chia lớp làm 2 nhóm – giao việc cho các nhóm.
 - HS làm bài theo nhóm, GV giúp đỡ HS làm bài.
Đại diện các nhóm lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
Bài 5: Số? (Dành cho HS khá, giỏi): 
HS làm bài CN, 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT.
GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài. 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
HS đọc lại phép trừ trong phạm vi 9.
GV nhận xét tiết học. 
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức
Đi học đều và đúng giờ (Tiết 1).
I.mục tiêu: 
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của HS là đi học đều và đúng giờ.
- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
* Đối với HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ.
- Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ.
II.Đồ dùng : 
GV: Tranh trong vở BT.
HS : Vở bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy- học: 
 1)Giới thiệu bài.
 2)Bài mới: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi ( Bài tập 1).
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ: HS quan sát tranh – thảo luận.
HS thảo luận nhóm đôi.
Bước 2: GV gọi đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
HS thực hiện – HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận: Thỏ la cà dọc đường nên đến lớp muộn. Rùa chăm chỉ nên đến đúng giờ.
* Hoạt động 2: Thảo luận lớp.
Bước 1: Gv nêu câu hỏi – HS làm việc CN.
 ? Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
 ? Nếu không đi học đều và đúng giờ thì có hại gì?
Bước 2: Gv gọi HS trình bày trước lớp.
 - HS thực hiện – HS khác nhận xét, bổ sung.
GV theo dõi , nhận xét, kết luận. 
* Hoạt động 3: Đóng vai theo bài tập 2.
Bước 1: Gv giới thiệu tình huống theo tranh.
HS thảo luận , phân vai.
Bước 2: HS sắm vai trước lớp.
lớp theo dõi, nhận xét.
GV tổng kết, khen ngợi những nhóm đóng vai tốt.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ.
 - HS đọc CN, nhóm, lớp.
* Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp.
Dặn dò về nhà.
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2010.
Tiết 1+2: Học vần
Bài 59 : Ôn tập
I-mục tiêu: 
- Đọc được các vần có kết thúc bằng ng/ nh ; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59.
- Viết được các vần , các từ ngữ từ bài 52 đến bài 59.
- Nghe, hiểu và kể được1 đoạn truyện theo tranh truyện kể: Quạ và Công.
II-Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng ôn, tranh trong SGK.
 - HS: Bộ chữ cái, bảng con.
III. Hoạt động dạy- học:
 1)Bài cũ: 
 - 2 HS đọc lại bài 58 trong SGK.
 - Lớp viết bảng con, 2 HS lên bảng viết: đình làng, bệnh viện.
2)Bài mới: 
HĐ1: Ôn các chữ đã học.
GV treo bảng ôn- Gọi HS đọc các vần đã học- HS đọc cá nhân.
GV đọc vần - HS chỉ vào các vần đó.
GV cho HS yếu đọc nhiều lần.
HĐ2: Ghép tiếng.
Gv yêu cầu HS ghép các tiếng từ các phụ âm và các nguyên âm.
HS sử dụng bộ chữ cái để ghép : HS thực hiện CN.
HS đọc nối tiếp các từ vừa ghép được(CN, nhóm).
Cả lớp đọc đồng thanh.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm và giải thích qua từ ứng dụng.
HĐ3: Hướng dẫn HS viết bảng con.
Gv viết mẫu kết hợp nêu quy trình viết các vần mới học.
GV yêu cầu HS nêu lại quy trình viết một số vần như vần: ong, ông, ăng, âng, ung, ưng, eng, iêng, uông, ương, ang, anh, inh, ênh.
4 HS lên bảng viết bài – HS viết vào bảng con.
Gv theo dõi uốn nắn , sửa sai cho HS.
 Tiết 2
HĐ1: Luyện đọc
Gv gọi HS đọc lại bài ở tiết 1- HS đọc nối tiếp(CN, nhóm)
Đọc câu ứng dụng: HS đọc CN.
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận.
HS luyện đọc CN, nhóm.
GV viết bảng kết hợp giải nghĩa từ.
Gv đọc mẫu, lớp đọc đồng thanh.
HĐ2: Luyện nói(Kể chuyện): Quạ và công.
Gv yêu cầu HS đọc tên câu chuyện: Quạ và công.
 GV kể lần 1- kể lần 2 kèm theo tranh. HS nghe và quan sát tranh. 
 HS kể trong nhóm, đại diện các nhóm lên thi kể, lớp theo dõi, nhận xét.
HS nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhiều HS nhắc lại.
HĐ3: Luyện viết
GV yêu cầu HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Gv thu chấm, chữa một số bài.
3)Củng cố bài.
Gọi HS đọc bài trên bảng ôn và SGK- HS đọc đồng thanh, cá nhân.
HS thi tìm tiếng, từ có các vần vừa học
------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên -xã hội
An toàn khi ở nhà
I.mục tiêu: 
- Kể được tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây, bỏng, cháy.
 - Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
* Đối với HS khá, giỏi Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay.
 - KN: ra quyết định,nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân,bỏng ,điện giật.
 - KN: tự bảo vệ ,ứng phó với tình huốngkhi ở nhà.
 - Phát tiển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - GV: tranh SGK.
HS: Vở bài tập, SGK. 
III-Hoạt động dạy- học:
 1) Giới thiệu bài.
 2)Bài mới:
HĐ1: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Hs biết được các vật dễ gây đứt tay và cách phòng tránh.
+ Bước 1: GV cho HS quan sát các hình trong SGK
 – thảo luận câu hỏi.
HS thực hiện theo cặp đôi.
Gv đến từng bàn theo dõi, giúp đỡ các HS.
+ Bước2: Gọi một số HS lên bảng chỉ vào tranh trong SGK và trả lời, lớp nhận xét.
HS trả lời CN
 - GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết cách phòng tránh một số tai nạn do lửa và những chất gây cháy.
+ B1: GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 31 – thảo luận câu hỏi
 - HS trao đổi thảo luận theo nhóm.
B2: Thu kết quả thảo luận.
Gv gọi đại diện nhóm lên trình bày
Các nhóm thực hiện, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.
3)Củng cố bài: Gv nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động tập thể :
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
 I - Mục tiêu : 
Giúp HS nhận ra được ưu điểm, nhược điểm của bản thân và của lớp trong tuần 14 để định hướng sửa chữa trong tuần 15.
 II - Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Lớp trưởng nhận xét một số ưu nhược điểm trong tuần 14.
Hoạt động 2 : GV phổ biến kế hoạch tuần 15.
Phần duyệt của chuyên môn 
 Thực hành tiếng việt
 Ôn bài 57: ang-anh 
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng đọc , viết bài 57: ang- anh
 - Làm đúng các bài tập nâng cao, viết vở ô li đều đẹp
II. HoạT động dạy- học
HĐ1: HD luyện đọc.
 + Đọc bảng lớp .
 + Đọc sgk .
 - hd học sinh lđọc cá nhân, đồng thanh
HĐ2: HD làm vở nâng cao 
 + Nối chữ với hình : đọc và viết
 + Nối chữ với chữ :
 - HD học sinh làm từng cột. 
HĐ3 : HD viết vở ô li 
 - GV viết mẫu , hd cách viết .
 - hs thực hành viết .
 - Thu , chấm , nhận xét .
III. Dặn dò: 
Luyện viết :
Bài 55, 56, 57, 58, 59
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS viết đúng, viết đẹp vần eng, iêng, uông, ương, anh, ang, inh, ênh và các từ ứng dụng:
II/ Chuẩn bị:
GV: Viết sẵn bảng lớp nội dung giờ Luyện viết.
HS : Bảng con, phấn.
III/ hoạt động Dạy- Học:
 Hoạt động 1: GT Mục tiêu giờ học 
 Hoạt động 2: hướng đẫn viết vần.
 - GV mở bảng lớp.
 - Y/c HS đọc, nêu quy trình viết.
 - GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại quy trình viết.
 - HS luyện viết bảng con; 2 HS viết trên bảng lớp.
 - HS, GV nhận xét 
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
 - GV giới thiệu từ ứng dụng: 
 - HS nêu cách viết; GV nhắc lại.
 - HS luyện viết bảng con. GV sửa lỗi.
Hoạt động 4: HD HS viết vào vở.
 - GV nêu YC của bài viết. HS viết bài trong vở Luyện viết.
 - GV chấm bài, nhận xét.
 Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp.
 Nhận xét giờ học, giao BTVN. 
 Hoạt động tập thể : 
 Sinh hoạt lớp
 I - Mục tiêu : 
Giúp HS nhận ra được ưu điểm, nhược điểm của bản thân và của lớp trong tuần 14 để định hướng sửa chữa trong tuần 15.
 II - Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Lớp trưởng nhận xét một số ưu nhược điểm trong tuần 14.
Hoạt động 2 : GV phổ biến kế hoạch tuần 15.
Phần duyệt của chuyên môn 	 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1tuan 14tham.doc