Giáo án lớp 1, tuần 14 môn Tự nhiên và xã hội - Bài 14: An toàn khi ở nhà

Giáo án lớp 1, tuần 14 môn Tự nhiên và xã hội - Bài 14: An toàn khi ở nhà

Tự nhiên và xã hội

Bài 14: An toàn khi ở nhà

I. Mục tiêu:

Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy.

Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.

*HS khá, giỏi : Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay,.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Sưu tầm 1 số câu chuyện cụ thể về những tai nạn đã xãy ra đối với các em nhỏ.

 - HS: SGK

III. Hoạt động dạy – học:

 1. Khởi động: Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các con học bài gì?

 - Muốn cho nhà cửa gọn gàng em phải làm gì? (HS trả lời lần lượt)

- Em hãy kể tên 1 số công việc em thường giúp gia đình

- Nhận xét bài cũ

 

doc 2 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 1032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1, tuần 14 môn Tự nhiên và xã hội - Bài 14: An toàn khi ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên và xã hội
Bài 14: An toàn khi ở nhà
I. Mục tiêu:
Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy.
Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
*HS khá, giỏi : Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay,...
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV:	Sưu tầm 1 số câu chuyện cụ thể về những tai nạn đã xãy ra đối với các em nhỏ.
 - HS:	SGK	
III. Hoạt động dạy – học:
 1. Khởi động: Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các con học bài gì?	
 - Muốn cho nhà cửa gọn gàng em phải làm gì? (HS trả lời lần lượt)
- Em hãy kể tên 1 số công việc em thường giúp gia đình
- Nhận xét bài cũ	
3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu bài mới 
Hoạt động1: Quan sát tranh
Mục tiêu: Biết cách phòng chống đứt tay
Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát
-Chỉ cho các bạn thấy nội dung của mỗi hình
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày
GV kết luận: Khi phải dùng dao hay những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn cần phải rất cẩn thận đề phòng đứt tay.
Hoạt động2: Quan sát hình ở SGK và đóng vai 
Mục tiêu: Nên tránh chơi gần lửa.
Cách tiến hành: Hướng dẫn HS thể hiện giọng nói phù hợp nội dung từng hình. Sau đó GV cho các em lên đóng vai, GV nhận xét tuyên dương, lớp bổ sung.
 - Em có suy nghĩ gì về hành động của mình khi đóng vai?
 - Các bạn nhỏ khác có nhận xét gì về vai diễn của bạn?
 - Nếu là em, em có cách ứng xử nào khác không?
 - Trường hợp có lửa cháy, các đồ vật trong nhà em phải làm gì?
 - Em có nhớ sự điện thoại gọi cứu hoả không?
Kết luận: Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa.
 - Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy.
 - Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm ổ điện.
 - Hãy tìm mọi cách để chạy xa nơi cháy.
 - Cần gọi điện thoại số 114 để đến cứu.
GV cho một số em nhắc lại.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp 
Củng cố: Vừa rồi các con học bài gì?
- GV cho 1 số em lên chỉ 1 số đồ dùng cấm HS sử dụng.
Dặn dò: Về nhà thực hiện tốt nội dung bài học này.
- Quan sát từng cặp
- Quan sát hình 30 SGK
- Dự kiến xem điều gì có thể xãy ra
-HS trình bày
- Đóng vai mỗi nhóm 4 em
- Quan sát các hình SGK và đóng vai
- Gọi cấp cứu 114
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 14.doc