Giáo án Lớp 1 Tuần 16 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Giáo án Lớp 1 Tuần 16 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

HỌC VẦN

IM – UM

I/ Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được im, um, chim câu, trùm khăn.

 Nhận ra các tiếng có vần im - um. Đọc được từ, câu ứng dụng.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.

II/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tranh.

 Học sinh: Bộ ghép chữ.

III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 Học sinh đọc viết bài: em , êm,con tem, xem sách, êm đềm, têm trầu,

 Đọc bài SGK.

 

doc 24 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 16 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 16/12/2006
	 Ngày dạy: Thứ hai/17 /12/2006
CHÀO CỜ
š&›
HỌC VẦN	
IM – UM
I/ Mục tiêu:
v Học sinh đọc và viết được im, um, chim câu, trùm khăn.
v Nhận ra các tiếng có vần im - um. Đọc được từ, câu ứng dụng.
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh.
v Học sinh: Bộ ghép chữ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
v Học sinh đọc viết bài: em , êm,con tem, xem sách, êm đềm, têm trầu, 
 v Đọc bài SGK. 
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
*Hoạt động 1: Dạy vần 
*Gắn bảng: im. (5 phút)
Hỏi : Đây là vần gì?
-Phát âm: im.
-Hướng dẫn gắn vần im.
-Hướng dẫn phân tích vần im.
-Hướng dẫn đánh vần vần im.
-Hươáng dẫn gắn: chim.
-Hươáng dẫn phân tích đánh vần.
-Treo tranh giới thiệu: Chim câu.
-Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc.
-Đọc phần 1.
*Gắn bảng: êm. (5 phút)
-Hỏi : Đây là vần gì?
-Phát âm: um.
-Hướng dẫn gắn vần um.
-Hướng dẫn phân tích vần um.
-So sánh:
+Giống: m cuối.
+Khác: i – m đầu
-Hướng dẫn đánh vần vần um.
-Đọc: um.
-Hướng dẫn gắn tiếng trùm.
-Hướng dẫn phân tích đánh vần.
-Treo tranh giới thiệu: Trùm khăn.
-Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc từ Trùm khăn.
-Đọc phần 2.
-Đọc bài khóa.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Viết bảng con(5 phút)
-Hướng dẫn cách viết.
-Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 3 Đọc từ ứng dụng(5 phút)
 con nhím	tủm tỉm
 trốn tìm	mũm mĩm
Giảng từ
-Hướng dẫn học sinh nhận biết tiếng có im – um.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng, đọc trơn từ.
-Đọc toàn bài.
*Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc
-Đọc bài tiết 1(5 phút)
-Đọc câu ứng dụng (5 phút)
	Khi đi em hỏi
	Khi về em chào
	Miệng em chúm chím
	Mẹ có yêu không nào?
-Giáo viên đọc mẫu.
-Đọc toàn bài.
*Hoạt động 2: Luyện viết(5 phút)
 -Lưu ý nét nối giữa các chữ và các dấu.
-Thu chấm, nhận xét.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện nói(5 phút)
-Chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.
-Giáo viên đưa giấy màu để học sinh nhận xét.
-Hỏi : Bức tranh vẽ những thứ gì?
-Hỏi: Lá màu gì? Quả gấc màu gì? Quả cà màu gì? Quả thị màu gì?
-Hỏi: Ngoài ra em còn biết những màu nào?
-Hỏi : Các màu xanh, đỏ, tím, vàng gọi là gì?
-Nêu lại chủ đề: xanh, đỏ, tím, vàng.
*Hoạt động 4: Học sinh đọc bài trong SGK. (5 phút)
Vần im
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
 Cá nhân
I – mờ – im: cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Chờ – im – chim: cá nhân.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm.
Vần êm.
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
 cá nhân.
So sánh.
U – mờ – um: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Trờ – um – trum – huyền – trùm: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa
Học sinh viết bảng con.
 im, um
 chim câu, trùm khăn.
2 – 3 em đọc
nhím, tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
2 em đọc.
Nhận biết tiếng có um.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Viết vào vở tập viết.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
Lá, gấc, cà tím, quả thị.
...
Đen, trắng...
Màu sắc.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
4/ Củng cố:
v Chơi trò chơi tìm tiếng mới: lim dim, um tùm , coi phim, quả sim, con tim ...
5/ Dặn dò:
v Dặn Học sinh học thuộc bài.
š&›
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
v Củng cố, khắc sâu về phép trừ trong phạm vi 10.
v Viết phép tính tương ứng với tình huống.
v Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tính nhanh, chính xác.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Bìa ghi số từ 0 -> 10.
v Học sinh: Bộ đồ dùng học toán, sách.
III/Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Anh, , Trinh, Lâm ).
v Đọc bảng trừ trong phạm vi 10.
 10 – 1 = 9 10 – 1 – 3 = 6 3 + 4 < 10
 10 – 7 = 3 9 – 1 + 2 = 10 1 + 9 = 8 + 2 
3/ Bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Luyện tập.
*Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập trong sách giáo khoa:
Bài 1: Tính(10phút)
10 – 2 =
	10
5 
Bài 2: Điền số(5 phút)
5 + ... = 10
*Nghỉ giữa tiết:
Bài 3: Viết phép tính thích hợp (10phút)
a/ Có 7 con vịt trong chuồng, 3 con vịt đi vào chuồng. Hỏi có tất cả mấy con vịt?
b/ Có 10 quả táo. Rụng 2 quả táo. Hỏi còn mấy quả táo trên cành?
 Có 10 quả táo. Trên cây còn 8 quả táo. Hỏi rụng mấy quả táo?
-Thu chấm, nhận xét.
Cá nhân, lớp.
Nêu yêu cầu, làm bài.
5 em lên bảng thực hiện hết 5 cột
đổi vở sửa bài
Nêu yêu cầu, làm bài.
Hát múa.
Học sinh quan sát tranh, đặt đề toán và viết phép tính tương ứng.
7 + 3 = 10	3 + 7 = 10
10 – 2 = 8
10 – 8 = 2
Trao đổi, sửa bài.
4/ Củng cố:
v Chơi trò chơi: Giáo viên phát các mảnh bìa ghi số từ 0 -> 10. Giáo viên đọc phép tính đội nào giơ kết quả nhanh sẽ thắng (2 đội).
5/ Dặn dò:
v Dặn học sinh học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.’
 š&›
	 Ngày soạn: 17/12/2006
	 Ngày dạy: Thứ ba/ 19/12/2006
HỌC VẦN
IÊM – YÊM
I/ Mục tiêu:
v Học sinh dọc và viết được iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.
v Nhận ra các tiếng có vần iêm – yêm. Đọc được từ, câu ứng dụng.
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Điểm mười.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh.
v Học sinh: Bộ ghép chữ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
v Học sinh đọc viết bài: im – um 
v Đọc bài SGK. 
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
*Hoạt động 1: Dạy vần
*Gắn bảng: iêm. (7 phút)
Hỏi : Đây là vần gì?
-Phát âm: iêm.
-Hướng dẫn gắn vần iêm.
-Hướng dẫn phân tích vần iêm.
-Hướng dẫn đánh vần vần iêm.
-Đọc: iêm.
-Hươáng dẫn học sinh gắn: xiêm.
-Hươáng dẫn phân tích đánh vần .
-Đọc: xiêm.
-Treo tranh giới thiệu: Dừa xiêm.
-Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc.
-Đọc phần 1.
*Gắn bảng: yêm. (8 phút)
-Hỏi: Đây là vần gì?
-Phát âm: yêm.
-Hướng dẫn học sinh gắn vần yêm.
-Hướng dẫn phân tích vần yêm.
-So sánh:
+Giống: m cuối.
+Khác: iê – yê đầu
-Hướng dẫn đánh vần vần yêm.
-Đọc: yêm.
-Hướng dẫn học sinh gắn tiếng yếm.
-Hướng dẫn phân tích đánh vần.
-Đọc: yếm
-Treo tranh giới thiệu: Cái yếm.
-Giaó viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc từ Cái yếm.
-Đọc phần 2.
-Đọc bài khóa.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Viết bảng con: 
-Hướng dẫn cách viết.
-Nhận xét, sửa sai.
*Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng.
 thanh kiếm	âu yếm
 quý hiếm	yếm dãi
Giảng từ
-Hướng dẫn học sinh nhận biết tiếng có iêm – yêm.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng, đọc trơn từ.
-Đọc toàn bài.
*Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc. 
-Đọc bài tiết 1. (5 phút)
-Đọc câu ứng dụng: (5 phút)
Ban ngày, Sẻ mãi đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Đọc toàn bài.
*Hoạt động 2: Luyện viết(5 phút)
-Lưu ý nét nối giữa các chữ và các dấu.
-Thu chấm, nhận xét.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện nói(5 phút)
-Chủ đề: Điểm mười.
-Treo tranh:
-Hỏi : Tranh vẽ những ai?
-Hỏi : Em nghĩ bạn học sinh như thế nào khi cô cho điểm 10?
-Hỏi : Nếu là em, em có vui không?
-Hỏi : Khi em nhận điểm 10, em muốn khoe ai đầu tiên?
-Hỏi : Phải học như thế nào thì mới có điểm 10?
-Hỏi : Lớp mình, bạn nào hay được điểm 10? Bạn nào được nhiều điểm 10 nhất?
-Hỏi : Em đã được mấy điểm 10?
-Nêu lại chủ đề: Điểm mười.
*Hoạt động 4: Học sinh đọc bài trong SGK. (5 phút)
Vần iêm
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
 Cá nhân
Iê – mờ – iêm : cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Xờ – iêm – xiêm: cá nhân.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm.
Vần yêm.
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
 cá nhân.
So sánh.
Yê – mờ – yêm: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
 cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa
Học sinh viết bảng con.
iêm, yêm
 dừa xiêm, cái yếm
2 – 3 em đọc
kiếm, yếm, hiếm, yếm.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
2 em đọc.
Nhận biết tiếng có yêm.
Viết vào vở tập viết.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
Cô và các bạn.
Rất vui mừng.
Có.
Mẹ...
Chăm chỉ, siêng năng, cần cù...
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
4/ Củng cố:
v Chơi trò chơi tìm tiếng mới: cái liềm, âu yếm ...
5/ Dặn dò:
v Dặn học sinh học thuộc bài.
š&›
TOÁN
BẢNG CỘNG VÀ BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I/ Mục tiêu:
v Củng cố bảng cộng trong phạm vi 10 và bảng trừ trong phạm vi 10.
Biết vận dụng để làm tính.
v Củng cố nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
v Tiếp tục củng cố và phát triển kĩ năng xem tranh vẽ, đọc và giải bài toán tương ứng.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: 1 số mẫu vật.
v Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Tuấn, Danh, Vỹ ).
-Học sinh đọc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
 7 + 2 = 9 8– 1 – 3 = 4 8 + 1 < 10
 6 + 4 =10 9 –2 – 3 = 4 9 > 9 - 1 ... hợp .
š&›
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
v Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
v Tiếp tục củng cố kĩ năng từ tóm tắt bài toán, hình thành bài toán rồi giải bài toán.
v Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tính chính xác.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: 1 số vật mẫu.
v Học sinh: Bộ đồ dùng học toán, sách.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Trâm, Vi, Sơn).
 3 + 3 =	 6	8
 5 + 4 =	 + 4	 – 2 
-Đọc thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Luyện tập.
*Hoạt động 1: Làm bài tập trong sách giáo khoa.
Bài 1: Tính:
 1 + 9 =	10 – 9 =
10 – 1 =	 6 + 4 =
Bài 2: Điền số:
-Giáo viên trình bày lên bảng.
 – 7 	 – 3
 10 	 3 5	 2 10
 	 + 2	 + 8
Bài 3: Điền dấu > < =
10 o 3 + 4
-Thực hiện phép tính rồi so sánh.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
-Giáo viên ghi tóm tắt
Tổ 1: 6 bạn
Tổ 2: 4 bạn
Cả 2 tổ: ... bạn?
- Hỏi : Bài toán cho ta biết gì?
- Hỏi : Bài toán hỏi gì?
*Thu chấm, nhận xét.
Cá nhân, lớp.
Nêu yêu cầu, làm bài.
Nêu yêu cầu.
Lên bảng làm bài: 2 em.
Cả lớp làm bài.
Nêu yêu cầu, làm bài.
Đổi vở sửa bài
Tổ 1 có 6 bạn. Tổ 2 có 4 bạn. 
Cả 2 tổ có bao nhiêu bạn.
Làm bài.
Trao đổi, sửa bài.
4/ Củng cố:
v Chơi trò chơi.
v Học sinh đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
5/ Dặn dò:
v Dặn học sinh học thuộc công thức.
š&›
	Ngày soạn: 21/12/2006
	Ngày dạy: Thứ sáu/ 22/12/2006
HỌC VẦN
OT - AT
I/ Mục tiêu:
v Học sinh đọc và viết được ot – at – tiếng hót – ca hát.
v Nhận ra các tiếng có vần ot – at. Đọc được từ, câu ứng dụng.
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh.
v Học sinh: Bộ ghép chữ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
v Học sinh đọc viết bài: Ôn tập (Phương, Thảo, Mai).
v Đọc bài SGK. (Vũ, Kiệt).
3/Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
*Hoạt động 1: Dạy vần
* Gắn bảng: ot (7 phút)
Hỏi : Đây là vần gì?
-Phát âm: ot.
-Hướng dẫn học sinh gắn vần ot.
-Hướng dẫn học sinh phân tích vần ot.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần vần ot.
-Đọc: ot.
-Hươáng dẫn học sinh gắn: hót.
-Hươáng dẫn phân tích đánh vần .
-Đọc: hót.
-Treo tranh giới thiệu: Tiếng hót.
-Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc.
-Đọc phần 1.
* Gắn bảng: at. (7 phút)
-Hoỉ : Đây là vần gì?
-Phát âm: at.
-Hướng dẫn học sinh gắn vần at.
-Hướng dẫn học sinh phân tích vần at.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần vần at.
-Đọc: at.
-Hướng dẫn học sinh gắn tiếng hát.
-Hướng dẫn phân tích đánh vần tiếng hát.
-Đọc: hát.
-Treo tranh giới thiệu: Ca hát.
-Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc từ Ca hát.
-Đọc phần 2.
-Đọc bài khóa.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Viết bảng con(5 phút)
-Hướng dẫn cách viết.
-Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng(5 phút)
 bánh ngọt	bãi cát
 trái nhót	chẻ lạt
Giảng từ
-Hướng dẫn học sinh nhận biết tiếng có ot – at.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng, đọc trơn từ.
-Đọc toàn bài.
*Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
-Đọc bài tiết 1. (5 phút)
-Treo tranh giới thiệu câu
-Đọc câu ứng dụng: (5 phút)
	Ai trồng cây
	Người đó có tiếng hát.
	Trên vòm cây
	Chim hót lời mê say.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Đọc toàn bài.
*Hoạt động 2: Luyện viết. (5phút)
-Lưu ý nét nối giữa các chữ và các dấu.
-Thu chấm, nhận xét.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện nói: (6 phút)
-Chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
-Treo tranh:
-Hỏi: Tranh vẽ những gì?
- Hỏi: Các con vật trong tranh đang làm gì?
- Hỏi: Các bạn nhỏ trong tranh như thế nào?
- Hỏi: Chim hót như thế nào?
- Hỏi: Gà gáy làm sao?
- Hỏi: Em có thích ca hát không?
- Hỏi: Em biết những bài hát nào?
-Nêu lại chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
*Hoạt động 4: học sinh đọc bài trong SGK. (2 phút)
Vần ot
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Cá nhân
o – tờ – ot: cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Hờ – ot – hot – sắc – hót: cá nhân.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm.
Vần at.
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
 cá nhân.
A – tờ – at: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Hờ – at – hat – sắc – hát : cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa
học sinh viết bảng con.
 ot – at 
 tiếng hót – ca hát.
2 – 3 em đọc
ngọt, cát, nhót, lạt.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
2 em đọc.
Nhận biết tiếng có em.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Viết vào vở tập viết.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
Các bạn nhỏ đang ca hát.
Líu lo, thánh thót.
ò ó o...
Có.
...
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
4/ Củng cố:
v Chơi trò chơi tìm tiếng mới: nắn nót, cái bát ...
5/ Dặn dò:
v Dặn học sinh học thuộc bài.
THỦ CÔNG GẤP CÁI QUẠT (T2)
I/ Mục tiêu:
v Học sinh biết cách gấp cái quạt.
v Học sinh gấp được cái quạt bằng giấy.
v Giáo dục học sinh rèn tính thẩm mĩ, cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Mẫu (Quạt).
v Học sinh: Giấy màu, vở, dụng cụ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra dụng cụ:
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Gấp cái quạt.
*Hoạt động 1: Ôn các thao tác kĩ thuật(7 phút) 
-Gọi học sinh nêu qui trình gấp quạt.
Hoạt động 2:Học sinh thực hành (15 phút)
-Yêu cầu học sinh thực hành gấp quạt.
-Các nét gấp phải được miết kĩ và bôi hồ ít, đều. Buộc dây đảm bảo, chắc đẹp.
-Giáo viên kiểm tra và giúp đỡ những học sinh vụng về .
- Đi từng nhóm nhắc nhở các em cùng làm việc và giúp đỡ những bạn yếu hơn mình 
Cá nhân, lớp.
Bước 1: Gấp nếp cách đều.
Bước 2: Gấp đôi hình để lấy dấu giữa.
Bước 3: Dán 2 nếp giữa hoàn thành chiếc quạt.
Thực hành theo nhóm.
Hoàn thành sản phẩm, dán vào vở.
4/ Củng cố:
-Thu bài chấm, nhận xét.
-Trình bày sản phẩm đẹp.
5/ Dặn dò:
 Tập gấp nhiều lần để các nếp gấp đều và đẹp.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
v Củng cố về nhận biết số lượng trong phạm vi 10, đếm trong phạm vi 10, thứ tự của các số trong dãy số từ 0 – 10.
v Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
v Củng cố thêm 1 bước các kĩ năng ban đầu của việc chuẩn bị giải toán có lời văn.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Vật mẫu.
v Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Aùnh, Lâm, Vy).
 4 + 5 = 9	10 + 0 = 10	9 – 6 = 3	
 9 – 3 = 6	10 – 4 = 6 9 + 1 = 10
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
*Hoạt động 1: Làm bài tập trong sách giáo khoa.
Bài 1: Điền số thích hợp. (3 phút)
-Theo dấu chấm tương ứng
Bài 2: (2 phút)Đọc các số từ 0 -> 10, 10 -> 0.
Bài 3: (10 phút) Tính:
	5	4
 + 2	 + 6
-Viết số thẳng cột.
Bài 4: (5 phút) Điền số:
 – 3 + 4
 8 
Bài 5: (6 phút)Viết phép tính thích hợp:
a/ Có : 5 quả	 
Thêm: 3 quả	
Có tất cả ... quả	
+ Hỏi : Bài toán cho biết gì?
+ Hỏi : Bài toán hỏi gì?
+ Hỏi : Làm phép tính gì?
-Gọi học sinh lên bảng giải.
b/ Có: 7 viên bi
Bớt: 3 viên bi
 Còn: ? viên bi
-Tương tự bài a.
-Thu chấm, nhận xét.
Cá nhân, lớp.
Nêu yêu cầu, làm bài.
0 1 2 3 ...
Cá nhân, lớp.
Nêu yêu cầu.
Nêu yêu cầu.
2 em lên bảng làm.
Cả lớp làm bài.
Bài toán cho biết có 5 quả,thêm 3 quả
Bài toán hỏi: Có tất cả bao nhiêu quả?
Cộng.
5 + 3 = 8
Học sinh làm bài vào vở.
Học sinh làm bài.
7 – 3 = 4
Trao đổi, sửa bài.
4/ Củng cố:
v Nhắc nhở cách làm dạng toán có lời giải.
5/ Dặn dò:
v Dặn học sinh học thuộc các bảng cộng và trừ.
š&›
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
 SINH HOẠT LỚP – VUI CHƠI
I/ Mục tiêu:
v Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của mình trong tuần.
v Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới.
v Gíao dục học sinh mạnh dạn và biết tự quản.
II/ Chuẩn bị:
v Gíao viên : Nội dung sinh hoạt, trò chơi, bài hát.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1: Nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
 +Đạo đức :
 -Đa số các em chăm ngoan, lễ phép,vâng lời thầy cô
 -Đi học chuyên cần, nghỉ học có phép, đi học đúng giờ.
 -Các em đều tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
 -Biết giữ trật tự lớp học .
 +Học tập :
 -Chuẩn bị bài tốt, học và làm bài đầy đủ. 
 - Học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập.
 -Thi đua giành nhiều sao chiến công . 
 - Biết rèn chữ giữ vở.
 -Nề nếp lớp tương đối tốt.
*Hoạt động 2: Ôn bài hát “Sắp đến tết rồi”.Chúng yêu cháu bộ đội
 *Hoạt động 3: Nêu phương hướng tuần tới
 - Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập .
 - Ôn tập hai môn Toán – Tiếng Việt , Làm bài kiểm tra 
 -Nhắc nhở 1 số em còn mắc khuyết điểm, cần phấn đấu trong tuần tới.
š&›

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU16.doc