Giáo án Lớp 1 – Tuần 18 - Nguyễn Thị Hiển – Trường TH Đồng Sơn

Giáo án Lớp 1 – Tuần 18 - Nguyễn Thị Hiển – Trường TH Đồng Sơn

Tiết 1:

Chào cờ:

 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Tiết 2, 3:

Học vần:

Bài 73: it iêt

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: it, iêt, trái mít, chữ viết; từ và các câu ứng dụng.

- Viết được: it, iêt, trái mít, chữ viết

- Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề: Em tô vẽ tranh

II. Đồ dùng dạy học:

- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1

- Tranh minh họa phần luyện nói

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 15 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 – Tuần 18 - Nguyễn Thị Hiển – Trường TH Đồng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18:
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012
Tiết 1:
Chào cờ: 
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 -------------------------------------
Tiết 2, 3:
Học vần:
Bài 73: it iêt
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: it, iêt, trái mít, chữ viết; từ và các câu ứng dụng.
Viết được: it, iêt, trái mít, chữ viết
 Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề: Em tô vẽ tranh
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Tranh minh họa phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 số Hs đọc và viết các từ ngữ bài 72
- 1 số HS đọc đoạn thơ ứng dụng 
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
b) Dạy chữ ghi âm: 15 phút
Vần it
-GV giới thiệu vần mới và viết lên bảng it. HS đánh vần, đọc trơn, phân tích
-Tìm tiếng có chứa các vần it
-Gv viết bảng: trái mít
- HS đọc trơn: it-mít trái mít
Vần iêt
- Giới thiệu vần mới và viết bảng iêt, HS đánh vần. Đọc trơn. Phân tích vần iêt có âm có âm đôi đứng trước, âm t đứng sau - HS so sánh it và iêt
+ Giống nhau: Kết thúc là t
+ Khác nhau: vần iêt bắt đầu là iê
HS đánh vần: Đọc trơn, phân tích
* Luyện viết bảng con 
Viết bảng con
Giải lao: 2 phút
* Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Cho 2 em đọc
- GV giải thích và đọc mẵu
- GV cho 1 số em đọc
 Tiết 2
Luyện tập: 
a) Luyện đọc:
- Đọc lại vần mới ở tiết 1 
- Đọc câu ứng dụng
 - Cho HS xem tranh
- GV đọc mẫu, 1 số HS đọc
Luyện viết: 
- Gv hướng dẫn Hs luyện viết theo từng dòng, từng phần
Lưu ý tư thế ngồi, cách cầm bút cho HS
- Chấm một số vở
c) Luyện nói: 
- GV nêu các câu hỏi gợi ý 
4. Củng cố, dặn dò: 
 Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng chứa vần vừa học
- Nhận xét tiết học
- 2 HS
- 3 HS
Cá nhân, bàn, lớp đánh vần đọc trơn, phân tích
Cả lớp viết bảng con
Cá nhân, bàn, lớp đánh vần đọc trơn, phân tích
- HS so sánh
Ghép vần và đánh vần: cá nhân lớp
- Đọc vài em, kết hợp phân tích tiếng khó.
- Hát múa tập thể
- Đọc cá nhân
- Xem tranh 
- Đọc cá nhân
- Hs viết bài vào vở
- Nói theo chủ đề: “Em vẽ, tô, viết”
- Cả lớp tham gia
- Đọc lại toàn bài
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 4:
Toán:
ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về “dài hơn”, “ngắn hơn” ; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng 
- Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Toán 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra HS vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: 1 phút
 ( Giới thiệu và ghi đề bài )
* Dạy biểu tượng “dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng.
- GV giơ 2 cây thước 
- Cho HS thực hành so sánh từng cặp đoạn thẳng ở bài tập 1
- Nhận xét độ dài à biểu tượng về dài ngắn: “dài hơn”, “ngắn hơn”
- So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài đoạn thẳng trung gian
- Cho HS xem hình vẽ và trả lời theo hình vẽ
- Gv nhận xét: Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó
b) Thực hành:
- HDHS tự làm bài
- Nhận xét chấm vở
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học
- 2 HS
- Theo dõi
HS so sánh độ dài 
Nhận xét độ dài nhất định 
Xem hình vẽ và trả lời
Nhắc lại
- HS tự làm bài và tự chữa bài
Bài 1: Đếm số ô vuông, ghi số
Bài 2: GV hướng dẫn cho HS đếm ô vuông , ghi số ô vuông
Bài 3: Cho HS nêu nhiệm vụ và làm bài 
- Chuẩn bị bài học sau.
Tiết 5:
Tự nhiên và Xã hội:
CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số nét chính về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.
- Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống nông thôn và thành thị.
- GD kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương. Phát triển KNS hợp tác trong công việc.
- GD HS biết yêu cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- Bắt bài hát
- Giới thiệu vào bài mới
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
b) Các hoạt động chủ yếu: 
Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường 
- Gv giao nhiệm vụ quan sát 
+ Nhận xét quang cảnh xung quanh trên đường 
+ Hai bên đường 
- Đưa đi tham quan 
+ Phổ biến nội quy khi tham quan 
+ Nghe gv hướng dẫn đi tham quan 
Hoạt động 2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân
- Thảo luận nhóm 
- Nói với nhau về những gì các em quan sát như đã hướng dẫn ở phần trên 
- Thảo luận lớp 
+ Cho biết các nghề đa số các dân thường làm? 
+ Kể một số công việc mà bố mẹ và những người trong gia đình em thương làm ?
+ Em ở nông thôn hay thành thị?
- Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống nông thôn và thành thị.
3. Củng cố, dặn dò: Tổng kết bài học
Nhận xét tiết học
Dặn chuẩn bị tiết sau 
- Hát múa tập thể
- Thảo luận, đại diện trình bày
HS làm việc theo GV hướng dẫn 
- Gọi một số hs trả lời trứớc lớp 
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện trình bày
- Nhận xét bổ sung
- HS trả lời
- Chuẩn bị bài sau
 Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2013
Tiết 1, 2:
Đ/c Chiến dạy
Tiết 3, 4:
Học vần:
BÀI 74: uôt - ươt
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván; từ và các câu ứng dụng. 
Viết được: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván
 Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Chơi cầu trượt
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Tranh minh họa phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 số HS đọc và viết các từ sau: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết
- 1 số HS đọc đoạn thơ ứng dụng 
Nhận xét
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
b) Dạy chữ ghi âm: 
Vần uôt
- Gv giới thiệu vần mới và viết lên bảng uôt. Hs đánh vần, đọc trơn, phân tích vần uôt: có uô đứng trước, t đứng sau
- HS cho thêm vào vần uôt chữ ch và dấu nặng để thành tiếng mới
- Gv viết bảng: chuột - chuột nhắt
- HS đọc trơn: chuột nhắt
Vần ươt: Dạy tương tự như vần uôt
- So sánh uôt và ươt
+ Giống nhau: Kết thúc bằng t
+ Khác nhau: Vần ươt bắt đầu bằng ươ
Giải lao: 2 phút
* HDHS viết bảng con:
- Viết mẫu: 
* Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- 2, 3 HS đọc từ ngữ ứng dụng
- GV có thể giải thích các từ ngữ cho HS hiểu. GV đọc mẫu
 Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
Luyện đọc vần mới ở tiết 1 
- Đọc câu ứng dụng
+ Cho 1 số HS nhận xét tranh 
+Cho 2,3 em đọc câu ứng dụng. 
b. Luyện viết: 
Gv hướng dẫn Hs luyện viết theo từng dòng, từng phần
Lưu ý tư thế ngồi, cách cầm bút cho HS
- Chấm một số vở
c. Luyện nói: Chủ đề “Chơi cầu trượt”
- Cho hs nhắc lại chủ đề
- Gv nêu các câu hỏi gợi ý 
4. Củng cố, dặn dò: 
 Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng chứa vần vừa học
Nhận xét tiết học
- 2 HS
- 2 HS
Bảng cài
Cá nhân đọc lại
Thảo luận nhóm 2 em
Cá nhân, bàn lớp
- So sánh
- Ghép chữ và đánh vần
- Hát tập thể
- Viết bảng con 
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
- Cá nhân, 2 em đọc
- Cá nhân, nhóm lớp
- Xem tranh
- Thảo luận
- HS viết vào vở
- Đọc tên chủ đề
- Xem tranh, thảo luận, trình bày
- Cả lớp cùng chơi
- Đọc toàn bài
Chuẩn bị bài sau
Tiết 5:
Thủ công:
GẤP CÁI VÍ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp cái ví bằng giấy. 
- Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp thẳng, phẳng; làm thêm được quai xách và trang trí cho ví.
- Rèn luyện cho HS yêu thích môn học, có ý thức giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
-1 tờ giấy màu hình chữ nhật 
- Bút chì, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu: 
 Gv đưa mẫu
 Gv nêu câu hỏi định hướng giúp hs rút ra nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách gấp:
- Hướng dẫn HS các bước theo quy trình: từ hình 1 – 11.
* Học sinh thực hành: 
- GV nhắc lại quy trình gấp ví theo 3 bước trên bản vẽ quy trình mẫu.
- Tổ chức cho HS gấp trên giấy màu
Hoạt động 3: Trưng bày SP 
- Tổ chức cho HS trưng bày SP theo tổ
- Đánh giá, nhận xét
Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập và sự chuẩn bị của HS. Nhận xét mức độ đạt kĩ thuật gấp của toàn lớp và đánh giá sản phẩm của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
HS quan sát
HS nhận xét
HS quan sát
HS thực hiện theo từng bước gấp theo quy trình
- HS nhận xét, đánh giá
 Chuẩn bị bài học sau
 Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2013
Tiết 1, 2:
Học vần:
Bài 75: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 68 – 75.
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 68 – 75.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chuột nhà và chuột đồng
- Kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Bảng ôn
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc, viết các từ: trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt
- Đọc toàn bài
2. Dạy học bài mới:
- Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
* Các chữ và các vần đã học:
- GV viết sẵn 2 bảng ôn vần ở bảng phụ và gắn ở bảng lớp
- GV đọc vần. HS viết vào vở luyện viết (có thể chia theo dãy, mỗi dãy viết 1 vần cùng 1 lần.) GV đọc, HS viết được 2-4 vần.
- Nhận xét vần nào có nguyên âm đôi
- HS đọc tất cả các vần (14 vần)
Giải lao: 2 phút
* Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Ghi bảng các từ ngữ ứng dụng
- Giải thích các từ khó
* Luyện viết: 
- Viết mẫu từ ngữ ứng dụng
 Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- Luyện đọc tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
- Nhận xét tranh
b. Luyện viết: 
- HDHS cách viết
- Nhận xét chấm vở
c. Kể chuyện: 
GV kể theo tranh toàn bộ câu chuyện
Nêu câu hỏi gợi ý cho HS kể
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- 2 HS
- 3 HS
Theo dõi và nhận xét, tìm ra các nguyên âm đôi
- Đánh vần và đọc trơn cá nhân
- Hát, múa tập thể
- Hs đọc
- Luyện viết bảng con
- Đọc cá nhân kết hợp tìm tiếng chứa vần đã học.
- Nhận xét tranh câu ứng dụng, thảo luận, trình bày.
- Viết vở tập viết 
- Nói tên chủ đề câu chuyện: “Chuột nhà và chuột đồng”
- Theo dõi
- Trình bày trước lớp theo câu hỏi gợi ý của GV.
* Kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3:
Toán:
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
- Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân; thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.
- Thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Toán 1
- Thước đo độ dài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Làm bài tập ( ghi bảng lớp)
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài (ghi đề bài)
- GV nói: Gang tay là độ dài (khoảng cách tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa. 
- Hướng dẫn đo độ dài bằng gang tay
 Hãy đo cạnh bảng bằng gang tay 
+ GV làm mẫu 
+ Cho HS thực hành 
 Các hoạt động hỗ trợ:
GV và HS bước chân : so sánh độ dài
GV kết luận: ngày nay ta không sử dụng “gang tay” hay bước chân và độ dài ấy phụ thuộc từng người
b. Thực hành:
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét, chấm điểm
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét dặn dò
- 3 HS
HS xác định độ dài gang tay của bản thân.
+ Cho HS thực hành và đo độ dài bằng “bước chân”
Quan sát HS thực hành, đọc kết quả đo 
- HS tự làm bài và tự chữa bài.
* Thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 4:
Âm nhạc
TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu: 
- HS tham gia biểu diễn một vài bài hát đã học.
II. Chuẩn bị:
- Băng nhạc mẫu.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: HS ôn lại các bài hát đã học. Hướngdẫn HS hát và gõ đệm theo một trong 3 cách: nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
 Nhận xét.
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Tập biểu diễn các bài hát đã học.
- GV chỉ định 3 - 5 em HS làm ban giám khảo (BGK).
- Tổ chức lớp thanh từng nhóm (mỗi nhóm từ 5 - 7 HS) lên biểu diễn trước lớp lần lượt các bài hát.
- GV động viên các lớp hát đúng, đều giọng, biểu diễn đẹp, đề nghị BGK cộng thêm điểm.
- GV đề nghị BGK công bố điểm của các nhóm.
* Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét, dặn dò (Thực hiện như các tiết trước).
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát vừa học
- HS hát, gõ nhịp
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm lần lượt lên biểu diễn, các nhóm còn lại ngồi xem bạn biểu diễn, vỗ tay động viên.
- Nhóm HS làm BGK công bố điểm,cả lớp vỗ tay.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012
Học vần:
Bài 76: oc - ac
I. Mục tiêu:
- HS đọc được oc, ac, con sóc, bác sĩ; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được: oc, ac, con sóc, bác sĩ
Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Vừa vui vừa học
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Tranh minh họa phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc, viết 2 từ ngữ ứng dụng:chót vót, bát ngát
- Đọc toàn bài
2. Dạy học bài mới:
- Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
Vần oc
- Gv viết lên bảng oc
- Hs đánh vần, đọc trơn và phân tích vần oc
- Hs đánh vần đọc trơn, phân tích tiếng sóc
- GV hỏi: Đây là con gì ( con sóc)
- Gv viết con sóc
- HS đọc trơn: oc, sóc, con sóc
Vần ac
- Gv viết lên bảng ac và hỏi vần mới thứ 2 có gì khác với vần mới thứ nhất
- Hs tự đánh vần, đọc trơn, phân tích
- Hs đọc trơn ac, bác, bác sĩ
Giải lao
* Luyện viết bảng con:
Hướng dẫn Hs viết: oc, ac, con sóc, bác sĩ
* Dạy từ ứng dụng
+ GV viết: hạt thóc, bản nhạc
 con cóc, con vạc
+ 1 số em đọc trơn từ ứng dụng
Giải thích cho HS hiểu một số từ
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
+ Luyện đọc vần mới ở tiết 1 
+ Cho 1 số HS nhận xét tranh 
 + Đọc câu ứng dụng. 
- Nhận xét
b. Luyện viết: 
- HD viết mẫu
c. Luyện nói: 
4. Củng cố, dặn dò: 
 Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- Nhận xét tiết học
- Dặn học bài sau
- 2 HS
- 2 HS
- Cá nhân, bàn lớp 
- Cả lớp viết bảng con
- Trả lời câu hỏi
cá nhân, bàn
- Cho HS xem tranh
- đánh vần và phân tích
cá nhân, lớp đọc trơn
cả lớp đọc thầm
- Hát tập thể
-Viết vào bảng con
Luyện đọc cá nhân, nhóm. cả lớp
+HS đọc thầm và gạch chân các tiếng có chứa các vần vừa học
- HS luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp
- Đọc, tìm tiếng chứa vần vừa học
- HS viết vở tập viết
- HS nói tên chủ đề: Vừa vui vừa học 
- Thảo luận theo chủ đề.
HS tham gia trò chơi 
- Theo dõi
Tiết 3:
Toán:
MỘT CHỤC - TIA SỐ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết ban đầu về một chục; biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1 chục = 10 đơn vị; biết đọc và viết số trên tia số.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ, bó chục que tính
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu bảng cộng 10, trừ 10
- Nêu cấu tạo số 10
- Đếm xuôi, ngược, viết số 1 đến 10
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1:
* Giới thiệu “Một chục”
- Cho HS xem tranh, đếm số đọc kết quả 
- GV hỏi: 10 que tính, 10 quả trứng.....
- GV hỏi: 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?
- GV ghi:10 đơn vị = 1 chục
- GV hỏi: 1 chục bằng mấy đơn vị?
- Cho HS nhắc lại kết luận
Hoạt động 2: Thực hành
- HDHS làm bài tập
Bài 1: Hướng dẫn HS tự nêu nhiệm vụ của bài tập 
Bài 2: Làm và nêu kết quả
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu
3. Củng cố, dặn dò: 
Hoạt động 2: Trò chơi: Thi đếm nhanh
+ Cách chơi
+ Luật chơi 
- Nhận xét trò chơi
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò bài sau
- 2 HS 
- 2 HS
- 2 HS
- HS tự làm bài, tự chữa bài
Bài 1: Cho HS đếm chấm tròn ở mỗi hình vẽ 
Bài 2: Khoanh đủ 1 chục ở mỗi hình vẽ 
Bài 3: Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần. 
HS tự làm bài và tự chữa bài.
- 2 nhóm chơi
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 4:
Đạo đức:
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố các kiến thức đã học.
- HS biết áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
- Có thái độ, hành vi đúng đắn trong giao tiếp hàng ngày.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: 
- GV tổ chức: Bắt bài hát
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: 
Thực hành ôn tập giữa kì I
- GV nêu hệ thống câu hỏi về các bài tập Đạo đức đã học.
+ Nghiêm trang khi chào cờ
+ Đi học đều và đúng giờ
+ Trật tự trong trường học.
Hoạt động 2: 
Tổng kết, dặn dò
- Trò chơi: Đóng vai
- Nhận xét, dặn dò 
- HS hát bài “Làm anh”
- Trả lời theo ý hiểu
- Tự thực hành đóng vai theo tình huống trong tranh.
- Chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012
Học vần:
KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Toán:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
XÉ, DÁN CÀNH HOA
I. Mục tiêu :
 - Qua quan sát những bức tranh xé, dán, HS biết thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật tài hoa của các nghệ nhân.
 - HS biết xé, dán một cành hoa đơn giản.
II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh một số bức tranh xé, dán.
- Giấy màu, hồ dán,
III. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
- Gv phổ biến cho HS chuẩn bị giấy màu, hồ dán.
Bước 2: Quan sát những bức tranh xé, dán. 
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh về xé, dán hoa, phong cảnh,
Bước 3:HS tập xé, dán cành hoa.
* GV hướng dẫn HS xé, dán cánh hoa., nhị hoa.
 - HS tuỳ ý chọn màu hoa.
 - Gv xé mẫu một số cánh hoa, xé mẫu nhị hoa
 - HS từng bàn giúp đờ bạn xé hình cánh hoa, nhị hoa.
 * GV hướng dẫn HS xé cành, lá.
 - GV hướng dẫn cách xé, xé mẫu, đính lên bảng.
 - HS hoàn thành xé cành và lá.
 * Dán cành hoa.
 - GV lưu ý hướng dẫn cách bôi hồ, giúp đỡ các nhóm.
 - HS hoàn thành sản phẩm của mình.
Bước 4: Nhận xét- Đánh giá.
 - GV chọn những bài đẹp trưng bày cho HS quan sát, HS bầu chọ tác phẩm mình yêu thích nhất.
 - GV khen ngợi tinh thần làm việc, say sưa sáng tạo của cả lớp, dặn dò giừo sau.
SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá lại các hoạt động trong tuần:
1. Nề nếp
2. Học tập 
3. Vệ sinh
4. Hoạt động khác
II. Kế hoạch tuần tới:
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 18 lop 1 20122013.doc