Học vần
Bài 86: ôp ơp
A- Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
- Đọc được câu ứng dụng: Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình mây thức bay vào rừng xa.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Các bạn lớp em
B- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.
C- Các hoạt động dạy học:
Tuần 21 Thứ hai ngày 21 tháng 01 năm 2008 Học vần Bài 86: ôp ơp A- Mục đích, yêu cầu: - Học sinh đọc và viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học. - Đọc được câu ứng dụng: Đám mây xốp trắng như bông Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào Nghe con cá đớp ngôi sao Giật mình mây thức bay vào rừng xa. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Các bạn lớp em B- Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói. C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: - Cho hs đọc và viết gặp gỡ, ngăn nắp, tập múa, bập bênh - Đọc câu ứng dụng: Chuồn chuồn bay thấp Mưa ngập bờ ao Chuồn chuồn bay cao Mưa rào lại tạnh. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. II. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Gv nêu. 2. Dạy vần: Vần ôp a. Nhận diện vần: - Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ôp - Gv giới thiệu: Vần ôp được tạo nên từ ô và p - So sánh vần ôp với op - Cho hs ghép vần ôp vào bảng gài. b. Đánh vần và đọc trơn: - Gv phát âm mẫu: ôp - Gọi hs đọc: ôp - Gv viết bảng hộp và đọc. - Nêu cách ghép tiếng hộp (Âm h trước vần ôp sau, thanh nặng dưới ô.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: hộp - Cho hs đánh vần và đọc: hờ- ôp- hốp- nặng- hộp - Gọi hs đọc toàn phần: ôp- hộp- hộp sữa Vần ơp: (Gv hướng dẫn tương tự vần ôp.) - So sánh ơp với ôp. (Giống nhau: Âm cuối vần là p. Khác nhau âm đầu vần là ơ và ô). c. Đọc từ ứng dụng: - Cho hs đọc các từ ứng dụng: tốp ca, bánh xốp, hợp tác, lợp nhà - Gv giải nghĩa từ: tốp ca, hợp tác, lợp nhà - Gv nhận xét, sửa sai cho hs. d. Luyện viết bảng con: - Gv giới thiệu cách viết: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học. - Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs. - Nhận xét bài viết của hs. Tiết 2: 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1. - Gv nhận xét đánh giá. - Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp. - Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng. - Gv đọc mẫu: Đám mây xốp trắng như bông Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào Nghe con cá đớp ngôi sao Giật mình mây thức bay vào rừng xa. - Cho hs đọc câu ứng dụng - Hs xác định tiếng có vần mới: xốp, đớp - Cho hs đọc toàn bài trong sgk. b. Luyện nói: - Gv giới thiệu tranh vẽ. - Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Các bạn lớp em - Gv hỏi hs: + Trong tranh vẽ những gì? + Hãy giới thiệu về các bạn trong lớp em? + Họ và tên của bạn là gì? + Bạn em có năng khiếu về môn gì hoặc học giỏi môn gì nhất? + Em và các bạn trong lớp học và chơi với nhau như thế nào? - Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay. c. Luyện viết: - Gv nêu lại cách viết: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học. - Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài. - Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. - Gv chấm một số bài- Nhận xét. Hoạt động của hs - 2 hs đọc và viết. - 2 hs đọc. - Hs qs tranh- nhận xét. - 1 vài hs nêu. - Hs ghép vần ôp. - Nhiều hs đọc. - Hs theo dõi. - 1 vài hs nêu. - Hs tự ghép. - Hs đánh vần và đọc. - Đọc cá nhân, đồng thanh. - Thực hành như vần ôp. - 1 vài hs nêu. - 5 hs đọc. - Hs theo dõi. - Hs quan sát. - Hs luyện viết bảng con. - 5 hs đọc. - Vài hs đọc. - Hs qs tranh- nhận xét. - Hs theo dõi. - 5 hs đọc. - 1 vài hs nêu. - Đọc cá nhân, đồng thanh. - Hs qs tranh- nhận xét. - Vài hs đọc. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + Vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. - Hs quan sát. - Hs thực hiện. - Hs viết bài. III. Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại bài trên bảng. Thi tìm tiếng có vần mới học. - Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học. - Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 87. Toán Tiết 78: Phép trừ dạng 17 - 7 A- Mục tiêu: Giúp hs: - Biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 20. - Tập trừ nhẩm (dạng 17- 7). B- Đồ dùng dạy học: - Bó 1 chục que tính. - Bộ đồ dùng học toán. C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv: I. Kiểm tra bài cũ: - Cho hs làm bài: Đặt tính rồi tính. 14- 2 15- 3 16- 1 - Cả lớp quan sát và nhận xét. Gv đánh giá. II. Bài mới: 1. Giới thiệu cách làm phép tính trừ 17- 7. a. Thực hành trên que tính: - Cho hs lấy 17 que tính rồi tách làm hai phần: Phần bên trái có 1 chục que tính và phần bên phải có 7 que tính. - Hướng dẫn hs thao tác bằng que tính: Từ 7 que tính rời tách lấy ra 7 que tính, còn lại bao nhiêu que tính? (Số que tính còn lại gồm 1 bó chục que tính và 0 que tính rời là 10 que tính.) b. Hướng dẫn cách đặt tính: - Đặt tính: (Từ trên xuống dưới) + Viết số 17 rồi viết số 7 sao cho cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục. + Dấu - (dấu trừ) + Kẻ gạch ngang dưới hai số đó. - Tính (từ phải sang trái): 17 * 7 trừ 7 bằng 0, viết 0 - 7 * Hạ 1 viết 1. 10 - Cho hs nêu lại cách trừ. 2. Thực hành: a. Bài 1: Tính: - Nhắc hs viết kết quả cần thẳng cột. - Cho hs làm bài và chữa bài tập. - Gọi hs khác nhận xét bài làm của bạn. b. Bài 2: Tính nhẩm; - Cho hs tự nhẩm và ghi kết quả. - Gọi hs đọc kết quả và nhận xét. c. Bài 3: Viết phép tính thích hợp. - Cho hs đọc phần tóm tắt. - Gv hỏi: + Đề bài cho biết những gì? + Đề bài hỏi gì? + Muốn biết có bao nhiêu cái kẹo ta làm tính gì? - Cho hs làm bài. - Gọi hs đọc kết quả. Hoạt động của hs: - 3 hs làm trên bảng. - Hs tự lấy que tính. - Hs thao tác bằng que tính. - Hs theo dõi. - Vài hs nêu. - 1 hs nêu yêu cầu. - Hs làm bài. - 2 hs làm trên bảng. - Hs nhận xét. - 1 hs đọc yêu cầu. - Hs làm bài. - 3 hs lên bảng làm. - Đọc kết quả và nhận xét. - 1 hs đọc yêu cầu. - 2 hs đọc. - Hs nêu. - Hs nêu. - Hs trả lời. - Hs tự làm. - 2 hs đọc. III. Củng cố, dặn dò: - Cho hs nêu lại cách thực hiện phép trừ 17- 7= 10 - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs về làm bài vào vở bài tập toán. Đạo đức Bài 10: Em và các bạn (Tiết 1) A- Mục tiêu: 1. Giúp hs hiểu: - Trẻ em có quyền đợc học tập, vui chơi, kết giao bạn bè. - Cân phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học cùng chơi. 2. Hình thành cho hs: - Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác. - Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi. B- Đồ dùng: - Tranh minh họa cho bài. - Mỗi hs có 3 bông hoa để chơi trò chơi. - Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”. C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv: I. Kiểm tra bài cũ: - Cần phải cư xử với thầy, cô giáo như thế nào? - Gv nhận xét, đánh giá. II. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Hs chơi trò chơi “Tặng hoa” - Cho mỗi hs chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích nhất và viết tên bạn vào bông hoa bằng giấy màu để tặng cho bạn. - Gv chọn 3 hs được tặng nhiều hoa nhất để khen. 2. Hoạt động 2: Đàm thoại. - Gv hỏi: + Em có muốn được các bạn tặng nhiều hoa như bạn ko? + Ai đã tặng hoa cho các bạn được nhiều hoa nhất? + Vì sao em lại tặng hoa cho bạn? - Kết luận: Ba bạn được tặng hoa nhiều nhất vì đã biết cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi. 3. Hoạt động 3: Hs quan sát tranh của bài 2 và đàm thoại: - Cho hs quan sát tranh của bài 2 và trả lời câu hỏi: + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? + Chơi, học một mình vui hơn hay có bạn cùng học, cùng chơi vui hơn? + Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử với bạn như thế nào khi học, khi chơi? - Kết luận: + Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được tự do kết bạn. + Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có một mình... 4. Hoạt động 4: Hs thảo luận nhóm bài 3: - Gv chia nhóm và cho hs thảo luận làm bài tập 3. - Gọi hs đại diện trình bày. - Cho cả lớp nhận xét, bổ sung. - Kết luận: + Tranh 1, 3, 5, 6 là những hành vi nên làm. + Tranh 2, 4 là những hành vi ko nên làm. Hoạt động của hs: - 2 hs nêu. - Cả lớp chơi. + Hs nêu. + Hs giơ tay. + Vài hs nêu. - Hs quan sát. + Hs nêu. + Vài hs trả lời. + Vài hs nêu. - Hs thảo luận nhóm 4. - Hs đại diện trình bày. - Hs nhận xét, bổ sung. III. Củng cố- dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs thực hành tốt theo bài học. Thứ ba ngày 22 tháng 01 năm 2008 Toán Tiết 79: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp hs rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ và tính nhẩm phép tính có dạng 17- 7. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv: 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho hs làm bài: Đặt tính rồi tính: 13- 3= 15- 5= 16- 2 - Cả lớp quan sát và nhận xét. Gv đánh giá điểm. 2. Bài luyện tập: a. Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Hướng dẫn học sinh làm bài. - Cho hs chữa bài tập. - Gọi hs nêu lại cách đặt tính và tính. b. Bài 2: Tính nhẩm: - Cho hs làm bài. - Gọi hs chữa bài và nhận xét về các phép tính đó. c. Bài 3: Tính: - Hướng dẫn hs tính từ trái sang phải: 11+ 3- 4= 10 Lấy 11+ 3= 14, lấy 14- 4= 10. Vậy 11+ 3- 4= 10. - Cho hs làm bài. - Cho hs nhận xét bài làm của bạn. d. Bài 4: (>, <, =)? - Cho hs nhẩm từng vế của phép tính rồi so sánh và điền dấu thích hợp. - Cho hs làm bài. - Gọi hs chữa bài tập. e. Bài 5: Viết phép tính thích hợp: - Gọi hs đọc tóm tắt bài toán. - Gv hỏi: Muốn biết còn mấy xe máy ta làm phép tính gì? - Cho hs làm bài. - Gọi hs đọc kết quả: 15- 5= 10 Hoạt động của hs: - 3 hs lên bảng làm. - 1 hs nêu yêu cầu. - Hs làm bài. - 2 hs làm trên bảng. - Hs nêu. - Hs làm bài. - 3 hs làm trên bảng. - Hs nhận xét. - Hs theo dõi. - Hs làm bài. - Hs đọc kết quả bài làm. - 1 hs nêu yêu cầu. - Hs làm bài. - 3 hs lên bảng làm. - 1 hs đọc yêu cầu. - Hs đọc tóm tắt bài toán. - Hs nêu. - Cá lớp làm bài tập. - Hs đọc kết quả. 3. Củng cố, dặn dò: - HS chơi trò chơi: “Thi nối số nhanh”. - Gv yêu cầu học simh quan sát các phép tính rồi nối đúng kết quả trong ô vuông. Cho mỗi tổ 4 bạn lên thi, cả lớp quan sát nhận xét phân thắng thua. - Dặn hs về làm bài vào vở toán ở nhà. Học vần Bài 87: ep êp A- Mục đích, yêu cầu: - Học sinh đọc và viết được: ep, êp, cá chép, đèn xếp. - Đọc được câu ứng dụng: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả dập dờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Xếp hàng vào lớp. B- Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói. C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: - Cho hs đọc và viết tốp ca, bánh xốp, hợp tác, lợp nhà - Đọc câu ứng dụng: Đám mây xốp trắng như bông Ngủ quên ... ên các bộ phận bên ngoài của con cá. - Nêu được 1 số cách bắt cá. - Ăn cá giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. - Hs cẩn thận khi ăn cá để không bị hóc xương. B. Đồ dùng dạy học: - Các hình ảnh trong sgk. - Mang cá thật đến lớp. C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv: I- Kiểm tra bài cũ: - Kể tên 1 vài cây gỗ và nêu ích lợi của chúng. - Gv nhận xét. II- Bài mới: 1. Hoạt động 1: quan sát cá - Gv yêu cầu hs quan sát con cá và trả lời các câu hỏi + Chỉ và nói tên các bp bên ngoài của con cá. + Cá sử dụng những bp nào của cơ thể để bơi? + Cá thở như thế nào? - Trình bày kq thảo luận. - Kết luận: Con cá có đầu, mình, đuôi, các vây. Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển...... 2. Hoạt động 2: Làm việc với sgk. - Yêu cầu hs quan sát tranh, đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk. - Gọi hs trình bày: + Nói về 1 số cách bắt cá. + Kể tên các loại cá mà em biết. + Em thích ăn loại cá nào? + Tại sao chúng ta ăn cá? - Kết luận: Có nhiều cách bắt cá: Kéo vó, kéo lưới, câu...; Ăn cá có nhiều chất đạm, tốt cho sức khỏe... Hoạt động của hs: - 2 hs nêu. - Hs quan sát và thảo luận nhóm 5 hs. - Hs đại diện các nhóm nêu. - Hs làm việc theo cặp. - Vài hs nêu. - Vài hs kể. - Vài hs kể. - Vài hs nêu. 3. Củng cố- dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs về nhà ôn lại bài. Mĩ thuật Bài 25: Vẽ màu vào hình Tranh dân gian I- Mục tiêu: Giúp hs: 1. Làm quen với tranh dân gian. 2. Vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ Lợn ăn cây ráy. 3. Bước đầu nhận biết về vẻ đẹp của tranh dân gian. II- Đồ dùng dạy học: - Gv chuẩn bị 1 vài tranh dân gian. - Một số bài vẽ màu vào hình tranh dân gian. III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv 1. Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân gian. - Gv giới thiệu 1 vài bức tranh dân gian: tranh đàn gà, tranh lợn nái. - Gv giới thiệu trannh “Lợn ăn cây ráy” là tranh dân gian của làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs vẽ màu. - Gv chỉ cho hs thấy trong tranh có: + Hình con lợn + Cây ráy + Mô đất + Cỏ - Gv hướng dẫn hs cách vẽ màu: + Vẽ màu theo ý thích. + Tìm màu thích hợp để vẽ nền làm nổi hình con lợn. - Gv giới thiệu 1 số bài vẽ của hs cũ. 3. Hoạt động 3: Thực hành - Yêu cầu hs tự vẽ vào bài. - Gv quan sát giúp đỡ hs. 4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Gv tổ chức cho hs trưng bày bài vẽ. - Nhận xét, bình chọn bài vẽ đẹp. Hoạt động của hs: - Hs quan sát. - Hs theo dõi. - Hs quan sát. - Hs quan sát. - Hs làm cá nhân. - Hs bày theo tổ. - Hs nêu. 5. Dặn dò: Dặn hs tìm thêm và xem tranh dân gian. Thứ năm ngày 06 tháng 3 năm 2008 Toán Bài 96: Luyện tập chung A- Mục tiêu: Giúp hs: - Củng cố về các số tròn chục và cộng, trừ các số tròn chục. - Củng cố về nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. B- Các hoạt đông dạy học: Hoạt động của gv I- Kiểm tra bài cũ: - Vẽ 2 điểm ở trong hình vuông. - Vẽ 2 điểm ở ngoài hình tròn. - Gv nhận xét cho điểm. II- Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Gv nêu. 2. Luyện tập: a. Bài 1: Viết (theo mẫu): - Nêu mẫu: Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị. - Yêu cầu hs tự viết vào bài. - Đọc lại kq. b. Bài 2: Đọc yêu cầu. - Yêu cầu hs sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. - Nhận xét và chữa bài. - Yêu cầu hs kiểm tra bài. c. Bài 3: Đọc yêu cầu. - Nêu cách đặt tính và tính ở phần a. - Nêu cách tính nhẩm ở phần b. - Yêu cầu hs tự làm bài. - Nhận xét về mqh giữa phép cộng và phép trừ: 50 + 20 = 70 70 - 50 = 20 70 - 20 = 50 d. Bài 4: Đọc bài toán - Nêu tóm tắt bt. - Yêu cầu hs tự giải bt. Bài giải: Cả hai lớp vẽ được số bức tranh là: 20 + 30 = 50 (bức tranh) Đáp số: 50 bức tranh. - Nhận xét, chữa bài. e. Bài 5: Đọc yêu cầu. - Yêu cầu hs vẽ 3 điểm ở trong và 2 điểm ở ngoài hình tam giác. - Nhận xét, chữa bài. - Kiểm tra bài. Hoạt động của hs: - 1 hs vẽ. - 1 hs vẽ. - 1 hs nêu yêu cầu. - 1 hs nêu. - Hs làm vở bài tập. - 1 hs lên bảng làm. - Vài hs đọc. - 2 hs đọc nối tiếp. - Hs tự làm bài. - 2 hs lên bảng làm. - Hs nêu. - Hs đổi chéo kiểm tra - 1 hs. - 1 hs - 1 hs - Hs làm vở bài tập. - 2 hs lên bảng làm. - 1 vài hs nêu. - 1 hs đọc. - 1 hs nêu. - Hs làm bài tập. - 1 hs lên bảng làm. - Hs nêu. - 1 hs - Hs làm bài tập. - 1 hs lên bảng làm. - Hs nêu. - Hs kiểm tra chéo. . III- Củng cố- dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs về nhà làm bài tập Tập đọc Cái nhãn vở A- Mục đích, yêu cầu: 1. Học sinh đọc trơn bài. phát âm đúng các từ ngữ: Quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen. 2. Ôn các vần ang, ac; tìm được tiếng có vần ang, vần ac. 3.- Hiểu các từ ngữ trong bài: nắn nót, ngay ngắn. - Biết viết nhãn vở. Hiểu tác dụng của nhãn vở. - Tự làm và trang trí được một nhãn vở. B- Đồ dùng dạy học: - Bộ chữ học vần. - Một số nhãn vở. C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I- Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Tặng cháu và trả lời các câu hỏi 1, 2 trong sgk - Gv nhận xét, cho điểm II- Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Gv nêu 2. Huớng dẫn hs luyện đọc: a. Gv đọc mẫu toàn bài b. Hs luyện đọc * Luyện đọc tiếng, từ ngữ -Luyện đọc tiếng, từ khó: Nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn. - Phân tích tiếng quyển, nắn, ngay. * Luyện đọc câu: - Đọc từng câu trong bài - Đọc nối tiếp câu trong bài. * Luyện đọc đoạn, bài: - Gv chia bài làm 2 đoạn. - Đọc nối tiếp đoạn - Thi đọc đoạn - Đọc đồng thanh cả bài 3. Ôn các vần ang, ac. a. Tìm tiếng trong bài có vần ang - Thi tìn nhanh tiếng có vần ang - Gv nhận xét b. tìm tiếng ngoài bài có vần ang vần ac. - Đọc mẫu trong sgk - Gv tổ chức cho hs thi tìm nhanh đúng. - Gv nhận xét, tổng kết cuộc thi Tiết 2 4. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài a. Tìm hiểu bài: - Đọc 3 câu đầu + Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở? - Đọc 2 dòng tiếp theo + Bố Giang khen bạn ấy thế nào? + Nhãn vở có tác dụng gì? - Thi đọc lại bài văn b. Hướng dẫn hs tự làm và trang trí 1 nhãn vở. - Cho hs xem mẫu nhãn vở - Gv hướng dẫn hs cách làm - Yêu cầu hs tự làm nhãn vở - Thi trưng bày nhãn vở - Gv nhận xét, khen hs Hoạt động của hs: - 3 hs đọc và trả lời - Hs theo dõi - Nhiều hs đọc - Hs nêu - Mỗi hs đọc 1 câu - Hs đọc 2 lượt - Hs đọc trong nhóm - Hs các nhóm thi đọc - Cả lớp đọc - Hs 3 tổ thi đua nêu - 1 hs - Hs 3 tổ thi đua - 1 hs - 1 vài hs nêu - 1 hs - 1 vài hs nêu - 1 vài hs nêu - 3 hs đọc - Hs quan sát - Hs quan sát - Hs làm cá nhân - Hs bày theo tổ 5. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét giờ học - Dặn hs về nhà tiếp tục làm nhãn vở; đọc lại bài học; Thủ công Bài 19: Cắt, dán hình chữ nhật (Tiết 2) I- Mục tiêu: (Như tiết 1) II- Đồ dùng dạy học: (Như tiết 1) III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv 1- Kiểm tra bài cũ: - Gv kiểm tra đồ dùng môn học của hs. - Gv nhận xét sự chuẩn bị của hs. 2- Học sinh thực hành: - Gv nhắc lại 2 cách kẻ hình chữ nhật đã học. - Cho hs thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. + Yêu cầu hs kẻ theo 2 cách. + Cắt hình chữ nhật. + Dán hình chữ nhật. - Dặn hs cắt, dán phẳng đẹp. Hoạt động của hs: - Hs theo dõi. - Hs làm cá nhân. IV- Nhận xét, dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau. Thứ sáu ngày 07 tháng 3 năm 2008 Toán Kiểm tra định kì giũa kì II. (Đề bài, đáp án do phòng giáo dục ra.) Chính tả Tặng cháu A- Mục đích yêu cầu: - Chép lại chính xác, không mắc lỗi bài thơ Tặng cháu, trình bày đúng bài thơ .Tốc độ chép tối thiểu: 2 tiếng/1 phút. - Điền đúng chữ n hay l, dấu hỏi hay dấu ngã. B- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, bảng nam châm. - Vở bài tập. C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I- Kiểm tra bài cũ: - Lên bảng chữa bài 2, 3. - Gv nhận xét, cho điểm. II- Bài mới: 1. Hướng dẫn hs tập chép: - Gv viết bảng bài thơ Tặng cháu. - Đọc bài thơ. - Tìm những tiếng khó viết. - Tập chép bài vào vở. - Gv đọc, yêu cầu hs chữa bài. - Gv chữa lỗi sai phổ biến lên bảng. - Hs đổi vở kiểm tra. - Gv nhận xét bài viết của hs. 2. Hướng dẫn hs làm bài tập: a. Điền chữ: n hay l? - Gv hướng dẫn hs làm bt. - Lên bảng làm mẫu: nụ hoa - Gv tổ chức cho hs thi làm bt nhanh - Nhận xét, tính điểm thi đua. - Yêu cầu hs làm bt vào vở. b. Điền dấu: hỏi hay ngã. - Gv hướng dẫn hs làm bt. - Lên bảng làm mẫu. - Gv tổ chức cho hs thi làm bài đúng nhanh. - Nhận xét, chữa bài. Hoạt động của hs: - 2 hs làm bài. - Vài hs đọc - Hs tìm và viết ra bảng con. - Hs tự chép. - Hs tự chữa bài bằng bút chì. - Hs kiểm tra chéo. - 1 hs nêu yc. - 1 hs. - Hs đại diện 3 tổ thi. - Hs tự làm. - 1 hs nêu yc. - 1 hs làm. - Hs 3 tổ thi đua. - Hs nêu. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Yêu cầu hs về nhà chép lại bài thơ cho đúng, đẹp. Tập viết Tô chữ hoa B A- Mục đích, yêu cầu: - Hs biết tô chữ hoa B. - Viết đúng các vần ao, au; các từ ngữ sao sáng, mai sau: chữ thường, cỡ vừa; đúng kiểu; đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu. B- Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu. C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I- Kiểm tra bài cũ: - Gv kiểm tra bài viết ở nhà của hs. - Gọi hs viết các từ ngữ: thứ hai, mái trường, dạy em, điều hay. II- Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Gv đưa chữ mẫu, gọi hs đọc. - Gv giới thiệu và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn tô chữ cái hoa: - Yêu cầu hs quan sát chữ mẫu và nhận xét. + Chữ B gồm mấy nét? + Gv nêu từng nét. - Gv hướng dẫn viết. - Luyện viết bảng con. 3. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng. - Đọc các vần và từ ngữ ứng dụng. - Yêu cầu hs quan sát các vần và từ ngữ: ao, au, sao sáng, mai sau. - Luyện viết trên bảng con. 4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết: - Yêu cầu hs to chữ hoa B; tập viết các vần: ao, au; các từ ngữ: sao sáng, mai sau. - Gv quan sát, nhắc hs ngồi và cầm bút đúng tư thế. - Gv chấm, chữa bài cho hs. Hoạt động của hs: - 4 hs viết bảng. - Vài hs đọc. - 1 vài hs nêu. - Hs viết Vài hs đọc. Hs tự quan sát. - Hs tự viết. - Hs viết vở tập viết. - Hs thực hiện. - Hs nêu. 5. Củng cố, dặn dò: - Bình chọn bài viết đúng, đẹp. - Gv khen và nhắc nhở hs. - Dặn hs về nhà viết bài.
Tài liệu đính kèm: