Giáo án Lớp 1 – Tuần 22 - Giáo viên: Quách Thị Thắm - Trường tiểu học Mậu Lâm 1

Giáo án Lớp 1 – Tuần 22 - Giáo viên: Quách Thị Thắm - Trường tiểu học Mậu Lâm 1

Tiết 1: CHÀO CỜ

 Tiết 2+3: HỌC VẦN

 Bài 90 : Ôn tập

I/ MỤC TIÊU:

- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

- Viết được các vần , các từ ngữ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

- Nghe, hiểu và kể được1 đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và Tép

II/ĐỒ DÙNG:

- G/v: Bộ bảng cài (h/đ 1-2;t1). Bảng ôn các vần kết thúc bằng p (h/đ 1-2;t1).

 - H/s: Bộ ghép chữ,bảng con,phấn.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:

 Tiết 1

1. Kiểm tra bài cũ:

 + GV gọi 2h/s TB lên bảngđọc và viết các từ ứng dụng ở baì 82.Gọi một HS đọc câu ứng dụng ở bài 82.

 + Giáo viên nhận xét và cho điểm.

2. Bài mới:

*HĐ1: Ôn tập các vần có âm p ở cuối.

- GV treo bảng ôn (h/s K,G lên ghi các vần đã học có âm p ở cuối).

+ HS khá, giỏi đọc vần, HS TB,Y lên bảng chỉ vần. GV nhận xét (h/s đọc đồng loạt các vần trên bảng ôn)

*HĐ2: Đọc từ ngữ ứng dụng.

- Đọc từ ứng dụng : (H/s khá,giỏi đọc trước.h/s tb yếu đọc lại )

- Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. (2H/s TB lên bảng gạch.)

- GV có thể giải thích một số từ ngữ : đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.

- GV đọc mẫu.

- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.

 

doc 19 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 – Tuần 22 - Giáo viên: Quách Thị Thắm - Trường tiểu học Mậu Lâm 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Thứ hai ngày 13 tháng 02 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
---------------------------------------------
 Tiết 2+3: Học vần
 Bài 90 : Ôn tập
I/ Mục tiêu: 
- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.
- Viết được các vần , các từ ngữ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.
- Nghe, hiểu và kể được1 đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và Tép
II/Đồ dùng:
- G/v: Bộ bảng cài (h/đ 1-2;t1). Bảng ôn các vần kết thúc bằng p (h/đ 1-2;t1).
	- H/s: Bộ ghép chữ,bảng con,phấn.
III/ Hoạt động dạy -học: 
 Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ: 
 + GV gọi 2h/s TB lên bảngđọc và viết các từ ứng dụng ở baì 82.Gọi một HS đọc câu ứng dụng ở bài 82.
 + Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:	
*HĐ1: Ôn tập các vần có âm p ở cuối.
- GV treo bảng ôn (h/s K,G lên ghi các vần đã học có âm p ở cuối).
+ HS khá, giỏi đọc vần, HS TB,Y lên bảng chỉ vần. GV nhận xét (h/s đọc đồng loạt các vần trên bảng ôn)
*HĐ2: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : (H/s khá,giỏi đọc trước.h/s tb yếu đọc lại )
- Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. (2H/s TB lên bảng gạch.)
- GV có thể giải thích một số từ ngữ : đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.
*HĐ 3: Tập viết từ ưng dụng.
- GV hướng dẫn HS viết từ:đầy ắp, đón tiếp,ấp trứng.
(Lưu ý: Khi viết các nét nối giữa các con chữ.)
- H/s đồng loạt viết vào bảng con. 
- G/v chỉnh sữa nhận xét.
Tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc các vần,các từ ứng dụng vừa ôn ở tiết 1 (h/s đọc cá nhân, nhóm, lớp). GV chỉnh sữa phát âm.
- Chủ yếu gọi HS TB, yếu luyện đọc,h/s khá ,giỏi theo dỏi nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của đoạn thơ ứng dụng.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB đọc lại. HS đọc theo nhóm ,cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho h/s.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học. (H/s k ,G tìm trước h/sTB nhắc lại)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
*HĐ2: Luyện viết.
- HS viết vào vở tập viết các từ: đón tiếp,ấp trứng
- GV quan sát giúp đỡ HS. Nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Kể chuyện: Ngỗng và tép.
- GV treo tranh và giới thiệu câu chuyện:
- HS K,G đọc tên chuyện, HS TB nhắc lại. GV kể mẫu câu chuyện. GV tro tranh và kể chuyện theo tranh. HS theo giỏi.
- GV hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh.
- Chia lớp thành 4 nhóm (6 em), HS trong từng nhóm kể lại chuyện theo tranh của nhóm mình. Đại diện từng nhóm lên kể nôi tiếp thành cả câu chuyện.
- G/v: Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
- H/s K,G trả lời,HS TB nhắc lại: Ca ngợi tình cảm vợ chồng biết hi sinh vì nhau)
- GV hướng hẫn HS làm bài tập 1 ,2 trong vở BTTV1
3/ Củng cố, dặn dò:
- HS đọc bài trong SGK. GV chỉ bảng không theo thứ tự học sinh đọc.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa ôn. (tất cả HS đều tìm)
Dặn HS học lại bài và làm bài tập còn lại,xem trước bài 91.
-----------------------------------------------
Tiết 4: Toán (Tiết 85 ) 
Giải bài toán có lời văn
I/ Mục tiêu: 
Hiểu đề toán cho gì ? hỏi gì ? Biết bài giải gồm : câu lời giải, phép tinh, đáp số.
* Bài tập cần làm : - Bài 1, bài 2. 
II/đồ DùNG: 	
 - Gv: Bộ đồ dùng dạy toán l.
 - HS bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.
III/Các hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS K lên bảng làm BT số 4 trong SGK của tiết 81.
- HS và GV nhận xét, đánh giá .
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải
 *Hướng dẫn tìm hiểu bài toán.
- HS q/s tranh và đọc bài toán (HS : K,G đọc).
? Bài toán đã cho biết những gì.(HS K,G trả lời HSTB nhắc lại)
? Bài toán hỏi gì.(HS K trả lời, TB nhắc lại)
- 3 HS G , k, TB nêu lại tóm tắt bài toán.
 * Hướng dẫn giải bài toán.
? Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm như thế nào. (H/s K,G trả lời, HS TB nhắc lại).
- Gv hướng dẫn viết bài toán giải.
? Hãy nêu câu lời giải. (H/s K,G nêu: Nhà An có tất cả là). GV nhận xét và ghi biên bản.
- GV hướng dẫn HS ghi phép tính cộng 5 + 4 = 9 dưới lời giải và ghi đáp số dưới phép tính. GV ghi bảng gọi HS đọc lại bài giải (H/s K,TB đọc).
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập trong vở BT.
Bài 1: - HS đọc bài toán. GV viết tóm tắt lên bảng, Gv hướng dẫn:
? Bài toán đã cho biết những gì. (Có 1 con lợn mẹ, có 8 con lợn con).
? Bài toán hỏi gì. (Hỏi có tất cả bao nhiêu con lợn).
- H/sinh tự điền phép tính vào vở BT. Một HS K lên bảng làm bài GV nhận xét.
Bài 2:- HS đọc bài toán. (H/sinh K, G đọc).
- GV gọi HS K,G nhắc lại cách trình bày bài giải. 
- Một HS G lên bảng trình bày bài giải, ở dưới làm vào giấy nháp. GV và HS chữa bài trên bảng.
- HS ghi bài giải đúng vào vở BT.
Bài 3: - HS K đọc yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu HS quan sát tranh để viết tiếp vào chổ trống, để có bài toán rồi toán tắt và ghi bài giải.
? Có bao nhiêu bạn chơi đá cầu. ( 4 bạn).
? Bài toán hỏi gì. (Có tất cả bao nhiêu bạn).
- GV hướng dẫn HS làm. GV gọi một HS K lên bảng làm bài, ở dưới làm vào vở BT. HS và GV nhận xét bài trên bảng. 
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò. 
? Hãy nêu cách cách trình bày một bài giải.
Dặn HS về làm BT 1, 2, 3 vào vở ô ly. Xem trước bài 83.
 Thứ ba ngày 14 tháng 02 năm 2012
Tiết 1: Toán (Tiết 86)
 Xăng- ti - mét. Đo độ dài
I/ Mục tiêu: 
Biết xăng- ti- mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng- ti- mét viết tắt là cm; biết dùng thước có chia vạch xăng- ti- mét để đo độ dài đoạn thẳng.
* Bài tập cần làm : - Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. 
II/Đồ dùng: 	 
 - Gv: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1. Một số đoạn thẳng bằng gỗ , đã tính trước độ dài 
 - HS: Bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn, bút chì giấy nháp.
III/Các hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
 	- Gọi 2 HS K ,TB lên bảng làm BT số 1, 2 trong SGK của tiết 82. 
 - HS và GV nhận xét, đánh giá .
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài(cm) ,dụng cụ đo độ dài (thước thẳng chia thành từng cm).
- Cho HS quan sát thước đã chuẩn bị. GV giới thiệu. GV cho HS dùng bút chì di chuyển từ vạch 0 đến vạch 1 trên mép thước, khi bút đến vạch 1 thì nói “1 xăngtimét”. (HS làm đồng loạt). GV quan sát, hướng dẫn HS.
- GV lưu ý choHS: Độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng là 1 xăngtimét... (Gới thiệu tương tự từ vạch 0 đến vạch 1). 
- GV nói: Xăng ti mét viết tắt là cm.
- Đọc là xăngtimét. (HS đọc đồng thanh, cá nhân).
- Gới thiệu thao tác đo độ dài: GV hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước. (Bước 1 cách đặt thước. Bước 2 đọc số. Bước 3 viết số đo được).
- HS thực hành đo:Ví dụ; Đo quyển vở, cái bàn GV quan sát và chỉnh sữa cho h/s
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập trong vở BT.
Bài 1:- HS đọc yêu cầu bài toán.
? Hãy nêu ký hiệu của xăngtimét. (H/s K,TB nêu).
- HS tự viết ký hiệu theo mẫu vào vở bài tập. GV quan sát uốn nắn HS TB.
Bài 2:- HS đọc yêu cầu bài toán. (H/sinh K, G đọc).
- HS tự làm bài vào vở BT. Gọi 4 HS K,TB đọc số đo của đoạn thẳng. HS và GV nhận xét.
Bài 3: - HS K đọc yêu cầu của bài toán.
- GV hướng dẫn (H/s TB làm 3 câu, còn 2 câu về nhà làm tiếp).
? Khi đo độ dài đoạn thẳng ta đặt thước như thế nào. (H/s K,G nhắc lại).
- GV gọi 3 HS K,TB lên bảng đo và viết số đo, ở dưới làm vào vở bài tập. HS và - - GV nhận xét bài trên bảng.
Bài 4: - HS K đọc yêu cầu của bài toán.
- GV hướng dẫn HS làm. 
- HS tự làm bài vào vở BT.
3. Củng cố - dặn dò. 
? Hãy nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng.
Dặn HS về làm BT 4 trong vở bài tập. Xem trước bài 84.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Âm nhạc
------------------------------------------------------------------------
 Tiết 3+4: Học vần
Bài 91: oa - oe
I/ Mục tiêu: 
- Đọc được: oa, oe, họa sĩ, múa xòe. Từ và câu ứng dụng.
- Viết được: oa, oe, họa sĩ, múa xòe. 
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Sức khỏe là vốn quý nhất.
II/Đồ dùng: 	
 - GV: Bộ ghép chữ Tiếng Việt 1 ,Tranh minh họa
 - HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
 (Tiết 1)
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS đọc câu ứng dụng bài 90.
 - HS cả lớp viết vào bảng con từ: 
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới
HĐ1: Nhận diện vần oa.
- Gọi 2 HSG đọc vần.
- Hs nhận xét và nêu vần "oa" được tạo bởi những âm nào.
- Được toạ bởi âm o và âm a.
- HS cả lớp ghép vần " oa" vào bảng cài.
- Gv nhận xét cách ghép của HS.
- Gọi HS phân tích vần vừa ghép và đánh vần- đọc trơn(CN- N- ĐT). 
+ Ghép tiếng " hoa "? 
- HS cả lớp ghép tiếng "hoa"vào bảng cài.
- Gv nhận xét cách ghép của HS.
- Gọi HS phân tích tiếng vừa ghép và đánh vần- đọc trơn(CN- N- ĐT). 
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK, nhận xét và rút ra từ khoá: hoạ sĩ 
- 2 HS đọc trơn từ khoá.
- Hs cả lớp đọc đồng thanh lại : vần - tiếng - từ khoá.
* oe: Quy trình dạy tương tự như vần oa.( oe - xoè - múa xoè).
- HS so sánh 2 vần: oa - oe.
Giống nhau: điều bắt đầu bằng o; 
khác: Vần oa kết thúc bằng a; oe kết thúc bằng âm e
- HS cả lớp đọc lại bài.
HĐ2: Đọc từ ứng dụng
- GV viết bảng: 
- HS đọc thầm các từ: 
- Gọi 2 HS tìm và gạch chân tiếng có vần vừa học: khoa, hòa, chòe, khòe).
- HS nhận xét và đọc các từ. (CN, N, ĐT )
- GV- HS giải thích các từ ứng dụng trên
- Gọi 4 HS lên bảng đọc trơn toàn bài.
- GV - HS nhận xét cách đọc.
HĐ3: Hướng dẫn HS viết bảng con.
 - HS nêu tên âm vừa học.
 - GV viết mẫu, viết . HD qui trình viết lần lượt từng chữ : oa, oe, họa sĩ, múa xòe
- HS cả lớp viết vào bảng con lần lượt từng chữ.
- GV nhận xét, sửa lỗi chữ viết của HS.
- HS đọc lại toàn bài.
(Tiết 2)
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Gọi HS đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1.(CN, N, ĐT). GV nhận xét.
- HS quan sát tranh trong SGK, nhận xét và rút ra câu ứng dụng.
- HS luyện đọc câu ứng dụng: (CN, N, ĐT)
 - Gọi HS lên bảng tìm và gạch chân tiếng có chứa vần vừa học trong câu ứng dụng?
Hoạt động 2: Luyện nói
- 2 HS nêu chủ đề luyện nói: Sức khỏe là vốn quý nhất. 
- HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận theo nhóm bàn. 
? Các bạn trong tranh đang làm gì. (H/s: đang tập thể dục)
? Tập thể dục mang lại cho chúng ta điều gì.(H/s: giúp chúng ta khỏe mạnh)
? Theo em , người khỏe mạnh và người ốm yếu ai hạnh phúc hơn ?vì sao.
? Để có được sức khỏe tốt chúng ta ph ...  luận chung. 
- Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè.
- Muốn có nhiều bạn, phải biết cư sử tốt với bạn, khi học, khi chơi. (H/s K,G nhắc lại)
3. Củng cố - dặn dò. 
- Dặn học sinh vè nhà học bài và chuẩn bị “Đi bộ đúng quy định”.
 Thứ sáu ngày 17 tháng 02 năm 2012
Tiết 1+2: Học vần 
Bài 94 : oang - oăng
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng. từ và câu ứng dụng.
- Viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng. 
- Luyện nói từ 1-2 câu theo chủ đề: Aó choàng, áo len, áo sơ mi.
II/ Đồ dùng: 	
 	* GV: - Bộ ghép chữ tiếng việt 1.
 	 - Tranh minh họa: Phần luyện nói. 
 	* HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy- học: 
 (Tiết 1)
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS đọc câu ứng dụng bài 93.
 - HS cả lớp viết vào bảng con từ: học toán, khỏe khoắn
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới
HĐ1: Nhận diện vần oang.
- Gọi 2 HSG đọc vần.
- Hs nhận xét và nêu vần "oang" được tạo bởi những âm nào?
- Được tạo bởi âm oa và ng.
- HS cả lớp ghép vần " oang" vào bảng cài.
- Gv nhận xét cách ghép của HS.
- Gọi HS phân tích vần vừa ghép và đánh vần- đọc trơn(CN- N- ĐT). 
+ Ghép tiếng " hoang "? 
- HS cả lớp ghép tiếng "hoang"vào bảng cài.
- Gv nhận xét cách ghép của HS.
- Gọi HS phân tích tiếng vừa ghép và đánh vần - đọc trơn(CN- N- ĐT). 
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK, nhận xét và rút ra từ khoá: vỡ hoang . 
- 2 HS đọc trơn từ khoá.
- Hs cả lớp đọc đồng thanh lại : vần - tiếng - từ khoá.
 * oăng: Quy trình dạy tương tự như vần oan.( oăng - hoẵng - con hoẵng.)
- HS so sánh 2 vần: oang - oăng.
Giống: Đều kết thúc bằng con chữ ng; 
Khác: oang bắt đầu bằng: oa; vần oăng bắt đầu bằng oă.
- HS cả lớp đọc lại bài.
HĐ2: Đọc từ ứng dụng
- GV viết bảng: 
- HS đọc thầm các từ: áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng. 
- Gọi 2 HS lên bảng tìm và gạch chân tiếng có vần vừa học: 
- HS nhận xét và đọc các từ. (CN, N, ĐT )
- GV- HS giải thích các từ ứng dụng trên.
- Gọi 4 HS lên bảng đọc trơn toàn bài.
- GV - HS nhận xét cách đọc.
HĐ3: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- HS nêu tên âm vừa học.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa HD qui trình viết lần lượt từng chữ : 
oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
- HS cả lớp viết vào bảng con lần lượt từng chữ.
- GV nhận xét, sửa lỗi chữ viết của HS.
- HS đọc lại toàn bài.
(Tiết 2)
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Gọi HS đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1.(CN, N, ĐT). 
- Chủ yếu gọi HS TB luyện đọc,HS khá, giỏi theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS quan sát tranh trong SGK, nhận xét và rút ra câu ứng dụng.
- HS luyện đọc câu thơ ứng dụng: (CN, N, ĐT)
 - Gọi HS lên bảng tìm và gạch chân tiếng có chứa vần vừa học trong câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện nói
- 2 HS nêu chủ đề luyện nói: Aó choàng, áo len, áo sơ mi.
- HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận theo nhóm bàn. 
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS các nhóm nhận xét và bình chọn nhóm luyện nói tốt nhất.
- GV nhận xét và tuyên dương.
Hoạt động 3: Luyện viết bài vào vở tập viết.
 - GVHD học sinh viết vào vở tập viết: Lưu ý HS cách viết, khoảng cách các chữ, cách đánh dấu thanh, tư thế ngồi, cách cầm bút...
- HS viết bài vào VTV.
- GV chấm một số bài, nhận xét sữa lỗi cho HS.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp. 
 - Tìm tiếng, từ có chứa vần:oang - oăng.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà đọc lại bài và luyện viết thêm.
Tiết 3: Tự nhiên xã hội
Tiết 22: Cây rau
I/ Mục tiêu: 
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau.
- Chỉ được rễ, lá, thân, hoa của rau.
* Đối với HS giỏi : Kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa, 
- Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch.
- KN , ra quyết định thường xuyên ăn rau và ăn rau sạch.
- KN, tìm kiếm và xử lí thông tin về cây rau.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II/ Đồ dùng:	
- GV: Đem một số cây rau lên lớp. Hình ảnh các cây rau h22 trong SGK. Khăn bịt mắt.
- HS: Đem một số cây rau.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát cây rau.
* Mục tiêu: Học sinh biết tên các bộ phận của cây rau, biết phân biệt loại rau này với loại rau khác.
Bước 1: GV hướng dẫn các cặp quan sát cây rau thật và trả lời các câu hỏi.
? Hãy chỉ rễ và nói về thân, lá của cây rau mà em mang đến lớp ? Trong đó bộ phận nào là ăn được.
? Em thích ăn loại rau nào.
Bước 2: GV gọi một số cặp lên trả lời trức lớp. GV nhận xét kết luận: 
- GV kê tên một số loại rau mà GV mang đến lớp. Các loại rau đều có: Rễ, thân,lá, các loại rau ăn lá như: Bắp cải, xà lách...
Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS biết được câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình trong SGK.
- Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rữa sạch rau trước khi ăn..
Bước 1: Chia nhóm 4 em.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của học sinh. Đảm bảo các em thay nhau hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK.
Bước 2: Yêu cầu một số cặp lên trả lời nhau trước lớp.
Bước 3: Hoạt động cả lớp. GV nêu câu hỏi. 
? Các em thường ăn loại rau nào. (H/s: Rau rền, rau cải, rau muống...).
? Tại sao ăn rau lại tốt.
? Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì. 
- GV kết luận: Ăn rau có lợi cho sức khỏe, giúp ta tránh táo bón, tránh chảy máu chân răng...
- Rau được trồng ở trong vườn và ruộng nên có nhiều bụi bẩn... vì vậy trước khi dùng ta phải rữa sạch. (H/s K,G nhắc lại).
Hoạt động 4: Trò chơi : Đố bạn rau gì ?
Mục tiêu: Học sinh được cũng cố về cây rau mà các em đã học.
- GV yêu cầu mỗi tổ cử một bạn lên chơi. HS lấy khăn bịt mắt và GV đưa cho một cây rau và y/c đoán xem là cây rau gì.
- Học sinh dùng tay sờ và có thể ngắt lá để ngửi, đoán xem đó là rau gì ? Ai đoán nhanh và đúng thì thắng cuộc.
3. Củng cố - dặn dò. 
- HS giỏi nêu tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa, 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nên ăn rau thường xuyên. Nhắc các em phải rữa sạch rau trước khi dùng làm thức ăn.
Tiết 4: Hoạt động ngll: 
Tết trồng cây
Sinh hoạt lớp
 I - Mục tiêu : 
Giúp HS nhận ra được ưu điểm, nhược điểm của bản thân và của lớp trong tuần 22 để định hướng sửa chữa trong tuần 23.
 II - Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Lớp trưởng nhận xét một số ưu nhược điểm trong tuần 22.
Hoạt động 2 : GV phổ biến kế hoạch tuần 23.
Phần duyệt của chuyên môn:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thực hành tiếng việt
 Ôn bài 92: oai - oay 
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng đọc , viết bài 92 :oai-oay
 - Làm đúng các bài tập nâng cao, viết vở ô li đều đẹp
II. HoạT động dạy- học
HĐ1: HD luyện đọc.
 + Đọc bảng lớp .
 + Đọc sgk .
 - hd học sinh lđọc cá nhân, đồng thanh
HĐ2: HD làm vở nâng cao 
 + Nối chữ với hình : đọc và viết
 + Nối chữ với chữ :
 - HD học sinh làm từng cột. 
HĐ3 : HD viết vở ô li 
 - GV viết mẫu , hd cách viết .
 - hs thực hành viết .
 - Thu , chấm , nhận xét .
III. Dặn dò: 
Thủ công
Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo
I/ Mục tiêu:
- Biết cách sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
- Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
II/ Đồ dùng:	
- GV: Bút chì, thước kẻ, kéo, một tờ giấy vở học sinh.
- HS: Bút chì, thước kẻ, kéo, một tờ giấy vở học sinh.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1/ Bài cũ:	
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của h/s.	
2/ Bài mới:	
 * Giới thiệu bài.
*HĐ1: Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thủ công.
- GV cho HS quan sát từng dụng cụ bút chì, thước kẻ, kéo thật kỹ.
*HĐ2: Giáo viên hướng dẫn thực hành.
	* Giáo viên hướng dẫn cách sữ dụng bút chì.
- GV giơ bút chì mô tả các bộ phận của bút chì và hướng dẫn HS cách sữ dụng. (Sử dụng bút chì để kẻ vẽ, viết ta đưa đầu nhọn của bút chì lên tờ giấy và di chuyển trên tờ giấy theo ý muốn.
	* Giáo viên hướng dẫn cách sữ dụng thước kẻ.
- Khi sử dụng tay trái cầm thước, tay phải cầm bút.
	* Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng kéo.
- GV mô tả các bộ phận của cái kéo và cho học sinh quan sát kéo thật.
- Khi sử dụng kéo tay phải cầm kéo ngón tay cho vào vòng thứ nhất, ngón giữa cho vào vòng thứ hai, ngón trỏ ôm lấy phần trên của cán kéo vòng tròn. Khi cắt tay phải cầm kéo và cắt.
* HĐ 3: Học sinh thực hành.
- Gọi một số HS K,G lên thực hành mẫu, HS ở dưới quan sát nhận xét.
- Cả lớp lấy đồ dùng ra thực hành. Gv giúp đỡ học sinh TB, Y. 
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh tiết sau mang đầy đủ đồ dùng đi để học.
-------------------------------------------------
Luyện viết :
Bài 88, 89
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS viết đúng, viết đẹp vần oa, oe, oai, oay, oan, oăn, oang, oăng và các từ ứng dụng:
II/ Đồ dùng:
GV: Viết sẵn bảng lớp nội dung giờ Luyện viết.
HS : Bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động Dạy- Học:
 Hoạt động 1: GT Mục tiêu giờ học 
 Hoạt động 2: hướng đẫn viết vần.
 - GV mở bảng lớp.
 - Y/c HS đọc, nêu quy trình viết.
 - GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại quy trình viết.
 - HS luyện viết bảng con; 2 HS viết trên bảng lớp.
 - HS, GV nhận xét 
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
 - GV giới thiệu từ ứng dụng: 
 - HS nêu cách viết; GV nhắc lại.
 - HS luyện viết bảng con. GV sửa lỗi.
Hoạt động 4: HD HS viết vào vở.
 - GV nêu YC của bài viết. HS viết bài trong vở Luyện viết.
 - GV chấm bài, nhận xét.
 Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp.
 Nhận xét giờ học, giao BTVN. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1tuan 22tham.doc